Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với xu hướng “toàn cầu hoá” hiện nay, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh
tế đã không còn là vấn đề riêng của bất kỳ một quốc gia nào Việt Nam đangthực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện địa hoá đất nước, tích cực chủ độnghội nhập kinh tế khu vực và thế giới nên nhu cầu về vốn lại càng trở nên cấpthiết Với tư cách là các “trung gian tài chính”, các Tổ chức tín dụng (TCTD)Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng đối với việc huy động mọi nguồn vốntrong dân cư để cung ứng cho nền kinh tế với nhứng điều kiện nhất định Vốn đểcác TCTD tiến hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của mình không chỉriêng nguồn vốn tự có mà chủ yếu là nguồn vốn huy động được Do đó có thểnói hoạt động huy động vốn có tác động rất lớn đến các tổ chức tín dụng cũngnhư toàn bộ nền kinh tế Với tầm quan trọng đó của hoạt động huy động vốn,Nhà nước cần phải xây dựng một hành lang pháp lý an toàn và thông thoáng, tạođiều kiện cho các TCTD thực hiện hoạt động này một cách dễ dàng và hiệu quả.Vậy pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về hoạt động huy động vốncủa các TCTD? Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này cũng chính là lý do tác giả
chọn đề tài “Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật huy động vốn của các TCTD ở Việt Nam trên cơ sở
hệ thống lý luận cơ bản và thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng các quyđịnh của pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định đó của các TCTD để chỉ ranhững thành tựu đạt được cũng như những tồn tại hạn chế cần phải khắc phụctrong quá trình huy động vốn và nguyên nhân của thực trạng đó; từ đó đưa ramột số định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các TCTD ởViệt Nam
Trang 23 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu và đánh giá khái quát các quy định củapháp luật về huy động vốn của các TCTD ở Việt Nam, đồng thời tìm hiểu thựctiễn hoạt động này của các TCTD ở một số địa phương trong những năm gầnđây
4 Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp: phân tích – tổng hợp, thống kê, sosánh - đối chiếu, chứng minh để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu
5 Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luậnđược chia thành 3 chương với bố cục như sau:
Chương I: Khái quát về hoạt động huy động vốn và các hình thức huy động vốn của các TCTD theo pháp luật Việt Nam.
Chương II: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các TCTD ở Việt Nam.
Chương III; Định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động huy động vốn của các TCTD ở Việt Nam.
Trang 3CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
1 Khái niệm, vai trò và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
1.1 Huy động vốn và vai trò của huy động vốn đối với các Tổ chức tín dụng
Theo nghĩa chung nhất huy động vốn là việc các TCTD tập trung nhữnggiá trị tiền tệ từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quátrình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanhkhác và được dùng làm vốn để kinh doanh
Huy động vốn là hoạt động thường xuyên và luôn gắn liền với kế hoạchkinh doanh của TCTD, bởi lẽ vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các TCTDtiến hành các hoạt động kinh doanh của mình Chính vì vậy, khi tiến hành cáchoạt động huy động vốn, TCTD phải tính toán sao cho việc sử dụng đồng vốnhuy động được hiệu quả nhất Mặt khác, huy động vốn xét về bản chất chính làviệc TCTD đi vay tiền từ các chủ sở hữu số tiền đó và có trách nhiệm hoàn trảđúng hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn
Theo quy định của pháp luật hiện nay, các TCTD được huy động vốnthông qua bốn hình thức:
- Huy động vốn bằng nhận tiền gửi
- Huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá
- Huy động vốn bằng việc vay vốn của các TCTD khác
- Huy động vốn thông qua vay vốn của Ngân hàng Nhà nước
* Vai trò của hoạt động huy động vốn
- Đối với các TCTD:
Huy động vốn đem lại nguồn vốn lớn, chủ yếu cho các TCTD tiến hànhcác hoạt động kinh doanh Nguồn vốn này là cơ sở để các TCTD tổ chức mọihoạt động kinh doanh; quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động
Trang 4khác của TCTD; quyết định năng lực thanh toán và bảo đảm uy tín của TCTDtrên thương trường; quyết định năng lực cạnh tranh của TCTD Không nhữngthế, huy động vốn còn tạo tiền đề để TCTD tiến hành các hoạt động kinh doanhkhác như: làm dịch vụ thanh toán, ngân quỹ góp phần làm tăng thêm lợi nhuậncho các TCTD.
- Đối với nền kinh tế:
Thông qua hoạt động huy động vốn của các TCTD, nền kinh tế có thêmmột kênh thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi khác nhau trong dân cư nhằm đáp ứngnhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, sựcung cầu vốn giữa các thành phần khác nhau trong xã hội gặp nhau được dễdàng hơn Cũng thông qua hoạt động này, Nhà nước có thể kiểm soát, điềuchỉnh chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy phát triển kinh tế.Hơn nữa, với chính sách lãi suất huy động vốn hợp lý, hoạt động huy động vốncủa các TCTD sẽ tăng khả năng kích thích tiết kiệm trong nhân dân Thông quahoạt động này chúng ta có thể đánh giá được trình độ phát huy nội lực của quốcgia, khai thác tiềm năng của mọi nguồn vốn đang còn tiềm ẩn, thu gom đượcmột lượng tiền tương đối lớn trong nền kinh tế, giảm dần lượng tiền mặt tronglưu thông Từ đó, các TCTD có thể tập trung được các nguồn vốn cho đầu tưphát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng
Hoạt động huy động vốn của các TCTD có diễn ra thuận lợi hay khôngcòn tuỳ thuộc vào sự tác động của nhiều nhân tố Song tựu chung lại, nhữngnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này được xem xét qua hai nhóm đó là: nhân tốkhách quan và nhân tố chủ quan
1.2.1 Nhân tố khách quan
- Hành lang pháp lý
Hành lang pháp lý có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn củaTCTD Có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động này như: Luật cácTCTD, Luật Ngân hàng Nhà nước Những luật này quy định tỷ lệ huy động
Trang 5vốn của TCTD so với vốn tự có, quy định các hình thức huy động vốn Bêncạnh những bộ luật này, chính sách tiền tệ của quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớnđến huy động vốn của các TCTD Điều đó được thể hiện ở một số khía cạnh:
+ Mục tiêu của chính sách tiền tệ: Mục tiêu của chính sách tiền tệ baogồm: kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tăngtrưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm Tuỳ thuộc vào việc thực hiện mục tiêu củachính sách tiền tệ mà sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động huy động vốn là khácnhau Chẳng hạn, khi lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệbằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì các TCTD huyđộng vốn dễ dàng hơn Hoặc khi Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư,
mở rộng sản xuất thì TCTD khó huy động vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi sẽ
bỏ tiền vào sản xuất vì làm như vậy có lợi hơn gửi ngân hàng
+ Việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ: Trong quá trình vận hànhcác công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, mỗi mộtcông cụ đều tác động đến hoạt động huy động vốn của các TCTD Cụ thể là:
Lãi suất chiết khấu: Ngân hàng nhà nước thực hiện tái cấp vốn để cungứng tiền ra lưu thông bằng biện pháp tái chiết khấu Nếu chính sách tiền tệ nhằmchống lạm phát thì lúc đó Ngân hàng Nhà nước cung ứng tiền ra lưu thông vớilãi suất tái chiết khấu cao Và như vậy sẽ hạn chế việc các TCTD vay Ngânhàng Nhà nước
Dự trữ bắt buộc: Khi tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là Ngânhàng Nhà nước cho hoặc không cho các TCTD sử dụng khối lượng tiền Trungương bị coi là thiếu hay dư thừa, tức là thắt chặt hay nới lỏng khả năng tạo tiềncủa TCTD
- Chính sách đầu tư của Nhà nước
Chính sách đầu tư của Nhà nước có hợp lý hay không đều ảnh hưởng trựctiếp đến môi trường kinh doanh không chỉ của khách hàng mà ngay cả đối vớicác TCTD Bởi vì, khi chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo điều kiện cho sản xuấtphát triển dẫn đến các TCTD có môi trường đầu tư thuận lợi và đòi hỏi cácTCTD phải tìm mọi cách để mở rộng hoạt động huy động vốn của mình
Trang 6- Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước
Nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển từ đó tạo điềukiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn củacác TCTD Ngược lại, khi nền kinh tế không tăng trưởng, sản xuất kìm hãm, nềnkinh tế bị suy thoái làm cho môi trường đầu tư của TCTD bị thu hẹp Bên cạnh
đó, lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào ngânhàng mà dùng tiền để mua hàng cất trữ, vì vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt độnghuy động vốn của các TCTD
- Tâm lý thói quen tiêu dùng của người gửi tiền
Tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của TCTD.Nếu ở những vùng dân cư quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ
là chính thì việc huy động vốn của TCTD gặp khó khăn hơn Chẳng hạn, vàothời kỳ vàng có giá trị, người ta dùng tiền nhàn rỗi để mua vàng cất trữ còn khingười gửi tiền có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ gửi tiền vàongân hàng nhiều hơn và cơ hội huy động vốn của các TCTD tăng lên Ngoài ra,mức thu nhập của người dân cũng là một yếu tố trực tiếp quyết định trực tiếpđến lượng tiền gửi vào ngân hàng Nhìn chung, thu nhập càng cao, nhu cầu đầu
tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầu tiêu dùng và lúc nàynhu cầu mở tài khoản cũng như tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên
Trang 7tìm cách huy động vốn dài hạn chứ không được vốn ngắn hạn để cho vay trung,dài hạn.
- Công nghệ thanh toán và tin học
Trước đây công nghệ thanh toán còn lạc hậu, khách hàng chủ yếu thanhtoán bằng tiền mặt Nhưng ngày nay do công nghệ thanh toán hiện đại, thanhtoán không dùng tiền mặt ngày càng chiếm ưu thế, thay vì thanh toán bằng tiềnmặt khách hàng chuyển sang thanh toán bằng séc, thẻ Để thực hiện thanh toánkhông dùng tiền mặt, khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng nên ngânhàng thực hiện được việc huy động vốn trên tài khoản của khách hàng
- Năng lực và trình độ quản lý của cán bộ ngân hàng
Nếu quản lý tốt trong quá trình hoạt động, ngân hàng sẽ đảm bảo được antoàn vốn, nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh từ đó thu hút được khách hàngđến gửi tiền Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng càng cao, công tác huyđộng vốn được thực hiện càng nhanh chóng, chính xác và hiệu quả
- Mạng lưới phục vụ cho huy động vốn
Mạng lưới huy động vốn càng rộng rãi càng có thể khai thác tối đa nguồntiền nhàn rỗi trong dân cư Do đó, không chỉ cần mở rộng mạng lưới ở vùngđông dân cư mà còn cần được mở ra ở những nơi cách xa trung tâm thành phốnhư nông thôn, vùng xâu, vùng xa Ngược lại, mạng lưới hẹp sẽ gây khó khăncho khách hàng muốn gửi tiền do chi phí giao dịch lớn, mất thời gian
- Lãi suất huy động
Đối với người gửi tiền là doanh nghiệp, gửi tiền vào các TCTD với mụcđích thanh toán thì lãi suất không phải là cái đích mà họ hướng tới Điều họquan tâm lớn nhất là việc sử dụng các dịch vụ từ TCTD Tuy nhiên bên cạnh bộphận gửi tiền với mục đích này thì vốn huy động của các TCTD còn bao gồm cảtiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân cư vớimục đích hưởng lãi là chính, vì vậy lãi suất là điều họ rất quan tâm và bộ phậnnày rất nhạy cảm với lãi suất Mặt khác, khi huy động vốn dưới hình thức vayvốn từ các TCTD khác hoặc vay vốn của Ngân hàng Nhà nước để tạo đượcnhiều nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của mình, các TCTD cần phải có
Trang 8chính sách lãi suất hợp lý sao cho lãi suất huy động vừa đảm bảo kích thíchngười gửi tiền vừa phù hợp với lãi suất cho vay, tránh tình trạng huy động vốnvới giá cao mà đầu tư với giá thấp.
- Việc tham gia Bảo hiểm tiền gửi
Trong hoạt động kinh doanh của các TCTD, rủi ro xảy ra là điều khôngthể tránh khỏi Vì vậy, sự an toàn của các TCTD không chỉ là mối quan tâm củacác cổ đông, các nhà điều hành mà còn là mối quan tâm đặc biệt đối với kháchhàng, vì phần lớn vốn kinh doanh của của TCTD là vốn huy động từ bên ngoài
Để lấy được niềm tin của người gửi tiền, đồng thời bảo vệ lợi ích của họ khiTCTD phá sản, các TCTD phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và khi sự kiện bảohiểm xảy ra, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sẽ đứng ra chi trả toàn bộ số tiền chongươì gửi tiền trong giới hạn được bảo hiểm
- Ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố khác như: uy tín; thái độ phục vụ;
cơ sở hạ tầng; các dịch vụ do TCTD cung ứng cũng có ảnh hưởng đến tâm lýcủa người gửi tiền và do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động huyđộng vốn
1.3 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Điều chỉnh bằng pháp luật là việc Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật tácđộng lên các quan hệ xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của Nhànước Cũng như hàng loạt các quan hệ khác trong xã hội, quan hệ huy động vốncủa các TCTD cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật, bởi vì:
Thứ nhất, thông qua các quy định của pháp luật về hoạt động huy động
vốn của TCTD, Nhà nước có thể thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cho phùhợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội Với việc đưa ra những quyđịnh về lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định về bảo hiểm tiền gửi, quy địnhđiều kiện để được vay vốn Ngân hàng Nhà nước Nhà nước sẽ tác động trựctiếp đến hoạt động huy động vốn của TCTD bằng cách tạo ra các điều kiệnthuận lợi hoặc hạn chế việc huy động vốn của các TCTD
Trang 9Thứ hai, hoạt động huy động vốn của các TCTD là hoạt động chứa đựng
nguy cơ rủi ro cao, sự tác dộng tích cực hoặc tiêu cực của nó thường mang tínhphản ứng “dây chuyền” do đó ảnh hưởng đến cả hệ thống TCTD và tác độngđến toàn bộ nền kinh tế Chẳng hạn, hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi
mà không được Nhà nước quản lý chặt chẽ thì có thể dẫn đến việc các TCTD lợidụng đặc quyền được huy động vốn bằng nhận các loại tiền gửi để lừa đảo dânchúng trên phạm vi rộng, với số lượng lớn Mặt khác, các TCTD huy động vốn
mà không sử dụng vốn đó một cách có hiệu quả, để thất thoát vốn sẽ dẫn đếntình trạng mất khả năng chi trả, thanh toán cho người gửi tiền, từ đó gây tâm lýhoang mang cho những người gửi tiền khác khiến họ đồng loạt tới các TCTD rúttiền, đẩy các TCTD khác vào tình trạng thiếu khả năng chi trả Điều đó dẫn đến
sự đổ vỡ toàn bộ hệ thống TCTD, gây ra khủng hoảng về tài chính- tiền tệ, gâymất ổn định kinh tế Dân chúng mất lòng tin vào các TCTD, nguồn vốn nhànrỗi không được tập trung cho đầu tư phát triển, nền kinh tế khó mà phát triểnđược Bởi vậy, hoạt động huy động vốn cần phải được Nhà nước quản lý chặtchẽ
Thứ ba, để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể khác trong hoạt động huy
động vốn, đồng thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các TCTD trongquá trình huy động vốn cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật Mặt khác,thông qua việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn củacác TCTD, Nhà nước có thể kiểm soát được tình hình hoạt động kinh doanh củacác TCTD, từ đó kịp thời có biện pháp xử lý, giúp TCTD thoát khỏi tình trạngkhó khăn về tài chính
2 Kết cấu pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng
Hiện nay, theo quy định của Luật các TCTD năm 1997 (được sửa đổi, bổsung theo Luật sửa đổi bổ, sung luật TCTD năm 2004) các TCTD được huyđộng vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi:
+ Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác
Trang 10+ TCTD phi ngân hàng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lêncủa tổ chức, cá nhân theo quy định của Nhà nước.
- Phát hành giấy tờ có giá: TCTD được phát hành chứng chỉ tiền gửi, tráiphiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trongnước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
- Vay vốn giữa các TCTD: Các TCTD được vay vốn của nhau và củaTCTD nước ngoài
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước: TCTD là ngân hàng được vay vốncủa Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại điều 30của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.1 Huy động vốn bằng nhận tiền gửi
2.1.1 Khái niệm tiền gửi
Điều 20 khoản 9 Luật các TCTD 1997 (được sửa đổi, bổ sung theo Luậtsửa đổi, bổ sung luật TCTD năm 2004) đưa ra định nghĩa về tiền gửi: “Tiền gửi
là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại TCTD hoặc các tổ chức khác có hoạt độngngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiếtkiệm và các hình thức khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không được hưởnglãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền”
Như vậy, trên phương diện pháp lý thì “quan hệ tiền gửi” là quan hệ kinh
tế phát sinh giữa một bên là tổ chức, cá nhân gửi tiền với bên kia là tổ chức đượcphép nhận tiền gửi Xét về bản chất, quan hệ tiền gửi là một quan hệ hợp đồngvay nợ, bởi vì :
- Quan hệ này được thiết lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tự dothoả thuận giữa các chủ thể
- Có sự chuyển giao một lượng tiền nhất định từ người gửi tiền sang tổchức nhận tiền gửi để tổ chức này quản lý, sử dụng Sau đó, tổ chức nhận tiềngửi có nghĩa vụ phải hoàn trả cho người gửi tiền cả gốc và lãi (nếu có) khi đếnhạn hoặc khi người gửi tiền có yêu cầu
- Quan hệ gửi tiền phát sinh trên cơ sở có sự tín nhiệm giữa các bên
Trang 11Tuy quan hệ gửi tiền là quan hệ vay nợ nhưng nó có những đặc điểmriêng giúp ta phân biệt với các quan hệ vay nợ thông thường khác Đó là:
Thứ nhất, về chủ thể: Quan hệ gửi tiền bao gồm hai loại chủ thể là người
tổ chức nhận tiền gửi đóng vai trò là bên đi vay Tuy nhiên, đây là hoạt động đivay mang tính kinh doanh chuyên nghiệp được chủ thể này thực hiện thườngxuyên
Thứ hai, về hình thức của quan hệ: Hình thức của quan hệ gửi tiền được
xác lập theo một cách thức riêng (giấy đề nghị gửi tiền) mang tính nghiệp vụchuyên biệt, được lập theo mẫu in có sẵn của TCTD nhận tiền gửi nhằm bảođảm tính tiện lợi, nhanh chóng, đơn giản mà vẫn chứa đựng đầy đủ những nộidung cần thiết của một hợp đồng vay nợ
Thứ ba, về mục đích: Trong quan hệ gửi tiền mỗi bên đều hướng tới
những mục đích riêng, thậm chí trong mỗi loại tiền gửi khác nhau người gửi tiềnlại hướng đến các mục đích khác nhau
* Đối với tổ chức nhận tiền gửi: Mục đích của việc nhận tiền gửi là nhằmhuy động vốn để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình thông qua việccấp tín dụng hoặc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng cho khách hàng Chính từhoạt động này các tổ chức nhận tiền gửi được gọi là các “trung gian tài chính”,đóng vai trò là cầu nối giữa cung - cầu vốn, hoạt động kinh doanh theo phươngthức “đi vay để cho vay”
* Đối với người gửi tiền: Việc tham gia quan hệ gửi tiền nhằm mục đíchvừa để đảm bảo an toàn cho tiền vốn (tiền gửi vào sẽ được tổ chức nhận tiền gửitrông giữ, bảo quản hộ) vừa để đồng vốn sinh lời khi chưa có nhu cầu sử dụng
Trang 12hoặc để hưởng những tiện ích do tổ chức nhận tiền gửi cung ứng như dịch vụthanh toán, chuyển tiền Người gửi tiền có thể hướng tới một, hai hoặc cả bamục đích trên Tuy nhiên, mục đích của họ được thể hiện rõ nhất thông qua hìnhthức gửi tiền hay loại tiền gửi mà họ lựa chọn Ví dụ: Một người gửi tiền không
kỳ hạn tại ngân hàng dưới hình thức thẻ tín dụng thì mục đích mà họ hướng tới
là sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng; nếu họ gửi dưới hình thức tiền gửitiết kiệm có kỳ hạn thì mục đích của họ là hưởng lãi suất
Trong các hình thức huy động vốn của TCTD, hình thức huy động vốnbằng nhận tiền gửi là hình thức chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốnhuy động của mỗi TCTD Việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi là một hìnhthức huy động vốn đặc trưng riêng có của các TCTD và các tổ chức khác đượcNgân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngân hàng, bởi vì:
Thứ nhất, đây là một nghiệp vụ ngân hàng đặc trưng, chỉ những TCTD và
tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngân hàng mới được tiếnhành Các loại hình doanh nghiệp khác không được phép huy động vốn bằnghình thức nhận tiền gửi trong khi họ vẫn có thể phát hành giấy tờ có giá hay vayvốn từ các TCTD
Thứ hai, việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi có thể tiến hành một cách
thường xuyên, liên tục với mọi khách hàng, không bị giới hạn về số lượng hayđịa giới hành chính Trong khi đó các hình thức huy động vốn khác của cácTCTD chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ những điều kiện nhất định và đượctiến hành một cách không thường xuyên như huy động vốn thông qua việc pháthành giấy tờ có giá hoặc vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước
Thứ ba, thủ tục của việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi giữa TCTD và
khách hàng được thực hiện nhanh chóng, đơn giản, không nhất thiết phải thôngqua quá trình thương lượng hay kiểm tra, thẩm định, đánh giá Bất kỳ ai có nhucầu đều có thể tới TCTD mà mình lựa chọn để gửi tiền, lựa chọn hình thức gửitiền phù hợp với mục đích của mình
Thứ tư, huy động vốn bằng nhận tiền gửi là cơ sở để các TCTD cung ứng
các dịch vụ khác cho khách hàng như dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ
Trang 13ngân quỹ Đây cũng là một yếu tố thu hút thêm nhiều khách hàng, làm tăngnguồn vốn huy động cho các TCTD.
Thứ năm, việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD được thực
hiện dựa trên cơ sở là uy tín, khả năng tài chính của TCTD, có sự quản lý, giámsát của Nhà nước mà không cần thực hiện các biện pháp bảo đảm như cầm cố,thế chấp hay bảo lãnh bằng tài sản như trong các quan hệ vay nợ khác Ngườigửi tiền sẽ lựa chọn TCTD mà mình tin tưởng nhất để gửi tiền dưới bất kỳ hìnhthức nào
2.1.2 Các loại tiền gửi
Khi tham gia quan hệ gửi tiền, người gửi tiền luôn hướng tời một mụcđích nhất định Nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng đó của khách hàng , cácTCTD đưa ra nhiều loại tiền gửi khác nhau để người gửi tiền lựa chọn hình thứcgửi thích hợp nhất tuỳ thuộc vào mục đích, tính chất và khả năng nguồn vốn của
họ Dựa theo từng tiêu chí cụ thể người ta có thể phân chia thành nhiều loại tiềngửi khác nhau Cụ thể là:
- Căn cứ theo nghiệp vụ quản lý kinh doanh ngân hàng, tiền gửi được chiathành:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi được khách hàng gửi vào cácTCTD để thực hiện các khoản chi trả, thanh toán Tiền gửi không kỳ hạn làkhoản tiền đang chờ thanh toán, không phải là tiền mà khách hàng để dành nênkhách hàng có thể rút ra hoặc sử dụng để thanh toán bất kỳ lúc nào theo yêu cầu.Thông thường khách hàng gửi loại tiền gửi này sẽ không được trả lãi hoặc trảmức lãi suất thấp Tiền gửi không kỳ hạn được quản lý ở các TCTD trên tàikhoản tiền gửi thanh toán hoặc tài khoản vãng lai Đối với tiền gửi không kỳhạn, khách hàng được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả như séc, uỷnhiệm chi và các lệnh chi khác
+ Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào TCTD trên
cơ sở có sự thoả thuận với TCTD về thời gian rút tiền Về nguyên tắc người gửitiền chỉ được rút tiền khi đến hạn thoả thuận Tuy nhiên, trên thực tế để thu hútkhách hàng gửi loại tiền gửi này, các TCTD có thể cho phép khách hàng đuợc
Trang 14rút tiền trước thời hạn (nếu số tiền rút ra lớn thì phải có sự thông báo trước choTCTD một vài ngày) trong trường hợp này người gửi tiền chỉ được hưởng mứclãi suất thấp Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn tín dụng mang tính ổn định, nêncác TCTD thường chú trọng áp dụng các biện pháp kích thích để huy động loạitiền gửi này bằng việc đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau để đáp ứng nhu cầucủa khách hàng Đối với mỗi loại kỳ hạn, TCTD áp dụng một mức lãi suất tươngứng trên nguyên tắc kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao.
+ Tiền gửi tiết kiệm: là loại tiền gửi chỉ dành cho cá nhân, nó là khoảntiền để dành của các cá nhân chứ không phải để thanh toán, nó được ký gửi vàocác TCTD nhằm quản lý cất giữ hộ hoặc để hưởng lãi theo định kỳ
Pháp luật hiện hành quy định “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cánhân được gửi vào tài khoản tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, đượchưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm
Tiền gửi tiết kiệm có hai loại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiềngửi tiết kiệm có kỳ hạn
tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần thông báo trước vào bất kỳ mộtngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Tuy nhiên, tiền gửi tiếtkiệm không kỳ hạn khác với tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) ở chỗ:Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiệngiao dịch thanh toán bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt để chi trảcho người khác, trừ trường hợp tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Namcủa người cư trú được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của chínhchủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó, hoặc chuyểnsang tài khoản khác do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sởhữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó
chỉ có thể rút tiền mặt sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với tổ
( Khoản1, Điểu 6 Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ng y 13/09/2004 ày 13/09/2004.
Trang 15chức nhận tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tương tự như tiền gửi
có kỳ hạn chỉ khác ở chỗ tiền gửi tiết kiệm có kỳ kỳ hạn thì người gửi tiền chỉ là
cá nhân
- Căn cứ vào người gửi tiền, có các loại tiền gửi sau:
+ Tiền gửi của tổ chức
+ Tiền gửi của cá nhân
- Ngoài ra dựa vào dấu hiệu quốc tịch hoặc nơi cư trú, người ta phân chiatiền gửi thành:
+ Tiền gửi của các tổ chức và cá nhân trong nước
+Tiền gửi của các tổ chức và cá nhân nước ngoài
- Căn cứ vào đồng tiền mà khách hàng gửi, có thể phân chia thành:
+ Tiền gửi bằng đồng Việt Nam
+ Tiền gửi bằng ngoại tệ
Việc phân chia thành các loại tiền gửi khác nhau có ý nghĩa hết sức tolớn:
- Đối với tổ chức nhận tiền gửi
Việc phân chia thành nhiều loại tiền gửi khác nhau, mỗi loại có một ưuthế riêng giúp cho các tổ chức nhận tiền gửi thu hút được nhiều khách hàng tớigửi tiền Bởi lẽ, mục đích của người gửi tiền rất đa dạng, việc đưa ra nhiều loạitiền gửi sẽ đáp ứng được các nhu cầu đó Đồng thời tạo điều kiện cho TCTD sửdụng nguồn vốn huy động bằng nhận tiền gửi có hiệu quả, vừa phù hợp với mụcđích, kế hoạch kinh doanh vừa đảm bảo khả năng thanh toán, dù trả cho kháchhàng khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút tiền Chẳng hạn, TCTD khi huyđộng vốn bằng nhận tiền gửi không kỳ hạn thì không thể sử dụng toàn bộ số vốnnày để cho vay trung và dài hạn mà chỉ sử dụng theo một tỷ lệ nhất định doNgân hàng Nhà nước quy định, hoặc căn cứ vào loại tiền gửi để xác định mức
dự trữ bắt buộc, duy trì khả năng thanh toán
- Đối với người gửi tiền
Việc đa dạng hoá các loại tiền gửi với những đặc trưng riêng của mỗi loạitiền gửi sẽ giúp cho người gửi tiền có thể lựa chọn hình thức gửi tiền thích hợp
Trang 16tuỳ thuộc vào mục đích gửi tiền của mình Ví dụ: Tiền gửi không kỳ hạn có thểrút bất cứ lúc nào, tạo cho người gửi tiền sử dụng số tiền gửi một cách linh hoạthơn nhưng lại không được hưởng lãi hoặc lãi suất rất thấp Do đó khi tham giaquan hệ tiền gửi dưới hình thức này khách hàng thường tới sử dụng những dịch
vụ mà tổ chức nhận tiền gửi cung cấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền linh hoạtcủa mình Tiền gửi có kỳ hạn thì phải tuân thủ theo kỳ hạn gửi tiền nhưng lại cómức lãi suất cao hơn
- Đối với nhà nước
Do tính chất của từng loại tiền gửi khác nhau, mức độ rủi ro về bảo đảmkhả năng thanh toán là khác nhau, đòi hỏi Nhà nước phải có cơ chế quản lý mộtcách thích hợp nhằm kiểm soát có hiệu quả hoạt động ngân hàng, hạn chế đượccác rủi ro trong hoạt động ngân hàng; bảo đảm quyền lợi của các bên trong quan
hệ tiền gửi cũng như sự an toàn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng; bảo đảm sự ổnđịnh tiền tệ quốc gia và ổn định phát triển kinh tế Do đó, việc phân chia thànhcác loại tiền gửi khác nhau giúp cho Nhà nước có chính sách quản lý thích hợpđối với hoạt động huy động vốn vủa các TCTD
2.2 Huy động vốn thông qua việc phát hành giấy tờ có giá
“Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốntrong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định,
Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành là một công cụ vay nợ trên thịtrường tiền tệ, thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ tiềngửi, trong đó TCTD cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian nhấtđịnh
* Các loại giấy tờ có giá do TCTD phát hành:
- Căn cứ vào thời hạn phát hành gồm có:
+ Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng,bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá
(1) Khoản 1, Điều 4 Quyết định số 02/2004/QĐ-NHNN ng y 04/01/2005 ày 13/09/2004.
(2) Khoản 2, Điều 4 Quyết định số 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005
Trang 17+ Giấy tờ có giá dài hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn từ 12 tháng trở lên,bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạnkhác.(2)
- Căn cứ vào chủ sở hữu, giấy tờ có giá gồm có:
+ Giấy tờ có giá ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thứcchứng chỉ hoặc ghi sổ có tên người sở hữu TCTD phát hành giấy tờ có giá ghidanh phải mở sổ đăng ký quyền sở hữu và tiến hành đăng ký lại khi khách hàng
+ Giấy tờ có giá vô danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thứcchứng chỉ không ghi tên người sở hữu Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở
Về hình thức phát hành: Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành có thểhiện dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có thể là loại giấy tờ có giá ghi danhhoặc không ghi danh Hình thức chứng chỉ ghi danh áp dụng đối với người mua
là cá nhân Hình thức chứng chỉ vô danh áp dụng đối với người mua là cả cánhân và tổ chức Hình thức ghi sổ áp dụng đối với người mua là tổ chức có tàikhoản tiền gửi tại TCTD phát hành Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theohình thức ghi sổ, TCTD phát hành phải cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu chongười mua Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành được chuyển nhượng quyền
sở hữu dưới các hình thức mua, bán, tặng, cho, trao đổi, thừa kế hoặc người sởhữu giấy tờ có giá có thể dùng làm vật cầm cố
Về điều kiện phát hành: TCTD muốn được huy động vốn bằng phát hànhgiấy tờ có giá phải thoả mãn những điều kiện mà pháp luật quy định và đượcthống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được thống đốc Ngân hàng Nhànước uỷ quyền chấp thuận bằng văn bản TCTD huy động vốn băng phát hànhgiấy tờ có giá phải có trách nhiệm công bố công khai về việc phát hành giấy tờ
có giá theo quy định, phải thanh toán tiền gốc và lãi đúng hạn và đầy đủ cho
(2) Khoản 3, Điều 4 Quyết định số 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005
(3) Khoản 4, Điều 4 Quyết định số 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005
(4) Khoản 5, Điều 4 Quyết định số 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005
Trang 18người sở hữu giấy tờ có giá và phải thực hiện chế độ báo cáo kết quả phát hànhcho Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
Thông qua hình thức huy động vốn này, TCTD có khả năng tập trung mộtkhối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và thường được các TCTD sử dụng khi
đã tiếp nhận những dự án vay vốn lớn, với thời hạn giải ngân cụ thể của kháchhàng Tuy nhiên khi huy động vốn dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá, cácTCTD thường phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động Do đónghiệp vụ này được tiến hành khi TCTD thiếu vốn Khi tiến hành, TCTD phảicăn cứ vào khả năng đầu ra để quyết định khối lượng vốn huy động, lãi suất,thời hạn và phương pháp huy động vốn
2.3 Huy động vốn bằng việc vay vốn giữa các Tổ chức tín dụng
Ngoài việc huy động vốn của dân cư và của các tổ chức kinh tế - xã hội,pháp luật còn cho phép TCTD được vay vốn của các TCTD khác ở trong nước
và các TCTD nước ngoài Việc vay và cho vay vốn giữa các tổ chức tín dụng sẽgiúp cho các TCTD điều hoà, phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán,đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng TCTD Quan hệ vay vốn nàyđược thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng
“Vay vốn giữa các TCTD là việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay củaTCTD (bên cho vay) cho một TCTD khác (bên vay) theo quy định tại điều 49
Về nguyên tắc, khi thực hiện việc cho vay, đi vay giữa các bên phải đảmbảo nguyên tắc: Bên vay phải hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay và các loại phí (nếucó) đúng hạn cho bên vay Việc cho vay, đi vay giữa các bên phải đảm bảo antoàn, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế
Về thời hạn cho vay, các bên có thể thoả thuận vay ngắn hạn (tối đa đến
12 tháng), trung hạn (từ 12 tháng đến 60 tháng) hoặc dài hạn (trên 60 tháng) tuỳthuộc nhu cầu sử dụng vốn vay của TCTD đi vay, tính chất và khả năng nguồnvốn của TCTD cho vay
(1) Khoản 1, Điều 2 Quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN ng y 15/10/2001 ày 13/09/2004.
Trang 19Về biện pháp bảo đảm, các bên thoả thuận việc áp dụng hoặc không ápdụng hình thức bảo đảm đối với khoản vay trong từng trường hợp cụ thể Hìnhthức bảo đảm cho khoản vay bao gồm bảo đảm đảm bằng tài sản, bảo lãnh củamột TCTD khác Việc áp dụng hình thức bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiềnvay được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Về phương thức cho vay, các bên thoả thuận áp dụng phương thức chovay từng lần, theo hạn mức hoặc các phương thức khác phù hợp với quy địnhcủa pháp luật Các TCTD thực hiện cho vay, đi vay lẫn nhau bằng đồng ViệtNam hoặc bằng ngoại tệ trên cơ sở phạm vi hoạt động ngoại hối được Ngânhàng Nhà nước cho phép
Khi TCTD thoả mãn các điều kiện mà pháp luật quy định thì có thể vayvốn của TCTD nước ngoài Hoạt động vay vốn của TCTD nước ngoài do TCTDthực hiện thuộc diện quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Việc huy động vốn thông qua vay vốn giữa các TCTD có ý nghĩa và vaitrò to lớn trong hoạt động của mỗi TCTD nói riêng cũng như toàn bộ hệ thốngngân hàng nói chung Nhiều TCTD cùng hoạt động nhưng mỗi TCTD lại có khảnăng tài chính và nhu cầu về vốn khác nhau, dẫn đến tình trạng TCTD này thiếuhụt vốn tạm thời trong khi TCTD khác lại thừa vốn Để huy động vốn trong dân
cư sẽ mất nhiều thời gian nên giải pháp tốt nhất là tiến hành vay vốn từ cácTCTD khác Đây là một hình thức huy động vốn tương đối hiệu quả tuy nhiênhoạt động này không phải được tiến hành một cách thường xuyên Nó chỉ đượccác TCTD thực hiện khi thiếu hụt vốn tạm thời
2.4 Huy động vốn thông qua vay vốn của Ngân hàng Nhà nước
Ngoài các hình thức huy động vốn đã nêu, các TCTD có thể vay vốn từNgân hàng Nhà nước Hoạt động này vừa là một hình thức huy động vốn củaTCTD vừa là một công cụ để Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệquốc gia: Công cụ tái cấp vốn
“Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhànước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân
Trang 20hàng”(1), “ Tổ chức tín dụng là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của Ngân hàngNhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định ở điều 30 Luật Ngân hàng
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng được vay vốncủa Ngân hàng Nhà nước là các TCTD là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn củaNgân hàng Nhà nước thông qua các hình thức: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; chovay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngăn hạn khác
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn cho Ngân hàng Thương mại vay bổsung vốn thiếu hụt trong thanh toán bù trừ Trong trường hợp đặc biệt khi TCTDmất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các TCTD có thểđược Ngân hàng nhà nước cho vay khi Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận
Ngoài các hình thức huy động vốn cơ bản nêu trên, các TCTD có thể sửdụng để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi khác thông qua việc làm trung gianthanh toán và cung cấp dịch vụ đầu tư, dịch vụ đại lý Các nguồn vốn nàykhông phải do các TCTD huy động nhưng tạo cơ hội cho các TCTD sử dụngtạm thời do đó làm tăng thêm vốn cho các TCTD trong quá trình hoạt động kinhdoanh ngân hàng Tuy nhiên, để mở rộng khả năng thu hút vốn này, TCTD cầnphải không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thương trường, trong đó đặcbiệt quan tâm tới phát triển các dịch vụ ngân hàng
CHƯƠNG II
(1) Khoản 9, Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997
(2) Điều 48 Luật các Tổ chức tín dụng 1997
Trang 21THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
1 Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
1.1 Các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Có thể hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của cácTCTD là việc Nhà nước thực hiện các hoạt động tổ chức, điều hành thống nhất
và giám sát, kiểm tra các hoạt động này nhằm đảm bảo cho huy động vốn đạthiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Hoạt động của các TCTD có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế Trong các hoạt động của TCTD, “huy động vốn” là hoạt động chủ yếu đểTCTD tập trung nguồn vốn tiến hành các hoạt động kinh doanh Song bản thânhoạt động này lại chứa đựng tính rủi ro và ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt độngkhác trong nền kinh tế Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn của các TCTDcần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước
* Mục đích của việc quản lý
Việc quản lý hoạt động huy động vốn của các TCTD nhằm xây dựng môitrường pháp lý rõ ràng, thống nhất; tạo ra hành lang pháp lý cho các TCTD hoạtđộng hiệu quả; tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, kiềm chế lạm phát, ổnđịnh giá trị đồng tiền; xây dựng hệ thống tài chính- tiền tệ ổn định từ đó tạo điềukiện thuận lợi cho việc huy động vốn của các TCTD đạt hiệu quả Mặt khác,thông qua quản lý hoạt động huy động vốn, Nhà nước có thể kiểm soát đượctổng số vốn cũng như việc sử dụng vốn đó của các TCTD nhằm bảo toàn và pháttriển vốn, đảm bảo an toàn cho hệ thống TCTD
* Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của cácTCTD
Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng nói chung vàhoạt động huy động vốn của các TCTD nói riêng được quy định khá chi tiết, đầy
Trang 22đủ trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật các tổ chức tín dụng1997; Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản pháp luật khác cóliên quan Các văn bản này đã xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng cơquan Theo đó, việc quản lý các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt độnghuy động vốn của các TCTD nói riêng được trao cho Chính phủ là cơ quan quản
lý chung, thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ , cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban
Nhà nước thực hiện việc quản lý của mình thông qua những quy định về:điều kiện để một tổ chức được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng;các quy định về thanh tra, kiểm tra hoạt động của tổ chức tín dụng; tổ chức thuthập, xử lý, cung cấp thông tin và dự báo tình hình thị trường tiền tệ, thị trườngvốn Ngoài ra, Nhà nước còn quản lý thông qua việc ký kết hoặc tham gia điềuước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các ngânhàng Việt Nam vươn ra thị trường nước ngoài cũng như mở cửa cho các ngânhàng nước ngoài vào Việt Nam
Các quy định của pháp luật có liên quan tới quản lý nhà nước đối với hoạtđộng huy động vốn của các tổ chức tín dụng được thể hiện cụ thể trong các quyđịnh về quyền được nhận các loại tiền gửi đối với từng loại hình TCTD, các hạnchế pháp định nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của các TCTDnhư: quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trách nhiệm tham gia bảo hiểm tiền gửi, quyđịnh về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD Đặc biệt làtrong quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mấtkhả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, trong các quy định về kiểm tra, thanhtra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với các TCTD trong huy động vốn
Nhìn chung các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động huy độngvốn của các TCTD tương đối đầy đủ, khá chặt chẽ Tuy nhiên, những quy địnhnày còn nằm tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, một số quy địnhchưa được cụ thể hoá một cách rõ ràng
(1) Điều 116 Luật các tổ chức tín dụng 1997
Trang 231.2 Các quy định pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Nhận tiền gửi là nghiệp vụ huy động vốn đặc thù của các TCTD tạo tiền
đề kinh tế để các TCTD thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng Hiện nay, pháp luật có khá nhiều quy định liên quan đến hoạt động huyđộng vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD mà chúng ta có thể tìm thấy tronghàng loạt các văn bản pháp luật về ngân hàng như:
- Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004; Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức hoạt độngcủa ngân hàng thương mại; Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 về tổchức hoạt động của Công ty cho thuê tài chính; Nghị định số 79/2002/NĐ-CPngày 04/10/2002 về tổ chức hoạt động của công ty tài chính; Nghị định số48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụngnhân dân; Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/03/1999 về tổ chức, hoạt độngcủa TCTD nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tạiViệt Nam; Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 về bảo hiểm tiền gửi;Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 về bảo hiểm tiền gửi
- Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 của thống đốc Ngânhàng Nhà nước về việc ban hành quy chế tiền gửi tiết kiệm; Quyết định1232/2004/QĐ-NHNN ngày24/09/2004 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước vềviệc bãi bỏ các quy định về nhận tiền gửi và cho vay áp dụng đối với hệ thốngquỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn thí điểm
- Thông tư số 03/2001/TT-NHNN ngày 06/09/2001 của Ngân hàng Nhànước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chínhphủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính; Thông tư số09/2001/TT-NHNN ngày 08/10/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thựchiện Nghị định số 48/2001/NĐ- CP ngày 13/08/2001 về tổ chức và hoạt độngcủa quỹ tín dụng nhân dân
Trang 24Nhìn chung các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành quy định vềhoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD là tương đối đầy đủ
và chặt chẽ, cụ thể hoá được các nội dung như: Các loại tiền gửi mà TCTD đượcphép huy động; giới hạn quyền được nhận các loại tiền gửi đối với từng loạihình TCTD; quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tiền gửi; quyđịnh trách nhiệm của TCTD khi huy động vốn bằng nhận tiền gửi; quy định vềquản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi; cùng cácnội dung có liên quan khác Về cơ bản Nhà nước đã thiết lập được một hànhlang pháp lý tương đối đầy đủ và thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi choTCTD tiến hành các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, tạo ramôi trường cạnh tranh lành mạnh cho các TCTD trong tiến trình hội nhập Đồngthời pháp luật cũng hướng tới quyền lợi của mọi người dân, đáp ứng tốt hơn nhucầu gửi tiền và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, lựa chọn hình thức gửi tiền phùhợp với mục đích và yêu cầu của họ, tạo niềm tin cho người gửi tiền; tạo ra cơ
sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình đốivới hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu kể trên, các quy phạm pháp luật điềuchỉnh hoạt động huy động vốn của các TCTD vẫn còn tồn tại một số hạn chếsau:
Thứ nhất, các quy phạm pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi
của các TCTD còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau Trong khi
đó, mỗi văn bản pháp luật này được ban hành nhằm điều chỉnh một mảng hoặcmột lĩnh vực riêng nào đó nhưng ít nhiều có liên quan đến huy động vốn bằngnhận tiền gửi Vì thế, những quy định về tiền gửi không được quan tâm mộtcách đúng mức, còn sơ sài, không có tính hệ thống, thiếu ổn định, thậm chí còn
có sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật khác nhau Chẳng hạn, một số quyđịnh trong văn bản pháp luật điều chỉnh dịch vụ thanh toán; văn bản pháp luậtquy định về tổ chức và hoạt động của từng loại TCTD Điều này dẫn đến phápluật khó thực thi đối với TCTD và đối với người gửi tiền, gây ra sự khó khăn
Trang 25trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soáthoạt động này, từ đó làm suy yếu vai trò điều chỉnh của pháp luật.
Thứ hai, pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD còn
thiếu thống nhất Chẳng hạn, tại khoản 3 điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 1997quy định “TCTD phi ngân hàng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, khônglàm dịch vụ thanh toán” Theo quy định này, có thể hiểu TCTD phi ngân hàngchỉ bị cấm nhận tiền gửi không kỳ hạn, còn tiền gửi có kỳ hạn thì pháp luậtkhông cấm Nhưng tại khoản 2 điều 45 Luật các tổ chức tín dụng 1997 lại quyđịnh “TCTD phi ngân hàng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của
tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.” Như vậy, theo quyđịnh này thì TCTD phi ngân hàng sẽ không được nhận tiền gửi có kỳ hạn dướimột năm Rõ ràng cùng về một vấn đề nhưng ngay cùng một văn bản luật đãkhông có sự nhất quán
Một chứng minh tương tự: Tại điểm a, mục 1, điều 16 Nghị định số16/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/05/2001 về tổ chức và hoạt động củacông ty cho thuê tài chính quy định “Công ty cho thuê tài chính được nhận tiềngửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo các quy định củaNgân hàng Nhà nước”; tại Điều 32 Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày17/03/1999 về tổ chức, hoạt động của TCTD nước ngoài, văn phòng đại diệncủa tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam quy định “ Công ty cho thuê tàichính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài có thể đượcnhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được phép nhận tiền gửikhông kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm” Như vậy, ở đây đã có sự hạn chế quyền huyđộng vốn bằng nhận tiền gửi của TCTD phi ngân hàng, ngăn cản sự cạnh tranhlành mạnh, gây khó khăn cho các TCTD
Thứ ba, pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi không đảm bảo sự
công bằng, chưa phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế Điều này thể hiện ởchỗ còn có những quy định khác biệt về quyền nhận các loại tiền gửi giữaTCTD có vốn đầu tư trong nước với các TCTD nước ngoài hoạt động tại ViệtNam, các TCTD có vốn đầu tư nước ngoài Chẳng hạn: khoản 1, điều 30 Nghị
Trang 26định số 13/1999 ngày 17/3/1999 về tổ chức, hoạt động của TCTD nước ngoài,văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam quy định “Chi nhánhNgân hàng nước ngoài có thể được nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạntheo quy định của Ngân hàng Nhà nước, không được nhận tiền gửi tiết kiệmdưới bất kỳ hình thức nào” Hoặc “Công ty cho thuê tài chính liên doanh, công
ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài có thể được nhận tiền gửi có kỳ hạn
từ một năm trở lên, không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết
ngoài có thể được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được phép
đẳng trong kinh doanh, hạn chế sự cạnh tranh giữa các TCTD trong nước vớiTCTD liên doanh, TCTD nước ngoài
Thứ tư, pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi còn một số quy
định không cụ thể hoặc chưa được giải thích rõ ràng, đầy đủ Chẳng hạn, về hìnhthức gửi tiền được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau như:Khoản 1, điều 45 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997; khoản 1, điều 3, Nghịđịnh 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức và hoạt động của ngân hàngthương mại; Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/QĐ-NHNN ngày 13/09/2000 và một số văn bản khác nữa Theo quy định trongcác văn bản này thì có ba hình thức nhận tiền gửi là: Tiền gửi không kỳ hạn, tiềngửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm; ngoài ra còn có các loại tiền gửi khác doNgân hàng Nhà nước quy định Tuy nhiên, pháp luật không có sự phận biệt mộtcách rõ ràng giữa các hình thức nhận tiền gửi khiến cho khách hàng khó có thểhình dung hết sự khác nhau giữa các loại tiền gửi, do đó gây khó khăn cho họtrong việc lựa chọn hình thức gửi tiền phủ hợp với mục đích của mình
1.3 Các quy định của pháp luật về huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá
Trong giai đoạn hiện nay, phát hành giấy tờ có giá là một kênh huy độngvốn không kém phần quan trọng đối với các TCTD Hoạt động này đã được
(1) Khoản1, Điều 32 Nghị định số 13/1999/NĐ-CP
(2) Khoản1, Điều 33 Nghị định số 13/1999/NĐ-CP
Trang 27pháp luật quy định tại Điều 46 Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2004 Hiện nay, việc pháthành giấy tờ có giá của TCTD được thực hiện theo “Quy chế phát hành giấy tờ
có giá của TCTD để huy động vốn trong nước” (ban hành kèm theo Quyết định
số 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 01 năm 2004 của thống đốc Ngân hàngNhà nước) Theo đó:
theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật các TCTD và đáp ứng được các điều kiện quy định tại quy chế, baogồm: các TCTD nhà nước, các TCTD cổ phần, Quỹ tín dụng nhân dântrung ương, các TCTD liên doanh, các TCTD 100% vốn nước ngoài vàcác chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.Riêng Công ty cho thuê tài chính chỉ được phát hành giấy tờ có giá cóthời hạn trên một năm
chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại ViệtNam
chứng chỉ ghi danh, chứng chỉ vô danh và ghi sổ Trường hợp phát hànhgiấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, TCTD phát hành cấp cho người muachứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá
Việt Nam hoặc ngoại tệ Lãi suất giấy tờ có giá do TCTD phát hành quyđịnh phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và antoàn hoạt động cho TCTD
tiếp phát hành giấy tờ có giá; phát hành qua TCTD làm đại lý hoặc uỷthác phát hành giấy tờ có giá
tuân thủ đầy đủ các hạn chế để bảo đảm an toàn theo quy định của Luật