Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 43 - 48)

2. Một số đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Trên cơ sở Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng, Nhà nước cần tiếp tục đồi mới, xây dựng và hoàn thiện một cách đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Hiện nay có khá nhiều quy định của pháp luật liên

quan đến hoạt động huy động vốn của các TCTD còn chưa rõ ràng, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Những quy định này cần phải sửa đổi, bổ sung cho cụ thể hơn. Cụ thể là:

Thứ nhất, quy định về hình thức nhận tiền gửi: pháp luật vẫn chưa có một quy định nào giải thích thật cụ thể, rõ ràng về các hình thức gửi tiền hay các loại tiền gửi. Phải có những điều khoản riêng quy định về vấn đề này trong đó xác định rõ tiền gửi bao gồm những loại nào, đặc điểm, tính chất của từng loại, quyền, nghĩa vụ của bên nhận tiền gửi và bên gửi tiền đối với mỗi loại tiền gửi là như thế nào... cùng những văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp luật cần có những quy định về sự chuyển hoá giữa các loại tiền gửi. Ví dụ như: chuyển từ tiền gửi có thời hạn sang tiền gửi thanh toán; chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang tiền gửi thanh toán... nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng.

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho các TCTD, pháp luật cần quy định thêm nhiều loại tiền gửi khác nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng như:

Tiền gửi bảo đảm theo giá trị vàng: là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền, ngân hàng cam kết quy đổi thành một lượng vàng tương đương và khi đến hạn khách hàng sẽ nhận được số tiền tương đương với giá trị vàng khi gửi cộng thêm phần lãi. Hình thức này sẽ khắc phục được tâm lý lo sợ đồng tiền mất giá của khách hàng khi gửi tiền.

Tiền gửi tiết kiệm gửi góp: là loại tiền tiết kiệm có kỳ hạn mà khách hàng có thể gửi theo nhiều lần mức thoả thuận vào một sổ tiết kiệm theo kỳ hạn nhất định đã đăng ký với ngân hàng. Kỳ hạn đưa ra phải tương đối dài thường là từ 5 năm đến 20 năm và khách hàng sẽ thoả thuận với ngân hàng việc gửi tiền theo định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc hàng năm. Trên cơ sở số tiền gửi hàng kỳ và thời hạn tích luỹ ngân hàng sẽ tích gộp cả gốc và lãi và ghi rõ số tiền khách hàng được lĩnh một lần khi đến hạn. Đây là hình thức phù hợp với khả năng thu nhập của người dân nên chắc chắn sẽ được đón nhận.

Tiền gửi tiết kiệm có thưởng: là loại tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, ngoài phần đuợc trả lãi, khách hàng được dự thưởng và nhận được hiện vật

nếu trúng thưởng. Đây là loại tiền gửi nhằm khuyến khích vật chất với người gửi tiền.

Tiền gửi tiết kiệm nhân thọ: là loại tiền gửi mà người lao động trích từ khoản thu nhập để gửi vào tiết kiệm để khi về già có thêm nguồn để sinh sống. Đây là hình thức hỗn hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng nhằm cung cấp cho khách hàng một hình thức tích luỹ để đảm bảo nguồn sinh sống khi về già mà không cần đòi hỏi quá nhiều thủ tục như các loại hình bảo hiểm chính thống.

Tiền gửi tiết kiệm một nơi lĩnh ra nhiều nơi: là hình thức huy động khá linh hoạt về phạm vi đáp ứng cho số đông dân chúng không nhất thiết phải rút tiền ở một nơi mà thuận tiện cho khách hàng trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Tuy nhiên để áp dụng hình thức này đòi hỏi trình độ công nghệ phải được nâng cao hơn nữa, phải có hệ thống quản lý chặt chẽ và an toàn cho khách hàng cũng như ngân hàng, tránh tình trạng lợi dụng hình thức này để trốn phí dịch vụ của khách hàng.

Huy động vốn thông qua tài khoản thu nhập xã hội: xã hội ngày càng phát triển nhu cầu sử dụng các dịch vụ không dùng tiền mặt càng cao. Người lao động không cần mang theo tiền mặt để chi trả, thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ mà chỉ cần mở một tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng sẽ giúp họ thực hiện tất cả các điều đó. Với hình thức này khách hàng vừa đỡ tốn thời gian đi lại, chi phí còn ngân hàng thì có điều kiện quy tập tiền thu nhập của người dân để cung cấp tối đa các dịch vụ nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra còn có thể áp dụng các hình thức huy động khác như: tiết kiệm mua nhà ở, tiết kiệm học đường...

Để đưa những loại hình tiền gửi trên vào áp dụng trong thực tế, pháp luật cần phải có những quy định trong đó nêu rõ: đặc điểm, tính chất, của từng loại tiền gửi; điều kiện để TCTD được huy động vốn dưới các hình thức này nhằm tạo sự chủ động cho các TCTD trong hoạt động huy động vốn cũng như đa dạng hoá các hình thức tiền gửi cho người gửi tiền lựa chọn.

Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tiền gửi nên để các bên tự thoả thuận với nhau, pháp luật không nên quy định một cách quá cụ thể,

rõ ràng như hiện nay nhằm tôn trọng nguyên tắc “tự do thoả thuận trong khuôn khổ hợp đồng” đồng thời tạo sự chủ động cho các bên.

Thứ ba, pháp luật cần hoàn thiện theo hướng: mở rộng phạm vi chủ thể; mở rộng giới hạn tiền gửi được bảo hiểm.

Hiện nay pháp luật chỉ quy định “tiền gửi của cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp

tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh”(1) là được tổ chức Bảo hiểm tiền

gửỉ chi trả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra còn tiền gửi của tổ chức (Ví dụ như pháp nhân) thì không được quy định. Trong khi đó tiền gửi của tổ chức thường chiếm tỷ lệ lớn, tiền gửi đó được dùng chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của tổ chức vốn chứa đựng nhiều rủi ro lại không được bảo hiểm. Vì vậy, pháp luật cần quy định thêm chủ thể tiền gửi được bảo hiểm bao gồm cả tổ chức có tiền gửi tại TCTD.

Để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, giúp cho họ an tâm hơn khi có tiền gửi tại TCTD, pháp luật cần tăng giới hạn tiền gửi được bảo hiểm. Bởi lẽ, trong điều kiện hiện nay khi mà thu thập của người dân ngày càng cao, số tiền của một khách hàng gửi tại các TCTD ngày càng lớn thì quy định: “Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền ( một cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật) tại một tổ chức tham gia

bảo hiểm tiền gửi, tối đa là 50 triệu đồng”(2) là chưa phù hợp, chưa khuyến khích

được khách hàng mang gửi một số tiền lớn tại TCTD do còn e ngại rủi ro cho số tiền gửi của mình. Hơn nữa, pháp luật quy định “ tiền gửi được bảo lãnh là Đồng

Việt Nam”(3) còn tiền gửi ngoại tệ thì không được bảo hiểm. Quy định này đã

phần nào hạn chế hiệu quả huy động vốn đối với đồng ngoại tệ. Bởi vậy, pháp luật nên quy định thêm đối tượng được bảo hiểm bao gồm cả ngoại tệ nhất là khi các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện nay ngày một nhiều hơn.

Thứ tư, cần tự do hoá lãi suất tiền gửi. Hiện nay, lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam đã được tự do hoá theo lối thoả thuận còn đối với tiền gửi ngoại

(1) Mục 1, Khoản 2, Điều 1 Nghịđịnh số 109/2005/NĐ-CP ng y 24/08/2005à

(2) Mục 1, Khoản 3, Điều 1 Nghịđịnh số 109/2005/NĐ-CP ng y 24/08/2005à

tệ thì Nhà nước vẫn khống chế lãi suất tiền gửi tối đa bằng Đôla Mỹ. Quy định này nên bãi bỏ tiến tới tự do hoá toàn lãi suất.

Thứ năm, quy định về chủ thể tham gia quan hệ tiền gửi tiết kiệm: Điều 3 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm quy định chủ thể tham gia quan hệ này chỉ có thể là cá nhân và không bao gồm tổ chức. Vì vậy, pháp luật cần phải sửa đổi bổ sung theo hướng da dạng hoá các chủ thể tham gia tiền gửi tiết kiệm (cụ thể là tổ chức cũng được tham gia quan hệ này). Có như vậy mới htu hút được lượng tiền gửi lớn vào ngân hàng và cũng là đa dạng các hình thức gửi tiền cho khách hàng lựa chọn.

Thứ sáu, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Theo quy định tại điều 20 Luật Ngân hàng Nhà nước 1997 “các TCTD khi huy động vốn phải tuân thủ quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD”. Khoản dự trữ bắt buộc này các TCTD không được dùng để cho vay. Trong khi đó TCTD vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền. Điều này dẫn đến tình trạng khi Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của các TCTD, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ. Vì vậy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải được tính toán một cách khoa học và hợp lý, tránh tình trạng tỷ lệ quá thấp thì không đảm bảo khả năng chi trả cho các TCTD, tỷ lệ quá cao thì lại gây ra lãng phí. Mặt khác, pháp luật cần có những quy định về tỷ lệ dự trữ thích hợp với từng TCTD (vì mỗi TCTD có tính chất và đặc thù khác nhau trong việc huy động vốn), giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các TCTD khi gặp khó khăn, có chính sách bù lỗ cho TCTD trong trường hợp tỷ lệ dự trữ bắt buộc quá cao làm cho TCTD thua lỗ.

Thứ bảy, cụ thể hoá Điều 46 Luật các TCTD năm 1997, thống nhất các văn bản hướng dẫn về phát hành giấy tờ có giá. Bởi đây là một kênh huy động vốn rất hiệu quả, có tiềm năng trong tương lai đối với các TCTD. Pháp luật cần đơn giản hoá các quy định về thủ tục phát hành giấy tờ có giá, xoá bỏ chơ chế “xin - cho” như hiện nay. Ví dụ: Quy định điều kiện cần và đủ để được phát hành; thủ tục phát hành đối với từng loại giấy tờ có giá... Theo đó, TCTD nào

đáp ứng được những điều kiện này sẽ được phát hành mà không cần phải chờ xin phép Ngân hàng Nhà nước. Có như vậy mới tạo sự chủ động cho các TCTD, tiết kiệm được thời gian, qua đó nâng cao hiệu quả cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w