ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

2. Thực tiễn thi hành pháp luật về huy động vốn của các tổ chức tín dụng 1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động huy động vốn của các Tổ

ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM

HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM 1. Những yêu cầu cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Huy động vốn là hoạt động không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với các TCTD mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, để hoạt động này diễn ra có hiệu quả đòi hỏi “pháp luật về huy động vốn của các TCTD” ngày càng phải hoàn thiện hơn nữa. Ngày nay, với xu thế hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, pháp luật ngân hàng nói chung, pháp luật về huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam nói riêng cần có những sự điều chỉnh sao cho vừa đảm bảo cho TCTD hoạt động hiệu quả vừa phù hợp với các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về huy động vốn phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:

Trước hết, yêu cầu chung là “hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và đảm bảo an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo môi trường lành mạnh và động lực cho các TCTD, doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các TCTD... Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tăng cường hiệu lực những chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và quyền lợi chính đáng của TCTD. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc hình sự hoá các quan hệ trong lĩnh vực ngân hàng”. [17]

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật phải được đặt trong xu thế tất yếu là hội nhập kinh tế. Điều đó có nghĩa là những quy định của pháp luật không chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước mà còn phải phù hợp thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, Việt nam phải tuân thủ các quy định trong hiệp định thương mại Việt - Mỹ, các thoả thuận song phương khác với Nhật Bản, EU, các quy định của WTO và cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng. Tiếp tục nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường và hoạt động ngân hàng của các TCTD nước ngoài tại Việt nam theo lộ trình đã cam kết. Vừa tạo cơ hội cho các TCTD nước ngoài vào hoạt động hợp pháp theo cam kết quốc tế vừa có phương thức, cơ chế quản lý mềm dẻo, đúng pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế để hạn chế sự thao túng, cạnh tranh không lành mạnh của các TCTD nước ngoài đối với các TCTD Việt Nam.

Nền kinh tế nói chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng cần có những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt các cam kết:

+ Không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng (cả dịch vụ tiền gửi)

+ Không hạn chế tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ ngân hàng (trong đó có tổng tiền gừi, các loại tiền gửi huy động)

+ Không hạn chế tổng số người được tuyển dụng của các tài chính nước ngoài

+ Không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được nắm giữ

+ Hệ thống Ngân hàng Việt Nam bắt đầu mở rộng hoạt động trên thị trường tài chính quốc tế.

Thứ ba, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng là “tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế” (Nghị quyết trung ương IV khoá III của Đảng). Vì vậy, pháp luật - đặc biệt là pháp luật về huy động vốn phải là một công cụ hữu hiệu giúp

các TCTD khai thác tối đa mọi nguồn vốn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cụ thể cần đáp ứng được các yêu cầu sau: 1) Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ tiền gửi.

2) Có chính sách khuyến khích các TCTD huy động vốn, đặc biệt là vốn trung dài hạn phục vụ cho đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

3) Hoàn thiện chính sách lãi suất.

4) Xã hội lại các nguồn vốn đầu tư và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.

5) Xây dựng, củng cố hệ thống TCTD vững mạnh, đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng phục vụ cho nền kinh tế.

6) Xây dựng và phát triển thị trường vốn (đặc biệt là thị trường chứng khoán) tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

7) Tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài hoạt động rộng hơn nữa trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử (như mở rộng phạm vi hoạt động liên quan đến đồng Việt Nam, mở chi nhánh, cung cấp các dịch vụ hiện đại...)

Thứ tư, về vấn đề phát triển nguồn vốn của các TCTD

* Đối với vốn tự có:

Quy định mức vốn tự có phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, có tham khảo thông lệ quốc tế nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các TCTD Việt Nam. Lành mạnh hoá và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các TCTD, bảo đảm các TCTD có đủ năng lực tài chính (cả về quy mô và chất lượng). Tiếp tục tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các TCTD.

Tăng vốn tự có của các TCTD bằng lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Kiên quyết xử lý các TCTD yếu kém và

có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả biện pháp giải thể, phá sản các TCTD theo quy định của pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế- xã hội. Tạo điều kiện cho các TCTD mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động. Từng bước cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế- xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín mua cổ phiếu, tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng thương mại Việt Nam.

* Đối với vốn huy động:

Phát triển các hình thức huy động vốn một cách đa dạng , đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu vốn của khách hàng trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hình thức huy động vốn truyền thống như: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá... Bên cạnh đó đưa thêm các hình thức huy động vốn mới vào áp dụng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng (ví dụ: Gửi tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ, gửi góp nhưng lĩnh ra một lần với lãi suất hấp dẫn...); đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng của các TCTD Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, minh bạch hạn chế bao cấp và chống độc quyền dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển dịch vụ ngân hàng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, các TCTD cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân biêt và tìm đến ngân hàng... Mục tiêu cuối cùng là tăng khả năng huy động vốn để cung ứng cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w