2. Một số đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
2.2. Một số đề xuất cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho các Tổ chức tín dụng Việt Nam
cho các Tổ chức tín dụng Việt Nam
2.2.1. Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tổ chức thực hiện pháp luật một cách đúng dắn, sát sao và kịp thời. Quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương tránh tình trạng các văn bản pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng nói chung, pháp luật về hoạt động huy động vốn nói riêng nhằm tạo điều kiện thông thoáng, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các TCTD và phù hợp với các cam kết, chuẩn mực quốc tế.
Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động của các TCTD. Đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng bảo đảm an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững các TCTD.
Đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các TCTD. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống thông tin ngân hàng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoạt động tuân thủ pháp luật của hệ thống TCTD trong cả nước, xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật, có những đánh giá kịp thời và đúng đắn tình hình thực tế để có những biện pháp xử lý phù hợp đảm bảo an toàn cho cả hệ thống TCTD.
2.2.2. Đối với các Tổ chức tín dụng
Tuân thủ chặt chẽ pháp luật về huy động vốn, đồng thời vận dụng một cách linh hoạt khi áp dụng các quy định đó vào thực tế sao cho phù hợp với từng giai đoạn, từng hoàn cảnh và từng đối tượng huy động.
Đa dạng hoá các hình thức huy động, tiếp tục phát huy những hình thức huy động vốn truyền thống... Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó cần mở rộng mạng lưới phục vụ nhất là tại những vùng có điều kiện tự nhiên còn khó khăn.
Tự tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, báo cáo định kỳ lên cơ quan có thẩm quyền cũng như đấp ứng yêu cầu kiểm tra khi cần thiết.
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ, công nhân viên nhằm đáp những yêu cầu trong giai đoạn mới, đảm bảo hiệu quả, hạn chế rủi ro trong hoạt động huy động vốn.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về huy động vốn của các TCTD ở Việt Nam, trong khuôn khổ của một bài luận văn tốt nghiệp cử nhân, tác giả đã cố gắng hoàn thành những nội dung cơ bản sau:
Một là: Tổng hợp và hệ thống hoá một cách có chọn lọc những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của các TCTD. Từ đó khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động này.
Hai là: Tìm hiểu pháp luật về huy động vốn của các TCTD, đánh giá thực trạng của những quy định này; rút ra những thành tựu và những hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục trong hoạt động huy động vốn; lý giải nguyên nhân và đưa ra một số giả pháp khắc phục tình trạng đó.
Ba là: Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng pháp luật về huy động vốn từ đó đưa ra những yêu cầu cơ bản và những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các TCTD ở Việt Nam.
“Pháp luật về huy động vốn của các TCTD ở Việt Nam” là một đề tài rộng và phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề nên tác giả không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đống góp ý kiến của thầy cô và độc giả quan tâm để bài luận văn thêm hoàn chỉnh.