Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và một số giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 35 - 40)

2. Thực tiễn thi hành pháp luật về huy động vốn của các tổ chức tín dụng 1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động huy động vốn của các Tổ

2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và một số giải pháp khắc phục

2.3.1. Nhân tố tích cực

Nhân tố tích cực là những nguyên nhân đem lại những thành quả mà các TCTD đã đạt được trong lĩnh vực huy động vốn. Chúng bao gồm các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan có tác động tích cực đến quá trình huy động vốn của các TCTD. Có thể kể đến:

Thứ nhấtlà, hệ thống pháp luật về huy động vốn tương đối thông thoáng, tạo điều kiện cho các TCTD thực hiện hoạt động này khá hiệu quả.

Thứ hai , người dân có thu nhập ngày càng cải thiện. Nhiều gia đình, nhiều người có điều kiện tích luỹ, nguồn tiết kiệm bằng tiền lớn hơn. Thực tế này không chỉ thấy qua kênh tiền gửi ngân hàng, mà còn thấy một lượng vốn không nhỏ của người dân đầu tư mua chứng khoán, mua cổ phiếu trên thị trường tập trung OTC, mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, mua bảo hiểm nhân thọ... Nhưng kênh ngân hàng vẫn là nơi thu hút vốn trong dân lớn nhất.

Thứ balà, trong các kênh để dành và tiết kiệm: mua vàng, cất trữ ngoại tệ trong nhà và gửi Đồng Việt Nam tại ngân hàng thì kênh đầu tư vào tiền gửi ngân hàng là sự lựa chọn tối ưu và minh bạch hơn cả. Bởi đầu tư vào vàng quá nhiều rủi ro, biến động giá thất thường. Mua ngoại tệ cất trữ trong nhà rõ ràng không sinh lời cao vì tỷ giá USD/VNĐ ít biến động. Mặt khác, nếu như trước đây thị trường bất động sản là lĩnh vực thu hút tiền gửi lớn trong dân cư, thì hiện nay số người đầu cơ nhà, đất chờ tăng giá kiếm lời giảm rõ rệt, số vốn tích luỹ này được chuyển qua kênh tiền gửi ngân hàng.

Thứ tư là, sau hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, gần mười tám năm đổi mới hoạt động ngân hàng, hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng và phong cách phục vụ. Người dân thực sự có lòng tin khi gửi tiền vào ngân hàng, thay cho để dành dưới nhiều hình thức khác nhau tại nhà hay trong dân cư.

Thứ năm là, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích phát triển mạnh mẽ đặc biệt là dịch vụ thẻ, dịch vụ tài khoản cá nhân. Đến nay số lượng thẻ do các ngân hàng ở Việt Nam phát hành đã lên tới con số khoảng 3,5 triệu thẻ các loại, trên 4,0 triệu tài khoản cá nhân, gấp hơn 2 lần cuối năm 2005. [25, tr 29] Các loại hình tiền gửi đa dạng như: tiết kiệm gửi góp, tiền gửi bậc thang, tiền gửi với lãi suất luỹ tiến, tiền gửi ngắn hạn... Tạo sự thuận tiện lựa chọn cho khách hàng do đó thu hút đông đảo khách hàng.

Thứ sáu là, lãi suất tiền gửi hấp dẫn và được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường. Đặc biệt, lãi suất tiền gửi USD của các ngân hàng thương mại nước ta thường xuyên được điều chỉnh tăng theo xu hướng tăng lên của lãi suất USD trên thị trường quốc tế, với mức tăng khoảng 1,0%/ năm trong năm 2006. Lãi suất nội tệ trong năm 2006 đến nay cũng tăng khá với mức tăng khoảng 1,0 - 1,2%/ năm. Trong bối cảnh chỉ số tăng giá trên thị trường xã hội tăng khá, tới 6,6% trong năm 2006, thì việc điều chỉnh lãi suất nói trên đã tạo sự hấp dẫn khách hàng. [25, tr 30]

2.3.2. Nhân tố tiêu cực

Nhân tố tiêu cực chính là những nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong công tác huy động vốn của các TCTD, bao gồm một số nguyên nhân chủ yếu như:

- Hệ thống pháp luật tuy đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhưng

nhìn chung vẫn còn thiếu đồng bộ, không thống nhất, thậm chí có một số quy định còn chồng chéo mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho các TCTD khi tiến hành hoạt động huy động vốn.

- Luật doanh nghiệp mới cùng với các cơ chế tháo gỡ khó khăn cho các

doanh nghiệp đã tạo đà cho sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp mới, kích thích luồng vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Không những vậy, nhiều người còn tìm kiếm các phương án khác nhau để vay vốn ngân hàng đầu tư vào mua cổ phiếu trong các doanh nghiệp.

- Sự cạnh tranh gay gắt của các kênh huy động vốn khác như: Kho bạc nhà

nước; tiết kiệm bưu điện; chứng khoán; bảo hiểm nhân thọ... cũng là một thách thức không nhỏ đối với hoạt động huy động vốn của các TCTD.

- Môi trường kinh tế, môi trường đầu tư chưa ổn định, chưa có một cơ chế

để kiềm chế lạm phát, giá cả hàng hoá ngày một tăng làm cho đồng tiền mất giá, người dân thiếu tin tưởng vào ngân hàng.

Ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ chính các TCTD như: chưa quan tâm một cách thoả đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ; hoạt động quản trị và điều hành huy động vốn, kinh doanh vốn chưa theo hướng ngân hàng kinh doanh hiện đại. Sự phối hợp giữa bộ phận quản lý, các phòng nghiệp vụ còn chưa đồng bộ, nhịp nhàng gây phiền hà, mất thời gian cho khách hàng. Hệ thống thông tin chưa thực sự có hiệu quả, bao gồm cả thu thập và xử lý thông tin về huy động vốn, về cân đối và kinh doanh vốn...

Những nguyên nhân cơ bản trên đây đã dẫn đến những khó khăn trong hoạt động huy động vốn của các TCTD Việt Nam.

2.3.3. Một số giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên

Để khắc phục những vướng mắc, tồn tại mà các TCTD gặp phải trong quá trình huy động vốn đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ phía các cơ quan nhà nước và bản thân các TCTD.

- Về phía các cơ quan nhà nước

Cần sửa đổi bổ sung các quy định chưa phù hợp, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cho các TCTD. Bên cạnh đó cần có chiến lược dự báo thông tin một cách chuẩn xác, giúp người dân nắm bắt chính xác thông tin, đồng thời hạn chế sự rủi ro cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của các TCTD.

Tiến hành việc tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần và các TCTD khác nhằm nâng cao năng lực và khả năng tài chính cho các TCTD, giúp các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế.

- Về phía các TCTD

Nâng cao hiệu quả huy động vốn thông qua việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đưa ra một số hình thức mới gắn với nhu cầu đông đảo của khách hàng như: Gửi tiền cho vay mua ô tô trả góp; gửi một lần nhưng rút gốc linh hoạt cho nhu cầu chi tiêu vẫn được lãi suất cao; gửi góp nhưng cuối kỳ lĩnh ra một lần với lãi suất hấp dẫn... Bên cạnh đó, các TCTD cần linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất thu hút tiền gửi, lãi suất huy động vốn.

Đẩy mạnh công tác marketing thu hút khách hàng gửi tiền. Đây là một chiến lược kinh doanh nhằm cân bằng hai lợi ích đó là: lợi nhuận thu được của ngân hàng và sự hài lòng tối đa của khách hàng. Muốn vậy các TCTD cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo rộng dãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi... để đông đảo quần chúng biết về các dịch vụ ấy. Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo cho khách hàng có cảm giác được tôn trọng khi đến ngân hàng. Công bố các thông tin tài chính để người dân tiếp cận, nắm bắt nhằm thu hút người dân quan hệ với ngân hàng và hạn chế được những rủi ro về thông tin.

Đẩy mạnh đầu tư cho hoàn thiện và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ, đổi mới phong cách giao dịch... nhằm tạo ra sự thuận lợi và lòng tin cho khách hàng gửi tiền.

Nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng truyền thống, phát triển hiệu quả các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng mở rộng các dịch vụ mới, tham gia bảo hiểm các dịch vụ ngân hàng (tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam), xây dựng và đào tạo đội ngũ chuyên viên tư vấn nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác huy động vốn.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w