Các quy định của pháp luật về huy động vốn thông qua việc vay vốn của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

1. Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

1.5.Các quy định của pháp luật về huy động vốn thông qua việc vay vốn của Ngân hàng Nhà nước

Như vậy, pháp luật cũng đã có sự quan tâm tới hình thức huy động vốn bằng việc vay vốn của các TCTD khác, bảo đảm sự thống nhất. Nếu như trước đây hoạt động này được điều chỉnh bằng rất nhiều văn bản khác nhau thì nay được tập trung trong một văn bản. Mặc dù đã được hệ thống hoá, sửa đổi, bổ sung những điểm bất hợp lý trong các văn bản trước, tuy nhiên những quy định của pháp luật về lĩnh vực này còn mang tính chung chung. Vì vậy cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn nữa về hình thức huy động vốn này.

1.5. Các quy định của pháp luật về huy động vốn thông qua việc vay vốn của Ngân hàng Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước

Huy động vốn bằng vay vốn Ngân hàng Nhà nước là một hình thức huy động vốn đặc biệt của các TCTD. Khác với các hình thức huy động vốn nêu trên có thể tiến hành thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho TCTD, hình thức vay vốn Ngân hàng Nhà nước lại có liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Hoạt động này được pháp luật quy định tại nhiều văn bản khác nhau, có thể kể đến như: Điều 20 Luật Ngân hàng Nhà nước 1997; Điều 48 Luật các TCTD 1997. Đây là hai văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Tiếp đó là các văn bản cụ thể các điều khoản trên như: Quyết định 1452/2003/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng; Quyết định số 898/2003/QĐ- NHNN ngày 12/08/2003 về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng... Nhìn chung các văn bản này tập trung quy định hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các TCTD là ngân hàng. Bao gồm: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn cho ngân hàng thương mại vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanh toán bù trừ. Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước cho vay đối với TCTD tạm thời mất khả năng chi trả có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống TCTD.

Như vậy, các quy định của pháp luật về huy động vốn bằng vay vốn Ngân hàng Nhà nước đã tạo điều kiện để các TCTD thực hiện có hiệu quả hoạt động này. Góp phần nâng cao khả năng huy động vốn của hệ thống TCTD. Kênh huy động vốn này của các TCTD sẽ phát huy tác dụng tích cực nếu Ngân hàng Nhà nước có biện pháp cần thiết để sử dụng hữu hiệu công cụ tái cấp vốn, tái chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở.

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 30 - 31)