Một số tồn tại, hạn chế mà các Tổ chức tín dụng Việt Nam gặp phải trong quá trình huy động vốn

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

2. Thực tiễn thi hành pháp luật về huy động vốn của các tổ chức tín dụng 1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động huy động vốn của các Tổ

2.2.Một số tồn tại, hạn chế mà các Tổ chức tín dụng Việt Nam gặp phải trong quá trình huy động vốn

trong quá trình huy động vốn

Có thể nói, pháp luật về huy động vốn đã tạo ra một “ khung pháp lý” để từ đó các TCTD thực hiện hoạt động này một cách có hiệu quả. Tuy đã đạt được một số thành tựu quan trọng nhưng trên thực tế khi tiến hành hoạt động huy động vốn, các TCTD vẫn gặp không ít những hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục. Cụ thể:

Một là: Hình thức huy động và kỳ hạn huy động vốn vẫn còn đơn điệu, nghèo nàn, mang tính truyền thống. Về cơ bản các TCTD vẫn sử dụng các hình thức huy động vốn truyền thống thông qua nhận tiền gửi hoặc phát hành giấy tờ có giá là chủ yếu. Trong khi đó những hình thức mới, linh hoạt và phù hợp với xu thế hội nhập ngày nay lại chưa được áp dụng một cách đồng loạt như: tiết kiệm xây dựng nhà ở, hình thức gửi tiền tiết kiệm ở một nơi rút ra ở nhiều nơi, tiếu kiệm dự thưởng... Thêm vào đó kỳ hạn huy động vốn kém phong phú, chưa thực sự năng động nên chưa thực sự hấp dẫn người gửi tiền.

Hai là: Cấu trúc nguồn vốn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn thực tế thấp hơn dư nợ trung dài hạn nên các TCTD còn dè dặt trong việc cho vay đối với các dự án lớn, có nguy cơ rủi ro cao như: các dự án đầu tư cho bất động sản, dự án xây dựng các công trình giao thông vận tải... Các hình thức huy động vốn dài hạn khác như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng vẫn chưa thực sự hấp dẫn khách hàng do vậy ít được các TCTD áp dụng.

Ba là: Hoạt động huy động vốn của TCTD phải cạnh tranh gay gắt với nhiều kênh huy động vốn khác trong kinh tế như: thị trường chứng khoán, tiết kiệm bưu điện, quỹ đầu tư... làm giảm nguồn vốn có thể huy động được. Mặt khác, ngay giữa các TCTD cũng có sự cạnh tranh gay gắt với nhau trong huy động vốn dấn đến tình trạng đẩy lãi suất tiền gửi lên quá cao trong khi không thiếu vốn ngắn hạn. Điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của các TCTD.

Bốn là: Huy động vốn đôi khi chưa gắn với sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Thể hiện qua việc cho vay đối vói các dự án thiếu tính khả thi trong thời gian trước đây như: Các dự án đầu tư bất động sản, tập trung là dự án xây dựng nhà ở, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà ở dạng chia đất, phân lô; dự án các đơn vị thi công công trình giao thông; dự án nuôi tôm của các hộ dân miền Trung, Tây Nam Bộ... khiến cho việc thu hồi vốn rất khó khăn. Trong khi đó hàng tháng các TCTD vẫn phải trả lãi đầy đủ cho các khoản vốn huy động nhưng vốn đầu tư không thu được lãi vẫn còn chiếm tỷ trọng đáng kể làm cho các TCTD gặp không ít khó khăn.

Năm là: Trình độ công nghệ thấp, chưa có nhiều dịch vụ hiện đại, hệ thống thanh toán còn nhiều hạn chế. Hiện nay dịch vụ chủ yếu do các ngân hàng cung cấp cho khách hàng vẫn là những dịch vụ truyền thống. Những dịch vụ ngân hàng hiện đại mới chỉ được thử nghiệm cho một số đối tượng khách hàng, chưa được phổ biến rộng rãi. Mặt khác trong hoạt động thanh toán việc thanh toán liên ngân hàng vẫn còn hạn chế, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt còn đề ra nhiều thủ tục phiền hà do đó không thu hút được khách hàng.

Sáu là: Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ngân hàng còn nhiều hạn chế so với yêu cầu phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại. Trong điều kiện ngành ngân hàng đang có những bước phát triển hết sức nhanh chóng nhờ ứng dụng của công nghệ thông tin, song một bộ phận không nhỏ cán bộ và lãnh đạo, điều hành trong TCTD còn nhiều hạn chế về kỹ năng quản trị kinh doanh ngân hàng hiện đại, hiểu biết về dịch vụ ngân hàng mới, marketing, đánh giá, phân tích tín dụng, quản lý rủi ro...

Bảy là: Công tác tuyên truyền, quảng bá thông tin, các hoạt động tiếp thị, tư vấn cho khách hàng còn chưa được quan tâm đúng mức. Do đó khách hàng chưa thực sự hiểu hết những tiện ích do ngân hàng mang lại. Mặt khác, thời gian giao dịch với khách hàng vẫn còn giới hạn trong “giờ hành chính” dẫn đến mất đi nhiều cơ hội cho hoạt động huy động vốn. Mạng lưới các TCTD chưa rộng khắp đến những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nên chưa khai thác tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 33 - 35)