1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ báo chí học, chuyên ngành báo chí học thực trạng hoạt động tuyên truyền pháp luật trên sóng phát thanh

115 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 607,5 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tàiSống trong môi trường xã hội hiện đại, người dân rất quan tâm và mong muốn xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh; một xã hội luôn duy trì tốt trật tự, kỷ cương, sống và làm việc theo pháp luật; thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với quần chúng nhân dân, đưa pháp luật đi vào cuộc sống là nhiệm vụ của báo chí nói chung và phát thanh nói riêng để đáp ứng nguyện vọng đó của nhân dân.Bên cạnh chức năng chính là chuyển tải thông tin, hệ thống truyền thông đại chúng nói chung và phát thanh nói riêng còn có vai trò quan trọng là tuyên truyền và định hướng việc thực thi pháp luật trong công chúng. Bên cạnh đó, báo chí còn có vai trò giám sát việc thực hiện pháp luật nhằm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

Chương 1 10

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT THANH VÀ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHÚNG TRÊN HỆ THỐNG PHÁT THANH CẤP HUYỆN 10

1.1 Khái niệm phát thanh, phát thanh cấp huyện, hệ thống phát thanh cấp huyện và công chúng phát thanh 10

1.2 Ưu thế và hạn chế của phát thanh 27

1.3 Tuyên truyền và tuyên truyền pháp luật cho công chúng đài truyền thanh cấp huyện 30

Chương 2 44

THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHÚNG ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY 44

2.1 Khái quát đặc điểm Đài Truyền thanh của các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai 44

2.2 Công tác tuyên truyền pháp luật cho công chúng của Đài Truyền thanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ trong thời gian qua 56

Chương 3 75

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ VỀ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHÚNG TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY .75

3.1 Những vấn đề đặt ra qua nghiên cứu thực trạng tuyên truyền pháp luật trên sóng phát thanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ hiện nay 75

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền pháp luật trên sóng phát thanh cấp huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ 81

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 102

Trang 2

CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BSH Bắc sông Hậu

BTV Biên tập viên

CBVC Cán bộ Viên chức

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KTXH Kinh tế xã hội

Nxb Nhà xuất bản

PTTH Phát thanh Truyền hình

PT Phát thanh

PV Phóng viên

PTV Phát thanh viên

PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật

TS Tiến sĩ

Ths Thạc sĩ

TNVN Tiếng nói Việt Nam

TNND Tiếng nói nhân dân

XHCN Xã Hội Chủ Nghĩa

VN Việt Nam

VHTT Văn hóa thông tin

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sống trong môi trường xã hội hiện đại, người dân rất quan tâm và mongmuốn xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh; một xã hội luôn duy trìtốt trật tự, kỷ cương, sống và làm việc theo pháp luật; thường xuyên làm tốtcông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với quần chúng nhândân, đưa pháp luật đi vào cuộc sống là nhiệm vụ của báo chí nói chung vàphát thanh nói riêng để đáp ứng nguyện vọng đó của nhân dân

Bên cạnh chức năng chính là chuyển tải thông tin, hệ thống truyền thôngđại chúng nói chung và phát thanh nói riêng còn có vai trò quan trọng là tuyêntruyền và định hướng việc thực thi pháp luật trong công chúng Bên cạnh đó,báo chí còn có vai trò giám sát việc thực hiện pháp luật nhằm góp phần xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Thế nhưng, trong xu thế phát triển nhanh chóng của các phương tiệntruyền thông đại chúng trong cả nước, mặc dù có thế mạnh riêng nhưng phátthanh của một số địa phương có xu thế chậm đổi mới, nội dung còn nghèonàn, hiệu quả tuyên truyền vì vậy không đạt như mong muốn, trong đó cóviệc tuyên truyền pháp luật Chính vì vậy, tại một số địa phương, đặc biệt tạiđịa bàn thành phố Cần Thơ, ở các huyện, do không xem trọng và khôngthường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật nên hiệu quả tuyên truyền khôngđạt như mong muốn dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật do nhận thức vềpháp luật chưa cao ở một bộ phận dân cư vẫn còn Điều này đòi hỏi các nhànghiên cứu, nhà báo, nhà quản lý phải tiến hành hoạch định và tìm ra các giảipháp hiệu quả để giải quyết vấn đề trên nhằm mang lại sự ổn định và pháttriển xã hội Chính vì vậy đề tài này mang tính cấp thiết cao, có tác dụng ảnhhưởng tích cực đến hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật trên địa bàn toàn

Trang 4

Dù không có được nhiều thế mạnh như các loại hình báo chí khác,nhưng, phát thanh vẫn được xem là công cụ tuyên truyền pháp luật hiệu quảnếu xét về điều kiện đặc thù của từng địa phương Tại một số địa bàn vùngsâu, vùng xa, thiếu thốn các cơ sở vật chất và các phương tiện thông tin hiệnđại, phát thanh vẫn phát huy được ưu thế của mình trong việc thực hiện nhiệmvụ tuyên truyền pháp luật Chính từ sự đa dạng về địa hình, sự phức tạp vềđặc điểm và điều kiện dân cư đã tạo nên những phong cách riêng cho công táctuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Mặt khác, theo khái niệm của Lý thuyết truyền thông, tuyên truyền là

"mục đích duy nhất là điều khiển ý kiến bằng biểu tượng, hoặc tuyên bố mạnhdạn nhưng không chính xác, bằng truyện kể, tin đồn, báo cáo báo chí, hìnhảnh và nhiều loại thông tin xã hội khác" (Lasswell) Tuyên truyền mang tínhchất một chiều và buộc đối tượng là công chúng phải làm theo mục đích củachủ thể tuyên truyền Song song đó, phát thanh với tính chất kỹ thuật đặc thù,được xem như là phương tiện truyền thông đại chúng có tác dụng “cưỡngbức” công chúng phải tiếp nhận thông tin dù muốn hay không, do đó, việctuyên truyền pháp luật trên sóng phát thanh là rất phù hợp

Vì vậy, đề tài này nghiên cứu nhằm phát hiện các ưu điểm và nhượcđiểm của phát thanh trong việc tuyên truyền pháp luật, từ đó có những giảipháp hoặc đề xuất, kiến nghị để việc tuyên truyền pháp luật trên sóng phátthanh trở nên có hiệu quả hơn nữa trong đời sống xã hội hiện đại, góp phầngiữ vững an ninh trật tự và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩatrên địa bàn

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Cùng với nền báo chí cả nước, báo chí khu vực ĐBSCL nói chung vàcác tỉnh BSH nói riêng có sự phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng gópquan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tuy

Trang 5

nhiên, đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động báo chí ởkhu vực này

Trong quá trình khảo sát các tư liệu liên quan để thực hiện luận vănnày, chúng tôi thấy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ít, nhiều cóliên quan đến đề tài của chúng tôi, cụ thể như sau:

- Cuốn sách Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương do Nhà xuấtbản Văn hoá - Thông tin in và phát hành năm 1993;

- Giáo trình Báo chí phát thanh do các tác giả của Khoa Báo chí, Phânviện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Tiếng nói Việt Nam biên soạn (Nxb Vănhóa – Thông tin, Hà Nội, 2002);

- Chuyên luận: Lý luận báo phát thanh của tác giả Đức Dũng do Nhàxuất bản Văn hóa - Thông tin in và phát hành năm 2003;

- Chuyên luận: Các thể loại báo chí phát thanh của tác giả người NgaV.V Xmirnôp đã được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004;

- Giáo trình Phát thanh trực tiếp do GS, TS Vũ Văn Hiền và TS ĐứcDũng chủ biên được Nhà xuất bản Lý luận Chính trị in và phát hành năm2007;

- Tài liệu “Phát thanh - Truyền thanh nông thôn” do Ban Địa phương,Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) dịch và lưu hành nội bộ, tái bản năm2005

- Tài liệu Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh" của Lois Baird,

Trường Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Ôxtrâylia, do Đài Tiếng nói ViệtNam (TNVN) dịch và lưu hành nội bộ năm 2000

- Giáo trình Báo chí phát thanh do 13 tác giả ở Phân viện Báo chí vàTuyên truyền và Đài TNVN viết (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấnhành năm 2002) có tổng cộng 20 chương, đề cập một cách khá toàn diện vềnhững vấn đề của phát thanh Việt Nam hiện đại

Trang 6

Về các luận văn thạc sĩ có đề cập đến những vấn đề của báo chí phátthanh, truyền hình địa phương phía Nam, đến nay đã có một số công trìnhnghiên cứu sau:

- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lâm Thiện Khanh (thực

hiện năm 2003 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Nâng cao

chất lượng các tin tức thời sự sản xuất tại Đài truyền hình Cần Thơ.

- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lê Thanh Trung (thực

hiện năm 2004 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tính thuyết

phục và hiệu quả của truyền hình trực tiếp ở khu vực đồng bằng sông Cửu

Long

- Luận văn Thạc sĩ của Dương Thị Thanh Thủy (thực hiện năm 2005 tạiHọc viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tổ chức sản xuất chương trìnhthời sự truyền hình ở Đài PTTH Đồng Tháp

- Đề tài luận văn Thạc sĩ: Báo chí mặt trận với việc tuyên truyền nôngthôn mới giai đoạn 2010 – 2014 của Trần Thị Phương Oanh (Học viện Báochí và Tuyên truyền)

- Đề tài luận văn Thạc sĩ: Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộcthiểu số bản địa Kontum của Trịnh Thị Hà Oanh (Học viện Báo chí và Tuyêntruyền năm 2012)

- Luận văn Thạc sĩ của Hồ Quốc Dũng, 1997, “Một số vấn đề về giáodục pháp luật trong giai đoạn hiện nay”

- Luận văn Thạc sĩ của Đặng Hồng Quân - QT31B Đại học Luật Hà Nội:Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Sở tư pháp Hà Nội

- Luận án Tiến sĩ của Dương Thanh Mai, 1996, “Công tác tuyên truyềngiáo dục pháp luật ở nước ta – Thực trạng và giải pháp”

- Đề án tăng cường thông tin cơ sở (Đài Truyền thanh cấp quận, huyện)

do Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ thực hiện

Trang 7

- Các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, chương trình thực hiện tuyên truyềnchính sách pháp luật trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp

đề cập đến tuyên truyền pháp luật trên sóng phát thanh cấp huyện ở thành phốCần Thơ nói riêng và ở khu vực ĐBSCL nói chung

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luậncủa tuyên truyền pháp luật cho công chúng đài truyền thanh cấp huyện, từ đókhảo sát thực trạng, đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quảtuyên truyền pháp luật cho công chúng trên đài truyền thanh cấp huyện ởthành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nêu trên, tác giả luận văn cần phải hoàn thành

những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tuyên truyền pháp luật cho côngchúng đài truyền thanh cấp huyện

- Khảo sát thực trạng hoạt động tuyên truyền pháp luật trên sóng phátthanh tại 03 đài truyền thanh cấp huyện, qua đó khẳng định những thànhcông, chỉ ra những hạn chế trong việc tuyên truyền pháp luật cho công chúngcủa từng đài

- Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chấtlượng các chương trình tuyên truyền pháp luật cho công chúng trên đài truyềnthanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là vấn đề tuyên truyền pháp luật cho công chúngđài truyền thanh cấp huyện

Trang 8

- Phạm vi nghiên cứu: là hoạt động tuyên truyền pháp luật cho côngchúng đài truyền thanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ qua khảo sát việctuyên truyền pháp luật trên đài truyền thanh ở huyện Cờ Đỏ, Phong Điền,Thới Lai từ 2014 đến nay.

5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở đường lối, chủ

trương và các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về báo chí cáchmạng Việt Nam Những vấn đề cơ sở lý luận báo chí truyền thông nói chung

và lý luận báo chí phát thanh nói riêng cũng được vận dụng như những cơ sởquan trọng trong quá trình nghiên cứu

- Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ vận

dụng tổng hợp các phương pháp sau đây:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để hệ thống hóa các

vấn đề lý luận về quan điểm báo chí nói chung và về lý luận báo chí phátthanh nói riêng Việc nghiên cứu tài liệu từ sách, báo chuyên ngành về phátthanh, tin tức phản ánh các cuộc hội nghị, tọa đàm về phát thanh nhằm làm rõcác xu thế phát triển của phát thanh hiện nay

+ Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng để khảo sát thực trạng

hoạt động phát thanh cấp huyện

+ Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh được sử

dụng trong việc xem xét, đánh giá, phân tích các chương trình phát thanh ởcác đài khảo sát, từ đó rút ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ chocác luận điểm được triển khai trong luận văn

+ Các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu được sử dụng

đối với công chúng (khoảng 300 phiếu) để từ đó thu thập những ý kiến thựctế, cung cấp cho việc triển khai các luận điểm khoa học cần thiết trong luậnvăn

Trang 9

Tất cả các phương pháp nêu trên đều có tác động tích cực và hiệu quảvào kết quả nghiên cứu.

6 Những đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa lý luận về Phát thanh tại Việt Nam

- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động phát triển hệ thống phát thanh

cơ sở và việc tuyên truyền chính sách pháp luật cho công chúng để tìm rađược những điểm mạnh, điểm yếu từ đó có những giải pháp mang tính khảthi, áp dụng được rộng rãi trên hệ thống phát thanh cơ sở của toàn khu vực

- Một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống truyền thanh cấp huyện

- Đưa ra các giải pháp nhằm tuyên truyền có hiệu quả pháp luật cho côngchúng tại các quận, huyện ở vùng sâu

- Đây cũng là tư liệu nghiên cứu thích hợp cho Chương trình tăng cườngthông tin cơ sở của Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai được cụ thểhóa bằng Đề án tăng cường thông tin về cơ sở của Sở Thông tin và Truyềnthông TP Cần Thơ

7 Ý nghĩa của lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về lý luận:

Đề tài là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức về lý luận báo chí,

truyền thông đã được trang bị trong chương trình đào tạo thạc sĩ để giải quyếtnhững vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn đời sống báo phát thanh Việt Namhiện đại

Nếu thực hiện thành công, đề tài nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệutham khảo cho các nhà trường và các trung tâm có đào tạo về phát thanh trongcả nước

- Về thực tiễn:

Đề tài là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức về lý luận báo chí,truyền thông đã được trang bị trong chương trình đào tạo thạc sĩ để giải quyết

Trang 10

đặc biệt là trong lĩnh vực phát thanh đang có xu hướng ngày càng ít dànhđược sự quan tâm và đầu tư đúng mức ở một số địa phương.

Đây là đề tài khảo sát có hệ thống chất lượng phát thanh nội dungchuyên biệt dành cho công chúng Với những cứ liệu thực tế phong phú, luậnvăn có thể cung cấp các dữ liệu cần thiết để các cấp lãnh đạo, quản lý có chủtrương, định hướng quản lý, lãnh đạo, phù hợp với hoạt động quan trọng này.Bức tranh thực tế sinh động về chương trình phát thanh ở các huyện cóthể tạo ra những so sánh cần thiết cho các Đài khác để tham khảo, đối chiếu

và vận dụng cho chương trình phát thanh của mình

Đồng thời, luận văn còn có thể cung cấp dữ liệu thực tế, tạo cơ sở choviệc nghiên cứu, xem xét điều chỉnh, nâng cao chất lượng công tác tổ chức,điều hành, quản lý, lãnh đạo của các đài truyền thanh cấp huyện không chỉtrong khu vực mà toàn bộ ĐBSCL và cả nước

Đây còn là cơ sở đóng góp cho mục tiêu chung trong việc thực hiện cóhiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật một cách có hiệu quả trên địabàn thành phố Cần Thơ

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên

đề được chia thành 3 chương

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát thanh và tuyên truyền pháp luật cho công chúng trên hệ thống phát thanh cấp huyện

Chương 2: Thực trạng hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật cho công chúng trên hệ thống phát thanh cấp huyện

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tuyên truyền có hiệu quả chính sách pháp luật cho công chúng trên hệ thống truyền thanh cấp huyện hiện nay

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT THANH VÀ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHÚNG TRÊN HỆ THỐNG PHÁT THANH

CẤP HUYỆN 1.1 Khái niệm phát thanh, phát thanh cấp huyện, hệ thống phát thanh cấp huyện và công chúng phát thanh

1.1.1 Khái niệm phát thanh

Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng sóng điện từ và hệthống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác ngườitiếp nhận Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếngđộng và âm nhạc trong việc tái hiện cuộc sống hiện thực Thông điệp đượcmã hóa truyền qua kênh phát thanh và người nhận phải có máy thu thanh mớitiếp nhận được thông điệp Như đề cập ở trên, hệ thống phát thanh bao gồm

01 Đài phát thanh quốc gia và 63 Đài phát thanh, truyền hình địa phương(mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 01 đài PTTH, Đài PTTH tỉnhcó chung bộ máy tổ chức nhân sự và cơ sở vật chất Riêng TP Hồ Chí Minhđài phát thanh và đài truyền hình hoạt động độc lập với nhau)

Trên cả nước hiện có hơn 600 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện,với cơ cấu chung mỗi huyện có một đài phát thanh hoặc truyền thanh, truyềnhình và hiện có khoảng hơn 8.000 đài truyền thanh hoặc cụm truyền thanhcấp xã

Về số lượng kênh chương trình phát thanh cả nước có 68 kênh phátthanh, trong đó Đài tiếng nói Việt Nam có 05 kênh và 63 kênh phát thanh củacác địa phương

Toàn bộ hệ thống phát sóng của Đài tiếng nói Việt Nam và các đài địaphương đều đang sử dụng công nghệ analog Hiện nay, thuật ngữ phát thanh

Trang 12

hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ số nhằm hướng tới thỏa mãn nhu cầu tiếpnhận thông tin phát thanh của công chúng hiện đại Theo đó, mô hình tổ chứchoạt động, sản phẩm truyền thông của các cơ quan phát thanh, tích hợp đa kỹnăng của người làm phát thanh cũng đang thay đổi nhanh chóng Giống nhưlĩnh vực truyền hình, việc chuyển sang phát thanh số đang là xu thế tất yếutrên thế giới Phát thanh số giúp tiết kiệm tài nguyên băng tần, cho tín hiệu vàchất lượng âm thanh tốt hơn so với cách hiện nay Chính vì vậy tại Quyết định

số 22/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanhtruyền hình (PTTH) đến năm 2020 đã quy định “Đến năm 2020, công nghệ sốđược áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh” Tuy nhiên quátrình triển khai nội dung này đến nay vẫn còn chậm

Một số thuật ngữ trong lĩnh vực phát thanh:

Phát thanh: là một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên nguyêntắc kỹ thuật truyền âm thanh để chuyển tải các chương trình tin tức, tri thức,nghệ thuật tới đông đảo công chúng thính giả cũng như cho các nhóm thínhgiả đặc thù Sóng: sóng điện tử trong phát thanh và sóng nước có những tínhchất đo lường tương đồng Khác biệt ở chỗ: sóng nước có thể quan sát đượcbằng mắt, còn sóng điện từ không tác động vào giác quan con người mà chỉcó thể đo lường bằng các dụng cụ đo lường chuyên dùng Sóng điện tử lantruyền rất nhanh bằng tốc độ ánh sáng, tức 300.000km/s Bước sóng: làkhoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trong không gian truyền sóng có cùngtrạng thái và cùng xu thế biến động, ký hiệu Lamda Tần số: là số dao độngcủa sóng thực hiện trong một giây, ký hiệu là f, đo lường = Hz với các bội sốkylo, mega, gamma: 1kHz = 100Hz, 1MHz = 1.000.000Hz Nếu gọi f là tần

số, tính bằng Hz và gọi C là tốc độ lan truyền sóng thì bước sóng Lamda đượctính theo công thức: lamda = C/f

Từ bước sóng với các chiều dài trung, ngắn, cực ngắn, ta phân loại sóngtrung, sóng ngắn, sóng cực ngắn và chia ra thành các băng sóng thường dùng

Trang 13

trong phát thanh là băng sóng trung (MW), băng sóng ngắn (SW), băng sóngcực ngắn (VSW) Ngoài ra còn các băng sóng có bước sóng rất ngắn dùngtrong thông tin vệ tinh như băng P (0,25-1GHz), băng L (1-2GHz), băng S (2-4GHz), băng C (4-8GHz), băng X (8-12GHz)…Thu sóng từ vệ tinh thườngdùng angten parabol, dùng băng sóng có tần số càng cao (bước sóng càngnhỏ) thì đường kính của angten parabol càng nhỏ Môi trường truyền sóng: làkhông gian mà sóng lan truyền từ mặt đất lên bầu trời Bao quanh trái đất cónhững lớp ion gọi là các tầng điện ly Tầng điện ly hấp thụ làm sóng yếu đi,phản xạ làm sóng quay trở lại trái đất và đối với loại sóng có tần số rất cao(bước sóng rất ngắn) thì lại cho sóng đi qua và lan truyền tiếp tục vào vũ trụ.Các tầng điện ly lại không ổn định, xuất hiện hoặc biến đi tùy thuộc mặt trời,ngày đêm nên làm cho sự truyền sóng cũng không ổn định Vì vậy cường độsóng thu được bị biến động làm cho chương trình phát thanh thu được lúc to,lúc nhỏ AM – FM: Điều chế sóng cao tần bằng cách làm biến đổi biên độ củacao tần theo quy luật của biến đổi âm thanh gọi là điều chế biên độ (gọi tắt làđiều biên => viết tắt là AM: amplitude modultion) Điều chế sóng cao tầnbằng cách làm biến đổi tần số theo quy luật của biến đổi âm thanh gọi là điềuchế tần số (gọi tắt là điều tần => viết tắt là FM: frequency modultion) Thu âm

và pha âm: là cách sử dụng các thiết bị ghi lại, lưu trữ và xử lí âm thanh(micro, băng từ, máy ghi âm băng từ, CD (compact disc), MD (minidisc),máy chạy đĩa CD, máy MD, thiết bị ghi âm kỹ thuật số, bàn trộn - mixer) Phátsóng và thu sóng: Hệ thống phát và thu sóng vô tuyến điện làm nhiệm vụtruyền đạt tín hiệu từ nguồn tín hiệu (âm thanh của chương trình phát thanh)tới nơi nhận tín hiệu (loa và âm thanh tới tai người nghe) Giữa nơi phát vànơi thu không có dây nối, chỉ có sóng vô tuyến điện mang tín hiệu truyền đạttới, không dây nên gọi là vô tuyến Quy trình về kỹ thuật: Âm thanh dướidạng áp suất không khí  Micro biến đổi thanh áp thành dòng điện âm tần

Trang 14

khuếch đại tín hiệu cao tần  điều chế biên độ và khuếch đại cao tần điều chế(tần công suất) đưa ra anten phát  Anten phát bức xạ công suất cao tần điềuchế thành song vô tuyến điện để lan truyền giữa nơi phát và nơi thu  khuếchđại cao tần điều chế  tách sóng (hay điều chế) để lấy tín hiệu âm tần khuếch đại điện áp âm tần  khuếch đại công suất âm tần  loa biến đổidòng điện âm tần thành áp suất không khí là âm thanh đưa tới tai người nghe.Phòng thu âm (studio) công nghệ mới: Trước đây, theo công nghệ cũ,việc trang bị một phòng thu âm (Studio) chuyên dùng đòi hỏi một nguồn kinhphí rất lớn, kèm theo việc đào tạo kỹ thuật viên sử dụng rất phức tạp… Nay,theo công nghệ thiết kế phòng thu mới, nhờ công nghệ phát triển của máy vitính, việc thay thế dần các thiết bị hàng hiệu phụ trợ không cần thiết (như Hệthống loa kiểm thính, Headphone, Bộ chia kênh phone, Bộ làm chương trìnhngoài máy vi tính,…) vừa tiết kiệm được kinh phí đầu tư vừa đơn giản sửdụng.

Nay, theo công nghệ thiết kế phòng thu mới, nhờ công nghệ phát triểncủa máy vi tính, việc thay thế dần các thiết bị hàng hiệu phụ trợ không cầnthiết (như Hệ thống loa kiểm thính, Headphone, Bộ chia kênh phone, Bộ làmchương trình ngoài máy vi tính,…) vừa tiết kiệm được kinh phí đầu tư vừađơn giản sử dụng rất phù hợp phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng khácnhau… (chỉ tập trung vào sử dụng phần mềm trên máy vi tính) mà vẫn đảmbảo chất lượng âm thanh (các thiết bị chính sử dụng thiết bị chuyên dùng củaCHLB Đức: Bộ trộn kỹ thuật số, Micro phòng thu) và xử lý âm thanh trênmáy vi tính, đạt độ bền cao… Phòng thu Studio: Kích thước phòng Studiothường tuỳ thuộc vào điều kiện sẵn có của các Đài Địa phương Tuy nhiên,cần phải đạt kích thước tối thiểu để bảo đảm điều kiện làm việc cho kỹ thuậtviên và phát thanh viên, ca sĩ …

Trang 15

Phát triển trong môi trường truyền thông số, phát thanh hiện đại đã vàđang thể hiện năng lực thích nghi, biến đổi và có thể đang dần dần làm nhòa

đi những đặc điểm phát thanh truyền thống

1.1.2 Thể loại của phát thanh

Tin trên sóng phát thanh:

Trong hệ thống các thể loại báo chí, cùng với thể loại ghi nhanh, tin làthể loại đặc biệt thích hợp với loại hình báo phát thanh Điều đó có nguyênnhân gắn liền với những đặc điểm của tin và khả năng phát huy tối đa nhữngđặc điểm đó trên báo phát thanh – một loại hình báo chí có năng lực thông tinthời sự hơn hẳn so với bất cứ loại hình báo chí nào khác

Tin phát thanh có các dạng tin vắn, tin ngắn, tin tường thuật, tin tổnghợp

Tường thuật phát thanh:

Trong bối cảnh đời sống phát thanh ở nước ta hiện nay, nhìn chung thểloại tường thuật được thực hiện dưới những dạng sau đây:

Dạng tường thuật trực tiếp: Được thực hiện trực tiếp ngay ở nơi sự kiệnđang xảy ra, do đó nó chỉ được thực hiện một cách có hiệu quả trên báo nói,báo hình Ưu thế của nó chính là ở chỗ có thể đồng thời phản ánh về sự kiệntrong toàn bộ những diễn biến ngay ở khoảnh khắc đó Dạng tường thuật nàythường được sử dụng để phản ánh về những sự kiện lớn, tiêu biểu đang thuhút sự quan tâm của đông đảo công chúng như: khai mạc một đại hội trọngthể; một lễ hội tầm cỡ quốc gia; khoảnh khắc đón giao thừa; một cuộc thi đấuthế thao quan trọng

Tại thành phố Cần Thơ, thập niên 90 của thế kỷ trước, phát thanh địaphương đã phát huy được thế mạnh của thể loại này Các chương trình tườngthuật trực tiếp luôn thu hút được sự quan tâm của thính giả như: bóng đá,phiên toà xét xử, lễ hội giao thừa v.v…

Trang 16

Hiện nay, tại một số đài phát thanh, hình thức tường thuật trực tiếp đã có

sự biến đổi từ một thể loại thành một dạng chương trình tổng hợp với sự thamgia của nhiều thể loại khác nhau

Người thực hiện tác phẩm tường thuật phát thanh trước hết phải có khảnăng đọc, nói; sự am hiểu các thiết bị kỹ thuật; khả năng biên tập; tổ chức cácchương trình; khả năng thực hiện các cuộc phỏng vấn thu thanh; khả năngbiên tập băng v.v… Đồng thời còn phải có khả năng phát hiện nhanh sự việcđiển hình, con người điển hình, chi tiết điển hình Có như vậy, người tườngthuật mới có cơ sở phân tích, đánh giá, nhận định toàn bộ những diễn biếnphức tạp của sự kiện một cách chính xác, từ đó có thể khai thác đúng hướng.Bình luận phát thanh:

Theo ông Trần Thế Phiệt: bình luận cần chú ý cả hai mặt: Bình và Luận.Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá nó, khai thác nó

ở các mặt nội dung ý nghĩa Luận là bàn bạc các vấn đề, đặt nó vào trong cácquá trình diễn biến, phát triển, nhận định khả năng và triển vọng của vấn đề

mà người bình luận quan tâm, rồi nêu những tác dụng của nó trong đời sốngxã hội, trong thực tế và trong lý luận

Một trong những đặc điểm quan trọng của bình luận phát thanh là tínhnhạy bén, sự xác thực và độ tin cậy cao của nó Một bài bình luận trên đàiphát thanh thường gây được tranh luận trong người nghe Những ý kiến củabình luận phát thanh thường kích thích, khích lệ người nghe tự kiểm tra, đánhgiá lại nhận thức của mình để từ đó hình thành quan điểm, chính kiến riêng Bình luận phát thanh còn thể hiện phong cánh của bình luận viên, cá tínhcủa tác giả trong khi trình bày những quan điểm của mình Trên sóng phátthanh, người bình luận có thể tự trình bày tác phẩm của mình – nghĩa là tácgiả có thể trực tiếp truyền đạt quan điểm, chính kiến của mình với ngườinghe Đây chính là một trong những lợi thế của bình luận phát thanh so vớibình luận trên báo in Ngoài sự thuyết phục của những lập luận logic, của lý lẽ

Trang 17

xác đáng, lập luận chặt chẽ, tác phẩm bình luận phát thanh còn có thể thuyếtphục người nghe bằng sự truyền cảm của giọng nói thông qua các yếu tố nhưngữ điệu, âm sắc, tiết tấu…

Bình luận phát thanh có các dạng: Bình luận văn học, bình luận quân sự,bình luận thể thao, bình luận âm nhạc v.v…Ngoài các dạng nêu trên, các nhànghiên cứu báo chí còn nêu lên một vài dạng bình luận khác như: Bài bìnhluận mang tính chất bút chiến và bài bình luận mang tính chất giải thích.Phóng sự phát thanh:

Phóng sự là thể loại báo chí giàu chất văn học nhất Phóng sự có nhiệmvụ thông tin về thời sự về người thật việc thật trong một quá trình phát sinh,phát triển Nó có nhiệm vụ phơi bày về những sự thật chứa đựng mâu thuẫntrong đời sống Điểm nổi bật của phóng sự so với các thể loại báo chí khác lànó có khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều sâu dướidạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực Tác phẩmphóng sự có thể có nhiều cấp độ phản ánh: phơi bày hiện trạng, tái tạo các sựviệc, sự kiện, quang cảnh, tình huống, vấn đề… và thông qua đó bày tỏ nhữngsuy nghĩ, cảm xúc của tác giả

Phỏng vấn phát thanh:

Trong hoạt động báo chí, phỏng vấn vừa là mục đích vừa là phươngpháp Nhả báo muốn điều tra lấy tư liệu phải tiếp cận thực tế, gặp gỡ phỏngvấn các nhân vật Hành vi phỏng vấn trong trường hợp này mang tính chất làmột phương pháp công tác Với mục đích thông tin về hiện thực thì phỏngvấn mới được coi là một thể loại

Với tư cách là một thể loại báo chí, phỏng vấn có hình thức và nội dungổn định Đó là một trong những thể loại có nhiều khả năng trong quá trìnhphản ánh hiện thực – nhất là phản ánh chiều sâu của suy nghĩ, tư tưởng, ýkiến của con người…

Trang 18

Mục đích của bài phỏng vấn là nhằm làm sáng tỏ về con người, sự kiện,

sự việc, vấn đề, tình huống, hoàn cảnh, ý kiến, động cơ nào đó mà công chúngđang quan tâm Một tác phẩm phỏng vấn thành công phải đem lại câu trả lờithỏa mãn được nhu cầu thông tin của công chúng Trên tinh thần đó, ngườithực hiện bài phỏng vấn cũng phải hiểu biết về điều mình đang hỏi

Có nhiều cách phân dạng thể loại phỏng vấn Người ta có thể căn cứ vào

số lượng nhân chứng tham gia trả lời để chia ra thành các dạng phỏng vấnmột người và phỏng vấn nhiều người

Tọa đàm phát thanh:

Nghĩa gốc của tọa đàm là ngồi trò chuyện Tuy nhiên tọa đàm hiện naykhông chỉ là một cuộc trò chuyện mà đã mở rộng ra thành những cuộc traođổi, bàn bạc, tranh luận giữa những người tham gia Trong một cuộc tọa đàmthường có những ý kiến trái ngược nhau và chính điều đó đã trở thành mộttrong những lý do tạo ra sụ hấp dẫn của tọa đàm

Tọa đàm phát thanh là một cuộc trao đổi, bàn cãi, tranh luận của mộtnhóm đại biểu nào đó về một chủ đề nhất định nhằm truyền đạt thông tin tớingười nghe bằng phương tiện truyền thông radio Đặc trưng cơ bản của nó là

sự truyền tải thông tin dưới hình thức của một cuộc bàn bạc, tranh luận xungquanh một chủ đề nhất định thông qua âm thanh sinh động trong đó chủ yếu

là lời nói và tiếng động

Cũng như các tác phẩm phát thanh khác, tọa đàm phát thanh đến vớicông chúng thính giả thông qua âm thanh, trong đó chủ yếu là lời nói và đôikhi được bổ trợ thêm bằng tiếng động Điều này có hai mặt Nhược điểm củanó là khả năng ghi nhớ của thính giả bị hạn chế do chỉ tiếp nhận qua tai nghe.Bài phản ánh:

Trong thực tiễn báo chí ở nước ta, tên gọi bài phản ánh thường đượcdùng để phân biệt với tin về mặt dung lượng Do không bị chi phối bởi nhữngđặc trưng đặc điểm ổn định với tư cách là thể loại báo chí nên những tác

Trang 19

phẩm thuộc dạng bài phản ánh thường có sự biến hóa rất linh hoạt để thíchứng với những sự kiện, vấn đề, nhân vật, tình huống mà nó phản ánh.

Nội dung của bài phản ánh phải đảm bảo được hai yêu cầu đối với bất cứtác phẩm báo chí nào Đó là yêu cầu về tính thời sự và tính xác thực củanhững thông tin mà nó phản ánh

Hình thức của một bài phản ánh có những đặc điểm sau:

Dung lượng ngắn gọn

Kết cấu gắn liền với nội dung của vấn đề, sự kiện

Ngôn ngữ gần với đời sống

Các dạng bài phản ánh:

Bài phản ánh về sự kiện, sự việc

Bài phản ánh về quang cảnh, hiện trạng

Bài phản ánh về tình huống, vấn đề

Bài phản ánh về người thật, việc thật

Bài phản ánh suy nghĩ, cảm xúc

* Ngoài các thể loại nêu trên, còn có một số loại hình khác được thể hiệntrên báo phát thanh như: Văn xuôi truyền thanh, Thơ truyền thanh,Câuchuyện truyền thanh, kịch truyền thanh, đọc truyện v.v là những thể loạigiúp diễn đạt, truyền tải thông tin qua sóng phát thanh một cách có hiệu quả,trong đó có tuyên truyền pháp luật qua sóng phát thanh

Phẩm chất, kỹ năng của người làm phát thanh

Tất nhiên nhà báo phát thanh vẫn phải có đầy đủ phẩm chất của mộtngười làm báo chuyên nghiệp: tính nhạy bén (săn tin, tổ chức nguồn tin, cáimũi ngửi ra tin…), sự năng động, sáng tạo, dũng cảm, trung thực, bản lĩnhchính trị vững vàng, phông văn hóa rộng, niềm đam mê… thì trong báo phátthanh với đặc thù là nghe và liên tưởng khác với truyền hình là xem, nghe vàchứng kiến Nhà báo phát thanh luôn biết là lời nói trên radio phải làm cho

Trang 20

một cách đầy đủ Để làm được điều này không hề đơn giản, đòi hỏi nhữngphẩm chất đặc biệt của đội ngũ những người làm phát thanh như: Phóng viênphải thực sự nhạy bén, năng động và có tính chủ động cao; phải xông xáo,linh hoạt, có khả năng phát hiện, khám phá và có khả năng viết rất nhanhbằng một nút pháp sinh động; phải hoạt bát, lợi khẩu và có khả năng nói trướcmáy… Khả năng này tạo điều kiện để phóng viên thực hiện những cuộcphỏng vấn ngắn (đối với các nhân chứng) một cách sinh động mà đặc biệt làtrong việc dẫn dắt mạch đi của tác phẩm Kinh nghiệm hoạt động thực tiễncủa phóng viên là vô cùng cần thiết trong việc nhanh chóng thích ứng và làmchủ với mọi tình huống.

Tổ chức và thực hiện chương trình: Khi viết bài cho phát thanh, phóngviên phải tự hỏi: phải bắt đầu như thề nào để thu hút thính giả đây? Nhữngthông tin nào là chủ yếu và quan trọng nhất? chí tiết nào sẽ dẫn câu chuyệntới đỉmnh điểm? cái gì sẽ tạo ra sự hấp dẫn để duy trì sự thích thú của ngườinghe đối với chương trình Một khi đã biết được điều mình muốn nói vàthông tin mình muốn truyền đạt thì tiếp đến là cân nhắc làm sao để thực hiệncâu chuyện tốt nhất

Còn biên tập viên thì cân nhắc một tác phẩm trước khi phát sóng bằngnhững câu hỏi: thông tin này có ý nghĩa gì với công chúng? có mới không?

Mở đầu vậy là êm chưa? Cấu trúc rõ ràng không? Có quá nhiều hay quá ít chitiết không? Có câu nào dài dòng, rườm rà không? Câu viết có dễ đọc không?Có cần viết lại không? Và khi thực hiện một chương trình phát thanh thì BTVphải giải quyết các câu hỏi: chương trình đem lại lợi ích gì cho người nghe?Phần mở đầu có hấp dẫn không? Cấu trúc chương trình có rõ ràng không?Chương trình có quá nhiều chi tiết không? … Để thực hiện tốt các chươngtrình phát thanh trực tiếp, ngoài các điều kiện về kỹ thuật, máy móc chuyêndụng như thiết bị thu phát, phòng dựng, hệ thống máy tính, bàn trộn, điệnthoại… còn phải kể đến yếu tố con người Nhà báo Nguyễn Trọng Trí,

Trang 21

Trưởng ban Thời sự - Đài TNND TP.HCM cho biết: việc thực hiện phát thanhtrực tiếp đòi hỏi sự chỉ huy chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, tác phong làm việckhoa học, tinh thần làm việc có trách nhiệm, kỷ luật cao của các thành viêntrong ê kíp thực hiện chương trình Mỗi người phải hoàn thành tốt công việccủa mình, hiểu rõ toàn bộ chu trình thực hiện chương trình và sử dụng thànhthạo mọi phương tiện kỹ thuật cần thiết Nếu cả ê kíp từ người dựng chươngtrình, phóng viên, dẫn chương trình, phát thanh viên cho đến kỹ thuật viên dùcó làm việc tốt đến đâu mà chỉ cần một khâu bất kỳ làm việc lơ là, không tậptrung, không ăn ý là công sức của cả tập thể coi như đổ xuống sông xuống bể.Đặc biệt là những phóng viên hay biên tập viên trực tiếp nói trên micro phải

là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn đểphản ánh tốt các sự kiện, đồng thời phải có vốn văn hóa rộng và khả năng ứngxử khéo léo trước những tình huống bất ngờ ngoài dự kiến xảy ra khi thựchiện chương trình Một lần nữa khẳng định: Thế hệ những người làm báo phátthanh hôm nay hiểu rõ nhiệm vụ to lớn của báo chí cách mạng, tất cả đã vàđang tiếp bước cha anh, phấn đấu rèn luyện vững vàng trên mặt trận tư tưởngvăn hóa, để xứng đáng với truyền thống vẻ vang mà bao thế hệ của các Đàiphát thanh đã dày công vun đắp xây dựng cho làn sóng

- Nội dung Phát thanh:

Rất đa dạng bao hàm toàn bộ các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế,xã hội

Do có tính phổ biến rộng rãi nên trong một số trường hợp thực sự khẩncấp, nội dung của phát thanh mang thông điệp đặc biệt và có tính chính trị cao(tuyên truyền bầu cử, tổng động viên v.v…)

Do lịch sử ra đời và phát triển sớm nên phát thanh rất gần gũi với đờisống xã hội Chính vì vậy, nội dung của phát thanh mang bản sắc văn hóa đặctrưng của vùng Ví dụ: Đài Tiếng nói TP HCM thường xuyên phát các bản tin

Trang 22

Truyền hình TP Cần Thơ thì phát bản tin nông nghiệp, các chương trình ca cổv.v…

Nội dung của phát thanh được chuyển tải qua lời nói nên mang nhiều sắcthải biểu cảm, là biểu hiện tình cảm, tâm sinh lý của công chúng khi nghe đài.Nếu chia theo hệ thống phân loại chung của báo chí thì có các nhóm nộidung chính sau đây:

- Nhóm chính luận:

Là các chương trình thời sự, bài phân tích, các chuyên đề, chuyên mục,các bản tin, khẩu hiệu tuyên truyền Đây là phần nội dung cốt lõi chiếm đa sốthời lượng được phân bổ cho một cơ quan phát thanh và được phát với tầnsuất dày đặc, là nội dung cần quan tâm định hướng tuyên truyền của các cơquan quản lý nội dung phát thanh

- Nhóm khoa giáo:

Là nội dung quan trọng thứ hai sau nhóm chính luận Tùy theo đặc điểmkinh tế - xã hội của mỗi nơi mà nội dung khoa giáo được thiết kế khác nhau.Sau này, do truyền hình có trực quan, sinh động hơn nên nội dung khoa giáotrên phát thanh dần ít được sự quan tâm của thính giả

- Nhóm thông tin kinh tế - giải trí:

Đây là nhóm thông tin có nhiều thính giả nhất và trung thành nhất hiệnnay Do vậy, đây cũng là nhóm thông tin có khả năng tạo nguồn thu ngoàingân sách cho cơ quan phát thanh Để có thể phát huy hết lợi thế của nhómthông tin này, nhiều cơ quan phát thanh tăng cường tối đa tính tương tác vớithính giả để cập nhật và đáp ứng trực tiếp nhu cầu của thính giả đang theo dõichương trình Cùng với khả năng phủ rộng, nhóm thông tin này giúp choradio trở thành phương tiện giải trí lưu động trong xã hội có ít thời gian dànhcho giải trí như hiện nay

Trang 23

1.1.3 Hệ thống phát thanh cấp huyện

Thuật ngữ “Phát thanh cấp huyện” hay “Truyền thanh cấp huyện thị” làmột thuật ngữ đã được sử dụng phổ biến trong lý luận chuyên ngành phátthanh ở nước ta Theo các tác giả của các cuốn sách Báo phát thanh, Lý luậnbáo phát thanh, Phát thanh trực tiếp thì đây là một thuật ngữ được sử dụngđể chỉ một cấp trong hệ thống truyền thanh bốn cấp ở nước ta (gồm: cấpTrung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, thị, thànhphố trực thuộc tỉnh; cấp phường, xã, thị trấn) Trong đó, riêng hai cấp huyện,thị và cấp phường, xã, thị trấn còn được gọi chung bằng một thuật ngữ: truyềnthanh cơ sở Như vậy, có thể hiểu “Tuyên truyền pháp luật cho công chúngđài truyền thanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ hiện nay” chính là phát huyhơn nữa khả năng của các đài truyền thanh huyện, quận trong việc cung cấpthông tin về pháp luật đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời có khả năng tácđộng tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển

Ở nước ta, toàn bộ hệ thống phát thanh đều thuộc sở hữu của Nhà nước,

do Chính phủ và chính quyền các địa phương quản lý Từ năm 1956, nước tađã bắt đầu hình thành một hệ thống phát thanh 4 cấp từ Trung ương là ĐàiTiếng Nói Việt Nam (TNVN) đến các đài phát thanh cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương và dưới đó là các đài, trạm truyền thanh cấp huyện, cấp xã.Từ những năm 60 của thế kỷ trước, hệ thống đài huyện ở nước ta đã từngbước được tăng cường số lượng và nâng cao dần chất lượng Nhiệm vụ chínhcủa các đài huyện trong giai đoạn này là tiếp phát sóng các đài trung ương,đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát thanh để phản ánh

về công việc của các hợp tác xã; cổ vũ những phong trào thi đua lao động sảnxuất điển hình; phê phán thói xa hoa, lãng phí, quan liêu trong quản lý tài sảntập thể… Do số lượng đầu báo ở nước ta khi đó còn rất ít nên vị trí, vai tròcủa các đài huyện là rất lớn

Trang 24

Các đài huyện ở nước ta được trang bị những máy phát sóng cực ngắn và

sự ra đời của hàng loạt trạm phát sóng cấp xã đã tạo nên những hiệu quả thiếtthực đối với công tác chỉ đạo tuyên truyền của các huyện, thị qua tính nhanhnhạy, kịp thời cập nhật thông tin địa phương của nó Trong giáo trình củaMarray Masterton và Roger Patching hợp tác với Đài TNVN, tựa đề Cẩmnang báo chí phát thanh “Sau đây là bản tin chi tiết”, xuất bản năm 2001, đãnhấn mạnh về vị trí, vai trò của tờ báo nói ở địa phương, cơ sở: “Radio làtiếng nói của thành phố hôm nay, cho những người có quan tâm biết về nhữnggì xảy ra trong thế giới của họ khi họ muốn” [41, tr.25]

1.1.4 Công chúng của phát thanh

Công chúng phát thanh rất đa dạng và phong phú Do địa bàn phủ sóngrộng và phục vụ trên cả hai hệ thống vô tuyến và hữu tuyến, nên công chúngphát thanh đông đảo hơn nhiều so với truyền hình và báo in Gần 7 năm qua,với sự phát triển của hệ thống truyền thanh không dây - một thành tựu mớicủa công nghệ thông tin hiện đại, đã góp phần tăng thêm thế mạnh vượt trội

và sức sống diệu kỳ của radio, đưa tiếng nói truyền thanh lan xa, toả rộng, lenlỏi khắp mọi địa bàn, khu phố, ngõ hẻm Đặc biệt, nơi vùng sâu, vùng xa hệthống loa phóng thanh không chỉ làm sôi động cuộc sống mà còn trở thànhngười bạn gần gũi, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Với ưu thế được qui định bởi đặc thù của mình, phát thanh vẫn đã, đang

và sẽ là một loại hình truyền thông độc đáo, hấp dẫn có khả năng tạo ra đượcsức hút và thiện cảm đối với đông đảo công chúng

Năng lực của phát thanh hiện đại còn thực sự được phát huy bởi khảnăng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin giữa phát thanh viên, biên tậpviên, phóng viên và thính giả, tạo điều kiện cho họ được bày tỏ quan điểm,tình cảm của mình cho hàng triệu người cùng nghe, cùng chia sẻ, nhưng trên

cơ sở đó, người làm phát thanh thực hiện được chức năng giáo dục nâng cao

Trang 25

nhận thức, định hướng được tư tưởng, định hướng được dư luận xã hội Giaolưu thính giả trên sóng phát thanh trực tiếp chính là sự hấp dẫn của phát thanhhiện nay.

Công chúng phát thanh chính là thính giả Công chúng phát thanh làngười nuôi dưỡng chương trình phát thanh, là người đánh giá, thẩm định cuốicùng chất lượng phát sóng Công chúng phát thanh là người thẩm định vai trò,vị thế xã hội của nhà báo và cơ quan báo chí (đài phát thanh) Uy tín và uy lựccủa nhà báo do công chúng và dư luận xã hội Có thể coi công chúng là đốitác của báo chí Công chúng là nguồn sinh lực phong phú, là ngọn nguồn tươimới của chương trình phát thanh

Công chúng phát thanh có thể được hiểu là nhóm lớn xã hội đượcchương trình phát thanh tác động, hoặc nhóm người mà phát thanh hướng vàođể tác động Có công chúng tiềm năng và công chúng thực tế, công chúngtrực tiếp và công chúng gián tiếp

Công chúng tiềm năng là nhóm lớn xã hội mà chương trình phát thanhhướng vào tác động lôi kéo, thuyết phục Nhưng trong thực tế không phải tấtcả những thành viên nhóm lớn xã hội mà chương trình nhằm vào đều tiếpnhận được các chương trình phát thanh

Hay nói cách khác, chỉ một phần trong nhóm lớn mà chương trình phátthanh hướng vào, tiếp nhận được sự tác động Bộ phận ấy gọi là công chúngthực tế

Ở bình diện khác, lại có công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp.Công chúng trực tiếp là những người trực tiếp tiếp nhận các chương trình phátthanh

Còn công chúng gián tiếp là những người được những người công chúngtrực tiếp kể lại, thông tin lại những điều mà họ đã tiếp nhận qua sóng phátthanh Các chương trình truyền thông trên radio vừa nhằm vào đại chúng trên

Trang 26

Chuơng trình phát thanh thanh niên, tức là nhằm vào đối tượng côngchúng chủ yếu là thanh niên, nhưng mọi đối tượng cũng không phải vô tìnhnghe được (tuy cũng có lúc như vậy) mà chủ yếu nghe theo sở thích vànhu cầu.

Theo một số nhà nghiên cứu về lý luận phát thanh hiện đại, công chúngphát thanh thường được chia làm mấy loại: Một là đối tượng nghe dò tìm:Người nghe mở đài cố gắng tìm một chương trình cụ thể nào đó Giai đoạntiếp theo là trạng thái tinh thần, tình cảm tập trung vào thời điểm phát chươngtrình Người nghe có thể thích thú hoặc bực mình với những gì nghe được.Hai là đối tượng nghe tập trung tư tưởng: do yêu cầu nghề nghiệp chuyênmôn người nghe luôn có mặt bên máy thu thanh hoặc dành một bộ phận thờigian nhất định cho việc nghe đài hằng ngày Ba là đối tượng nghe có chọnlọc, lựa chọn: người nghe chỉ cần tiếp nhận một phần của chương trình hay tintức nào đó Bốn là đối tượng nghe loáng thoáng, rơi rớt: chương trình radiochỉ là một yếu tố động chạm đến một phần nhỏ hoặc chung chung, không ảnhhưởng đến lĩnh vực nhận thức của người nghe

Cũng theo một nghiên cứu gần đây, tại Hà Nội, cho thấy một số quanđiểm cho rằng công chúng của phát thanh tập trung nhiều ở vùng nông thôn làsai lầm Ở nông thôn, chắc chắn số người theo dõi thông tin qua đài phátthanh vẫn rất cao song đó không phải là lựa chọn số một của họ do tính chấthấp dẫn số một do truyền hình mang lại Ngược lại công chúng nghe đài phátthanh cả thường xuyên và không thường xuyên ở các đô thị lớn lại không hềsụt giảm, thậm chí tỷ lệ này có phần cao hơn ở nông thôn Lý do, quỹ thờigian của họ không thật sự dư dả, nhiều người tranh thủ nghe đài khi tập thểdục, khi đi trên xe ô tô…

Công chúng ngày nay không chỉ thích nghe đài mà còn có ý thức thamgia các chương trình phát thanh Họ luôn có sự so sánh, đánh giá, nhận xét vềnhững vấn đề được nêu ra Trả lời được câu hỏi đó cũng chính là đáp ứng nhu

Trang 27

cầu thông tin thiết thực của thính giả Năng lực của báo phát thanh hiện đạicòn được thực sự được phát huy bởi khả năng giao lưu, trò chuyện, trao đổithông tin giữa phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên và thính giả Đâychính là điều kiện để công chúng (thính giả) có cơ hội tham gia vào quá trìnhthực hiện chương trình

Qua theo dõi cho thấy số lượng người nghe chương trình phát thanh baogiờ cũng tỷ lệ thuận với mức độ tham gia cuả họ Công chúng phát thanhhiện đại sẵn sàng loại bỏ những chương trình phát thanh không bổ ích đểchuyển qua một kênh truyền thông khác Họ luôn có sự so sánh, đánh giá,nhận xét và có những ý kiến phản hồi, thậm chí sẵn sàng tham gia nếu chươngtrình phát thanh hấp dẫn và hiệu quả

Có một thống kê cho biết, dù chỉ còn 41,4% số hộ gia đình còn sở hữuradio và 28,8% còn giữ thói quen nghe đài, nhưng điều đó không đồng nghĩangười dân không còn nhu cầu thưởng thức các chương trình phát thanh Có65,7% số người được hỏi cho biết vẫn có nhu cầu này và 66,3% mong muốnđược cấp miễn phí máy thu thanh Và nếu chất lượng sóng phát thanh đượccải thiện, có 77,1% những người không nghe đài hiện nay do các liên quanđến chất lượng âm thanh khẳng định sẽ quay lại sử dụng radio, 80,2% thínhgiả sẵn sàng mở đài trong thời gian nhàn rỗi, thậm chí 19% sẵn sàng mở đàiliên tục trong ngày nếu có nhiều chương trình hấp dẫn

1.2 Ưu thế và hạn chế của phát thanh

1.2.1 Ưu thế

Phát thanh có những thế mạnh mà các loại hình báo chí khác trước nókhông thể có được:

Tính tỏa khắp:

Đó là sự quảng bá thông tin nhờ sự phủ sóng điện từ trên phạm vi rộnglớn với tốc độ của ánh sáng – xấp xỉ 300.000 km/giây Nhờ đặc tính này, cùng

Trang 28

một lúc phát thanh tác động đến hàng triệu người, chi phối hàng triệu ngườitrên khắp hành tinh, không phân biệt biên giới, quốc gia và lãnh thổ.

Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời:

Báo in chỉ cho phép tiếp nhận từng người một, đơn lẻ, còn phát thanhthì hàng triệu người có thể cùng nghe, cùng theo dõi, cùng phản ứng Do đó,phát thanh có sức mạnh đặc biệt trong việc hình thành dư luận xã hội rộngkhắp và tức thì Trong lịch sử chứng minh, lời kêu gọi, lệnh tổng động viên,thông điệp hàng năm… của những người đứng đầu nhà nước đều được truyềnqua sóng phát thanh đến mọi miền đất nước và khắp thế giới này

Sống động, riêng tư, thân mật:

Thế mạnh của phát thanh là sử dụng thế giới âm thanh bao gồm lời nói,tiếng động, âm nhạc trong việc phản ánh hiện thực và tạo dựng nên bức tranhsinh động, thu phục người nghe Giọng nói có sức truyền cảm mạnh mẽ, nhờchất giọng và kỹ năng nói như cao độ, cường độ, tiết tấu, ngữ điệu, diễncảm… Chương trình phát thanh hướng tới số đông, nhưng người nghe radiovới tư cách cá nhân, từng người một – tính riêng tư, thân mật Điều này đòihỏi thiết kế thông điệp và trình bày như nói với từng người

Phát thanh là kênh truyền thông rẻ tiền:

Với công nghệ hiện nay, một chiếc radio chỉ bán với gía vài chục ngànđồng, hợp với túi tiền đại đa số người dân lại được nghe đủ loại chương trình,từ ca nhạc, âm nhạc, sân khấu, hướng dẫn kỹ thuật làm ăn, kỹ năng sống đếntin tức thời sự Do đó, phát thanh thích ứng với cộng đồng dân cư chủ yếu lànông dân, cư dân sống rải rác, mức sống thấp như nước ta

Phát thanh có thể nghe kết hợp với làm việc khác, không phải tập trungmọi giác quan vào việc tiếp nhận thông tin Điều này rất có lợi cho nông dân

và chị em phụ nữ, vừa làm việc nhà vừa nghe phát thanh

Trang 29

Phát thanh đến với mọi đối tượng, không phân biệt trình độ văn hóa caohay thấp, biết chữ hay không, chỉ cần có khả năng nghe Đồng thời phát thanhcó khả năng phục vụ giải trí cho công chúng với chất lượng cao qua cácchương trình âm nhạc, ca nhạc, văn nghệ, nhất là phát thanh số.

Phát thanh có lợi thế trong việc giữ gìn ngôn ngữ lời nói của các dântộc:

Ở nước ta hiện nay có 37 chương trình phát thanh tiếng các dân tộcthiểu số, trong đó Đài Tiếng nói Việt Nam phát khoảng 11 chương trình Đây

là một cố gắng lớn mà báo in khó có thể thực hiện Tuy nhiên, so với cộngđồng 54 dân tộc anh em, sản phẩm truyền thông này chưa thể đáp ứng nhucầu công chúng các dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển bền vững TạiĐồng bằng sông Cửu Long, sản phẩm truyền thông bằng kênh phát thanh chođồng bào dân tộc tại đây còn nhiều hạn chế do chưa được quan tâm đầu tưđúng mức

Hệ thống phát thanh, truyền thanh lan tỏa đến tận phường, xã, các ấpdân cư và radio theo bà con lên rẫy vào nương là điều truyền hình, báo in, báomạng điện tử không thể sánh kịp Mạng lưới truyền thanh cơ sở ngày càngphát huy vai trò quan trọng tại nông thôn, miền núi

1.2.2 Hạn chế

Do tác động tuyến tính thời gian nên có thể nghe đoạn đầu mà bỏ mấtđoạn cuối, nếu không tập trung sự chú ý của thính giác liên tục Hiện nay trêncác website của các đài phát thanh đều có phần mềm hỗ trợ nghe và tải, giúpcông chúng lưu trữ thông tin dễ dàng hơn

Thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lưu giữ thông tinqua radio khó khăn và hạn chế, mặc dù hiện nay điều kiện ghi âm, băng từkhá hiện đại Nhưng khi đã lưu giữ được thì là bằng chứng sống động khóngụy tạo

Trang 30

Trên sóng phát thanh, khó có thể trình bày, phân tích những vấn đề phứctạp, nhất là việc phân tích những số liệu, bởi thế mạnh của phát thanh là thôngtin và cổ động, cổ vũ Nếu nhiều số liệu phức tạp, người nghe sẽ khó theo dõi,không thích và tắt đài, không nghe nữa.

Những hạn chế của phát thanh có thể sẽ được khắc phục một cách cơ bảnkhi radio Internet ra đời – không phải nghe một lần, mà có thể nghe bất kỳ lúcnào có thể Bởi vì radio Internet có những đặc điểm vượt trội như:

Radio Internet là kênh truyền thông đa phương tiện

Khác với radio truyền thông, nó cho phép tăng tần suất và biên độ tươngtác với công chúng thính giả, kéo người nghe vào cuộc như những cộng tácviên tích cực

Cho phép phát triển các loại dịch vụ đa loại hình, kể cả dịch vụ gia tăng,đáp ứng nhu cầu của bạn nghe đài

Chương trình phát thanh có độ nén với những hình thức giản lược, tiệních

Khắc phục được các sự cố nhiễu do môi trường tự nhiên, đảm bảo chấtlượng thông điệp cao nhất…

Mặt khác radio Internet cũng sẽ làm thay đổi mạnh mẽ tư duy, phongcách, yêu cầu từ nhà báo phát thanh – đòi hỏi ở họ sức bật tư duy, đa năng,nhạy bén… Như vậy, radio Internet, các phương tiện kỹ thuật số, công cụ hỗtrợ khác và lớp công chúng trẻ đang tạo cho phát thanh điều kiện và môitrường phát triển thuận lợi

1.3 Tuyên truyền và tuyên truyền pháp luật cho công chúng đài truyền thanh cấp huyện

1.3.1 Tuyên truyền

“Tuyên truyền” theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích của chủ thểnhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biếnnhững kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của

Trang 31

đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mụctiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyêntruyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm.Nếu không đạt mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”.

- Tuyên truyền là một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng Khi xemxét công tác tư tưởng như một quá trình liên tục, V.I Lênin khẳng định côngtác tư tưởng có ba hình thái: công tác lý luận, công tác tuyên truyền và côngtác cổ động (có nhiều người gọi là ba bộ phận) Ba hình thái đó tương ứng vớicác quá trình tư tưởng gồm: sản xuất ra hệ tư tưởng; phổ biến, truyền bá hệ tưtưởng; cổ vũ, động viên quần chúng thực hiện

- Công tác tuyên truyền là hoạt động tiếp nối công tác lý luận, nhằm phổbiến, truyền bá các nguyên lý lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách vàoquần chúng Mục đích cao nhất của tuyên truyền là làm cho hệ tư tưởngchiếm địa vị thống trị trong xã hội

Nội dung chủ yếu của công tác tuyên truyền:

- Tuyên truyền chính trị: tuyên truyền chính trị là nội dung chủ yếu củacông tác tuyên truyền Tuyên truyền chính trị tập trung vào việc phổ biến,truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, bao gồm

+ Tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Tuyên truyền về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước

+ Tuyên truyền về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Đảngqua các hoạt động kỷ niệm, các đợt vận động chính trị lớn của đất nước và địaphương

- Tuyên truyền kinh tế: tuyên truyền kinh tế nhằm thực hiện đường lốiphát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn hiện nay Nội dungchủ yếu của tuyên truyền kinh tế là:

Trang 32

+ Tuyên truyền về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, các chính sách,kế hoạch, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.

+ Tuyên truyền về những thành tựu kinh tế - xã hội, tiềm năng phát triểncủa đất nước, địa phương, những thuận lợi và khó khăn, những bài học kinhnghiệm trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của địa phương trong từngthời kỳ

- Tuyên truyền văn hóa: tuyên truyền về văn hóa nhằm xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần của xãhội, gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng đảng

- Tuyên truyền quốc phòng, an ninh: tuyên truyền quốc phòng, an ninh làtrực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân

và an ninh nhân dân, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc

Nội dung chủ yếu là:

+ Tuyên truyền về đường lối, quan điểm xây dựng thế trận quốc phòngtoàn dân và thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta trong giaiđoạn hiện nay

+ Tuyên truyền về những truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc,

tự hào về những chiến công hiển hách trong đấu tranh giành và bảo vệ nềnđộc lập

+ Tuyên truyền về những chủ trương, giải pháp lớn xây dựng Quân độinhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bướchiện đại

+ Tuyên truyền các văn bản pháp luật của Nhà nước về các nghĩa vụ củacông dân tham gia quân đội, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng…

Trang 33

- Tuyên truyền đối ngoại: trong thời đại toàn cầu hóa, thực hiện đườnglối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập kinhtế quốc tế, tuyên truyền đối ngoại có vai trò quan trọng.

- Đấu tranh chống các quan điểm sai trái: trong điều kiện phong tràocách mạng thế giới tạm thời lâm vào tình trạng thoái trào, tuyên truyền để bảovệ nền tảng tư tưởng của Đảng càng trở nên quan trọng và cần thiết

Hồ Chí Minh xác định công tác tuyên truyền là công cụ quan trọng đểtạo ra lực lượng hùng mạnh cho cách mạng nên Người rất quan tâm đến việclàm tốt công tác tuyên truyền Theo Người, muốn phát huy được sức mạnhtổng hợp của toàn dân thì công tác tuyên truyền cần chú trọng đối tượng tuyêntruyền

Định nghĩa về tuyên truyền, Người cho rằng: “Tuyên truyền là đem mộtviệc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt đượcmục đích đó, là tuyên truyền thất bại” Trong tuyên truyền cán bộ tuyêntruyền cần xác định rõ ràng nội dung, đối tượng, mục đích và phương phápnhư: “Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì?Tuyên truyền cách thế nào?”

Trong công tác tuyên truyền việc nắm vững đối tượng được tuyên truyền

là rất quan trọng, bởi vì tùy theo từng đối tượng, trình độ mà chọn phươngpháp tuyên khác nhau Tuyên truyền cho đồng bào người Kinh khác, ngườidân tộc khác Đối với mỗi đối tượng, Người yêu cầu cán bộ tuyên truyềnphải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưu tiên cho đốitượng có trình độ nhận thức, trình độ văn hóa thấp vì đồng bào có trình độthấp đã hiểu thì các đối tượng khác đều nắm bắt được, nội dung ngắn gọn, rõràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo “một là gì, hai là gì, rồi ba, bốn, năm là gì?Làm như thế nào” và “… nào là khách quan, chủ quan, nào là tích cực và tiêucực, không đâu vào đâu cả”

Trang 34

1.3.2 Pháp luật

Theo GS.TS Nguyễn Thị Mơ và PGS.,TS Hoàng Ngọc Thiết, Giáo trình “Pháp lý đại cương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008,Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhànước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giaicấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợpvới lợi ích của giai cấp mình Pháp luật được biểu hiện cụ thể là những quiphạm pháp luật Do vậy nó cũng là qui tắc xử sự chung cho phạm vi cá nhânhoặc tổ chức nhất định Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhậnkhông chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cảcác chủ thể

Đặc điểm của pháp luật:

- Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

- Pháp luật do Nhà nước đặt ra và bảo vệ

Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội hiện đại:

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Nó làcông cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xãhội nói chung và của nền đạo đức nói riêng Pháp luật không chỉ là một côngcụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự pháttriển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồiđắp nên những giá trị mới

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò củapháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan Điều đó không chỉ nhằmmục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướngđến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo

Trang 35

đức càng được đề cao, đồng thời khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đứccàng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành

vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọngcủa số đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sựphát triển và tiến bộ xã hội Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và quátrình toàn cầu hóa hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là phải tác độngtích cực đến nền đạo đức của xã hội Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thịtrường đòi hỏi mỗi cá nhân trong hoạt động của mình phải tính toán chặt chẽnhững điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế Khi đời sống kinh tế - xã hộiđã và đang có những chuyển biến lớn, thì quan hệ giữa con người với conngười không thể chỉ là mối quan hệ trực tiếp, cảm tính, chủ yếu vẫn bị chiphối bởi những nguyên tắc và chuẩn mực của sự phát triển ưu trội về đạo đứcnhư trước đây, mà nó cần được bổ sung những chuẩn mực, những giá trị mới,như tính kinh tế, tính hiệu quả

Việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sựhình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành một trong những yêu cầucấp thiết Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự đòi hỏi phải tích cực hơnnữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thứcpháp luật Đồng thời, việc xã hội hóa tri thức, nâng cao dân trí, tạo cơ sở nângcao đạo đức lên trình độ duy lý pháp lý và khoa học, chuyển thói quen điềuchỉnh xã hội theo “lệ”, chủ yếu là sự cảm thông sang điều chỉnh xã hội bằngpháp luật trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng xã hội là điều hết sức cầnthiết Trong quan niệm về chuẩn giá trị và đánh giá đạo đức, tính khách quan,khoa học phải thay cho sự tùy tiện vốn dựa trên cơ sở kinh nghiệm, duy cảm,duy tình Sự điều chỉnh xã hội bằng pháp luật (với nguyên tắc tất cả mọi

Trang 36

người đều bình đẳng trước pháp luật) làm cho mọi thành viên trong xã hội cóthể tự do phát huy khả năng sáng tạo của mình trong môi trường lành mạnh -môi trường vận hành có trật tự, nền nếp, kỷ cương của một xã hội năng động,phát triển và văn minh Đó cũng chính là nhu cầu tình cảm, là trách nhiệm vàyêu cầu đạo đức đối với mỗi công dân trong giai đoạn mới

Thực tế những năm vừa qua cho thấy, hệ thống pháp luật và việc thihành pháp luật đã có những tác động rõ rệt đến đời sống xã hội Những quyđịnh trong Hiến pháp, trong các luật và văn bản dưới luật luôn đề cao tínhnhân đạo và nhân văn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước mànhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ Nói đúng hơn, đó là hệ thống phápluật phục vụ cho việc thực thi các lợi ích cơ bản của con người, đặc biệt là lợiích của người lao động Vì vậy, các nguyên tắc định hướng cho việc xây dựngnội dung của hệ thống pháp luật, như công bằng, nhân đạo, vì sự phát triểntiến bộ của con người và xã hội cũng chính là những nguyên tắc đạo đức cơbản mà nhân loại tiến bộ đã, đang và sẽ hướng tới Có thể nói, pháp luật gópphần rất lớn trong việc hình thành ý thức tôn trọng và chấp hành những quyphạm chung, giúp con người có những hành vi ứng xử văn minh, phù hợp vớichiều hướng phát triển tiến bộ của thời đại

1.3.3 Tuyên truyền pháp luật

Hiện nay, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quantrọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, là khâu đầu tiên củaquá trình thi hành pháp luật; vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đếncông tác này Tại Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định:''Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy độnglực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiệnthông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương vàcác hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật

Trang 37

trong cơ quan nhà nước và trong xã hội'' và đã được Luật Phổ biến, giáo dụcpháp luật quy định cụ thể về công tác này

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng côngtác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trongxã hội để đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống xã hội, giáo dục ýthức pháp luật xã hội chủ nghĩa cho nhân dân nhằm nâng cao hiệu lực quản lýnhà nước bằng xã hội trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCNViệt Nam

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận củacông tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phải được thường xuyên quan tâm đổimới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơquan nhà nước, các đoàn thể xã hội và các doanh nghiệp trong việc xây dựng

và tổ chức thực hiện

Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao

và thiết thực, hiện nay, các cấp Ủy đảng đã liên tục củng cố, nâng cao nhậnthức và tăng cường sự lãnh đạo về công tác này, thường xuyên quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức để xác định rõtrách nhiệm và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vàocông tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; đảm bảo mọi chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều được phổ biến kịp thời, đầyđủ đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực vềnhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của toàn thể cán bộ vànhân dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xâydựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, đã rất chú trọngxây dựng pháp luật theo đúng và thể hiện rõ ràng các chủ trương, chính sáchcủa Đảng; để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống xã

Trang 38

biến cho mọi tầng lớp nhân dân; và đã phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể

và các cơ quan thông tấn, báo chí cũng nghiệm của các nước khác để từngbước đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác này

Mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự tham gia nhiệttình của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, nhưng công tác tuyên truyền, phổbiến giáo dục pháp luật vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn

Nhiều ngành, nhiều cấp đã tổ chức nghiên cứu để tìm ra các hình thức,biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác này, nhưng đây là mộthoạt động mà kết quả của công tác không thể xác định hay định lượng được,

mà là một quá trình bền bỉ và lâu dài để từng bước nâng cao nhận thức, ý thứcpháp luật cho các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với các dân tộc ít người

1.3.4 Tuyên truyền pháp luật cho công chúng đài truyền thanh cấp huyện

1.3.4.1 Đài truyền thanh cấp huyện

Thành phố Cần Thơ hiện có 9 đài truyền thanh quận, huyện, 86 đàitruyền thanh cơ sở và 615 đài truyền thanh ấp, khu vực Đài truyền thanhquận, huyện có chức năng như một tờ báo, là cơ quan ngôn luận của cấp ủy,chính quyền quận, huyện, là tiếng nói của nhân dân ở địa bàn, hoạt động dưới

sự chỉ đạo của cấp ủy đảng quận, huyện Ban tuyên giáo cùng cấp tham mưu

và trực tiếp giúp cấp ủy chỉ đạo về nội dung tư tưởng của hoạt động truyềnthanh ở địa phương

Thông tư số 475/TTG ngày 28-9-1979 của Thủ tướng Chính phủ Quy

định về tổ chức ngành phát thanh và truyền thanh ở cấp tỉnh và huyện đã nêu

rõ: Đài truyền thanh huyện là cơ quan sự nghiệp trực thuộc UBND huyện,nằm trong hệ thống chuyên môn cả nước của ngành PT - TH, có nhiệm vụchủ yếu sau đây:

Trang 39

a/ Làm chức năng một cơ quan tuyên truyền, một công cụ chỉ đạo sảnxuất của Uỷ ban Nhân dân huyện.

- Tổ chức việc tiếp âm Đài Tiếng nói Việt Nam, đài phát thanh tỉnh trongphạm vi toàn huyện

- Trực tiếp quản lý đài truyền thanh thị trấn, xã, phường, ấp

b/ Quản lý sự nghiệp của ngành trong phạm vi huyện

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp quản

lý các cơ sở vật chất kỹ thuật, hướng dẫn và nâng cao trình độ nghiệp vụ chocán bộ, công nhân hoạt động của ngành trong mạng lưới truyền thanh củahuyện

- Phối hợp chặt chẽ với các ban chuyên môn và các đoàn thể của huyệntrong công tác tuyên truyền

Thông tư liên tịch 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV hướng dẫn chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hìnhthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủyban nhân dân cấp huyện do Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Nội vụ banhành có nêu:

Điều 4 Vị trí và chức năng

1 Đài Truyền thanh - Truyền hình hoặc Đài Truyền thanh huyện, thị xã,thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Đài Truyền thanh - Truyền hìnhcấp huyện) là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chứcnăng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện

2 Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện chịu sự quản lý trực tiếpcủa Ủy ban nhân dân cấp huyện, quản lý nhà nước của Sở Thông tin vàTruyền thông, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Phátthanh và Truyền hình cấp tỉnh

Trang 40

3 Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổchức của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện theo quy định của phápluật.

Điều 5 Nhiệm vụ và quyền hạn

1 Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh bằng tiếng Việt

và bằng các tiếng dân tộc trên hệ thống loa truyền thanh, thiết bị phát sóngphát thanh được trang bị nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, tập trung vào sự chỉ đạo, điều hành của chính quyềnđịa phương, các hoạt động tại cơ sở, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật,kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác an ninh trật tự, gương người tốt, việc tốt,điển hình tiên tiến tới nhân dân theo quy định của pháp luật

2 Tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam,Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh phục vụnhu cầu tiếp nhận thông tin của nhân dân theo quy định của pháp luật

3 Trực tiếp quản lý hệ thống kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện việctiếp sóng, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình theo quy địnhcủa pháp luật

4 Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh sản xuất cácchương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyềnhình cấp tỉnh

5 Quản lý, vận hành các đài phát lại truyền hình, đài phát sóng phátthanh trên địa bàn theo sự phân công Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kỹthuật đối với Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn

6 Quản lý, sử dụng lao động, tài sản, ngân sách và nguồn thu từ dịch vụ;thực hiện chính sách đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản

lý theo quy định của pháp luật

7 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơquan quản lý cấp trên Tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ do cơ

Ngày đăng: 03/04/2016, 13:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Quy hoạch truyền dẫn phát sóng PTTH đến năm 2020 (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch truyền dẫn phát sóng PTTH đến năm 2020
6. Đài Tiếng nói Việt Nam (2000), Đài Tiếng nói Việt Nam - cầu nối Đảng với dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đài Tiếng nói Việt Nam - cầu nối Đảng với dân
Tác giả: Đài Tiếng nói Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
7. Đài Tiếng nói Việt Nam (2004), "Một số định hướng phát thanh Việt Nam đến năm 2010", Nghiệp vụ phát thanh, (1), Nội san lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số định hướng phát thanh Việt Nam đến năm 2010
Tác giả: Đài Tiếng nói Việt Nam
Năm: 2004
8. Đài Tiếng nói Việt Nam (2005), Cẩm nang phát thanh trực tiếp, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang phát thanh trực tiếp
Tác giả: Đài Tiếng nói Việt Nam
Năm: 2005
9. Đài Tiếng nói Việt Nam (2005), Hướng dẫn nghiệp vụ Phát thanh - Truyền thanh địa phương nông thôn, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn nghiệp vụ Phát thanh - Truyền thanh địa phương nông thôn
Tác giả: Đài Tiếng nói Việt Nam
Năm: 2005
10. Đài Tiếng nói Việt Nam - SIDA Thụy Điển - Bộ Văn hóa Thông tin (2005), 261 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn chương trình , Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 261 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn chương trình
Tác giả: Đài Tiếng nói Việt Nam - SIDA Thụy Điển - Bộ Văn hóa Thông tin
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2005
12. Đề cương triển khai tăng cường Đề án tăng cường thông tin cơ sở – Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương triển khai tăng cường Đề án tăng cường thông tin cơ sở
14. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận báo phát thanh
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXB Văn hoá- Thông tin
Năm: 2003
15. Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng sự báo chí hiện đại
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXB Văn hoá- Thông tin
Năm: 2004
16. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXBVăn hoá- Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo tác phẩm báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXBVăn hoá- Thông tin
Năm: 2002
17. Hồ Quốc Dũng, Luận văn Thạc sĩ: “Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay”,1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay”
19. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), TS. Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông Lý thuyết và kỹ năng cơ bản , NXB Chính trị Quốc gia – Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông Lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), TS. Đỗ Thị Thu Hằng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia – Sự Thật
Năm: 2012
20. Ths Nguyễn Văn Hà (2012), Giáo trình cơ sở lý luận Báo chí , NXB Đại học Quốc gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cơ sở lý luận Báo chí
Tác giả: Ths Nguyễn Văn Hà
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TPHCM
Năm: 2012
21. Vũ Đình Hoè (chủ biên) (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản lý, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản lý
Tác giả: Vũ Đình Hoè (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính Trị quốc gia
Năm: 2000
23. Marray Masterton và Roger Patching hợp tác với Đài TNVN (2001), Cẩm nang báo chí phát thanh “Sau đây là bản tin chi tiết” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang báo chí phát thanh “Sau đây là bản tin chi tiết
Tác giả: Marray Masterton và Roger Patching hợp tác với Đài TNVN
Năm: 2001
24. Dương Thanh Mai, Luận án Tiến sĩ: “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta – Thực trạng và giải pháp” 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta – Thực trạng và giải pháp”
25.GS.TS Nguyễn Thị Mơ và PGS.,TS Hoàng Ngọc Thiết, Giáo trình “Pháp lý đại cương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình “Pháp lý đại cương”
Nhà XB: Nxb Giáo dục
26. TS Lưu Hồng Minh (2009), Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa , NXB Dân Trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Tác giả: TS Lưu Hồng Minh
Nhà XB: NXB Dân Trí
Năm: 2009
30. PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (2004) , Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
31. PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (2003), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Báo chí , NXb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về "Báo chí
Tác giả: PGS.TS Tạ Ngọc Tấn
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w