Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa

23 329 0
Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trình bày cơ sở nhận thức về địa danh, những cách hiều, quan niệm về địa danh. Khái quát về vùng ngã ba Bạch Hạc và những tên gọi có liên quan trong lịch sử. Nêu đặc điểm về cách đặt tên của vùng đất này trong quá trình phát triển. Nêu khái niệm về truyền thuyết và cách thức giải mã truyền thuyết, từ đó tìm hiểu địa danh thông qua việc giải mã các truyền thuyết có liên quan đến các địa danh. Tìm hiểu về truyền thuyết gắn với những địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc, để thấy được phần lớn những địa danh, những truyền thuyết đều gắn với thời các vua Hùng, đồng thời phản ánh đầy đủ các mặt văn hóa và tinh thần của cư dân Văn Lang xưa. Qua những truyền thuyết này không phải chỉ là hư cấu bởi nó một phần phản ánh cuộc sống, phản ánh lịch sử, phản ánh những tâm tư, tình cảm của người dân. Bên cạnh đó những chứng cứ khảo cổ học, có thể chứng minh được rằng có tồn tại thời đại Hùng Vương trong lịch sử. Tìm hiểu địa danh thông qua các di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc – tôn giáo, địa danh gắn với lễ hội và địa danh liên quan đến văn hóa ẩm thực. Qua đó, nhìn đầy đủ và toàn diện về lịch sử và văn hóa của vùng ngã ba Bạch Hạc. Đây không chỉ là mảnh đất mang trong mình chiều dài 4000 năm lịch sử, bắt đầu từ thời Hùng Vương dựng nước mà còn chứa đựng chiều sâu văn hóa. Bao trùm toàn bộ văn hóa vùng ngã ba Bạch Hạc là văn hóa thời Hùng Vương, văn hóa gắn liền với 18 đời họ Hùng. Địa danh di chỉ khảo cổ, địa danh di tích kiến trúc tôn giáo, địa danh lễ hội và địa danh ẩm thực minh chứng rằng thời đại Hùng Vương không chỉ tồn tại trong truyền thuyết mà còn tồn tại trong hiện thực, trong lịch sử qua những chứng cứ hùng hồn và thuyết phục.

Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa Cao Thị Nhật Diễm Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển Luận văn Thạc sĩ ngành: Việt Nam học; Mã số: 60 31 60 Người hướng dẫn: GS. TS. Trần Trí Dõi Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày cơ sở nhận thức về địa danh, những cách hiều, quan niệm về địa danh. Khái quát về vùng ngã ba Bạch Hạc và những tên gọi có liên quan trong lịch sử. Nêu đặc điểm về cách đặt tên của vùng đất này trong quá trình phát triển. Nêu khái niệm về truyền thuyết và cách thức giải mã truyền thuyết, từ đó tìm hiểu địa danh thông qua việc giải mã các truyền thuyết có liên quan đến các địa danh. Tìm hiểu về truyền thuyết gắn với những địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc, để thấy được phần lớn những địa danh, những truyền thuyết đều gắn với thời các vua Hùng, đồng thời phản ánh đầy đủ các mặt văn hóa và tinh thần của cư dân Văn Lang xưa. Qua những truyền thuyết này không phải chỉ là hư cấu bởi nó một phần phản ánh cuộc sống, phản ánh lịch sử, phản ánh những tâm tư, tình cảm của người dân. Bên cạnh đó những chứng cứ khảo cổ học, có thể chứng minh được rằng có tồn tại thời đại Hùng Vương trong lịch sử. Tìm hiểu địa danh thông qua các di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc – tôn giáo, địa danh gắn với lễ hội và địa danh liên quan đến văn hóa ẩm thực. Qua đó, nhìn đầy đủ và toàn diện về lịch sử và văn hóa của vùng ngã ba Bạch Hạc. Đây không chỉ là mảnh đất mang trong mình chiều dài 4000 năm lịch sử, bắt đầu từ thời Hùng Vương dựng nước mà còn chứa đựng chiều sâu văn hóa. Bao trùm toàn bộ văn hóa vùng ngã ba Bạch Hạc là văn hóa thời Hùng Vương, văn hóa gắn liền với 18 đời họ Hùng. Địa danh di chỉ khảo cổ, địa danh di tích kiến trúc tôn giáo, địa danh lễ hội và địa danh ẩm thực minh chứng rằng thời đại Hùng Vương không chỉ tồn tại trong truyền thuyết mà còn tồn tại trong hiện thực, trong lịch sử qua những chứng cứ hùng hồn và thuyết phục. Keywords: Việt Nam học; Địa danh; Bạch Hạc; Văn hóa Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực rất quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu khu vực. Bởi vì địa danh là một dạng thức ngôn ngữ, về bản chất, bao giờ cũng có những mối quan hệ gắn bó, những ảnh hưởng hay tác động qua lại với văn hoá, lịch sử, địa lý, dân cư nơi nó tồn tại. Nghiên cứu địa danh trong những mối quan hệ với các mặt có liên quan đó, đặc biệt nghiên cứu địa danh trong mối quan hệ với văn hoá hiện đang là một 2 trong những công việc được quan tâm hiện nay. Và đó chính là lý do vì sao chúng tôi nghiên cứu địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc nhằm góp phần tìm hiểu những giá trị văn hoá của vùng đất lịch sử này. Cha ông ta đã có câu: “chim có tổ, người có tông”. Vùng ngã ba Bạch Hạc chính là vùng đất thiêng, vùng đất cội nguồn của cộng đồng người Việt. Tìm hiểu về vùng đất “ngã ba sông” không còn là nhu cầu riêng của người dân nơi đây mà là nhu cầu chung của mọi người dân Việt Nam. Chúng tôi chọn đề tài này cũng là muốn giới thiệu những giá trị văn hoá đặc sắc qua mỗi địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc. Hơn nữa, vùng đất “ngã ba sông” được coi là cái nôi văn hoá, là cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây gắn với những truyền thuyết cha Rồng mẹ Tiên, gắn với bình minh lịch sử thời các Vua Hùng dựng nước. Bởi vậy, địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc đã thu hút được sự quan tâm của không chỉ nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá nói chung mà của cả các nhà Việt Nam học nói riêng. Chúng tôi chọn đề tài: “Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hoá” cũng là để phục vụ cho chuyên ngành Việt Nam học mà mình theo đuổi. Tìm hiểu về địa danh này, chúng tôi không chỉ có được cái nhìn sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về lịch sử, văn hoá vùng đất Tổ mà còn có được cái nhìn toàn diện hơn, đa dạng hơn về dân tộc Việt từ buổi bình minh dựng nước. Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê để thương, để nhớ. Đó là nơi ta đã sinh ra và lớn lên, nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta, nơi chứa đựng bao ký ức tuổi thơ trong sáng. Tôi gắn bó với từng căn nhà, từng góc phố, từng hàng cây và những con người nơi vùng đất “ngã ba sông”. Càng xa quê hương, tôi càng thấm thía hai câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn” Chính bởi sự gắn bó tự nhiên máu thịt với nơi “chôn rau cắt rốn” mà tôi chọn vùng ngã ba Bạch Hạc cho luận văn của mình. Vì thế, viết về ngã ba Hạc cũng chính là viết về một phần của tâm hồn tôi, nó chứa đựng trong đó những tình cảm của tôi với mảnh đất này. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Mục đích : tìm hiểu những giá trị văn hoá ẩn sau mỗi địa danh trên vùng đất Bạch Hạc. Phạm vi nghiên cứu: dựa vào tư liệu điền dã và những sách vở mà chúng tôi thu thập được về địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc. Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi chỉ xin tìm hiểu những giá trị văn hoá ẩn sau một số địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc chứ không có tham vọng bao quát một cách toàn diện mọi giá trị văn hoá vùng Đất Tổ. 3 3. Phương pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu. Để có thể dựng lại bức tranh văn hóa cơ bản nhất về hệ thống địa danh hiện đang tồn tại trên vùng ngã ba Bạch Hạc, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm, tập hợp ở mức độ cao nhất. Các cứ liệu địa danh được chúng tôi thu thập được từ các nguồn : - Tư liệu điền dã thực tế. - Các tài liệu gồm: Địa chí tỉnh Phú Thọ, Lịch sử Đảng bộ thành phố Việt Trì, bản đồ, các bài viết…có liên quan đến vùng ngã ba Bạch Hạc. Xử lý tư liệu : - Thống kê, sắp xếp và phân loại theo chủ đề - Tìm hiểu những yếu tố liên quan đến nội dung địa danh trong dân gian như truyền thuyết hay lịch sử tên gọi, những lễ hội gắn với địa danh v.v Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp chính được thực hiện trong luận văn là miêu tả nội dung của địa danh trên cơ sở vận dụng tri thức của nhiều ngành như văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ, địa lý v.v. Đồng thời, để lý giải những nội dung khác nhau ấy được tích hợp trong từng địa danh, chúng tôi dùng thủ pháp phân tích, thống kê, tổng hợp. Như vậy, có thể nói phương pháp làm việc trong luận văn là phương pháp có tính liên ngành hay đa ngành. - Ngoài ra, khi thực hiện luận văn, chúng tôi có vận dụng lý thuyết văn hoá để chỉ ra đặc trưng văn hoá của vùng. - Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp điền dã để thu thập tư liệu. Trong quá trình nghiên cứu, không phải bao giờ các phương pháp trên cũng được chúng tôi sử dụng tách bạch mà có sự kết hợp, vận dụng một cách tổng hợp để rút ra những kết luận cuối cùng. 4. Đóng góp của luận văn Thông qua việc thống kê, tổng hợp và phân tích các địa danh ẩn chứa giá trị văn hóa, luận văn đã nêu bật bức tranh văn hóa của vùng ngã ba Bạch Hạc. Trên cơ sở nêu bật bức tranh văn hóa của vùng ngã ba Bạch Hạc, luận văn góp phần mang đến cho người đọc cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về vùng đất Tổ. Nghiên cứu địa danh trên vùng ngã ba Hạc, luận văn cho thấy sự vận động và phát triển của thành phố Việt Trì trong suốt chiều dài lịch sử. Gía trị của việc nghiên cứu địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc còn cho ta thấy được đời sống của các cư dân Văn Lang xưa và sự ngưỡng vọng của con cháu đời sau về một thời đại Vùng Vương trong lịch sử. 4 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Thư mục tham khảo và phần Phụ lục gồm “Tên đường phố Việt Trì” và “Một số hình ảnh về vùng ngã ba Bạch Hạc”, luận văn của chúng tôi sẽ được triển khai trên ba chương Chương 1. Vấn đề địa danh và địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc Chương 2. Bạch Hạc – Địa danh của những truyền thuyết Chương 3. Bạch Hạc : Bức tranh lịch sử - văn hóa qua địa danh NỘI DUNG LUẬN VĂN Chương 1 VẤN ĐỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH VÙNG NGÃ BA BẠCH HẠC 1.1 Cơ sở nhận thức về địa danh Thuật ngữ địa danh nguyên thủy, trong tiếng Hy Lạp có cấu tạo gồm hai bộ phận: topos (địa điểm) và anyma (tên gọi chung nhất với ý nghĩa là “ tên gọi địa lý”). Ở Việt Nam, theo triết tự Hán - Việt, thuật ngữ địa danh có nghĩa là “tên đất”. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cách hiểu về địa danh. Tác giả Đào Duy Anh cho rằng: “ Địa danh là tên gọi các miền đất” [2; 220]. Còn trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên lại giải thích địa danh là “ tên đất, tên địa phương” [38; 34]. Nguyễn Văn Âu cho rằng: “ Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc, hay là tên địa phương, làng mạc” [3; 18]. 5 Với cách tiếp cận địa danh theo góc nhìn ngôn ngữ học, Nguyễn Kiên Trường quan niệm: “ Địa danh là tên riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt Trái đất” [54; 16]. Còn Lê Trung Hoa đưa ra cách hiểu: “ Địa danh là những từ ngữ cố định được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ ( không có ranh giới rõ ràng) và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều” [19; 21]. Còn tác giả Từ Thu Mai lại đồng ý với cách hiểu của Superanskaja: “ Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt Trái đất” [28; 21] . Nhìn chung, với những quan niệm khác nhau đó có một số sự khác biệt nhất định trong các quan niệm trên chủ yếu xuất phát từ phương diện, góc nhìn không giống nhau. Nhưng qua đó cũng có thể hiểu một cách chung nhất về địa danh như sau: Địa danh là những từ, cụm từ dùng để gọi tên các đối tượng, không gian địa lý, các địa hình, địa vật; có tác dụng khu biệt, định vị những đối tượng, không gian địa lý, các địa hình, địa vật này với các đối tượng, không gian địa lý, các địa hình, địa vật khác. Không có các địa danh tức là chúng ta đã mất đi những khung định vị, những quy chiếu không gian quan trọng trong môi trường sinh tồn của chúng ta. Các nhà nghiên cứu địa danh học đều nhất trí cho rằng dịa danh chính là những vật chứng đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu về dân tộc, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ. Dĩ nhiên, không phải biến cố lịch sử, dân tộc, văn hóa nào cũng được địa danh ghi lại, cũng được phản ánh trong địa danh. Nhưng địa danh chính là những “di chỉ khảo cổ học” không nằm trong lòng đất, hiện hữu với tư cách là những bằng chứng, hiện tượng đồng đại nhưng lại mang chứa nhiều thành tố thuộc về lịch đại. Đó chính là cơ sở, là xuất phát điểm để chúng tôi thông qua mô tả nội dung địa danh trong mối liên hệ với nhận thức của cộng đồng để nhận diện nội dung văn hóa lịch sử của địa danh. 1.2 Khái quát về địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc 1.2.1 Khái niệm “vùng văn hóa” Hiện có khá nhiều quan niệm về vùng văn hoá, trong đó quan niệm của Trần Quốc Vượng đảm bảo được tính ngắn gọn của một định nghĩa, thể hiện rõ quan điểm tiếp cận, đồng thời nêu bật được đặc trưng cơ bản của một vùng văn hoá: “Một vùng văn hóa là một tổng thể - hệ thống một không gian văn hóa (cutural space) với một cấu trúc - hệ thống (structure- system) bao gồm các hệ dưới - hay tiểu hệ (sub- system) theo lối tiếp cận hệ thống (system- analysis)” [58, 401]. 6 Bên cạnh khái niệm vùng văn hóa của Trần Quốc Vượng, người viết còn muốn đề cập đến khái niệm vùng thể loại văn hóa của Ngô Đức Thịnh như một định hướng để tìm hiếu vùng ngã ba Bạch Hạc. Theo Ngô Đức Thịnh, vùng thể loại văn hóa là một không gian địa lý nhất định, mà ở đó từng thể loại văn hóa (truyền thuyết, sử thi, dân ca, sân khấu, âm nhạc, ẩm thực, kiến trúc….) biểu hiện tính tương đồng, thống nhất thông qua nội dung, kết cấu, các sắc thái biểu hiện, phương thức lưu truyền. [46; 76] Như vậy, trong luận văn, chúng tôi chấp nhận và sử dụng khái niệm “vùng văn hóa” của Trần Quốc Vượng và “vùng thể loại văn hóa” của Ngô Đức Thịnh để nhận diện vùng văn hóa ngã ba Bạch Hạc sau khi mô tả nội dung của một số địa danh thuộc “không gian địa danh Bạch Hạc” 1.2.2 Vùng ngã ba Bạch Hạc 1.2.2.1 Tiểu vùng văn hóa đất Tổ Căn cứ trên các sắc thái văn hóa địa phương, Ngô Đức Thịnh đã phân chia vùng đồng bằng Bắc Bộ thành các tiểu vùng văn hóa và các đa dạng văn hóa mang tính chuyển tiếp. Tiểu vùng văn hóa đất Tổ nằm trong vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Tiểu vùng văn hóa này nằm gọn trong địa giới tỉnh Phú Thọ và một phần của Sơn Tây cũ, gần trùng với xứ Đoài như quan niệm dân gian. Thời các vua Hùng, vùng đất này là phần chính của bộ Văn Lang, trung tâm của 15 bộ thời vua Hùng, nơi hợp lưu của sông Đà, sông Lô với sông Thao để tạo ra dòng chảy sông Hồng. Thời hậu Lê và đầu thời Nguyễn, vùng đất này thuộc trấn Sơn Tây, là một trong “tứ trấn nội kinh”. 1.2.2.2 Vùng ngã ba Bạch Hạc Theo như bài viết của Ngô Đức Thịnh thì vùng ngã ba Bạch Hạc thuộc tiểu vùng văn hóa đất Tổ. Ngã ba Bạch Hạc nằm trong địa giới thành phố Việt Trì ngày nay. Vùng ngã ba Bạch Hạc và thành phố Việt Trì có nhiều điểm tương đồng, thống nhất trong một không gian văn hóa đất Tổ. Để tiện cho việc nghiên cứu và thống kê, người viết xin xác định vùng ngã ba Bạch Hạc là không gian văn hóa từ núi Nghĩa Lĩnh (Đền Hùng) đến hết cầu Việt Trì (trùng với địa giới hành chính thành phố Việt Trì). Trong “Truyền thuyết Hùng Vương”, Nguyễn Khắc Xương cũng đã xác định : “Vua Hùng chọn đất Phong Châu làm kinh đô của nước Văn Lang, từ ngã ba sông Bạch Hạc về tới núi Nghĩa Lĩnh” [60;26]. 1.2.3 Phong Châu – Bạch Hạc – Việt Trì Theo cách nhìn địa văn hóa của Trần Quốc Vượng và nhiều học giả khác, không gian Việt Trì (hiện nay) và Phong Châu (xưa) chính là vùng ngã ba Bạch Hạc. Chính ngã ba này là thực thể tự nhiên thể hiện “vùng văn hóa” Phong Châu – Bạch Hạc – Việt Trì. Nói một cách khác, vùng ngã ba Bạch Hạc chính là hiện thân tự nhiên của “vùng văn hóa đất Tổ”. 7 1.2.4 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và dân cư vùng ngã ba Bạch Hạc Vị trí địa lý cùng những điều kiện tự nhiên của vùng ngã ba Hạc là tiền đề ảnh hưởng đến sự hình thành kinh đô Văn Lang trong quá khứ và sự ra đời của thành phố Việt Trì – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ngày nay của tỉnh Phú Thọ. Từ mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử này, chúng tôi tìm hiểu những giá trị văn hóa ẩn sau vùng đất kinh đô xưa. 1.2.5 Đặc điểm về cách đặt tên của vùng ngã ba Bạch Hạc trong quá trình phát triển Việt Trì – Bạch Hạc hiện nay có 13 phường và 9 xã với những địa danh như sau: STT Tên phường - xã Tên khu phố, xóm 1 Phường Bạch Hạc Phong Châu Bạch Hạc Đoàn Kết Mộ Thượng Mộ Hạ Lang Đài 2 Phường Bến Gót Hồng Hà 1 Hồng Hà 2 Hòa Bình 1 Hòa Bình 2 Kiến Thiết Việt Hưng 3 Phường Thanh Miếu Khu 1: Việt Thắng Khu 2: Việt Thắng Khu 3: Việt Thắng Khu 4: Thanh Hà Khu 5: Thanh Hà Khu 6: Thanh Hà Khu 7: Thanh Hà Khu 8: Thanh Bình Khu 9: Thanh Bình 8 Khu 10: Tràng Nam Khu 11: Đồi Cam Khu 12: Đồi Cam Khu 13: Việt Yên 4 Phường Thọ Sơn Đoàn Kết Thành Công Hai Bà Trưng Long Châu Sa Sông Thao Gát 5 Phường Tiên Cát Thọ Mai Mai Sơn 1 Mai Sơn 2 Sông Thao Minh Hà Tiên Sơn Gát Hồng Hà Anh Dũng Đoàn Kết Tiên Phú Thành Công Thi Đua Tiền Phong Âu Cơ 6 Phường Gia Cẩm Có 21 khu, không có tên, đánh theo thứ tự 1-12 7 Phường Tân Dân Tân Tiến Tân Việt Tân An Tân Phú Tân Thành Khu 1 9 8 Phường Dữu Lâu Khu 2 Khu 3 Hương Trầm Dữu Lâu Quế Trạo Bảo Đà 9 Phường Nông Trang Có 12 khu, thứ tự từ 1-12 10 Phường Vân Cơ Có 6 khu, thứ tự từ 1-6 11 Xã Sông Lô Có 8 khu , thứ tự từ 1-8 12 Xã Trưng Vương Xóm Gạo Xóm Mới Xóm Bình Hải Xóm Quế Xóm Đình Xóm Sải Xóm Nội Xóm Mộ Xóm Vòng Xóm Thọ Xóm Mai Xóm Đỉnh Xóm Thịnh Xóm Làng Đồi 13 Xã Phượng Lâu Thôn Phượng Lâu Thôn Phượng An Thôn An Thái 14 Phường Vân Phú Có 8 khu, theo thứ tự 1-8 15 Xã Thụy Vân Thôn Vĩnh Phú Thôn Nỗ Lực Thôn Phú Hậu Thôn Cẩm Đội Xóm Ngoại Xóm Nội 10 Xóm Phú Thịnh 16 Phường Minh Nông Minh Bột Thông Đậu Hồng Hải Minh Tân Hòa Phong 17 Phường Minh Phương Tân Phương Liên Phương Trung Phương Hợp Phương Văn Cơ Cao Đại Liên Minh 18 Xã Hùng Lô Không có tên, đánh thứ tự từ 1-10 19 Xã Hy Cương Đánh số từ 1-8 20 Xã Thanh Đình Đánh số từ 1-14 21 Xã Chu Hóa 22 Xã Kim Đức Những tên phường, tên xã, tên phố, tên xóm ở Bạch Hạc - Việt Trì mang dấu ấn cả một quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Mặt khác, các địa danh ở vùng đất này còn phản ánh quá trình phát triển của thành phố Việt Trì: từ thôn Việt Trì đến thị trấn, thị xã Việt Trì và ngày nay là thành phố Việt Trì. Địa danh ở vùng ngã ba Bạch Hạc phản ánh quá trình đô thị hóa của thành phố Việt Trì. Địa danh ở vùng ngã ba Bạch Hạc phản ánh quá trình phát triển của thành phố Việt Trì. Thông qua địa danh, những giá trị văn hóa truyền thống được bảo lưu. Những địa danh mới gắn với những thay đổi của lịch sử - xã hội, từ đó góp phần hình thành những giá trị văn hóa mới. 1.3 Tiểu kết: Với những điều kiện tự nhiên và dân cư thuận lợi, vùng ngã ba Bạch Hạc (Phong Châu – Việt Trì) xứng đáng được chọn làm đất đóng đô của các vua Hùng trong lịch sử. Những mô tả về điều kiện tự nhiên xã hội về vùng đất này của chúng tôi cho thấy, các nhận định của giới nghiên cứu lịch sử - văn hóa là có cơ sở. [...]... đẹp văn hóa đằng sau mỗi địa danh Như vậy, cách thức này chính là cách thức tiếp cận địa danh từ những huyền thoại dân gian 2.2 Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc và những truyền thuyết Vùng ngã ba Hạc được giới nghiên cứu coi là một trong những cái nôi của người nguyên thủy, là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, là kinh đô của nước Văn Lang xưa Tìm hiểu về địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa, ... luận văn này là “ Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa nên chúng tôi không dành ưu tiên nghiên cứu phương diện cấu tạo ngôn ngữ của địa danh Nhiệm vụ của chúng tôi, như đã nói ở trên, là sẽ chọn những địa danh liên quan đến nội dung văn hóa của vùng đất để mô tả Và đó sẽ là nội dung của những chương tiếp theo Như đã nói ở trên, địa danh luôn chịu sự chế định của văn hóa, lịch sử, địa. .. cứu địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc, chúng tôi lưu tâm đặc biệt đến việc tìm hiểu địa danh này dưới góc nhìn văn hóa thông qua những nội dung mà địa danh “được” chế định Chương 2 BẠCH HẠC - ĐỊA DANH CỦA NHỮNG TRUYỀN THUYẾT 2.1 Truyền thuyết và cách thức giải mã truyền thuyết Có rất nhiều quan niệm về truyền thuyết Chúng tôi mượn ý kiến rất xác đáng của nhà văn hóa lớn của Việt Nam, cố thủ tướng Phạm Văn. . .Địa danh Việt Nam nói chung và địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc nói riêng rất phong phú, đa dạng song cũng rất phức tạp Chúng tôi không tiến hành thống kê tất cả các loại địa danh trên địa bàn vùng ngã ba Bạch Hạc mà chỉ thống kê tên các phường – xã, những địa danh gắn bó chặt chẽ với quá trình hình thành, phát triển của vùng đất để có một cái nhìn sơ bộ về lịch sử phát triển của vùng đất Bởi... thuyết gắn với những 12 địa danh trên địa bàn vùng ngã ba Bạch Hạc – Việt Trì Qua hệ thống những truyền thuyết như thế, rõ ràng, chúng tôi đã và sẽ có được cách nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về những mặt khác nhau của đời sống văn hóa thời vua Hùng Nói cách khác, đó cũng chính là cách thông qua các địa danh để nhận diện bức tranh văn hóa hay xem xét địa danh dưới góc độ văn hóa Cũng cần nhắc lại rằng,... mảnh đất này là văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước, bởi vậy nó gần gũi với cuộc sống và con người Bao trùm toàn bộ văn hóa vùng ngã ba Bạch Hạc là văn hóa thời Hùng Vương, văn hóa gắn liền với 18 đời họ Hùng Địa danh di chỉ khảo cổ, địa danh di tích kiến trúc tôn giáo, địa danh lễ hội và địa danh ẩm thực minh chứng rằng thời đại Hùng Vương không chỉ tồn tại trong truyền thuyết mà còn tồn tại trong... Qua địa danh di chỉ khảo cổ, địa danh di tích kiến trúc tôn giáo, địa danh lễ hội và địa danh ẩm thực, ta đã có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện về lịch sử và văn hóa của vùng ngã ba Bạch Hạc Đây không chỉ là mảnh đất mang trong mình chiều dài 4000 năm lịch sử, bắt đầu từ thời Hùng Vương dựng nước mà còn chứa đựng chiều sâu văn hóa Văn hóa trên mảnh đất này là văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước,... thân.” [57; 23] Nghiên cứu địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc, chúng tôi muốn tìm hiểu những giá trị vật chất và tinh thần ẩn sau mỗi địa danh thông qua nhận thức về văn hóa theo định nghĩa đó 3.2 Địa danh những di tích khảo cổ Các nhà nghiên cứu tiền sử Việt Nam đều nhất trí cho rằng nhiều di tích khảo cổ học mà chúng ta biết đến trên vùng ngã ba Bạch Hạc ngày nay đều thuộc thời kỳ văn hoá tiền sử (Phùng... truyền thuyết này dưới góc độ văn học, không đi sâu phân tích những giá trị về nghệ thuật, nội dung của truyền thuyết Chỉ xin lưu tâm tới những giá trị văn hóa – tinh thần của địa danh qua những truyền thuyết đó Qua nhiều truyền thuyết gắn với những địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc, ta thấy rằng phần lớn những địa danh, những truyền thuyết đều gắn với thời các vua Hùng Qua những địa danh, truyền thuyết... sống văn hóa, tinh thần của cư dân Văn Lang Đó là bức tranh tinh thần của những con người gắn với nông nghiệp lúa nước và tín ngưỡng sơ khai Địa danh ẩm thực cho ta thấy một góc văn hóa nữa cuả con người vùng ngã ba Bạch Hạc Sản vật của vùng đất này thơm ngon đặc biệt dùng để tiến vua chứng tỏ rằng người dân nơi đây luôn luôn tin và ngưỡng vọng về một thời đại Hùng Vương Qua địa danh di chỉ khảo cổ, địa

Ngày đăng: 07/04/2015, 15:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan