1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Địa danh ở ninh thuận và bình thuận dưới góc nhìn văn hóa học

27 247 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 207 KB

Nội dung

Nghiên cứu địa danh ở NTBT từ gócnhìn văn hóa học sẽ góp phần làm sáng rõ các đặc trưng văn hóa, nhân sinhquan, thế giới quan, cách thức tri nhận, ứng xử, cải biến môi trường tựnhiên và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-Nguyễn Thị Thu Thủy

ĐỊA DANH Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN

DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số: 62317001

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2018

Trang 2

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

- Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh

- Thư viện Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh

Trang 3

1 “Đặc trưng địa danh làng xóm Việt ở Bình Thuận”, Tạp chí Nhân lực

khoa học xã hội số 4 (23)/2015 – ISSN 0866 – 756X, trang 77-85.

2 “Một số tính cách của cư dân Ninh Thuận – Bình Thuận thể hiện qua

địa danh”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 5 (235)/2015 – ISSN

0868 - 3409, trang 65-68

3 “Văn hóa Chăm qua địa danh”, 40 năm nghiên cứu văn hóa Chăm,

Nxb Văn hóa dân tộc 2015, trang 317-334

4 “Cách đặt tên làng của người Chăm (trên cứ liệu palei Chăm ở NinhThuận – Bình Thuận)” (viết chung với TS Lý Tùng Hiếu) Bài tham

luận đăng kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Ngữ học toàn quốc

2015 – Diễn đàn học tập và nghiên cứu, Nxb Đại học quốc gia Hà

Nội, trang 640-648

5 “Văn hóa Chăm qua cách đặt tên làng ở Ninh Thuận – Bình Thuận”

(viết chung với TS Lý Tùng Hiếu) Tạp chí Văn hóa & Nguồn lực số

4/ 2015 (ISSN 2353- 0907), Trường Đại học Văn hóa TP.HCM, trang82-89

6 “Ninh Chữ hay Ninh Chử”, Tạp chí Xưa & Nay số 471 (5-2016),

ISSN 868 – 331X, trang 66

7 “Đặc trưng văn hóa trong ca dao địa danh ở Ninh Thuận – Bình

Thuận”, Tạp chí Văn hóa & Nguồn lực số 6 (2)/2016 (ISSN

2353-0907), Trường Đại học Văn hóa TP.HCM, trang 63-67

8 “Địa danh chỉ nghề nghiệp: một đặc trưng văn hóa của người Việt ở

Bình Thuận”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học sư phạm TP.HCM

số 14(5)/ 2017, ISSN 1859-3100, trang 93-102

9 “Đặc trưng văn hóa trong các địa danh gắn với nghề nghiệp của

người Việt ở Bình Thuận”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa ĐH Văn hóa

Hà Nội số 21 tháng 9/2017, ISSN 0866 – 7667, trang 39-45

10.“Địa danh phản ảnh tín ngưỡng của cư dân ở Ninh Thuận, Bình

Thuận”, Tạp chí Văn hóa & Nguồn lực số 11 (3)/2017 (ISSN

2353-0907), Trường Đại học Văn hóa TP.HCM, trang 25-30

Trang 4

DẪN NHẬP

1 Lý do chọn đề tài

Ninh Thuận và Bình Thuận là vùng đất tập trung sinh sống của tộcngười Chăm từ lâu đời cùng với tộc người Việt, K’ho, Raglai, và Hoa Vớinhững đặc điểm phong phú về địa hình vừa có núi đồi, đồng bằng và biểnđảo, NTBT còn có truyền thống lịch sử lâu đời, từ cư dân Chăm nối tiếp cưdân Việt, đã tạo nên một diện mạo văn hóa đặc sắc độc đáo in dấu trong rấtnhiều địa danh, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhiều du khách trong vàngoài nước đến tham quan, tìm hiểu Nghiên cứu địa danh ở NTBT từ gócnhìn văn hóa học sẽ góp phần làm sáng rõ các đặc trưng văn hóa, nhân sinhquan, thế giới quan, cách thức tri nhận, ứng xử, cải biến môi trường tựnhiên và xã hội trong quá trình sinh tồn của các tộc người trên mảnh đấtnày Việc nghiên cứu giá trị, ý nghĩa của địa danh NTBT còn có tác dụnglưu giữ, trao truyền, giáo dục cho các thế hệ trẻ tri thức lịch sử, truyềnthống dân tộc để thêm yêu quý, tự hào về quê hương mình

Hiện nay, áp lực của nền hành chính số hóa, giản tiện hóa, đồng bộ hóalàm cho địa danh tàng trữ nhiều giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc, hội tụtinh hoa của cộng đồng được tích tụ trong suốt tiến trình lịch sử đã hoặc cónguy cơ biến mất, làm triệt tiêu tính đặc trưng của địa danh, làm giảm tính

đa dạng của bản sắc văn hóa vùng miền vốn là cái hay, cái đẹp trong bứctranh địa danh chung của cả nước

Về mặt khoa học, nghiên cứu văn hóa trong địa danh làm cho cácphương pháp nghiên cứu và tiếp cận văn hóa ngày càng phong phú, đắcdụng hơn, đóng góp chung vào sự phát triển của ngành văn hóa học

Các lý do trên thôi thúc chúng tôi chọn “Địa danh ở Ninh Thuận vàBình Thuận dưới góc nhìn văn hóa học” làm đề tài luận án

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu địa danh ở nước ngoài

Việc nghiên cứu địa danh trên thế giới đã có lịch sử từ rất sớm Tuynhiên, ngành khoa học nghiên cứu về địa danh, địa danh học(toponymy/toponymie), chỉ chính thức ra đời từ cuối thế kỷ XIX ở cácnước phương Tây như Thụy Sĩ, Áo, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Điển, Nga…Nhìn chung, các ác giả này chủ yếu tiếp cận địa danh theo hướng địa lý học

và từ nguyên học

Đóng góp cho hệ thống lý luận nghiên cứu về địa danh là các nhà địa

danh học Xô Viết như E.M.Murzaev với Những khuynh hướng nghiên cứu

địa danh học (1960) và A.V Superanskaja với Địa danh là gì? Đặc biệt,

trong công trình Địa danh là gì?, A.V.Superanskaja cho rằng địa danh là

tên gọi địa lý, địa danh học là một chuyên ngành của ngành ngôn ngữ học

Trang 5

nghiên cứu về lịch sử hình thành, thay đổi và chức năng của các tên gọi địa

lý Tác giả cũng nhấn mạnh địa danh với tư cách là di sản ngôn ngữ đặcbiệt của thời đại, nó giữ trong mình những tư liệu thông tin về văn hóa tinhthần của những người tạo ra nó; có mối liên hệ với văn hóa vật chất… Tất

cả được bảo quản trong nền tảng cơ sở của tên riêng và trong các phươngthức cấu tạo địa danh

Đây là những công trình tổng hợp, trình bày toàn diện kết quả nghiêncứu địa danh, cập nhật những kết quả nghiên cứu mới, có giá trị lớn trongviệc đẩy nhanh sự phát triển của địa danh học, xác lập cơ sở lý luận: đốitượng nghiên cứ, phương pháp phân loại, phương pháp nghiên cứu…Các nhà địa danh học Anh, Mỹ đã ít nhiều tiếp cận địa danh từ góc độvăn hóa khi cho rằng cách đặt địa danh phổ biến nhất là dựa vào hình dạngcủa đối tượng, đặc trưng quan trọng nhất của đối tượng, theo tên nhữngngười nổi tiếng hay được cả cộng đồng tôn trọng, ngưỡng mộ, có khi têngọi tưởng nhớ đến một sự kiện, một truyền thuyết hay một câu chuyện liênquan đến vùng đất đó

Paul Woodman trong The Great Toponymic divide Reflections on the

definition and usage of endonyms and exonyms lấy tiêu chí tri nhận luận

của chủ thể đặt địa danh, góp cho ngành địa danh học một hướng phân loạimới, đó là Nội danh (Endonym) và Ngoại danh (Exonym)

Tamara V Khvesko (2014) trong “Interdisciplinary Approach to BritishPlace-Names Studies” nghiên cứu địa danh nước Anh từ cách tiếp cận liênngành bằng cách sử dụng dữ liệu của văn hóa, lịch sử và địa lý

Nhìn chung, các học giả Anh, Mỹ khi nghiên cứu về địa danh học đềutập trung phân tích lớp tên riêng của địa danh thông qua từ nguyên dângian, đặc trưng địa lý, lịch sử, cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị về địa lýlịch sử, ngôn ngữ, văn hóa của một vùng đất

2.2 Tình hình nghiên cứu địa danh trong nước

Trong di sản văn hoá Việt Nam đã có nhiều tài liệu địa chí viết về cácđịa danh khắp cả nước Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên biệt về địa danh

thì ra đời khá muộn Trong các tài liệu được công bố gần đây, Mối liên hệ

về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông của Hoàng Thị

Châu (1966) đã khai mở hướng nghiên cứu địa danh từ góc độ ngôn ngữ

học lịch sử Trần Thanh Tâm trong Thử bàn về địa danh Việt Nam (1976)

nêu một số vấn đề cơ bản về địa danh và địa danh học Việt Nam Còn

Nguyễn Văn Âu với Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam nêu bật ý

nghĩa của việc nghiên cứu địa danh giúp ta hiểu đặc điểm cổ địa lý của địaphương, làm trong sáng tiếng Việt, giúp nghiên cứu quá trình hình thành và

Trang 6

phát triển của dân tộc Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phác thảo một bứctranh phân loại và phân vùng địa danh Việt Nam

Lê Trung Hoa với rất nhiều công trình như Nguyên tắc và phương

pháp nghiên cứu địa danh (Địa danh ở thành phồ Hồ Chí Minh (1991), Địa danh học Việt Nam (2011) là những công trình công phu đầu tiên

nghiên cứu về địa danh của một địa bàn cụ thể dưới góc nhìn ngôn ngữhọc Tác giả trình bày một cách hệ thống những vấn đề mà người nghiêncứu địa danh cần quan tâm, mở đường cho các công trình nghiên cứu vềđịa danh sau này: định nghĩa, phân loại, nguyên tắc và phương phápnghiên cứu địa danh, phương thức đặt địa danh và cấu tạo của địa danh,phân vùng địa danh Việt Nam

Nguyễn Kiên Trường trong luận án Những đặc điểm chính của địa danh

Hải Phòng (sơ bộ so sánh với địa danh một số vùng khác) đã vận dụng

những lý luận cơ bản của địa danh học hiện đại soi sáng những vấn đề vềđặc điểm của địa danh Hải Phòng so sánh với 6 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và 6tỉnh biên giới Tây Nam

Trần Văn Dũng qua Những đặc điểm chính của địa danh ở Đắk Lắk và

Từ Thu Mai trong Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Trần Văn Sáng với Địa

danh có nguồn gốc dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế và Vũ Thị

Thắng trong Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa là

những luận án có đóng góp mới về cách tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - vănhóa để tìm hiểu, nghiên cứu sự tương tác của các thành tố văn hóa với địadanh cũng như chỉ ra được một số đặc trưng văn hóa thể hiện qua địa danhcủa mỗi địa bàn như đặc trưng về địa văn hóa, về ngôn ngữ tộc người, về

sự tồn tại của di sản vật thể và phi vật thể trong địa danh

Gần đây, một số luận văn cao học đã bắt đầu tiếp cận địa danh từ góc độvăn hóa Nhìn chung, các tác giả đã thống kê, phân loại và tìm hiểu nhữnggiá trị văn hóa qua địa danh trên địa bàn mình nghiên cứu dưới góc nhìnthời gian, không gian, chủ thể văn hóa và hoạt động của chủ thể văn hóa Ngoài ra, nhiều từ điển địa danh được tập hợp theo tiêu chí văn hóa, dulịch, thắng cảnh, hành chính, từ nguyên Đây là những tác phẩm đồ sộ, tậphợp rất nhiều thông tin về địa danh trên khắp cả nước, có giá trị tham khảolớn với những ai yêu thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Các côngtrình này góp thêm cho luận án phương diện lý luận nghiên cứu địa danh

2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến địa danh ở Ninh Thuận và Bình Thuận

Các công trình nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ, dân tộc và văn hóa vùngđất NTBT nói chung và dân tộc Chăm nói riêng, nhìn chung, đã tập hợp địadanh vùng NTBT và lý giải dưới một vài góc độ khác nhau Tuy còn tản

Trang 7

mác, nhưng các công trình này đã giúp cho luận án về phương diện lý luận,

bổ cứu tư liệu, phương pháp nghiên cứu Tài liệu thuộc nhóm này gồm:

Lê Quang Định trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Nguyễn Đình Đầu trong Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – Bình Thuận, Nguyễn Đình Tư với Non nước Ninh, Lâm Quang Hiền trong Bản sắc truyền thống Bình

Thuận qua các địa danh hành chính lịch sử cách mạng kháng chiến dân gian trên địa bàn thành phố Phan Thiết (2005), Địa chí Bình Thuận

-(2006), Nghiên cứu địa danh tỉnh Bình Thuận của Nguyễn Văn Phụng, Địa

danh tỉnh Ninh Thuận – Xưa và nay do Đình Hy chủ biên (2016)… đã cung

cấp tri thức, tư liệu, số liệu cũng như cách tiếp cận cho luận án

Một số bài báo khoa học gần đây tập trung bàn thảo về nguồn gốc một

số địa danh ở NTBT, các bài viết này chủ yếu được tiếp cận từ góc độ ngônngữ học, từ góc độ liên ngành kết hợp với khảo sát thực địa đã cung cấpthêm tư liệu, căn cứ khoa học cho luận án như bài của các tác giả Lý TùngHiếu, Phan Chính, Chế Vỹ Tân, Nguyễn Thanh Lợi, Đỗ Quang Sơn…Điểm qua tình hình nghiên cứu địa danh trong và ngoài nước cho thấytrước đây các công trình khai thác địa danh nói chung và địa danh ở NTBTnói riêng tập trung khảo sát từ góc độ ngôn ngữ học, lịch sử, địa lý Chođến nay chưa có công trình nào nghiên cứu địa danh ở NTBT từ góc độ vănhóa học Những bài báo khoa học được chúng tôi công bố trước đây lànhững tìm tòi, thử nghiệm bước đầu cho một hướng đi mới được áp dụnglần đầu trong luận án Luận án là bước phát triển tiếp theo, nghiên cứu sâuhơn, hoàn thiện cao hơn để lý giải văn hóa, tìm hiểu văn hóa trong địa danhvùng đất này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Nhiệm vụ: 4 nhiệm vụ

- Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của địa bàn nghiên cứu

- Thu thập tập hợp địa danh chỉ đối tượng tự nhiên và nhân tạo từ cácnguồn gốc ngôn ngữ khác nhau để tổng hợp, phân loại, phân tích, so sánh

- Chỉ ra các đặc trưng văn hóa qua các thành tố của một hệ thống vănhóa đã được lựa chọn

- Làm rõ giữa địa danh và văn hóa có những mối quan hệ tương quanhay hàm chứa như thế nào

Trang 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: mối tương quan giữa văn hoá với địa danh vànhững nội dung văn hoá được tàng trữ trong tập hợp địa danh ở NTBT.Phạm vi không gian: địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh Ninh Thuận

và Bình Thuận nằm ở cực Nam Trung Bộ

Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu tư liệu trong phạm vithời gian từ năm 1693 trở về sau vì theo sử sách, năm 1693, vùng đất cuốicùng của Champa ở NTBT được nhập vào lãnh thổ Đàng Trong, đặt làmtrấn Thuận Thành Từ đó, người Chăm đã trở thành một bộ phận trong cộngđồng cư dân Đại Việt Sự hiện diện của cư dân Việt đến khai cơ lập nghiệp

đã làm cho địa danh vùng này thay đổi một cách mạnh mẽ

5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Tập hợp địa danh ở NTBT gồm có những loại nào là địa danh chỉ đốitượng địa lý tự nhiên và địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân tạo?

Văn hóa được thể hiện trong địa danh NTBT như thế nào? Những nộidung nào trong văn hóa được các địa danh tập trung phản ánh, nội dung nào

ít hoặc không được địa danh phản ánh?

Một bức tranh văn hóa được vẽ nên bằng các địa danh NTBT sẽ có độtin cậy và phù hợp với thực tiễn đến đâu?

Giả thuyết nghiên cứu

Địa danh và văn hóa là một nên địa danh phản ánh toàn bộ nền văn hóacủa các tộc người, cái gì có trong văn hóa đều được địa danh phản ánh.Địa danh và văn hóa là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau nên địa danhkhông phản ánh văn hóa hoặc chỉ phản ánh một cách mờ nhạt

Địa danh và văn hóa có quan hệ mật thiết với nhau, địa danh phản ánhvăn hóa trên một số phương diện nào đó mà không thể hiện toàn bộ nền vănhóa của một tộc người

Địa danh là sản phẩm của sự tương tác giữa con người với môi trường

tự nhiên và với môi trường xã hội nên thiên nhiên và xã hội như thế nào địadanh như thế ấy Hay địa danh chính là một bản sao chép y nguyên môitrường tự nhiên và xã hội

Địa danh là sản phẩm của sự tương tác giữa con người với môi trường

tự nhiên và với môi trường xã hội Vì chúng là tạo phẩm của một loại sinhvật bậc cao nên chúng mang tính chọn lựa, tính tri nhận, tính sáng tạo củacon người

6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát điền dã (field study method)

Trang 9

Phương pháp thống kê phân loại (statistic classification method)

Phương pháp hệ thống cấu trúc (structural system method)

Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu (data analyse method):

Phương pháp so sánh, đối chiếu (comparative-contrastive method)Phương pháp nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary method)

Nguồn tư liệu

Tư liệu sơ cấp (primitive data): do chúng tôi thu thập qua 7 chuyến

khảo sát điền dã từ ngày 01/11/2012 cho đến ngày 10/01/2015

Tư liệu thứ cấp (secondary data): địa danh thu thập được từ tài liệu của

các cơ quan nhà nước: các cục thống kê, các sở, ban, ngành… và các côngtrình nghiên cứu, biên khảo về địa danh

7 Những đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận: Luận án vận dụng khung lý thuyết gồm các lý thuyết

địa danh học, các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa, các

lý thuyết hệ thống, lý thuyết tương đối luận văn hóa, mở ra hướng nghiêncứu văn hóa mới từ góc nhìn kết hợp giữa địa danh học và văn hóa học.Một góc nhìn kết hợp này và hiệu quả được chứng minh trong luận án sẽgóp phần xác định việc nghiên cứu địa danh có giá trị ứng dụng đến mức

độ nào trong nghiên cứu văn hóa tộc người, văn hóa địa phương và làm rõmối quan hệ, sự tác động qua lại giữa địa danh và văn hóa

Về mặt thực tiễn: Luận án mô tả một bức tranh tổng thể về địa danh

NTBT từ một góc nhìn kết hợp giữa địa danh học với văn hóa học, giúp tìmhiểu đặc trưng văn hóa đa tộc người qua cách thức định danh

Số liệu thống kê và phân loại địa danh, kết quả nghiên cứu trong luận án

có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo

8 Bố cục luận án

Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận ángồm các chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Không gian văn hóa thể hiện trong địa danh ở NTBT

Chương 3: Lịch sử văn hóa thể hiện trong địa danh ở NTBT

Chương 4: Chủ thể văn hóa thể hiện trong địa danh ở NTBT

Chương 5: Hoạt động văn hóa thể hiện trong địa danh ở NTBT

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khung lý thuyết

-Địa danh học (toponymy)

Địa danh học nghiên cứu về lịch sử hình thành, sự biến đổi và chứcnăng của địa danh từ hai góc độ tiếp cận: lịch đại và đồng đại Địa danh làđối tượng nghiên cứu lâu đời của địa danh học với những thành tựu nổi bậttrên thế giới được Lê Trung Hoa kế thừa và xác lập một số vấn đề mà ngườinghiên cứu địa danh cần quan tâm: phân loại và định nghĩa địa danh,nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu, các phương thức đặt địa danh, cấutạo, ý nghĩa và nguồn gốc địa danh, yếu tố lịch sử được phản ánh trong địadanh… Trong luận án này, chúng tôi vận dụng lý thuyết địa danh học trongviệc thu thập, phân loại, xử lý thô địa danh

-Địa văn hóa (cultural geography) và sinh thái học văn hóa (cultural ecology)

Các nhà địa văn hóa và sinh thái học văn hóa tiêu biểu của phương Tây vàViệt Nam đều quan tâm đến việc con người đã thích ứng với môi trường tựnhiên như thế nào bởi môi trường địa lý tự nhiên là yếu tố tạo nên văn hóabởi thái độ, nhận thức, tổ chức, sáng tạo, vận dụng, thích ứng của con người Vận dụng lý thuyết địa văn hóa và sinh thái học văn hóa vào nghiên cứuđịa danh có thể tìm thấy các yếu tố địa lý và lịch sử, những nội dung phảnánh không gian văn hoá, lịch sử văn hóa và quá trình giao lưu tiếp biến vănhoá của các chủ thể sáng tạo địa danh

-Lý thuyết hệ thống (systemic theory)

Các lý thuyết hệ thống và cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu vănhoá đã hình thành từ các công trình nghiên cứu của Ferdinand de Saussure,Claude Lévi-Strauss, Bronislaw Malinowski, Arthur Reginald Radcliffe-Brown, Leslie Alvin White, với hai khuynh hướng chính là cấu trúc luận vàchức năng luận Vận dụng cách tiếp cận hệ thống, nhiều nhà nghiên cứu đãxây dựng mô hình cấu trúc văn hoá để phân chia văn hóa thành các yếu tốkhác nhau Tuy nhiên, các mô hình cấu trúc văn hoá do các nhà nghiên cứuthiết lập đều rất khác nhau, và không phải luôn luôn trùng khớp với trạngthái văn hoá hiện thực của các tộc người khác nhau Những người nghiêncứu đi sau có thể tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn hoặc phốihợp vận dụng cho phù hợp các mô hình cấu trúc văn hoá trong nghiên cứu

Do văn hoá và ngôn ngữ tộc người đều mang tính hệ thống Bản thân vănhóa trước hết là một phức hợp, không tự phân chia Chúng là kết quả của sự

Trang 11

sáng tạo của con người, chủ thể văn hóa, và phân chia văn hóa làm bao nhiêuthành tố cũng hoàn toàn mang tính chủ quan, ước định và tương đối

Dựa trên cơ sở dữ liệu đã thu thập và xử lý được, trên cơ sở kết hợp các

lý thuyết nghiên cứu nêu trên, chúng tôi vận dụng một mô hình hệ thống cấu trúc văn hóa thể hiện trong địa danh ở NTBT gồm: không gian văn hóa,lịch sử văn hóa và giao lưu tiếp biến văn hóa, chủ thể văn hóa, các hoạtđộng, sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể

-Bức tranh văn hóa trong địa danh không phải được vẽ lại bằng phépcộng của các thao tác luận của từng góc nhìn đơn lẻ mà đó là thao tác luậncủa sự đan cài (nest), tương hỗ, sự “vượt gộp” của vận dụng phương pháp

tư duy hệ thống và “thông qua các quy luật tương tác bên trong hệ thốngcũng như của hệ thống với môi trường bên ngoài mà phát hiện ra nhữngthuộc tính hợp trội (emergence) mang đặc trưng toàn thể chứ không phải làtính tổng hợp (aggregation) do các phần tử gộp lại

-Tương đối luận văn hóa (cultural relativism)

Tương đối luận văn hoá là một lý thuyết do Franz Boas (1858-1942)khởi xướng cho rằng các niềm tin, giá trị và hành động của một nền vănhóa phải được hiểu dựa trên chính nó chứ không phải được xét đoán dựatheo tiêu chuẩn nền văn hóa khác Lý thuyết mới này cung cấp một phươngpháp luận cần thiết, một công cụ hữu hiệu để nghiên cứu sự đa dạng củacác nền văn hóa, các vùng văn hóa Vì vậy, vận dụng tương đối luận vănhoá vào việc nghiên cứu văn hoá trong địa danh là cần thiết và phù hợp bởi

nó giúp minh định và chấp nhận cách giải thích ý nghĩa của địa danh kể cảtheo hướng từ nguyên học dân gian phù hợp nhất để tìm ra những nét vănhóa riêng biệt, đặc thù tạo nên tính đa dạng phong phú của văn hóa vùngđất NTBT nói riêng và của nền văn hóa Việt nói chung

Nhìn từ góc độ văn hóa học là cái nhìn đa chiều và liên ngành

Địa danh có thể là đối tượng nghiên cứu của bất kỳ ngành khoa học nào.Nếu địa chí học chỉ quan tâm đến thông tin về địa danh, sử học chú trọngyếu tố, sự kiện lịch sử trong địa danh, địa lý học xem xét môi trường địa lýtrong địa danh, dân tộc học tìm hiểu nguồn gốc tộc người qua địa danh, địadanh học nghiên cứu địa danh theo hướng: tập hợp – thống kê – phân loại –miêu tả cấu tạo – truy xuất nguồn gốc, thì văn hóa học quan tâm đến tấtthảy Bởi các ngành khoa học khác chỉ bóc tách một khía cạnh nào đó củađịa danh mà không nhằm mục đích nghiên cứu văn hóa trong địa danh đểlàm rõ đặc trưng văn hóa, tính đa tầng, phức tạp của bức tranh văn hóavùng miền với tư cách là một hệ thống như văn hóa học

Trang 12

1.1.2 Khung khái niệm

Địa danh

Theo quan điểm của văn hóa học, địa danh là tên gọi để định danh và

cá thể hoá các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân tạo gắn liền với đất Địa

danh không chỉ là hệ thống ký hiệu như quan niệm của địa danh học màchúng còn là một hệ thống biểu tượng theo quan niệm của văn hóa

Trong luận án, chúng tôi vận dụng cách phân loại của Lê Trung Hoa và

bổ sung một hướng phân loại mới theo trường ngữ nghĩa văn hóa của địadanh, và tùy lúc có thể phân chia theo chủ thể định danh, dựa trên các quanđiểm sau: (1) mỗi địa danh là một tổ hợp thường gồm hai thành tố: chung(general element) và riêng (specific element); (2) mỗi địa danh thường hàmchứa một ý nghĩa nhất định; (3) mỗi địa danh luôn gắn với một hoặc nhiềugiá trị văn hóa; (4) phân loại địa danh theo văn hóa học cũng chính làphương pháp phân loại dựa vào ý nghĩa hay giá trị văn hóa, nội hàm vănhóa của địa danh

Văn hóa

Chúng tôi tán thành và vận dụng quan niệm cho rằng: Văn hoá là trung

tâm của cách con người nhìn nhận, trải nghiệm và tham gia vào tất cả các khía cạnh của cuộc sống và thế giới xung quanh Văn hoá là những giá trị vật thể và phi vật thể gắn liền với dân tộc, tộc người, và làm nên sự khác biệt giữa các dân tộc, tộc người Điều đó có nghĩa là mỗi dân tộc, mỗi tộc

người đều có hệ thống giá trị văn hoá của riêng mình, tạo nên bản sắc riêngđộc đáo Thậm chí văn hóa của một tộc người trong các không gian văn hóakhác nhau và trong các thời kỳ khác nhau, cũng mang những nội dung, sắcthái riêng biệt

1.1.3 Quan hệ giữa địa danh và văn hóa

Địa danh và văn hóa có những mối quan hệ mật thiết, khắng khít với

nhau Chúng tôi tiếp cận mối quan hệ này từ hai chiều Trong hướng quan

hệ giữa địa danh và văn hoá, địa danh đều ít nhiều chuyển tải nội dung văn hóa Ở chiều hướng ngược lại, chúng tôi cũng nhận thấy rằng quan hệ giữa văn hoá với địa danh không phải là quan hệ “một đối một”, mà là

quan hệ đặc biệt, quan hệ lệch pha, quan hệ giữa toàn thể với bộ phận Dovăn hoá quá rộng lớn, không phải cái gì có trong văn hoá cũng được phảnánh trong các địa danh Ngay cả những sưu tập địa danh đầy đủ nhất cũngkhông nói lên được toàn bộ không gian văn hoá, sự thật lịch sử hay thựctiễn văn hóa của một vùng đất, một dân tộc Như vậy, văn hóa bao trùm lênđịa danh, nhưng địa danh không thể bao trùm lên văn hóa

Khi nghiên cứu địa danh từ góc nhìn văn hóa, luận án tập trung làmsáng tỏ những nội dung văn hóa được tàng chứa trong các địa danh chính là

Trang 13

những yếu tố của môi trường văn hóa và hệ thống văn hóa, được sàng lọcqua cái nhìn của chủ thể văn hóa khác nhau, tạo nên những bức tranh địadanh đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa trên một địa bàn.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Không gian văn hoá vùng đất Ninh Thuận và Bình Thuận

Ninh Thuận và Bình Thuận hiện là hai đơn vị hành chính và là mộtkhông gian văn hóa nằm ở cực nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ,diện tích tự nhiên khoảng 11.188,56km2 và một vùng lãnh hải rộng hàngchục nghìn cây số vuông Đây là khu vực vừa có núi rừng, đồng bằng,biển đảo, khí hậu nhiệt đới, nhiều nắng, gió, khô nóng với hai mùa mưanắng rõ rệt và không có mùa đông lạnh, khí hậu khu vực NTBT thuộc loaikhô hạn nhất nước Hệ thống thủy văn khá thưa thớt, trừ một vài con sônglớn như sông Cái hay sông Dinh ở Ninh Thuận, sông La Ngà ở BìnhThuận, các sông suối khác đều ngắn, hẹp và dốc, lưu vực nhỏ, lại phátnguyên từ rừng thưa và nghèo nên nguồn nước không dồi dào và thường

bị khô hạn vào mùa khô NTBT là vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản,nhất là tài nguyên biển

1.2.2 Lịch sử văn hóa vùng đất Ninh Thuận và Bình Thuận

Khu vực NTBT ngày nay chính là tiểu quốc Panduranga của vươngquốc Champa xưa được chúa Nguyễn Phúc Chu sáp nhập sáp nhập vào ĐạiViệt năm 1693, đặt làm trấn Thuận Thành Tuy vậy, người Chăm ở trấnThuận Thành được quyền tự trị với chế độ thổ quan Năm 1832, vua MinhMạng đổi chế độ thổ quan ở vùng Chăm sang chế độ lưu quan, bỏ tên trấnThuận Thành, đổi trấn Bình Thuận thành tỉnh Bình Thuận, lập hai phủ NinhThuận và Hàm Thuận, thiết lập một nền hành chính mới

Trên phương diện tiếp biến văn hóa, điểm khác biệt lớn nhất ở đồngbằng Trung và Nam Trung Bộ (bao gồm NTBT) so với vùng văn hóa Bắc

Bộ và Bắc Trung Bộ chính là sự giao thoa mật thiết giữa văn hóa Việt vàvăn hóa Chăm Quá trình giao lưu văn hóa này diễn ra khá sớm, liên tục vàmạnh mẽ trên nhiều phương diện trong lịch sử, đặc biệt là ngôn ngữ trong

đó có địa danh

1.2.3 Chủ thể văn hóa ở Ninh Thuận và Bình Thuận

Theo số liệu từ cuộc điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số vùngNTBT khoảng 1,75 triệu người, có 34 tộc người anh em Trong đó đôngnhất là người Việt chiếm khoảng 75% dân số, người Chăm chiếm khoảng12%, sau đó là người Raglai khoảng 10% Ngoài ra còn có người Hoa tậptrung nhiều ở phường Đức Nghĩa (Phan Thiết), người K’ho, Tày, Chrau,Nùng, Mường, Churu… Các tộc người trên vùng đất này có trình độ pháttriển khác nhau và văn hóa vô cùng đa dạng phong phú

Ngày đăng: 23/06/2018, 23:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w