1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo sáng kiến Phương pháp giảng dạy kĩ thuật chạy đà - giậm nhảy của nhảy cao kiểu bước qua

11 853 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 389 KB

Nội dung

Sau đây là một số kinh nghiệm về " Phương pháp giảng dạy kĩ thuật chạy đà - giậm nhảy của nhảy cao kiểu bước qua" A- Mô tả giải pháp:... Để giảng dạy đạt kết quả cao giai đoạn kĩ thuật "

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bảo Thắng, ngày 29 tháng 3 năm 2011

Họ và tên tác giả: Lương Văn Tờ

Sinh ngày: 03 tháng 12 năm 1964

Chức vụ: Giáo viên

Nơi công tác: Trường THCS Thị trấn Phố Lu

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm TDTT

Bộ môn Thể dục là bộ môn đặc chưng, người giảng dạy và người tiếp thu kiến thức phải ở ngoài sân bãi Nên giờ học nó phụ thuộc vào thời tiết, dụng cụ sân bãi dạy bộ môn Thể dục với mục tiêu chính là rèn luyện vào nâng cao sức khỏe, dạy cho học sinh nhận thức đúng đắn về tác dụng rèn luyện thân thể

Vì vậy trong những năm học qua bản thân tôi không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sau đây là một số kinh nghiệm về

"

Phương pháp giảng dạy kĩ thuật chạy đà - giậm nhảy của nhảy cao kiểu bước qua"

A- Mô tả giải pháp:

Trang 2

I- Cơ sở lý luận:

Trong quá trình thực tế giảng dạy tại trường bản thân tôi đã rút ra được một

số thuận lợi - khó khăn sau:

1 Thuận lợi:

- BGH nhà trường và các thầy cô giáo thường xuyên quan tâm và tạo mọi điều kiện cho môn học thể dục cũng như tổ chức các hoạt động TDTT

- Bản thân Giáo viên được đào tạo chính ban rất nhiệt tình trong giảng dạy cũng như các hoạt động TDTT khác

- Học sinh: Hăng hái nhiệt tình ham thích tập luyện TDTT

- Phụ huynh: Nhiều gia đình quan tâm và tạo điều kiện cho con cái mình được tham gia tập luyện TDTT và thi đấu

2 Khó khăn.

- Cơ sở vật chất, dụng cụ học tập vẫn còn thiếu nhiều, sân bãi tập hẹp và chưa đảm bảo an toàn

- Nhiều gia đình còn khó khăn nên một số em học sinh còn thiếu giầy tập

- Phong trào tự tập luyện TDTT ở địa phương phát triển nhưng chưa đi vào chiều sâu và chưa bên vững

II: Kết quả điều tra và khảo sát.

1- Phương pháp giảng dạy:

Nhằm so sánh, kiểm tra kết quả ban đầu và kết quả qua quá trình áp dụng, sử

dụng phương pháp giảng dạy kĩ thuật giai đoạn "chạy đà - giậm nhảy" đồng thời áp

Trang 3

dụng, sử dụng một số bài tập phát triển sức mạnh chân Vì vậy ngay từ đầu chương nhảy cao tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát ban đầu kết quả cụ thể như sau:

2- K t qu kh o sát ban ết quả khảo sát ban đầu: ả khảo sát ban đầu: ả khảo sát ban đầu: đầu:u:

Tổng số

học sinh

Xếp loại

Ghi chú

Tổng số

số

số

%

129 20 15,5% 50 38,8% 59 45,7% Không có HS yếu

III: Giải pháp và các bước thực hiện

1 Yêu cầu:

Để tiến hành giảng dạy một số giờ thể dục hay một chương nhảy cao "bước qua" người giáo viên cấn chú ý thực hiện theo các bước.

a) Bước 1: Hình thành khái niệm nhảy cao hoàn chỉnh.

- Nhảy cao là gì?

Nhảy cao là hoạt động TDTT, nó dùng tốc độ chạy đà và sức bật của một

chân nhằm đưa trọng tâm cơ thể vượt qua chướng ngại vật thẳng đứng (cụ thể là đưa cơ thể vượt qua xà ngang) Thành tích của nhảy cao tốt hay xấu biểu hiện ở độ cao, thấp của mức xà Thành tích đó được tính bằng cm (xăng ti mét); m (mét).

- Nhảy cao chia làm mấy giai đoạn?

+ Nhảy cao chia làm 4 giai đoạn

1 là: Giai đoạn chạy đà; 2 là: Giai đoạn giậm nhảy; 3 là Giai đoạn trên không (Qua xà); 4 là: Giai đoạn tiếp đất

+ Phân tích kĩ thuật, chú ý đặc điểm từng giai đoạn

+ Làm mẫu hoàn chỉnh và chi tiết

Trang 4

+ Dùng tranh, ảnh, các sơ đồ minh hoạ.

Trong đó quá trình giảng dạy cần nêu bật then chốt kĩ thuật, làm mẫu phải nổi bật được đặc điểm kĩ thuật, đồng thời có thể giới thiệu một số thành tích nhảy cao của trường, của huyện, tỉnh

B) Bước 2: Giảng dạy kĩ thuật nhảy cao kiểu "Bước qua".

Trọng tâm đề tài:

"

Giảng dạy kĩ thuật nhảy cao giai đoạn chạy đà và giậm nhảy"

* Giai đoạn chạy đà:

- Xác định chân giậm nhảy

(Nếu giậm nhảy bằng chân trái thì đứng bên phải và nếu giậm nhảy chân phải thì đứng bên trái theo hướng quay mặt về xà).

- Xác định hướng chạy đà và góc độ chạy đà (góc độ chạy đà chếnh với xà khoản 38->45 0 ).

* Lưu ý:

- Kĩ thuật chạy đà:

Có hai phần: Phần thứ nhất gồm một số bước đà đầu Phần thứ hai gồm 3 bước đà cuối trước khi giậm nhảy ở phần thứ nhất chạy đà cần tăng dần độ dài bước chạy và tăng tốc độ bằng cách đạp sau tích cực kết hợp nâng thân, sau đó duy trì tốc độ cho đến giậm nhảy Một số bước chạy ban đầu chân chạm đất bằng cả bàn chân, riêng ba bước cuối chạm đất bằng gót bàn chân

- Ba bước cuối:

Trang 5

+ Bước 1: Đưa chân giậm nhảy ra trước dài hơn các bước trước đó và đặt

gót chân chạm đất phía trước

+ Bước 2: Đưa nhanh chân lăng ra trước để thực hiện bước 2 Đây là bước

dài hơn bước 1 Chú ý chân hơn miết xuống đất - ra sau và duy trì tốc độ chạy đà là rất quan trọng

+ Bước 3: Đây là bước dài nhất chủ động đưa chân giậm nhảy và hông

cùng bên vươn nhanh về trước để đặt gót chân vào điểm giậm nhảy Lúc này chân giậm nhảy gần như thẳng, toàn bộ thân, hông, đùi và cẳng chân ngả chếch ra sau Hai tay hơi co, khuỷnh tay hướng ra sau sẵn sàng đánh tay hỗ trợ với giậm nhảy

(Như hình vẽ).

* Giai đoạn giậm nhảy:

"Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất trong các giai đoạn kĩ thuật nhảy cao"

Lúc này bàn chân giậm nhảy ở bước đà cuối cùng tiếp đất bằng gót, sau đó nhanh chóng chuyển sang cả bàn, tiếp theo đó dùng gối để tạo thế co cơ khi giậm

Trang 6

nhảy cần dùng hết sức của bàn chân đạp thật nhanh, mạnh xuống đất để bật người lên cao như sức bật của lò xo - phối hợp với chân giậm nhảy khi đạp đất, chân lăng đá mạnh từ sau - ra trước - lên cao, hai tay đánh từ sau - ra trước - lên cao hướng khuỷu tay sang hai bên và dừng đột ngột ở độ cao ngang vai để tạo một lực nâng cơ thể lên cao Chú ý cần phối hợp hết sức chính xác, ăn nhịp giữa chạy đà với giậm nhảy góc độ hợp lí mới đạt thành tích cao

Để giảng dạy đạt kết quả cao giai đoạn kĩ thuật "chạy đà giậm nhảy", ngoài

việc năm được những động tác kĩ thuật cơ bản còn giúp học sinh tập luyện đạt kết quả cao, thi đạt tiêu chuẩn RLTT ở mức khá, giỏi thì trong quá trình giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn các bài tập bổ trợ, các trò chơi phát triển sức mạnh chân đan xen vào quá trình học tập hàng ngày hay tăng thêm nội dung tập thể lực cho học sinh vào cuối các nội dung học tập trong tiết học

* Một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh chân.

- Một số trò chơi:

+ Lò cò tiếp sức

+ Lò cò chọi gà

+ Nhảy vượt rào tiếp sức

- Một số động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh chân

+ Đà 1 bước giậm nhảy - đá lăng

+ Đá chính diện - giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà

+ Đứng, tập 3 bước đà cuối đưa đặt chân vào giậm nhảy

+ Thực hiện 3 bước đà cuối đưa đặt chân vào điểm giậm nhảy

2- Phương pháp giảng dạy.

Trang 7

- Giảng dạy phân đoạn, phân tích tổng hợp

- Phân tích kĩ thuật, chú ý đặc điểm từng giai đoạn

- Làm mẫu hoàn chỉnh và chi tiết

- Dùng tranh, ảnh, các sơ đồ minh hoạ

Trong đó quá trình giảng dạy cần nêu bật then chốt kĩ thuật, làm mẫu phải nổi bật được đặc điểm kĩ thuật, đồng thời có thể giới thiệu một số thành tích nhảy cao của trường, của huyện, tỉnh

3- Kết quả đạt được.

Qua quá trình thực tế áp dụng, sử dụng phương pháp giảng dạy kĩ thuật

"chạy đà - giậm nhảy" kết hợp với lựa chọn một số trò chơi và các động tác bổ trợ

phát triển sức mạnh chân, tôi nhận thấy: Lớp học sôi nổi hơn, học sinh thì tự giác tích cực tập luyện hơn vì thế kết quả đạt được nâng lên rõ dệt so với kết quả khảo sát ban đầu

C th :ụ thể: ể:

Tổng số

học sinh

Xếp loại

Ghi chú

- Với kết quả đã đạt được thật sự là nguồn động lực thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT nói chung và phong trào tập luyện một số môn điền kinh nói riêng trong nhà trường ngày càng phát triển

4- Vấn đề cần chú ý khi thực hiện:

- Về chuẩn bị hố nhảy (đệm).

+ Hố cát phải đủ độ cao và được sới kỹ càng

Trang 8

+ Đệm thay cho hố cát phải đủ độ dày, cần hạn chế nâng cao xà quá mức sẽ không an toàn với đệm mỏng Chú ý phân công người bảo hiểm khi nhảy xà cao

+ Không có đệm cho học sinh nhảy xà thấp

- Giảm bớt 1 số yêu cầu khi đệm (cát) không đảm bảo an toàn

- Nhắc học sinh đề phòng chấn thương và phải đi giầy (ba ta).

- Chú ý lượng vận động, độ cao của xà (đối với học sinh sức khoẻ yếu)

IV: KẾT LUẬN

a) Bài học kinh nghiệm

Vấn đề sử dụng phương pháp dạy học kĩ thuật giai đoạn chạy đà tôi đã áp dụng của nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Thị trấn Phố

Lu - Bảo Thắng - Lào Cai Nến kết quả của các em cũng được nâng lên rõ rệt, so sánh kết quả khảo sát ban đầu và kết thúc nội dung nhảy cao

Để đạt được kết quả đó tôi đã mạnh dạn thường xuyên áp dụng, sử dụng nhiều phương pháp vào giảng dạy có xen kẽ các trò chơi vận động nhằm hỗ trợ và phát triển thể lực mới cho học sinh Theo dõi từng nội dung cụ thể

b) Một số ý kiến đề xuất:

- Áp dụng sáng kiến nghiệm vào các giờ học chính khoá thành tích cũng như các kỹ năng của học sinh được nâng lên một bậc song bản thân tôi cũng mạnh dạn

đề xuất một số ý kiến như sau:

- Nhà trường cần đầu tư các trang thiết bị để phục vụ cho việc học thực hành ngoài sân: Cầu đá, sào nhảy cao, bóng đá, bóng chuyền

- Sân tập phải đủ rộng, có cây bóng mát

Trang 9

- Mặt khác yêu cầu học sinh:

+ Chấp hành và thực hiện đúng các nội quy - quy định môn học

+ Thường xuyên nêu cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập

và rèn luyện

+ Phát huy tinh thần tích cực tự giác tập luyện

- Với giáo viên:

+ Xây dựng cho mình 1 kế hoạch giảng dạy khoa học, hợp lí Nghiên cứu kĩ các tài liệu cần thiết và các phương pháp dạy học mới Mặt khác tích cực trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước

+ Thường xuyên tạo điều kiện giúp đỡ học sinh

+ Thường xuyên động viên khích lệ và nhắc nhở các em kịp thời; đồng thời

tổ chức thi đua giữa các cá nhân với cá nhân, tổ với tổ Để giúp học sinh hăng hái tích cực trong học tập

B- Tính mới của giải pháp:

Mục tiêu của Giáo dục là giáo dục con người phát triển toàn diện, con người

xã hội chủ nghĩa chỉ có trí tuệ, có kiến thức chưa đủ, phải có sức khỏe, có thể lực,

có thân hình cường tráng; lao động sản xuất, chiến đấu tốt bảo vệ Tổ Quốc

Để đạt được mục tiêu trên tôi đã thay đổi phương pháp dạy học: Làm mẫu giảng giải ít chủ yếu dành thời gian cho học sinh tập luyện một cách tích cực nhưng không làm ảnh hưởng đến tiết sau của học sinh

Giải pháp rất thực tế, rễ áp dụng trong thực tế giảng dạy kĩ thuật, bài tập phong phú có thể áp dụng cho tất cả các trường THCS

Trang 10

C- Hữu ích của giải pháp:

Áp dụng giải pháp này nâng cao được thành tích trong nhảy cao kiểu "bước qua" mang lại cho học sinh lạc qua hơn, tự tin hơn trong nhảy cao và góp phần làm

cho Giáo viên hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường giao cho cụ thể:

Khi áp dụng giải pháp này kết quả thu được là:

Loại giỏi: 55,8%

Loại Khá: 37,2%

Loại TB: 7,0%

D Khả năng phổ biến và nhân rộng

Rút kinh nghiệm năm học trước năm học 2010-2011 này học kì II (chương nhảy cao) tôi đã áp dụng vào giảng dạy giải pháp này, bản thân tôi thấy thành tích nhảy cao năm học 2010-2011 nay so với năm học trước đạt kết quả cao hơn

Vì vậy qua trao đổi với đồng nghiệp và thực tế đã đạt được chúng tôi thấy Sáng kiến này có thể áp dụng được ở trong trường phù hợp với lưa tuổi học sinh lớp 9 và có thể nhân rộng ra các trường bạn trong huyện

Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng ngay tại trường mà là học sinh chính của bản thân tôi, trường tôi vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp để tôi bổ sung vào sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

(ký, ghi rừ họ và tên)

Trang 11

Lương Văn Tờ

Ngày đăng: 07/04/2015, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w