1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo sáng kiến Một số phương pháp giảng dạy môn đá cầu THCS

41 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Học sinh đứng ở tư thế chân trước sau chân phát cầu để phía sau Bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang, mũi chân cách đườngbiên ngang khoảng 20cm và mép ngoài của bàn chân cá

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT BẢO th¾ng

TrêNG THCS s¬N HÀ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĩA VI ÖT NAM

§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

Sơn Hà, ngày 05 tháng 01 năm 2012

Kính giửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở

Tên tôi là: Lê Đức Anh

Chức vụ:Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Sơn Hà

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm

Chuyên ngành: TDTT

Các điều kiện chủ yếu công nhận sáng kiến:

Chuyên đề “Một số phương pháp giảng dạy môn đá cầu THCS”.

Trang 2

- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật,thói quen tự giác tập luyện TDTT.

- Giúp cho học sinh có tâm lý tốt khi bước vào tập luyện và thi đấu

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ĐÁ CẦU:

I KỸ THUẬT PHÁT CẦU;

Phát cầu là một trong những kỹ thuật cơ bản của đá cầu Ngoài muc đíchđưa cầu vào cuộc đấu, phát cầu còn là một trong những kĩ thuật tấn công đểdành điểm trực tiếp hay gián tiếp Kỹ thuật này được thực hiện ở khu vực phátcầu, phía sau đường biên ngang cuối sân Căn cứ vào vị trí của mu bàn chân khitiếp xúc với cầu và tư thế cơ thể khi phát cầu, có thể chia kĩ thuật phát cầu thành

4 loại sau:

- Phát cầu thấp chân chính diện;

- Phát cầu thấp chân nghiêng mình;

- Phát cầu cao chân chính diện;

- Phát cầu cao chân nghiêng mình:

1 PHÁT CẦU THẤP CHÂN CHÍNH DIỆN.

Là kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu và tập luyện để đưa cầuvào cuộc

a Tư thế chuẩn bị.

Học sinh đứng ở tư thế chân trước sau ( chân phát cầu để phía sau)

Bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang, mũi chân cách đườngbiên ngang khoảng 20cm và mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khuvực phát cầu khoảng 20cm Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay raphía ngoài, sao cho trục của bàn chân hợp thành một góc khoảng 450 và 2 gótchân cách nhau khoảng 40cm ( hình 1)

Trang 3

Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, taycùng bên với chân phía sau gập khuỷu tay để bàn tay ngửa ở trước bụng, ngóntrỏ và ngón giữa để phía dưới đế cầu còn ngón cái đặt trên đế cầu Tay còn lại đểthả lỏng tự nhiên, mắt quan sát đối phương( hình 2).

b Thực hiện kỹ thuật.

Tay cầm cầu tung nhẹ cầu nâng cao ngang tầm mắt, hơi chếch về phíatrước, sao cho điểm rơi của cầu cách mũi bàn chân khoảng 50cm Khi cầu rơixuống, chân phía sau lăng về trước duỗi thẳng chân và bàn chân để mu bàn chântiếp xúc với cầu, khi cách mặt sân khoảng 20- 30cm( hình 3)

c Kết thúc

Khi chạm cầu, chân đá dừng lại đột ngột, mu bàn chân vẩy nhẹ Saukhi chân đá tiếp đất, học sinh di chuyển vào trung tâm sân để chuẩn bị đỡ cầu

Trang 4

2 PHÁT CẦU THẤP CHÂN NGHIÊNG MÌNH

a Tư thế chuẩn bị

Nhìn chung tương tự với phát cầu thấp chân chính diện, song bàn chântrước hợp với biên ngang một góc khoảng 45o , và mũi bàn chân cách đường giớihạn phát cầu sâu hơn (40cm), thân trên xoay sang phải ( nếu chân thuận là chânphải) tới mức trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang

b Thực hiện kĩ thuật.

Tay cầm cầu tung chếch ra trước, sang phải về phía chân đá sao cho điểmrơi của cầu cách mũi bàn chân đá khoảng 50 – 80cm Khi cầu rơi xuống, thântrên hơi xoay sang bên, chân đá quét ngang theo đường vòng cung từ sau ratrướcđể mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 20 -30cm( hình 4)

Trang 5

c Kết thúc.

Giống như phát cầu thấp chân chính diện

4 PHÁT CẦU CAO CHÂN NGHIÊNG MÌNH

Trang 6

5 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY.

Để giúp học sinh nắm vững và thực hiện được động tác phát cầu đúng, giáoviên cần cho người học thực hiện tuần tự các bước sau:

a Tập tung cầu.

Học sinh đứng theo sơ đồ vẽ trên sân( hình 7) và thực hiện động tác tungcầu lên cao ngang tầm mặt( chú ý không thả cầu từ trên cao xuống)sao cho khicầu rơi xuống trong khu vực được tạo bởi hai truch bàn chân và cách mũi chânsau ( chân đá) khoảng 50 – 60cm

Khi đã tập quen, học sinh được chuyển sangtập tung cầu trong điều kiện bình thường ( không

có sơ đồ vẽ trên sân), song phải đảm bảo các yêucầu như ở trên

b Tập lăng chân đá

Học sinh đứng theo sơ đồ như hình vẽ trênsân ( hình 7) và tập làm động tác lăng chân đá vào quả cầu tưởng tượng, cáchmình khoảng 50cm Khi đá cần chú ý giữ nguyên hoặc chỉ hơi xoay chân trụ,động tác đá lăng chân cần đúng hướng và không làm cho cơ thể bị mất thăngbằng

Trang 7

Cần tránh thói quen bước chân trước lên một bước, sau đó mới thực hiệnlăng chân Làm như vậy dễ dẫn đến sai lầm và giẫm chân vào vạch giới hạn khuvực phát cầu và bị mất điểm.

c Tập tiếp xúc với cầu.

Đầu tiên có thể treo cầu cách mặt sân khoảng 20 – 30cm và 70 – 80cm( phát cầu cao chân) cho học sinh đứng ở tư thế chuẩn bị và thực hiện động tácđá.Khi tập đá cần lưu ý dừng bàn chân lại đột ngột ngay sau khi tiếp xúc vớicầu, chứ không lăng chân theo Việc lăng cả chân theo sẽ làm cầu đi khôngcăng, người dễ bị chao đảo mất thăng bằng, gây khó khăn cho việc di chuyểnnhanh vào trung tâm sân

Khi thực hiện động tác đá cầu ở vị trí cố định đã thành thạo thì cho họcsinh tự tung cầu và thực hiện động tác phát cầu

Lúc này cần lưu ý sự phối hợp giữa tay tung cầu và chân đá sao cho nhịpnhàng, đúng lúc Mắt phải nhìn xuống đúng thời điểm tiếp xúc cầu để không bị

đá trượt, sau khi đá cơ thể không bị mất thăng bằng

Khi tập phát cầu, đàu tiên học sinh phải tập để nắm thật vững kĩ thuật vàthực hiện thành thạo kiểu phát cầu thấp chân chân chính diện Tiếp đó, trên cơ

sở kỹ năng đã có mới tập kỹ thuật phát cầu khác khó hơn như; phát cầu caochann chính diện, phát cầu thấp chân nghiêng mình và phát cầu cao chânnghiêng mình

II KỸ THUẬT ĐÁ ĐÙI:

Đá đùi là một trong những kỹ thuật cơ bản của đá cầu, trong đó học sinh

sử dụng phần diện tích mặt trên của đùi, khoảng 1/3 từ đầu gối đến háng để tiếpxúc và điều khiển những đường cầu bay ngang tầm với bung, phía trước cơ thể

Kỹ thuật này chủ yếu sử dụng trong phòng ngự của đá đơn, đá đôi và thựchiện ở 3 dạng chính sau:

- Chuyền cầu;

- Tâng cầu nhịp một để tấn công;

Trang 8

a Tư thế chuẩn bị

Hai chân đứng rộng bằng vai, mũi bàn chân thuận đặt sau gót chân trướckhoảng ½ bàn chân Hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thểdồn đều vào 2 chân, người hơi khom, mắt quan sat đối phương

b Thực hiện kỹ thuật

- Đỡ bằng 2 chân thuận để đá mu bàn chân thuận

- Khi cầu bay tới, học sinh di chuyển trọng tâm cơ thể vào chân trước, chân

đá ( chân sau) lăng nhẹ về phía trước lên trên kết hợp với gập gối, sao cho đùivuông góc với thân treenkhi tiếp xúc với cầu

Khi chạm cầu, đùi dánh nhẹlên và hơi đánh ra phía ngoài đểcầu nảy lên ngang tầm mắt và rơixuống hơi chếch ra bên ngoàichân đá, nhằm tạo thuận lợi chođộng tác tiếp theo củ chân này (Hình8)

- Đỡ cầu bằng chân khôngthuận để đá băng mu bàn chânthuận

Khi cầu bay tới, học sinhcần bước chân sau lên ( chân đá,thuận ) hoặc lùi chân trước xuống,chuyển trọng tâm cơ thể vào chân thuận Chân không thuận gập gối lăng ratrước lên trên tiếp xúc với cầu như ở phần trên song không hướng ra phía ngoài

mà hơi hướng vào trong ( sang phía chân thuận ) để hướng cầu rơi sang phíachân thuận nhăm tạo điều kiện cho chân thuận sử dụng kỹ thuật đá tiếptheo( hình 9 )

Trang 9

- Đỡ cầu bằng chân không thuận để đá cầu bằng mu bàn chân không thuận.Khi cầu bay tới, học sinh cần bước chân sau lên hoặc lùi chân trước xuống.chuyển trọng tâm cơ thể vào chân thuận, chân không thuận gập gối lăng ra trướclên trên tiếp xúc với cầu như ở phần treensong hơi hướng ra ngoài ( về phía chânkhông thuận ) để tạo điều kiện thuận lợi cho lần đá tiếp theo của chân này

(hình 10 )

c Kết thúc

Sau khi tiếp xúc cầu, chân đá thu nhanh về vị trí ban đầu để sử dụng các kỹthuật đá cầu tiếp theo

Trang 11

c Kết thúc

Sau khi đá chuyền cầu, chân đá nhanh chóng tiếp đất và học sinh di chuyển

về phía đồng đội để hỗ trợ khi cần thiết ( hình 11 )

3 TÂNG CẦU NHỊP MỘT ĐỂ TẤN CÔNG ( TRONG ĐÁ ĐƠN )

Trang 12

4 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Để giúp học sinh nắm vững và thực hiện tốt kỹ thuật đá đùi, giáo viên nêncho học sinh tập tuần theo các bước sau:

a Tập tâng cầu bằng đùi

Trước tiên cần cho học sinh tập mô phỏng kỹ thuật tâng cầu bằng đùi tạichỗ rồi di chuyển khi không có cầu Tập tuần tự từ chân thuận đến chân khôngthuận, rồi sau đó kết hợp làm động tác tâng cả 2 chân luân phiên

Sau khi nắm và thực hiện đúng những yêu cầu cơ bản khi không có cầu,vận động viên chuyển sang bước thứ hai

b Tập kỹ thuật khi có cầu

Khi tập với cầu, học sinh tự tâng cầu rồi dùng đùi tâng lên Khi tập tâng cầucần lưu ý là lưng hơi thẳng chứ không khom như khi đỡ, mắt cần quan sátđường cầu lên xuống để phối hợp với chân đá cho nhịp nhàng, chân đá khi nhấclên phải gấp gối và đùi của chân đá phải gần như vuông góc với thân trên, đầugối không bị mở ra ngoài hay vặn vào trongđể giữ cho hướng cầu bay thẳng lênchứ không bay nghiêng, lệch sang hai bên

Khi tập tâng cầu, thân người từ từ xoay theo hướng cầu để điều chỉnh giúpcho động tác của chân đá chạm cầu đúng Tránh xoay, vặn nghiêng thân ngườiđột ngột làm ảnh hưởng đến việc tâng cầu, khiến cho cầu bay vọt đi chệchhướng

Tập đến khi kỹ thuật thành thục và đạt hiệu quả 10/10 mới được coi là đạtyêu cầu vì trong chuyền cầu không được phép chuyện sai, chuyền hỏng

Trang 13

III KỸ THUẬT ĐỠ NGỰC

Kỹ thuật đỡ ngực là một trong những kỹ thuật cơ bản của đá cầu, nó sửdụng phần diện tích trước ngực (từ hai núm vú đến xương quai xanh ) để khốngchế những đường cầu của đối phương đá sang tầm trên hông và dưới đầu, hoặc

để chắn những đường cầu khi đối phương cúp cầu, vít cầu sát trên lưới đôi khitrong những tình huống bất ngờ có thể sử dụng trong tấn công, song khôngnhiều và hiệu quả không cao

Trong thi đấu kỹ thuật đỡ ngực thường sử dụng theo các dạng sau;

c Kết thúc

Sau khi cầu bật ra theo ý muốn, học sinh chuyển trọng tâm cơ thể sangchân trước và nhanh chóng sử dụng các kỹ thuật khác( hình 13)

Trang 14

2 CHẮN CẦU BẰNG NGỰC

a Tư thế chuẩn bị

Đứng cách lưới khoảng 30-40cm, hai bàn chân tách rộng bằng vai, mặthướng vào lưới để quan sát đối phương, trọng tâm cơ thể dồn đều vào 2 chân, 2tay duỗi để tự nhiên

b Thực hiện kỹ thuật

Khi quan sát thấy cầu đối phương đá sang hoặc đối phương sắp thực hiệncác kỹ thuật tấn công ở gần lưới, vận động viên nhanh chóng khuỵu gối hạ thấptrọng tâm cơ thể, mắt tập trung quan sát đối phương để phán đoán đúng tầm vàhướng cầu bay sang, sau đó bật nhảy thẳng đứng, ngực ưỡn, hai tay đưa sangngang hoặc về sau, để toàn bộ phần ngực chắn lấy đường cầu đối phương, làm

cho quả cầu bật lại rơi về phía sâncủa họ

c Kết thúc

sau khi chắn cầu xong, haichân tiếp đất, học sinh cần chú ýkhông để bất kỳ bộ phận cơ thểnào chạm lưới ( sẽ bị mất điểm)

và nhanh chóng di chuyển về sau,

để chuẩn bị đón đỡ cầu của đốiphương ( hình 14)

Trang 15

bật nhảy lên cao xoay thân trên sang phải hoặc trái rồi dùng ngực( phải hoặctrái) hất mạnh cho cầu bay qua lưới.

c Kết thúc

Tương tự như chắn cầu bằng ngực( hình 150)

4 HƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Để giúp học sinh nắm và vận dụng được kỹ thuật đỡ ngực tốt, giáo viên nêntiến hành giảng dạy tuần tự các bước sau

a Tập đỡ cầu bằng ngực

Bố trí học sinh đứng thành 2 hàng đối diện cách nhau khỏng 2m và yêu cầuhọc sinh đứng đúng tư thế chuẩn bị, tự tập mô phỏng kỹ thuật đỡ cầu bằng ngựctại chỗ

Sau đó tự tập với cầu, khi tập giáo viên sẽ quan sát sửa sai cho học sinh.Lúc này cần đặc biệt lưu ý đến tư thế chuẩn bị động tác kỹ thuật đỡ ngực vì đây

là 2 khâu cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến thực hiện đến kỹ thuật động tác.Nếu sai tư thế thì vẫn có khả năng thực hiện được kỹ thuật, song dễ bị mấtthăng bằng, chân trụ không vững sẽ ảnh hưởng tới động tác tiếp theo

Nếu không dùng ngực phía khác bên chân đá để đỡ cầu, thì cầu bay rakhông chuẩn làm ảnh hưởng đến động tác sau đó Ngoài ra việc dùng sức đánh

Trang 16

ngực mạnh hay nhẹ cũng ảnh hưởng đến đường cầu bay ra Cần dùng sức hợp lý

để cầu nẩy về phía trước của chân đá khoảng 1m

Cũng có thể vẽ trên sân một vòng tròn quy định điểm cầu rơi sau khi đỡngực nếu đỡ đạt yêu cầu 7/10 quả thì coi như hoàn thành tốt giai đoạn đầu và cóthể chuyển sang tập phối hợp giữa đỡ ngực và đá cầu( bằng má, mu giữa…).Lúc này học sinh và giáo viên đứng đối diện nhau, cách nhau khoảng 3m,huấn luyện viên tung cầu cho học sinh đỡ cầu bằng ngực, ban đầu cầu chuẩn vàongực với tốc độ trung bình, sau đó tung nhanh( kết hợp với dài ngắn, sang haibên) để buộc người đỡ phải di chuyển, chọn địa điểm thích hợp để dùng ngực đỡcầu và tiếp đó đá lại cho giáo viên

b Tập chắn cầu bằng ngực

Giáo viên cho học sinh đứng ở tư thế chuẩn bị mặt hướng vào lưới và cáchlưới khoảng 40cm và tự làm động tác bật nhảy người lên cao, để vượt ngực lêntrên lưới khoảng 10-20cm rồi khi tiếp sân thì lùi về sau

Khi tập cần lưu ý học sinh giữ đúng khoảng cách với lưới, phải bật thẳnglên cao chứ không lao ra phía trước, như vậy sẽ chạm vào lưới - mất điểm

Khi nhẩy, hai tay để tự nhiên thẳng theo mép quần hơi đưa tay ra phía sau

c Tập đánh ngực tấn công

Giáo viên tung cầu bổng sát lưới, học sinh nhảy lên, xoay thân trên lấy đà sau đó hất ngực ra trước đánh đầu sang sân đối phương Nếu thực hiện 7/10 lần

là tốt

Trang 17

IV KỸ THUẬT ĐÁ MÁ TRONG

Đây là kỹ thuật dùng má trong bàn chân (phần diện tích hình tam giác mà

ba đỉnh là ngón cái, mắt cá trong và gót chân) để tiếp xúc và điều khiển cầu, khicầu rơi vào khoảng giữa của 2 chân và phía dưới bụng Trước đây khi trình độ

đá cầu của học sinh còn thấp, kỹ thuật này còn được sử dụng trong cả phòng thủlẫn tấn công Song ngày nay, do tốc đọ quả cầu đi chậm, việc thực hiện kỹ thuậtlại phức tạp, tốn sức, tính hiệu quả không cao, nên kỹ thuật này ít được sử dụngtrong thi đấu Hơn nữa hiện nay phần lớn các học sinh đá cầu sử dụng giầy dalộn trong thi đấu, do đó mà phần má trong không được bằng phẳng và rộng như

Trang 18

khoảng 30-40cm Cầu sau khi tiếp xúc sẽ bay dựng đứng lên cách mặt sânkhoảng 1,5- 2m.

c Kết thúc

Sau khi má trong của bàn chân tiếp xúc với cầu thì chân đá đột ngột dừnglại, nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để sử dụng các kỹ thuật tiếp theo( hình16)

c Kết thúc

Sau khi chuyền cầu xong, chân đá nhanh chóng thu về vị trí ban đầu và học

sinh nhanh chóng di chuyển đến sátlưới, gần phía đồng đội để hỗ trợ, khicầu bị đối phương chắn bật ngược trởlại sân mình( hình 17)

Trang 19

3 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Để giúp học sinh nắm và vận dụng được kỹ thuật đá má trong được tốt,giáo viên nên tiến hành giảng dạy tuần tự theo các bước sau:

a Tập kỹ thuật tâng cầu, đỡ cầu bằng má trong

Trước hết cho học sinh đứng theo tư thế chuẩn bị và tập mô phỏng kỹ thuật

đá má trong, khi không có cầu, bằng chân thuận Lúc này cần lưu ý sửa tư thếthân trên sao cho không bị nghiêng, vẹo; mở hông chân đá, nâng đùi để đầu gốihướng ra ngoài, sao cho phần má trong của bàn chân vuông góc với hướng cầurơi xuống

Sau khi nắm và thực hiện đúng những yêu cầu cơ bản của đá má trong khikhông có cầu, học sinh chuyển sang tập với cầu Đầu tiên tập bằng chân thuậntrước sau đó mới chuyển sang tập đá chân không thuận và cuối cùng thì tập đábằng cả hai chân

Lúc đầu tự tung cầu lên và đá má trong từng quả một, nếu quả cầu sau khi

đá lên rồi rơi thẳng xuống, có thể dùng tay ở bên chân đá bắt được là đạt yêucầu Khi tập thành thạo sẽ tập tâng cầu liên tục bằng má trong nhiều lần Nếuchân thuận tâng được 20 lần liền không hỏng và chân không thuận tâng được 10lần liền không hỏng là đạt yêu cầu khi tập tâng cầu liên tục cần chú ý đến việc

di chuyển, cần phải di chuyển chân trụ nhẹ nhàng theo cầutrong khi thân trênvẫn giữ tương đối thẳng

Khi thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng má trong thành thục với từng chân thicho học sinh tập tâng luân phiên cả hai chân liên tục Tâng được 25-30 lần liềnkhông hỏng là đạt yêu cầu

b Tập kỹ thuật chuyền cầu bằng má trong

Giáo viên và học sinh đứng đối diện, cách nhau khoảng 3m, giáo viên tungcầu về phía học sinh để cho học sinh dùng kỹ thuật đá má trong chuyền cầu lạicho giáo viên sao cho đường cầu bay vòng cung cao khoảng 2,5 – 3m rơi xuốngtầm đùi hoặc mu bàn chân thuận của giáo viên Giáo viên dùng tay bắt lấy cầu

và bài tập lại được lặp lại Quả cầu chuyền đúng kỹ thuật phải đúng hướng vàkhông bay xiên thẳng vào người giáo viên Tập sao cho 10 lần chuyền đúng cả

Trang 20

V KỸ THUẬT ĐÁ MÁ NGOÀI

Dùng má ngoài bàn chân( phần diện tích hình tam giác, mà đỉnh là ngón

út, mắt cá ngoài gót chân) để tiếp xúc và điều khiển cầu Vì diện tiếp xúc nhỏ vàkhi đá khó tạo được góc vuông với hướng cầu bay tới, nên kỹ thuật này ít được

sử dụng trong phòng thủ( chỉ dùng để cứu cầu trong tình thế khó khăn),còntrong tình huống tấn công thường được sử dụng những đường cầu bay đảohướng gây bất ngờ cho đối phương

Thông thường kỹ thuật đá má ngoài được sử dụng ở hai dạng:

- Tâng cầu( cứu cầu)

Ngày đăng: 07/04/2015, 09:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w