8. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2. Cách thức tìm việc để thay đổi chỗ làm
Một chiều cạnh quan trọng cần phải đề cập đến khi bàn về di động việc làm giữa các doanh nghiệp là cách thức họ thay đổi chỗ làm việc. Nói cách khác, câu hỏi đặt ra ở đây là bằng cách nào người lao động có thể chuyển chỗ làm việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Trên thực tế, thông tin định tính và định lượng mà chúng tôi thu thập được chỉ ra rằng: có nhiều cách thức khác nhau để người lao động tìm việc và thay đổi chỗ làm việc. Trước hết, chúng ta đề cập đến một vài trường hợp người lao động tìm việc và thay đổi công việc.
Trường hợp 1
Anh Nguyễn Văn Sỹ tốt nghiệp Đại học tại chức Viện Đại học mở Hà Nội năm 2001. Sau khi ra trường, qua giới thiệu của một người bạn của bố anh Sỹ, anh đã vào làm nhân viên kinh doanh tại Công ty Cổ phần Petec Thanh Hóa, một công ty chuyên kinh doanh xăng dầu và công nghệ phẩm. Sau 1,5 năm vào làm cho công ty anh chuyển sang làm việc cho Công ty Cổ phần Thanh Hoa Sông Đà với vị trí nhân viên kinh doanh qua sự giới thiệu của người bạn học cùng cấp ba đang làm việc tại công ty. Tại đây, anh làm việc cho công ty trong ba năm với nhiệm vụ chuyên đi thu mua hàng cho công ty. Năm 2006, qua đọc được thông tin trên tờ báo lao động việc làm anh nộp hồ sơ vào Công ty Cổ phần xúc tiến thương mại thanh niên Việt Nam cũng với vị trí nhân viên kinh doanh truyền thông. Làm việc được hai năm tại đây, qua mối quan hệ với chị trưởng phòng tại công ty anh được chị giới thiệu sang Công ty Cổ phần Bất động sản Info Việt Nam (là công ty của chồng chị trưởng phòng). Đến năm 2011 thị trường bất động sản đi xuống, tình hình kinh doanh khó khăn anh lại chuyển công ty và sang làm việc tại công ty Cổ phần truyền thông TVShopping qua thông tin tuyển dụng trên Internet (Nguyễn Văn Sỹ, 29 tuổi, nhân viên).
Câu chuyện chuyển việc của anh Nguyễn Văn Sỹ cho chúng ta mấy nhận
xét sau đây. Thứ nhất, có nhiều con đường khác nhau để anh Nguyễn Văn Sỹ
tìm việc làm và chuyển đổi chỗ làm việc. Cụ thể là, trong 11 năm làm việc vừa qua, từ khi tốt nghiệp đại học năm 2000 đến năm 2011, anh Sỹ đã chuyển đổi việc làm đến 5 lần, mỗi lần chuyển việc qua một cách thức khác nhau. Lúc thì anh nhờ quan hệ của người thân (bố anh), lúc thì anh dựa vào sự giới thiệu của bạn bè, lúc lại dựa vào đồng nghiệp, và cả phương tiện truyền thông đại chúng (Báo Lao động và internet). Thứ hai, dưới góc nhìn của vốn xã hội,
anh Sỹ đã rất biết vận dụng vốn xã hội, cụ thể ở đây là mạng lưới xã hội để tìm kiếm và thay đổi chỗ làm việc. Trong 5 lần tìm việc và thay đổi chỗ làm việc thì có đến 3 lần anh dựa vào mạng lưới xã hội. Mạng lưới xã hội mà anh đã khai thác ở đây gồm một người là bạn của bố, một người là bạn học cấp ba, và một người là đồng nghiệp trong cùng công ty. Như vậy, rõ ràng mạng lưới xã hội có vai trò quang trọng trong việc thay đổi chỗ làm việc của anh Sỹ.
Thứ ba, ngoài mạng lưới xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng đã giúp ích nhiều cho anh Sỹ trong quá trình “nhảy việc” của mình. Như đã nói đến ở trên, trong các lần thay đổi chỗ làm việc qua 5 công ty, thì có đến 2 lần anh dựa vào thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng, cụ thể ở đây là Báo Lao động và Internet. Công việc hiện tại mà anh đang làm là nhờ thông tin từ internet. Chúng ta có thể biểu đồ hóa quá trình chuyển đổi chỗ làm việc của anh Nguyễn Văn Sỹ qua sơ đồ sau:
Nguyễn Văn Sỹ Chỗ làm việc 1 1 Phương tiện truyền thông đại Mạng lưới xã hội Bạn của bố anh Sỹ Bạn của anh Sỹ Đồng nghiệp anh Sỹ Báo Lao động Internet Chỗ làm việc 2 1 Chỗ làm việc 3 1 Chỗ làm việc 4 1 Chỗ làm việc 5
Trƣờng hợp 2
Anh Đào Văn Phúc tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân năm 2002. Sau khi ra trường qua giới thiệu của một người bạn của anh trai mình, anh Phúc xin vào làm tại việc tại Công ty Cổ phần Phúc Thành. Sau 5 năm làm việc tại đây, anh có mối quan hệ với nhiều khách hàng. Một trong những khách hàng của anh làm việc cho Công ty Cổ phần ô tô xe máy Hà Nội. Vị khách hàng này đã giúp anh sang làm việc tại Công ty Cổ phần ô tô xe máy Hà Nội. Sau thời gian làm việc một năm tại đây, anh không hài lòng với công việc này. Qua mạng tuyển dụng của công ty TNHH Phúc Tiến, anh đã dự tuyển và được nhận vào làm việc tại công ty này. Làm việc được 6 năm tại công ty TNHH Phúc Tiến anh lại “nhảy việc” một lần nữa. Khi chúng tôi tiến hành cuộc phỏng vấn với anh Phúc thì anh đang là nhân viên của Công ty TNHH Thái Việt. Anh Phúc chuyển từ công ty TNHH Phúc Tiến sang Công ty TNHH Thái Việt thông qua sự giới thiệu của người bạn học cùng đại học với anh ( Đào Văn Phúc, 32 tuổi, nhân viên).
Việc thay đổi chỗ làm việc của anh Đào Văn Phúc cũng cho chúng ta
một số nhận xét. Thứ nhất, giống như trường hợp của anh Nguyễn Văn Sỹ ở
trên, anh Đào Văn Phúc đã thay đổi việc làm nhiều lần trong 14 năm vừa qua. Cụ thể là, với từng ấy năm làm việc anh Phúc đã chuyển đổi chỗ làm việc qua
4 công ty. Thứ hai, cách thức mà anh Đào Văn Phúc chuyển đổi chỗ làm việc
cũng tương tự như cách của anh Nguyễn Văn Sỹ - thông qua mạng lưới xã hội, và phương tiện truyền thông đại chúng. Nếu anh Nguyễn Văn Sỹ chuyển việc thông qua mạng lưới xã hội của mình gồm: bạn của bố, bạn của mình, đồng nghiệp, thì anh Đào Văn Phúc dựa vào mạng lưới gồm: bạn của anh trai, khách hành của mình, và bạn của mình. Như vậy, dưới góc nhìn của vốn xã
hội, cả hai người lao động này đã biết khai thác các quan hệ xã hội để tìm việc và thay đổi chỗ làm việc. Thứ ba, nếu xét về mức độ ổn định công việc thì anh Đào Văn Phúc có sự ổn định công việc hơn anh Nguyễn Văn Sỹ. Đối với trường hợp anh Sỹ, trong khoảng thời gian 11 năm anh đã làm việc cho 5 công ty. Còn anh Phúc, trong khoảng thời gian 14 năm, anh đã thay đổi việc làm của mình qua 4 công ty.
Trường hợp thay đổi chỗ làm việc của hai người lao động ở trên phần nào cho chúng ta thấy những cách thức khác nhau mà người lao động đã sử dụng để thay đổi chỗ làm việc. Để có cái nhìn khái quát hơn về những con đường mà người lao động chuyển chỗ làm việc của mình từ công ty này sang công ty khác, chúng ta hãy phân tích các số liệu định lượng từ cuộc khảo sát của chúng tôi tại Công ty TNHH Thái Việt và Công ty cổ phần truyền thông TVShopping. Kết quả khảo sát về cách thức tìm kiếm/thay đổi việc làm của người lao động ở đây cụ thể như sau.
Bảng 3.3. Cách thức tìm kiếm việc làm của ngƣời lao động
Cách thức tìm việc Số người Tỷ lệ % 1. Bạn bè 108 47,4 2. Gia đình, họ hàng 54 23,7 3. Đồng nghiệp 40 17,5 4. Internet 116 50,9 5. Báo viết 8 3,5
7. Đài phát thanh 6 2,6
8. Trung tâm giới thiệu việc làm 8 3,5
9. Khác 10 4,4
Bảng số liệu này cho chúng ta một số nhận xét quan trọng về cách thức tìm việc/chuyển đổi chỗ làm việc của người lao động. Trước hết, chúng ta thấy có sự phân hóa rõ rệt về cách thức tìm kiếm việc làm, theo 3 nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các cách thức tìm việc làm thông qua bạn bè và internet. Mỗi cách thức trong nhóm này có đến trên dưới 50% số người nói rằng: họ đã dựa vào để tìm việc/thay đổi việc làm. Nhóm thứ hai là cách thức tìm việc làm thông qua quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè. Mỗi cách thức trong nhóm này có đến trên dưới 20% trong số người trả lời lựa chọn. Nhóm thứ ba bao gồm việc tìm kiếm: Báo viết, đài phát thanh, trung tâm giới thiệu việc làm, và các cách thức khác. Mỗi cách thức trong nhóm này có không quá 5% số người trả lời đã lựa chọn. Với những số liệu này, thêm một lần nữa chúng ta thấy vốn xã hội, được hiểu là mạng lưới xã hội, bao gồm người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vẫn là cơ sở quan trọng để tìm kiếm/thay đổi chỗ làm việc.
Thứ hai, điều đáng lưu ý ở đây là, trong những cách thức mà người lao động dựa vào để tìm kiếm/thay đổi chỗ làm việc thì internet vẫn là cơ sở quan trọng nhất. Cụ thể là, có đến hơn 50% số người lao động trong mẫu khảo sát nói rằng họ đã dựa vào internet để tìm việc/thay đổi chỗ làm việc.
Thứ ba, nếu internet có vai trò quan trọng đối với nhiều người lao động trong việc tìm kiếm/thay đổi chỗ làm việc thì Báo in, đài phát thanh, trung tâm giới thiệu việc làm lại có vai trò rất hạn chế. Tóm lại, có thể nói rằng có
nhiều cách thức khác nhau để người lao động tìm kiếm/thay đổi việc làm, nhưng, bốn cách thức quan trọng đó là: thông qua internet, thông qua người thân trong gia đình, thông qua bạn bè, và thông qua đồng nghiệp. Thêm nữa, vốn xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình “nhảy việc” của người lao động.