Vị trí công việc và di động việc làm

Một phần của tài liệu i động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Thái Việt và Công ty cổ phần truyền thông TV Shoping (Trang 44)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.Vị trí công việc và di động việc làm

Vị trí công việc cũng là một nhân tố có mối liên hệ với tình trạng chuyển việc của người lao động. Những người lao động ở những vị trí công

việc khác nhau có thể có sự khác nhau trong việc thay đổi vị trí làm việc của họ. Về vấn đề này, một người ở vị trí quản lý cho biết:

Tôi làm việc ở công ty này đã gần 10 năm. Mới vào làm tôi cũng chỉ giữ chức phó phòng kinh doanh nhưng hiện tại tôi đã được đề bạt chức vụ giám đốc kinh doanh. Gần 10 năm gắn bó với công ty tôi đã có được rất nhiều mối quan hệ kể cả trong công việc lẫn cuộc sống. Chuyển chỗ làm với những người giữ vị trí cao trong công ty diễn ra ít hơn nhiều so với nhân viên. Với các công ty, vị trí cao cấp nhất, các ứng viên cho ghế giám đốc điều hành thường phải có ít nhất khoảng 7 năm kinh nghiệm. Ở cấp thấp hơn được gọi là middle manager, dành cho những vị trí như giám đốc đối ngoại, trưởng phòng nhân sự, trưởng chi nhánh... phải có thời gian làm việc khoảng 3-7 năm. Không dễ dàng để bạn đang từ vị trí một anh nhân viên có thể lên thành trưởng phòng hay giám đốc nếu như bạn không có một thời gian dài cống hiến cho công ty với những kết quả cao. Với vị trí quản lý ngoài kỹ năng, kiến thức chuyên môn còn đòi hỏi rất nhiều các kỹ năng và các mối quan hệ khách hàng lớn khác, là người quản lý bạn phải biết nhìn người... Đó là cả một quá trình tích lũy và học hỏi. Tất nhiên với vị trí quản lý thì sẽ nhận được chế độ đãi ngộ tốt hơn từ công ty so với vị trí nhân viên nhưng với những vị trí quản lý cấp trung đang ở tình trạng nhu cầu lớn nhưng nguồn cung ít nên các công ty đối thủ đang săn đón khá nhiều. Nhưng để một người làm ở vị trí quản lý quyết định chuyển việc không phải là dễ vì bản thân tôi cũng đã từng nhận được khá nhiều lời mời của các công ty khác với những lời hứa đãi ngộ tốt hơn công ty hiện tại nhưng tôi chưa nhận lời nơi nào. Bản thân

đoạn, ngoài lương ra tôi còn có các mục tiêu khác cho sự nghiệp của tôi. Thay vào đó, tôi cũng quản lý 30 nhân viên kinh doanh, tôi cũng gặp tình trạng nhảy việc rất nhiều từ chính đội ngũ nhân viên của mình. Nhân viên dường như nhảy việc rất dễ dàng vì bây giờ thông tin tuyển dụng rất nhiều, nơi nào không đáp ứng được nhu cầu là họ sẵn sàng chuyển ngay, tôi thấy những nhân viên đó chưa lập cho mình được một lộ trình công danh cụ thể, họ cứ mải chạy theo những nhu cầu của bản thân mà không thấy được điều cốt lõi đối với sự nghiệp của bản thân mình” (Lưu Hoàng Đức, 34 tuổi, giám đốc kinh doanh).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia vị trí công việc ra thành hai nhóm, nhóm vị trí nhân viên và nhóm vị trí cán bộ quản lý. Kiểm định Chi – square , χ²(3, n = 228) = 84,436, p = 05, Cramer's V =0 .6096 cho thấy có mối liên hệ giữa số lần thay chỗ làm việc vị trí công việc mà người lao động làm việc. Kết quả cụ thể về số lần thay đổi chỗ làm việc trong mối quan hệ với vị trí công việc cao nhất mà cá nhân đảm nhiệm được thể hiện qua biểu đồ sau:

5

P là mức ý nghĩa thống kê. 6

Giá trị Cramer's V dao động từ 0 đến 1, càng gần 1 thì hai biến càng phụ thuộc nhau. Với bậc tự do bằng 3, Cramer's V = 0,06 cho thấy mối liên hệ giữa hai biến nhỏ; Cramer's V = 0,17 cho thấy mối liên hệ giữa hai biến ở mức độ trung bình; nếu Cramer's V = 0,29 thì mối liên hệ giữa hai biến lớn [44, pg.217].

Biểu đồ 2.3. Tƣơng quan giữa vị trí công việc và số lần chuyển việc làm 9,8% 72,7% 60,9% 27,3% 20,7% 0,0% 8,7% 0,0% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% % Không chuyển lần nào

Chuyển từ 1-3 lầnChuyển từ 4-6 lần Chuyển từ 7-12 lần

Số lần chuyển việc làm

Tương quan giữa vị trí công việc và số lần chuyển việc làm

Nhân viên Cán bộ quản lý

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy trong nhóm cán bộ quản lý (44 người giữ vị trí quản lý trong tổng số 228 người được hỏi), không có ai chuyển việc nhiều hơn 3 lần trong 5 năm vừa qua. Số người chuyển việc từ 1 đến 3 lần chiếm tỷ lệ 27,3% số người trong nhóm này. Trong nhóm cán bộ quản lý này, số người không thay đổi chỗ làm việc trong năm năm vừa qua là 72,7%.

Đối với nhóm người giữ vị trí nhân viên (184 người trong mẫu khảo sát 228 người) trong năm năm vừa qua, số lần thay đổi vị trí làm việc của nhóm này dao động từ 0 lần đến 12 lần, tức là có người không thay đổi chỗ làm việc lần nào, nhưng, cũng có người thay đổi chỗ làm việc đến 12 lần. Cụ thể là,

thay đổi chỗ làm việc từ 1 đến 3 lần chiếm 60,9%. Số lao động thay đổi chỗ làm việc từ 4 đến 6 lần chiếm 20,7%. Số lao động thay đổi chỗ làm việc từ 7 đến 12 lần chiếm 8,7%.

Những số liệu trên cho chúng ta mấy nhận xét như sau. Thứ nhất, trong nhóm khảo sát, những người giữ vị trí là cán bộ quản lý ít thay đổi chỗ làm việc hơn những người giữ vị trí nhân viên. Thứ hai, ở cả nhóm nhân viên lẫn nhóm cán bộ quản lý, nếu có thay đổi chỗ làm việc thì số lần thay đổi chỗ làm việc phổ biến từ 1 đến 3 lần. Thứ ba, trong khi trong nhóm cán bộ quản lý không có người nào thay đổi chỗ làm việc quá 3 lần trong 5 năm vừa qua, thì số lần thay đổi chỗ làm việc của nhiều người trong nhóm nhân viên có thể lên đến 12 lần.

Một phần của tài liệu i động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Thái Việt và Công ty cổ phần truyền thông TV Shoping (Trang 44)