8. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Sự đa dạng về nguyên nhân dẫn đến quyết định thay đổi chỗ làm việc
CHUYỂN VIỆC, VÀ SỰ HÀI LÕNG VỚI CÔNG VIỆC MỚI
3.1. Sự đa dạng về nguyên nhân dẫn đến quyết định thay đổi chỗ làm việc việc
Có thể nói rằng, thay đổi chỗ làm việc là một trong những quyết định quan trọng của người lao động. Khi chuyển sang chỗ làm việc mới, liệu công việc mới có tốt hơn công việc cũ? Chuyện thay đổi chỗ làm việc ảnh hưởng như thế nào đến bản thân người lao động và những người khác? Có nhiều tiêu chí khác nhau làm nên động lực thay đổi chỗ làm việc, những tiêu chí nào cần coi trọng hơn?, vv… Đó có thể là những câu hỏi mà người lao động có thể đặt ra khi họ quyết định chuyển việc. Để thấy được sự đa dạng của các nguyên nhân dẫn đến thay đổi chỗ làm việc, lẫn sự sinh động trong bối cảnh chuyển đổi chỗ làm việc của người lao động, dưới đây chúng ta sẽ xem xét lịch sử thay đổi chỗ làm việc của một số người lao động cụ thể.
Trường hợp 1
Chị Lan, 27 tuổi, nhân viên truyền thông là một trong những người có “lịch
sử” chuyển chỗ làm việc rất sinh động. Chị tâm sự: “Trong một năm mà nhảy
việc đến vài lần, bản thân mình cũng cảm thấy chán nản, nhưng cứ nghĩ lại những nơi mình đã từng làm mình thấy quyết định chuyển việc của mình không hề sai lầm. Thật khó để tìm được một chỗ làm thật sự ổn định mà lại thoải mái về tư tưởng, không bị các “chị” soi mói. Ngay sau khi ra trường, mình về làm kế toán cho một trường cấp 2, thay vì hàng ngày lên lớp dạy học sinh, mình làm việc theo giờ hành chính. Bình thường, công việc của mình chỉ bận rộn vào những ngày tính lương và các khoản thu chi thanh toán khác
trong trường học. Ngoài ra, những lúc rỗi rãi, mình lại tranh thủ ngồi học thêm tiếng Anh và nghiệp vụ kế toán của mình. Trong khi đó, các giáo viên trong trường thì tất tả lên lớp mỗi tiết học. Nhất là các “chị” có tuổi, bận việc nhà việc cửa có khi đến muộn giờ, cứ vội cuống lên mới kịp lên lớp, không thì học sinh lại nháo nhác, mất trật tự. Ấy thế là phát sinh cái chuyện, người này vất vả dạy học, kẻ kia nhàn rỗi ngồi máy tính “làm gì cả ngày không biết”. Và rồi dần dần, mình bị cô lập, bị nói xấu sau lưng. Các chị, các cô trong trường tự thỏa thuận ngấm ngầm tìm cách gạt mình ra ngoài tập thể. Và kết quả là khi chưa hết hợp đồng thử việc, mình đã phải tự xin nghỉ làm. Sau đó ít lâu, mình xin vào làm kế toán cho một chi nhánh của tổng công ty Bia Hà Nội. Công việc cũng không quá vất vả, nhưng mình được giao cho làm kế toán công nợ. Không phải tự hào nhưng mình vốn nhanh nhẹn, biết cách làm việc nên mình ngay lập tức quen được với công việc và các đầu khách hàng lâu năm của công ty. Không những thế, mình còn chiếm được cảm tình của phần lớn cánh mày râu trong công ty. Vì vậy, mà vô tình, mình lại trở thành “cái gai” trong mắt một số chị em phụ nữ. Dần dần bắt đầu có người xì xào bàn tán nói xấu mình. Họ nói mình chỉ giỏi lấy lòng người khác chứ trong công việc thì không có chút năng lực nào. Mình rất ấm ức nhưng mình im lặng cũng không phân trần giải thích. Mình nghĩ rằng dần dần qua hiệu quả công việc của mình, họ sẽ hiểu thôi. Thế nhưng, khi chưa ai kịp hiểu thực hư thế nào thì chuyện đã đến tai ban giám đốc và chị giám đốc nhân sự được cử xuống để tìm hiểu tình hình. Không may cho mình, hôm đó mình ra ngoài gặp khách hàng và trên đường về thấy mận ngon đã mua cho các chị em trong phòng. Khi về đến nơi, chị giám đốc nhăn mặt tức khắc khi nhìn túi mận trên tay mình. Sau lần đó, tuy không ai nói thẳng ra nhưng mọi người đều gây khó dễ cho mình trong công việc và mình không thấy thoải mái. Một lần nữa mình
làm cho một công ty truyền thông. Chán ngán với công việc kế toán, mình xin sang làm tổ chức sự kiện và cũng khá tự tin trong lĩnh vực mới này. Rút kinh nghiệm với hai lần trước, mình đã chủ động nói chuyện với chị em phụ nữ trong công ty và cố gắng hết sức để hòa nhập vào tập thể chung. Mọi chuyện thời gian đầu khá suôn sẻ, vì phần đa nhân viên trong công ty đều trẻ và cùng một lứa tuổi. Ngoài công việc, họ cũng có nhiều mối quan tâm giống nhau. Tuy mới vào làm, nhưng mình khá chủ động trong công việc nên luôn đạt được hiệu suất cao. Mới được hơn 3 tháng làm việc, mình đã khẳng định được năng lực của mình, được sếp cất nhắc lên làm trợ lý phòng Event. Ấy thế là mọi chuyện lại bắt đầu với những lời xì xầm bàn tán. Người thì ganh tị vì mình được thăng chức, kẻ lại cho rằng có lẽ mình đã làm “vợ bé” của sếp nên mới được ưu ái như thế. Một lần vô tình có việc ra ngoài khi về đến gần cửa phòng mình nghe thấy mọi người đang bàn tán về mình. Và lại một lần nữa mình cảm thấy chán nản. Hai chữ “nhảy việc” lại hiện ra trước mắt mình, mình thật sự không biết mình phải làm gì để có thể yên ổn làm việc mà không lo bị soi mói, ganh tị. Đã ba lần chuyển chỗ làm trong vòng 2 năm trở lại đây, nếu lần này lại nhảy công ty khác, liệu có gì chắc chắn là mình sẽ tìm được một công việc ổn định và thoải mái về tư tưởng hơn hay không? Mình càng nghĩ càng thấy đau đầu, nửa muốn chuyển nửa lo sợ, nhưng môi trường làm việc như thế này khiến mình cảm thấy nản vô cùng, giờ đầu óc mình không thể tập trung hoàn toàn cho công việc được nữa mà lúc nào cũng ám ảnh vì những lời bàn tán của những người trong công ty. Môi trường làm việc trong công ty thật sự rất quan trọng bạn à” ( Nguyễn Thị Lan, 27 tuổi, nhân viên).
Câu chuyện của chị Lan cho thấy mấy nhận xét quan trọng. Thứ nhất, tuy tuổi đời còn trẻ, thâm niên công việc chưa nhiều, nhưng số lần chuyển đổi chỗ làm việc của chị đã khá nhiều. Như chị nói: “Đã ba lần chuyển chỗ làm trong vòng 2 năm trở lại đây”. Đây thật sự không phải là thông tin nói lên sự ổn định việc làm của một người lao động. Cụ thể là, từ nhân viên kế toán của một trường học chị chuyển sang làm kế toán cho một công ty. Từ vị trí kế toán của một công ty chị chuyển sang làm việc cho một công ty truyền thông. Và rồi, con đường chuyển việc của chị có vẻ như không dừng lại ở công ty truyền thông được lâu, vì, ý định chuyển việc đã hiện ra trong đầu óc chị, với hai chữ “nhảy việc” hiện ra trước mắt.
Thứ hai, câu chuyện chị Lan cũng cho thấy, khả năng thay đổi công việc của chị cũng không quá khó khăn. Bằng chứng là chị “Đã ba lần chuyển chỗ làm trong vòng 2 năm trở lại đây”. Tuy nhiên, không phải chuyển việc dễ dàng mà chị thấy thoải mái khi thay đổi chỗ làm việc. Ngược lại, mỗi lần thay đổi chỗ làm việc là một lần chị căng thẳng, như chị diễn tả là “đau đầu”, “lo sợ”, và “chán nản”.
Thứ ba, điều quan trọng cần phải nhấn mạnh ở đây là nguyên nhân thay đổi chỗ làm việc của chị Lan. Xâu chuỗi lời kể của chị qua các lần chuyển việc chúng ta thấy: nguyên nhân dẫn đến việc chị thay đổi chỗ làm việc là vì môi trường làm việc. Nói cụ thể hơn, mâu thuẫn với đồng nghiệp là nguyên nhân dẫn đến việc chị Lan thay đổi từ chỗ làm việc này sang chỗ làm việc khác. Nói là mâu thuẫn với đồng nghiệp, nhưng, những mâu thuẫn đó cũng có những hình thức biểu hiện rất đa dạng. Cụ thể là, với nơi làm việc thứ nhất, mâu thuẫn với đồng nghiệp do sự khác biệt về loại hình công việc mà chị đảm nhận (kế toán) so với công việc mà đồng nghiệp chị đảm nhận (giảng dạy). Ở
nguyên nhân chị làm việc hiệu quả hơn một số đồng nghiệp khác, nổi bật hơn người khác, và được lòng một số người khác, trong đó có cả “giới mày râu” làm phật lòng những đồng nghiệp nữ. Và trong môi trường làm việc thứ ba, mâu thuẫn với đồng nghiệp lại xuất hiện do: sự thăng tiến trong công việc của chị làm nhiều đồng nghiệp không hài lòng, ghen tỵ.
Chuyển đổi chỗ làm việc vì môi trường làm việc không phải là nguyên nhân cá biệt đối với trường hợp chị Lan ở trên. Trường hợp chị Trần Lan Hương, nhân viên truyền thông của công ty Cổ phần truyền thông TVShopping cũng cho thấy lịch sử chuyển việc của chị liên quan đến môi trường làm việc. Chị nói:
Tôi vào làm cho công ty đó được hơn 1 năm thì đã xảy ra nhiều cuộc cãi vã với đồng nghiệp trong phòng. Nơi làm việc thì không nên để những hiềm khích cá nhân đan xen vào nhưng tôi không thể chịu đựng được. Vì môi trường làm việc là truyền thông nên phụ nữ chiếm đa số, nhất là phòng tôi chỉ có một anh là nam còn lại 6 người toàn là nữ. Các chị cũng có gia đình, con cái đầy đủ rồi, cũng lớn hơn tôi nhiều tuổi nhưng rất hay săm soi đời tư cá nhân của tôi. Hình như họ không có thiện cảm với tôi ngay từ ngày tôi vào làm việc. Từ sự ganh ghét cuộc sống cá nhân của tôi, họ vào hùa để gây khó dễ với tôi trong công việc. Tôi chịu đựng được một năm thì không thể chịu hơn được nữa. Qua anh bạn làm bên TVShoopping, tôi nộp đơn ứng tuyển và khi có quyết định tuyển dụng tôi chuyển ngay sang làm mà không đắn đo nhiều” (Trần Lan Hương, 29 tuổi, nhân viên).
Nói tóm lại, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến quyết định thay đổi chỗ làm việc của người lao động là môi trường làm việc, cụ thể là quan hệ đồng nghiệp. Môi trường làm việc không phù hợp sẽ buộc nhiều người lao động phải ra đi. Dù rằng, thay đổi chỗ làm việc đối với họ không phải là điều mà họ mong muốn và thấy thoải mái. Ngoài nguyên nhân do môi trường làm việc, một trong những động lực dẫn đến việc người lao động thay đổi chỗ làm việc là mong muốn có công việc thú vị hơn, hay muốn có những thử thách mới trong công việc. Điều này được một người lao động nam chia sẻ:
Anh luôn muốn được làm một công việc thú vị, đầy thử thách trong một môi trường năng động, từ khi còn đi học anh đã làm rất nhiều việc khác nhau từ gia sư, phục vụ quán cafe, phiên dịch... với mỗi công việc có những điều thú vị để khám phá. Khi vào làm cho công ty, sau những bỡ ngỡ ban đầu, anh hòa nhịp rất nhanh vào công việc, nhưng làm được gần 2 năm với vị trí nhân viên dự án, công việc dần trở nên nhàm chán, không còn tạo được cho anh cảm thấy cần chinh phục. Anh đã nghĩ đến chuyển sang một lĩnh vực khác, tuy có rất nhiều áp lực nhưng luôn mang lại cho mình một tâm lý muốn chiến thắng. Mỗi khi hoàn thành được một nhiệm vụ khó khăn được giao anh cảm thấy như mình đã vượt qua được một thử thách rất lớn. Anh không thích một công việc nhàn hạ, dễ dàng, làm theo sự sắp xếp của cấp trên để rồi cứ đến kỳ là nhận lương, anh luôn muốn được làm những công việc mang đầy tính thử thách”
Như vậy, nếu so sánh với trường hợp chị Nguyễn Thị Lan và trường hợp chị Trần Lan Hương ở trên thì động lực thay đổi chỗ làm việc của anh Nguyễn Văn Thắng không phải do môi trường làm việc, mâu thuẫn với đồng nghiệp, mà là do muốn có thử thách mới trong công việc. Đối với anh Thắng thì, quan trọng là tránh nhàm chán trong công việc, có thử thách mới để vượt qua, và tìm thấy cảm giác chiến thắng sau mỗi lần vượt qua thử thách trong công việc. Thực tế thì có thể nói rằng mỗi người lao động có những cá tính rất riêng, phù hợp với những công việc nhất định. Chẳng hạn, những người không có tính cách hướng ngoại, sẽ gặp trở ngại khi theo đuổi công việc giao tiếp. Còn nếu người lao động có đầu óc đam mê sáng tạo, thì họ khó hài lòng với công việc nhập dữ liệu sổ sách, giấy tờ, kế toán… Khi bị áp đặt làm một việc không thích, người lao động khó có thể phát huy hay sáng tạo, tạo ra năng suất lao động. Vì vậy, người lao động khó mà không thay đổi công việc khi công việc đó không hợp với sở thích, tính cách của họ.
Trên thực tế, một trong những nguyên nhân thay đổi chỗ làm việc là thu nhập, chế độ lương bổng và cả cung cách quản lý của người quản lý. Khó có thể nói rằng lương không phải là một trong những yếu tố làm nên động lực “nhảy việc” của người lao động. Dù rằng mong muốn ổn định công việc là mong muốn của nhiều người lao động. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lương, thu nhập, và cung cách ứng xử của người quản lý là nguyên nhân dẫn đến việc người lao động “dứt áo ra đi” tìm nơi làm việc mới. Câu chuyện của chị Hạnh sau đây phần nào minh chứng cho điều đó.
Trường hợp 2
Chị Hạnh là kế toán trưởng vững nghiệp vụ của một doanh nghiệp thương mại nhỏ tại Hà Nội. Công ty của chị Hạnh chỉ có gần chục người nhưng kết quả kinh doanh lại rất khả quan. Từ trước tới nay, các nhân viên trong công ty rất gắn bó, đoàn kết với nhau. Họ là những người đến với công ty ngay từ ngày đầu thành lập, chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau dốc sức vì công việc chung mà không hề tính toán hơn thiệt. Các nhân viên trong công ty sẵn sàng làm việc thêm ngoài giờ, vào ngày lễ, ngày nghỉ nếu giám đốc có yêu cầu. Bù lại những khoảng thời gian vất vả đó, họ được giám đốc đối xử thân thiết như người nhà. Rảnh rỗi, họ cùng nhau đi hát karaoke, đi ăn liên hoan, đi picnic…Người nhà của nhân viên trong công ty đau ốm, giám đốc đích thân mang quà cáp đến thăm, chân tình, thoải mái. Chẳng thấy ai kêu ca, phàn nàn về chế độ lam việc hay lương bổng, mặc dù mức thu nhập của các nhân viên ở đây không phải là cao. Điều “đặc biệt” là, mức lương của ai cũng sàn sàn như nhau, từ nhân viên thủ quỹ, nhân viên kinh doanh cho đến kế toán trưởng. Có lẽ, giám đốc thích công bằng cho nên lương của ai cũng một mức như nhau. Vị giám đốc này cứ nghĩ rằng, với cách quản lý theo kiểu chân tình như anh em trong gia đình, nhân viên sẽ càng ngày càng gắn bó, đoàn kết. Nhưng sau một khoảng thời gian dài gắn bó với công ty, chị Hạnh viết đơn xin nghỉ việc. Một người bạn của chị Hạnh đã mời chị về làm việc với mức thu nhập hấp dẫn hơn. Trong thời gian đang làm việc tại công ty cũ, chị Hạnh gửi hồ sơ xin việc tới một số nơi. Và khi biết chị có nhu cầu tìm việc mới, người bạn đã không ngần ngại mời chị về làm việc cho mình. Vị giám đốc cứ nghĩ rằng chị là kế toán trưởng đã luống tuổi, giàu kinh nghiệm làm việc, kiệm lời, ít nói của công ty có lẽ khó lòng mà kiếm được một nơi nào tử tế hơn nơi này. Lý giải nguyên nhân chuyển việc chị cho biết:
Không hẳn là do chuyện lương bổng mà bởi chị không cảm thấy tin tưởng vào khả năng đánh giá nhân viên của cấp trên. Bản thân chị không muốn đứng núi này trông núi nọ, song, có lẽ sẽ đến một lúc nào đó, tất cả các nhân viên còn lại cũng sẽ hành động như chị. Ý định bỏ việc đã âm ỉ trong chị từ lâu, và đến thời điểm này khi có một nơi làm việc mới chị cảm thấy hài lòng hơn về cung cách lãnh đạo của cấp trên