Như phần trên đã phân tích, một trong những nguyên nhân khiến người lao động chuyển đổi nơi làm việc là do yếu tố lương, do đó các doanh nghiệp cần chú ý đến mức lương và chế độ thưởng, phụ cấp cho người lao động. Cụ thể, doanh nghiệp nên thiết kế hệ thống thù lao hợp lý. Để xây dựng hệ thống thù lao hợp lý, nghĩa là vừa đảm bảo tính công bằng nội bộ (công bằng giữa những người lao động trong doanh nghiệp, và tương xứng với kết quả thực hiện công việc cũng như khả năng, kinh nghiệm của cá nhân người lao động) vừa đảm bảo tính công bằng với bên ngoài (so với vị trí công việc của các doanh nghiệp cùng loại trên thị trường lao động), cần phải tiến hành phân tích, đánh giá công việc, thực hiện điều tra khảo sát về mức lương trên thị trường đối với từng loại công việc có trong doanh nghiệp, xây dựng cơ cấu tiền lương, hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc, từ đó xây dựng hệ thống thù lao hợp lý cho doanh nghiệp. Hơn nữa, hệ thống thù lao phải linh hoạt và được điều chỉnh cho phù hợp với doanh nghiệp và thị trường lao động ở từng giai đoạn.
Một nguyên nhân quan trọng khác nữa khiến người lao động thay đổi nơi làm việc là do muốn tìm sự thử thách trong công việc do công việc cũ nhàm
chán. Do vậy, doanh nghiệp cần thiết kế công việc cho người lao động. Mục
tiêu của thiết kế công việc là làm cho công việc phong phú hơn, do đó người lao động cảm thấy thích thú, nhiệt tình và có động lực làm việc nhiều hơn. Để thiết kế công việc phù hợp cần có sự tham gia của chính những người lao động làm việc này, đồng thời tăng cường sự trao quyền trong doanh nghiệp. Khi người lao động được tham gia thiết kế công việc cho chính họ thì họ sẽ thực hiện tốt hơn cam kết đối với công việc, giảm sự luân chuyển của người
Qua nghiên cứu cho thấy, người lao động chuyển đổi nơi làm việc ngoài các nguyên nhân kể trên còn có một nguyên nhân khác nữa là muốn tìm cơ hội phát triển trong công việc mới, do vậy doanh nghiệp nên tạo cơ hội
phát triển cho nhân viên. Nhân viên luôn kỳ vọng một điều kiện làm việc với
cơ hội thăng tiến rộng mở đáp ứng được mục tiêu nghề nghiệp của họ, với môi trường làm việc tích cực.
Điều kiện làm việc là một trong ba nguyên nhân chính dẫn đến sự chuyển đổi nơi làm việc, chính vì vậy các doanh nghiệp muốn giữ ổn định nguồn nhân lực của mình cần cải thiện điều kiện làm việc. Để giúp người lao động có hứng thú hoàn thành tốt công việc của mình thì doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện thuận lợi về điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động, cụ thể là trang bị cho người lao động những công cụ lao động cần thiết, xây dựng môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn nhất định về nhiệt độ, ánh sáng,...
Ngoài ra, các hoạt động tuyển dụng lao động cần giúp người lao động hiểu rõ thực chất của doanh nghiệp, về công việc mà họ sẽ thực hiện sau này, tránh tạo ra sự kỳ vọng cho người lao động trước khi vào làm việc tại doanh nghiệp. Trước khi tuyển dụng nên có sự cam kết của người lao động về sự gắn bó của họ với doanh nghiệp và cam kết của doanh nghiệp về việc tạo cơ hội phát triển cho người lao động.
Tóm lại, di động việc làm của người lao động là một thực trạng đã và đang diễn ra ở hầu hết các công ty với rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người lao động thay đổi nơi làm việc. Để hạn chế được tình trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp cần quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người lao động từ đó có các chính sách giúp người lao động cảm thấy thỏa mãn với công việc và công ty. Tác giả mong rằng những phân tích về thực trạng và nguyên nhân
người lao động chuyển việc cùng với các giải pháp được đưa ra góp một phần nhỏ giúp các doanh nghiệp ổn định được nguồn lao động của công ty mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Nguyên Anh (1998), Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư, Tạp chí Xã hội học số 2 (62), tr.16-23.
2. Nguyễn Tuấn Anh và Fleur Thomése (2007), Quan hệ họ hàng với việc
dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một làng Bắc Trung Bộ, Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới, số 4(17), tr.3-16.
3. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Xã hội học, số 3 (115), tr.9-17.
4. Bộ lao động thương binh và xã hội (2006), Báo cáo xây dựng luật bảo
hiểm xã hội, Hà Nội
5. Bộ lao động thương binh và xã hội (1998), Tác động của những biến đổi kinh tế đến sự phát triển nguồn nhân lực, việc làm và khu vực phi kết cấu ở Việt Nam và Đông Nam Á, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội
6.Công ty TNHH Thái Việt (2011), Hồ sơ năng lực, Hà Nội
7. Công ty Cổ phần truyền thông TVShopping (2011), Hồ sơ năng lực, Hà
Nội
8. Tống Văn Chung (2005), Vận dụng lý thuyết di động xã hội vào nghiên
cứu chuyển cư, Xã hội học số 1(89), tr.38-47.
9. Doãn Mậu Diệp (2007), Thị trường lao động linh hoạt và an ninh việc
10. Nguyễn Hữu Dũng (2004), Những luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội và cơ chế quản lý việc thực hiện chính sách xã hội,
Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
11. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết
việc làm ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
12.Trần Hữu Dũng (2007), Vốn xã hội và vốn kinh tế, Tạp chí Thời đại số 8, tr.82-102
13. Lê Duy Đồng (2001), Lao động việc làm thời kỳ 1991-2000 và phương
hướng giai đoạn 2001-2010, Tạp chí lao động và xã hội số 3
14. Bùi Tôn Hiển (2006), Nghiên cứu việc làm qua đào tạo nghề của lao động Việt Nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội
15. Nguyễn Quang Hiển (1996), Thị trường lao động- thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
16. Phạm Thị Thu Hằng (2012), Tái cấu trúc doanh nghiệp ngoài nhà nước- Những vấn đề đặt ra, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hà Nội
17. Trần Văn Hoan, Nguyễn Bá Ngọc (2002), Toàn cầu hóa: cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động- xã hội, Hà Nội.
18. Lê Ngọc Hùng (2003), Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới
xã hội: trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên, Xã hội học, số 2(82), tr.67-75.
19. Lê Ngọc Hùng (2008), Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam, Nghiên cứu con người, số 4(37), tr. 45-54.
20. Mạnh Hùng, Doanh nghiệp tư nhân- lực lượng quan trọng tạo sức bật
cho kinh tế nhà nước, http://www.cpv.org.vn,
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30 065&cn_id=465467 , cập nhật ngày 23/6/2011)
21. Nguyễn Thị Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam: Định hướng và phát triển, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội
22. Phạm Thúy Hương (2007), Ảnh hưởng của biến động lao động đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa, Lao động và xã hội, số 318, tr.35-37. 23. Lao động và việc làm- Bài toán tổng hợp, http://www.cpv.org.vn
http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=3936 03&co_id=30361, 17/3/2010
24. Nguyễn Xuân Mai (2005), Xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo
viên dạy nghề từ công nhân kỹ thuật, Luận án Tiến sỹ giáo dục học, Hà Nội
25. Ngân hàng thế giới (2007), Việt Nam giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội, tr.19
26. Phạm Thị Bích Ngọc (2006), Bàn về sự thỏa mãn công việc của người
lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội, Lao động và xã hội, số 294, tr.27-29.
28.Nhà xuất bản thống kê (2005), Luật đầu tư, Hà Nội
29. Nhà xuất bản lao động (2012), Bộ luật lao động, Hà Nội
30. Trần Hữu Quang (2006), Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội , Khoa học xã hội, số 07 (95), tr.74-81.
31. Bùi Ngọc Thanh, Vì sao tiền lương của công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân thấp,
http://www.molisa.gov.vn/news/detail2/tabid/371/newsid/52030/seo/VI- SAO-TIEN-LUONG-CUA-CONG-NHAN-TRONG-CAC-DOANH- NGHIEP-TU-NHAN-THAP-/language/vi-VN/Default.aspx, 03/12/2010.
32. Nguyễn Duy Thắng (2007), Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa, Xã hội học, số 4 (100), tr.37-47.
33. Tổng cục Thống kê, Kho dữ liệu về lao động việc làm,
http://www.gso.gov.vn/khodulieuldvl/MetaData.aspx?Mct=10&NameB ar=SI%C3%8AU%20D%E1%BB%AE%20LI%E1%BB%86U%20%3 E%20Kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m,%20%C4%91%E1%BB%8 Bnh%20ngh%C4%A9a,%20c%C3%A1ch%20t%C3%ADnh
34. Ngô Thị Minh Phương (1996), Thực trạng người lao động ngoài quốc
doanh ở Thủ đô Hà Nội, Tạp chí Xã hội học, số 2 (54), tr.70-78.
35. Phan Thị Kim Phương (2006), Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp tư nhân hiện nay, Lao động và xã hội, số 285, tr.46-48.
36.Vũ Hồng Phong (2010), Thực trạng và giải pháp nâng cao tiền lương,
37. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2010), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2010, Hà Nội
38. Vũ Thị Uyên (2006), Văn hóa doanh nghiệp một động lực của người
lao động, Lao động và xã hội, số 294, tr.24-26.
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
39. Bourdieu, Pierre. 1986. "The Forms of Capital." Pp. 241-258 in
Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education, edited by J. G. Richardson. New York: Greenwood.
40. Caillat, Lause (1992), Người dịch Trương Đức Lực, Ngô Đăng Tính,
Kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
41. Coleman, James S. 1988. "Social Capital in the Creation of Human- Capital." American Journal of Sociology 94:S95-S120.
42. Fukuyama, Francis. 2002. "Social Capital and Development: The Coming Agenda." SAIS review 22:23-38.
43. Halpern, David. 2005. Social capital. Cambridge etc.: Polity Press.
44. Pallant, Julie. 2007. SPSS - Survival Manual: A Step by Step Guide to Data Analysis using SPSS for Windows. New York: Open University Press.
45. Perroux, Francois (1973), Power and economic, Wiley, Paris, 139.
46. Popenoe, David. 1986. Sociology. New Jersey: Prentice-Hall.
47. Putnam, Robert D. 2000. Bowling Alone: The Collapse and Revival of
48. Turner, Bryan S. 2006. "The Cambridge Dictionary of Sociology." Pp. 688. Cambridge: Cambridge University Press.
PHỤ LỤC
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn KHOA XÃ HỘI HỌC
---o0o---
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
---o0o---
Kính thưa anh/chị,
Chúng tôi là học viên cao học, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Di động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội”. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi trân trọng kính mời anh/chị đóng góp ý kiến về vấn đề nêu trên bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Anh/chị có thể từ chối trả lời bất kể câu hỏi nào mà anh/chị không muốn trả lời. Những câu trả lời trung thực của anh/chị đảm bảo cho các kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao. Thông tin do anh/chị cung cấp mang tính khuyết dạnh, chỉ phục vụ nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
Cách trả lời: Xin anh/chị vui lòng đánh dấu x vào phương án trả lời mà anh/chị lựa chọn, hoặc ghi thông tin vào đường gạch rời ở mỗi câu hỏi.
Xin cảm ơn anh/chị
Câu 1. Trong 5 năm qua anh/chị đã thay đổi việc làm mấy lần?: ... lần
Câu 2. Tính trung bình, anh /chị mất bao nhiêu thời gian để chuyển từ công việc cũ sang sông việc mới?: …...tháng.
Câu 3. Anh/chị đã chuyển từ loại hình doanh nghiệp (DN) nào sang loại hình doanh nghiệp nào và tại sao? (Đánh dấu x vào ô phù hợp)
1.DN tư nhân sang DN tư nhân 2.DN tư nhân sang DN nhà nước 3.DN nhà nước sang DN tư nhân 4.DN nhà nước sang DN nhà nhà nước 5.DN tư nhân sang DN có vốn đầu tư nước ngoài 6.DN nhà nước sang DN có vốn đầu tư nước ngoài 7.DN có vốn đầu tư nước ngoài sang DN tư nhân 8.DN có vốn đầu tư nước ngoài sang DN nhà nước 9.DN có vốn đầu tư nước ngoài sang DN có vốn đầu tư nước ngoài
1.Công việc mới có lương cao hơn
2.Công việc mới có cơ hội thăng tiến hơn
3.Công việc mới có điều kiện làm việc (trang thiết bị) tốt hơn
4.Công việc mới có môi trường làm việc (nhiệt độ, ánh sáng,.. ) tốt hơn
5.Công việc mới có quan hệ đồng nghiệp tốt hơn
6.Công việc mới ổn định hơn
7.Công việc mới có sự tự chủ hơn
8.Muốn thử thách với công việc mới 9.Công việc mới hợp với sở thích hơn
10.Công việc mới phù hợp với
11.Công việc mới phù hợp với sức khỏe hơn 12.Công việc mới đỡ vất vả hơn 13. Thay đổi công việc vì thay đổi chỗ ở 14.Lý do khác
Câu 4. Anh/chị đã thay đổi việc làm thông qua sự giới thiệu/cung cấp thông tin của ai/cơ sở
nào sau đây?(Đánh dấu x vào ô phù hợp)
1.DN tư nhân sang DN tư nhân 2.DN tư nhân sang DN nhà nước 3.DN nhà nước sang DN tư nhân 4.DN nhà nước sang DN nhà nhà nước 5.DN tư nhân sang DN có vốn đầu tư nước ngoài
6.DN nhà nước sang DN có vốn đầu tư nước ngoài
7.DN có vốn đầu tư nước ngoài sang DN tư nhân 8.DN có vốn đầu tư nước ngoài sang DN nhà nước 9.DN có vốn đầu tư nước ngoài sang DN có vốn đầu tư nước ngoài 1. Bạn bè 2. Gia đình, họ hàng 3. Đồng nghiệp 4. Internet 5. Báo viết 6. Đài phát thanh 7. Đài truyền hình 8. Trung tâm giới thiệu việc làm 9. Khác
Câu 5. So với công việc mà trƣớc đây (việc làm ngay trƣớc việc làm hiện tại), mức độ hài lòng của anh/chị đối với các khía cạnh cụ thể sau đây của công việc hiện tại nhƣ thế nào? (Anh/chị đánh giá dựa trên khung điểm từ 1 đến 5; cụ thể là 1=Không hài lòng 5=Rất hài lòng. Khoanh tròn phương án anh/chị lựa chọn)
Thang điểm
1.Lương hơn 1 2 3 4 5
2.Cơ hội thăng tiến 1 2 3 4 5
3.Điều kiện làm việc (trang thiết bị) 1 2 3 4 5
4. Môi trường làm việc (nhiệt độ, ánh
sáng,.. ) 1 2 3 4 5
5. Quan hệ đồng nghiệp 1 2 3 4 5
6.Sự ổn định của công việc 1 2 3 4 5
7. Sự tự chủ trong công việc 1 2 3 4 5
8.Thử thách với công việc mới 1 2 3 4 5
9. Công việc phù hợp sở thích 1 2 3 4 5
10.Công việc phù hợp với năng lực 1 2 3 4 5
11.Công việc phù hợp với sức khỏe 1 2 3 4 5
12.Công việc đỡ vất vả hơn 1 2 3 4 5
13. Công việc thuận tiện với chỗ ở 1 2 3 4 5
14.Lý do khác 1 2 3 4 5
Câu 6. Xin anh/chị cho biết thu nhập trung bình hàng tháng của công việc trƣớc công việc hiện tại: ……….
Câu 7. Xin anh/chị cho biết thu nhập trung bình hàng tháng của công việc hiện tại: ………..……….
Câu 8. Ngành nghề chính mà anh/chị đƣợc đào tạo là gì (xin ghi cụ thể):...
Câu 9. Vị trí công việc cao nhất mà anh/chị đã (hoặc đang) đảm nhiệm:………..
Câu 10. Có bao nhiêu thành viên trong hộ gia đình anh/chị? (Thành viên hộ là những người cùng ăn, cùng ở một ngôi nhà, cùng chia sẻ chi tiêu và thu nhập trong hộ gia đình) ...người