8. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2. Số lần thay đổi việc làm
Di động việc làm phản ánh nhiều chiều cạnh khác nhau của cuộc sống cá nhân. Câu chuyện chuyển đổi việc làm không chỉ liên quan tới năng lực, kỹ năng nghề nghiệp, thu nhập, môi trường làm việc, mà còn phản ánh tính năng động của mỗi cá nhân người lao động, cũng như hoàn cảnh sống và các mối quan hệ xã hội, hay mạng lưới xã hội của mỗi cá nhân. Di động việc làm cũng có những liên hệ nhất định với nhiều chiều cạnh khác nhau như tuổi tác, giới tính của người lao động, Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận về thực trạng thay đổi việc làm của người lao động. Phần viết sẽ cố gắng lý giải thực trạng chuyển đổi việc làm của người lao động trong mối quan hệ với một số yếu tố đã đề cập đến ở trên. Trước hết, chúng ta hãy có cái nhìn chung đối với thực trạng di động việc làm qua một trường hợp cụ thể dưới đây.
Chị Linh tốt nghiệp khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội với tấm bằng loại Khá. Từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học chị được người họ hàng là người cậu ruột hứa sẽ xin việc cho chị sau khi chị ra trường. Nhưng ra trường đã nửa năm, chị về quê chờ đợi nhưng vẫn không thấy thông tin việc làm từ người cậu. Chị trở lại Hà Nội và nộp hồ sơ xin việc tại các công ty tư nhân. Rất khó khăn và chật vật, chị được người anh họ xin vào làm việc tại công ty của bạn anh ấy. Đó là một nơi giới thiệu sản phẩm giường massage dành cho chủ yếu là người cao tuổi. Chị vào làm với tư cách là nhân viên giới thiệu sản phẩm. Nhưng khi đi vào làm chị không thích vị trí công việc cũng như môi trường làm việc ở đó. Chị nghỉ làm chỉ sau 3 ngày làm việc. Mất 5 tháng sau qua một tờ báo về lao động việc làm chị mới xin được vào một công ty truyền thông với vị trí nhân viên truyền thông, chuyên đi mời các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia các giải thưởng. Nhưng sau gần 2 năm làm việc chị lại nộp đơn vào một công ty truyền thông
khác. Cũng chỉ sau 3 tháng làm việc chị cũng xin nghỉ với lý do môi trường làm việc không thân thiện. Chị xin vào làm việc ngay cho một công ty truyền thông khác với vị trí trưởng nhóm kinh doanh, lương khởi điểm 5 triệu chưa tính hoa hồng từ các hợp đồng được kí kết. Nhưng chị cũng chỉ làm được 1 tuần rồi lại xin nghỉ. Chị nộp tiếp hồ sơ vào một công ty truyền thông khác và cũng được gọi đi làm ngay. Nhưng chị lại chuyển chỗ làm chỉ sau chưa đầy 1 tháng thử việc... Cứ như vậy, tính từ khi ra trường đến nay là 8 năm chị đã chuyển việc tới 12 lần. Chị kể về quá trình tìm việc và thay đổi nơi làm việc của mình như sau:
Mới đầu, khi xin được việc tôi hào hứng lắm, sau bao nhiêu ngày chờ đợi, về quê, mọi người hỏi han về công việc, tôi khóc nhiều lắm nên sau khi tự xin được việc tôi mừng lắm. Cũng gắng hết sức để làm, một năm đầu thu nhập cũng đủ sống, thấy các anh chị em trong phòng làm việc với nhau cũng tình cảm nên cũng nghĩ sẽ gắn bó lâu dài. Nhưng càng về sau kinh doanh càng khó khăn, lương cơ bản chỉ có 1 triệu, làm sao đủ sống vì không ký kết được nhiều hợp đồng nên tính ra một tháng thu nhập của tôi không được đến 2 triệu. Do đó tôi mới xin nghỉ để chuyển qua chỗ khác. Sau mỗi lần chuyển việc mà không làm được bao lâu tôi cảm thấy chán nản vô cùng. Nhiều lần cũng tự bảo là cố gắng làm, chỗ nào cũng thế, nhưng tôi vẫn cứ chuyển. Lâu dần nó như một thói quen, vì cứ lên mạng là lại thấy rất nhiều công ty đăng tin tuyển dụng nên tôi cũng không lo ngại vấn đề không tìm được việc làm. Tính đến giờ không biết là tôi đã chuyển bao nhiêu chỗ làm nữa” ( Nguyễn Thị Linh, 28 tuổi, nhân viên).
Qua câu chuyện chuyển việc của chị Linh cho ta thấy nhiều vấn đề về sự chuyển đổi nơi làm việc của chị. Thứ nhất, về số lần chuyển nơi làm việc, chị đi làm được 8 năm nhưng đã chuyển tới 12 lần, trung bình mỗi nơi làm việc chị chỉ làm được 6,6 tháng. Nơi mà chị làm lâu nhất là được 2 năm, nơi làm ít thời gian nhất chỉ có 3 ngày. Thứ hai, nguyên nhân chị chuyển chỗ làm rất đa dạng, ở nơi làm việc đầu tiên là do công việc không hợp sở thích, chị cũng không hài lòng về môi trường làm việc, những nơi làm việc khác là do lương thấp, do điều kiện và môi trường làm việc. Thứ ba, cách thức chị thực hiện di động viêc làm cũng khá đa dạng, chị vận dụng mối quan hệ họ hàng ( người anh họ), cả các phương tiện truyền thông như báo chí và Internet. Thứ tư, tâm lý của chị khi chuyển việc cảm thấy không thoải mái như chị nói là chị cảm thấy “chán nản” sau mỗi lần chuyển việc. Rõ ràng là chị Linh cũng mong muốn có một nơi làm việc ổn định và không phải chuyển chỗ làm nhiều lần.
Một trong những điều quan tâm trước tiên là số lần thay đổi việc làm của người lao động. Để tìm hiểu số lần chuyển việc của người lao động chúng tôi đã tiến hành khảo sát số lần thay đổi việc làm ở hai công ty TNHH Thái Việt và Công ty cổ phần truyền thông TVShopping trong khoảng thời gian 5 năm (từ năm 2007 đến năm 2011). Số liệu khảo sát cho thấy mức độ di động việc làm của người lao động ở hai công ty này cụ thể như sau.
Bảng 2.1. Số lần thay đổi việc làm của ngƣời lao động trong 5 năm qua
Số lần thay đổi chỗ làm Số người Tỷ lệ %
Không chuyển lần nào 50 21,9
Chuyển từ 1 đến 3 lần 124 54,4
Chuyển từ 4 đến 6 lần 38 16,7
Chuyển từ 7 đến 12 lần 16 7,0
Tổng 228 100,0
Bảng số liệu trên cho chúng ta biết một số điều cụ thể liên quan đến mức độ chuyển đổi việc làm của người lao động như sau. Thứ nhất, số lần di chuyển việc làm của người lao động ở hai công ty dao động từ 0 lần đến 12 lần. Trong số 228 người trả lời, chỉ có 50 người (chiếm 21,9%) chưa thay đổi việc làm lần nào trong vòng 5 năm vừa qua. Như vậy, chỉ có chưa đến một phần tư số người lao động trong mẫu khảo sát có sự ổn định việc làm, được hiểu là không thay đổi việc làm trong 5 năm vừa qua. Thứ hai, phần lớn số người lao động, hơn ba phần tư số người trong mẫu khảo sát, đã có sự chuyển đổi việc làm giữa các doanh nghiệp trong khoảng thời gian 5 năm. Trong số những người có sự thay đổi chỗ làm việc thì số người thay đổi việc làm từ 1 đến 3 lần chiếm số lượng lớn nhất. Cụ thể là có đến 54,4% số người trả lời nói rằng họ đã thay đổi việc làm từ 1 đến 3 lần trong 5 năm qua. Số người thay đổi việc làm từ 4 đến 6 lần cũng chiếm tỷ lệ khá cao (16.7%). Nếu tính số lượng người lao động có sự thay đổi
động. Đáng lưu ý là, có một bộ phận không lớn, nhưng cũng không nhỏ (7%) thay đổi việc làm từ 7 đến 12 lần trong khoảng thời gian 5 năm vừa qua. Như vậy, có thể nói rằng, tính trung bình ra thì thời gian mà mỗi người trong nhóm này làm việc tại một địa chỉ cụ thể trong 5 năm vừa qua chỉ là mấy tháng. Những con số này cho chúng ta kết luận rằng: di động việc làm là hiện tượng phổ biến đối với người lao động của hai công ty TNHH Thái Việt và Công ty cổ phần truyền thông TVShopping. Thêm nữa, một bộ phận lớn người lao động thay đổi việc làm từ 1 đến 6 lần trong khoảng thời gian 5 năm.
Sau khi có thông tin về mức độ thay đổi việc làm thì một trong những câu hỏi quan trọng nữa là: Người lao động mất bao nhiêu thời gian để chuyển từ công việc này sang công việc khác. Trên thực tế, để tìm kiếm việc làm mới sau khi bỏ việc làm cũ người lao động thường phải trải qua các bước như: tìm kiếm thông tin về việc làm mới, nộp hồ sơ, phỏng vấn... Vậy khoảng thời gian này là bao lâu? Cuộc khảo sát cho kết quả cụ thể (với 178 người trả lời trên tổng số 228 người được hỏi) như sau: Khoảng thời gian trung bình mà một người lao động tìm kiếm việc làm mới sau khi bỏ việc làm cũ là 60,9 ngày. Như vậy, tính trung bình ra, mỗi người lao động mất hơn 2 tháng để tìm việc làm mới. Đây quả là một khoảng thời gian không nhỏ. Khoảng thời gian ít nhất mà người lao động có thể chuyển từ việc làm cũ sang việc làm mới là 15 ngày. Khoảng thời gian dài nhất mà người lao động phải bỏ ra để tìm việc làm mới sau khi bỏ việc làm cũ là 180 ngày. Như vậy, có những người phải mất tròn 3 tháng mới có thể tìm được việc làm mới sau khi bỏ việc làm cũ. Kết quả cụ thể hơn về khoảng thời gian mà người lao động phải bỏ ra để tìm việc làm mới được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Thời gian chuyển từ công việc cũ sang công việc mới
Ngày Số người % trên số người
được hỏi % trên số người trả lời Từ 15 đến 30 ngày 50 21,9 28,1 Từ 30 đến 60 ngày 74 32,5 41,6 Từ 60 đến 90 ngày 20 8,8 11,2 Từ 90 đến 180 ngày 34 14,9 19,1 Tổng 178 78,1 100,0 Thiếu (hệ thống) 50 21,9 Tổng 228 100,0
Từ bảng số liệu trên cho thấy trong 228 người được hỏi có 178 người (78,1%) đã từng thay đổi nơi làm việc, 50 người (21,9%) chưa từng chuyển việc làm trong vòng 5 năm qua. Trong 178 người đã từng chuyển đổi nơi làm việc, phần lớn người lao động chỉ mất khoảng từ 30 đến 60 ngày để chuyển từ công việc cũ sang công việc mới, số lượng này chiếm tới 41,6%. Có đến gần một phần năm số người đã mất từ 3 đến 6 tháng để chuyển sang nơi làm việc khác, đây không phải là khoảng thời gian nhỏ đối với mỗi người lao động. Một phần mười trong tổng số 178 người đã từng chuyển việc mất từ hai đến ba tháng để chuyển nơi làm việc. Bên cạnh đó, gần một phần ba người lao động đã từng chuyển việc nói rằng chỉ mất từ 15 đến 30 ngày để tìm việc và chuyển sang chỗ làm mới. Trong những năm gần đây do thị trường lao động
cận với các thông tin tuyển dụng nên họ mất ít thời gian hơn để tìm được cho mình một công việc.