1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình

21 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 125,5 KB

Nội dung

Hiểu được cáctác phẩm trữ tình một cách thấu đáo và giảng dạy như thế nào để học sinh cảmthụ được cái hay, cái đẹp của văn chương, tạo được sự rung cảm, bồi đắp đượctâm hồn, trí tuệ cho

Trang 1

nô dịch của Thực dân Pháp, môn Việt Văn bị coi nhẹ đến mức thấp nhất Cáchmạng tháng Tám thành công đã thổi một luồng gió mới vào học đường nước ta.Cùng với sự đổi đời của dân tộc, một nền giáo dục mới đã được trả về vị tríxứng đáng và có những thành tựu to lớn, nhất là đã góp phần quan trọng trongviệc đào tạo những thế hệ thanh thiếu nhi trở thành những công dân tốt, nhữngcán bộ tốt vươn lên gánh vác sứ mệnh lịch sử.

Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, củacông nghệ thông tin đã tạo cho cuộc sống vật chất nhanh chóng nâng lên thìVăn học càng có giá trị cực kỳ to lớn trong việc bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng,tình cảm và mĩ cảm cho học sinh Văn học chính là vũ khí thanh cao và đắc lực

có tác động sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của con người, bồi đắp cho conngười trở nên trong sáng hơn, phong phú và sâu sắc hơn

Thế nhưng do nhận thức về bản chất, đặc trưng của môn Văn chưa đượcđúng đắn, có khi còn giản đơn, nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh khôngcoi trọng môn học này như các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa…), từ

đó dẫn tới thái độ ngại học Văn, thậm chí không thích, không muốn học Văn

Trang 2

Những nhận thức thiếu sót, lệch lạc đó dẫn đến nhiều hạn chế trong việc tiếpnhận các giá trị văn chương, đặc biệt là tiếp nhận các tác phẩm trữ tình.

2 Lí do chủ quan.

Từ những lí do khách quan nêu trên, bản thân tôi là giáo viên đang trựctiếp giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THCS, tôi nhận thấy tác phẩm trữ tình làloại hình chiếm vị trí khá quan trọng trong chương trình và sách giáo khoa Ngữvăn THCS Cũng như tác phẩm tự sự, các tác phẩm trữ tình chiếm đến gần mộtnửa khối lượng và thời gian trong chương trình sách giáo khoa, chưa kể nhữngbài ký, những nghị luận mà yếu tố trữ tình khá đậm Đó là những bài thơ, bài cadao trữ tình, những bài thơ Đường luật, những bài thơ lục bát, thơ năm chữ,những bài thơ tự do…rất phù hợp với sự hiểu, cảm của học sinh Đó là nhữngsáng tác của những nhà thơ lớn của dân tộc từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,Nguyễn Đình Chiểu…cho đến Tố Hữu, Hồ Chí Minh…là tiếng nói cao đẹp vềtình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người, là tiếng đập khẽ khàng củacon tim trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình người mà bất kỳ học sinh nào đặtchân đến trường cũng cần được học tập, bồi dưỡng Song các tác phẩm trữ tìnhthường có ngôn ngữ hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại Hiểu được cáctác phẩm trữ tình một cách thấu đáo và giảng dạy như thế nào để học sinh cảmthụ được cái hay, cái đẹp của văn chương, tạo được sự rung cảm, bồi đắp đượctâm hồn, trí tuệ cho học sinh là vấn đề quan trọng được mhiều người quan tâm

và là vấn đề mà tôi luôn trăn trở Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giảng dạytác phẩm trữ tình trong nhà trường THCS?

Từ lí do trên, tôi nhận thấy người giáo viên phải là chiếc cầu nối giúpcác em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn chương Việc lựa chọnphương pháp giảng dạy tác phẩm trữ tình phù hợp với từng đối tượng, vừa sứcvới học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn để cảm nhận được cái hay,

cái đẹp của tác phẩm trữ tình là cần thiết Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số

biện pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm trữ tình”.

Trang 3

II Mục đích nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu về mức độ năng lực học tác phẩm trữ tình của họcsinh Đây là vấn đề được nhiều đồng nghiệp đồng tình ủng hộ cho tôi trong quátrình nghiên cứu Bằng các phương pháp nghiên cứu giúp cho tôi biết được khảnăng thực tế của các em trong quá trình học tác phẩm trữ tình

Sau khi nắm bắt được thực trạng đó, tôi sẽ phân tích từng nguyên nhân vàtìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp các em dần đạt được những năng lực nhấtđịnh trong khi học tập các tác phẩm trữ tình

III Đối tượng nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp để dạy – học tác phẩm trữtình

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 9C trường THCS Tuyết Nghĩa.

IV Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu: Các tác phẩm trữ tình (Thơ trữ tình) trong chươngtrình THCS, đặc biệt là ở chương trình Ngữ văn lớp 9 Năm học 2013 – 2014

V Các phương pháp nghiên cứu.

1 Hệ thống lại các vấn đề lý thuyết

2 Điều tra, khảo sát, phân loại các bài làm của học sinh, từ đó đánh giá đượcthực trạng năng lực học Tác phẩm trữ tình của học sinh

3 Dạy thử nghiêm

VI Kế hoạch thực hiện và giới hạn sử dụng đề tài.

- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, viết, triển khai áp dụng đề tài sáng kiến

kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm trữ tình”

trong năm học 2013 – 2014

- Đề tài áp dụng cho học sinh tất cả các khối lớp bậc THCS trong quátrình học tập Tác phẩm trữ tình của môn Ngữ Văn

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN.

1 Trữ tình và Tác phẩm trữ tình.

Khái niệm “Trữ tình” được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, trữ tình là mộttrong 3 phương thức miêu tả trong văn học Thứ hai, trữ tình là một loại vănhọc bên cạnh các loại tự sự, kịch

Ở nghĩa thứ nhất, khái niệm trữ tình để chỉ phương thức miêu tả của vănhọc, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc Nguyên nghĩa từ HánViệt “trữ tình” cũng có ý nghĩa như vậy: “trữ” là thổ lộ, “tình” là tình cảm, cảmxúc Phương thức này chủ yếu được dùng trong các tác phẩm trữ tình như thơtrữ tình, kí trữ tình

Ở nghĩa thứ hai, khái niệm trữ tình để chỉ một loại tác phẩm văn học mà

ở những tác phẩm này chủ yếu dùng phương thức trữ tình để miêu tả, các tácphẩm này được gọi là tác phẩm trữ tình

2 Phạm vi của tác phẩm trữ tình.

Phạm vi các tác phẩm trữ tình rất phong phú Có tác phẩm trữ tình viếtbằng văn xuôi, có tác phẩm trữ tình viết bằng văn vần, có tác phẩm thuộc loại

kí, có tác phẩm thuộc loại thơ Trong đó thơ trữ tình chiếm bộ phận lớn nhấttrong loại tác phẩm trữ tình Trong thơ trữ tình lại có thể chia ra nhiều thể loạikhác nhau

Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của cảm xúc người ta chia thể thơ trữtình thành các thể loại như bi ca, tụng ca, trào phúng

Bi ca là những bài thơ u sầu, buồn bã Đó là những bài thơ viết về nỗibuồn, về nỗi đau, những mất mát, xót thương Nhưng không phải mọi nỗi

Trang 5

buồn đều thành bi ca mà chỉ những buồn đau đã được nâng lên thành triết lí,thành quan niệm nghệ thuật Ví như những bài thơ viết về “nỗi buồn thế hệ”, vềnỗi sầu hận trong thơ Huy Cận, Lưu trọng Lư thời kỳ Thơ mới 1932 – 1945 lànhững bi ca.

Tụng ca là những bài thơ trữ tình dành để ca ngợi những hành động anhhùng, những chiến công hiển hách, những cảnh tượng hùng vĩ của thiên nhiên.Đặc điểm của tụng ca là sự trang trọng, sự thống thiết trong cảm xúc cũng nhưtrong biện pháp thể hiện Tụng ca hướng đến những cảm hứng cao cả Các bàithơ viết về đất nước, dân tộc, về cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta saucách mạng tháng Tám đều có thể xem là những bài tụng ca

Trào phúng là một dạng đặc biệt của trữ tình Với một chất giọng tràolộng, châm biếm, trào phúng phê phán đả kích những cái xấu, cái ác, những thói

hư tật xấu của con người và xã hội Một số bài thơ châm biếm của Tú Xươngđược xem là những bài thơ trào phúng

Dựa vào nội dung thể loại có thể chia thơ trữ tình ra các thể loại: Trữ tìnhtâm tình, trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự, trữ tình công dân

Trữ tình tâm tình là những bài thơ nghiêng về tâm tình, tình cảm conngười trong các quan hệ riêng tư của đời sống tình cảm như tình yêu lứa đôi,tình cảm vợ chồng, cha mẹ con cái, anh em, bè bạn Những bài ca dao viết vềtình yêu dang dở, hay than thân trách phận, những bài thơ tình là thuộc thểloại này

Trữ tình phong cảnh là những bài thơ viết về thiên nhiên, cảnh sắc làngquê, đất nước, núi non, sông biển Ở đây thông qua thế giới thiên nhiên huyềndiệu nhà thơ bộc bạch nỗi niềm tâm sự của mình trước con người và cuộc đời

Trữ tình thế sự là những bài thơ viết về thế thái nhân tình Đấy là nhữngsuy tư, chiêm nghiệm về những biến đổi, thăng trầm của thế sự Nhiều bài thơcủa Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy những ưu tư về con người, về thờithế Đó là những bài thơ trữ tình thế sự sâu sắc

Trang 6

Trữ tình công dân là những bài thơ mà cảm hứng của nhà thơ bộc lộ với

tư cách là một công dân của đất nước Những bài thơ trữ tình công dân thườngbắt nguồn từ những suy tư về Tổ quốc, là nỗi thiết tha về con người, đất đai Tổquốc, là khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp

Trong thực tế không phải ranh giới của các thể loại không phải bao giờcũng rạch ròi như vậy Dựa vào đặc điểm loại hình này để cảm thụ và phân tíchtác phẩm đúng đắn hơn

3 Đặc điểm của tác phẩm trữ tình.

Nếu tự sự là loại tác phẩm dùng lời kể để tái hiện thực tại khách quannhằm dựng lại một dòng đời qua những biến cố, những con người, qua đó thểhiện một cách thấu hiểu, một thái độ nhất định thì trữ tình là loại tác phẩm đượccấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn ngôn ngữ hàng ngày và ngônngữ văn xuôi để bộc lộ ý thức, tình cảm con người một cách trực tiếp

- Đặc điểm quan trọng của tác phẩm trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp ý thứccủa con người Là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của nhữngrung động đột xuất, độc đáo Trong tác phẩm trữ tình, con người trực tiếp bộc lộ

ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình Bài ca dao:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

là tiếng nói trực tiếp của con người lao động đã thực sự lao động vất vả “mộtnắng hai sương”, thấy rõ cái giá phải trả cho một hạt gạo, một bát cơm Và ngaytrong phút hạnh phúc, hưởng thụ, người lao động đã không kìm được lòng mình

mà thốt lên lời nói tự tâm can

- “Cái tôi” trữ tình luôn cảm xúc thực sự, bộc lộ hẳn ra Tiếng nói trữ tìnhtrở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người Bảo rằng “Thơ là tiếng vọng củatâm hồn” và “nhà thơ là người tự trò chuyện với mình cho người khác biết”, thì

Trang 7

cũng là cách nói tới đặc trưng này của tác phẩm trữ tình Đúng nó là “lời gửicủa người nghệ sỹ với cuộc đời” Từ thế kỷ XVII, R Dé cartes – một triết giaPháp đã nói: “Đọc sách là trò chuyện với những con người của cái thế kỷ đãqua trong đó họ phơi bày cho ta phần ưu tú nhất trong tâm hồn của họ”, vàngày nay nhà thơ Tố Hữu lại nói: “Thơ là tiếng nói của người nào đó đến vớinhững người nào đó, dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình Thơ là tiếng nói đồng ý,đồng tình, tiếng nói đồng chí”

- Ngôn ngữ được tổ chức một cách khác thường – Kiểu ngôn ngữ đặcbiệt, có thể biểu hiện được các sắc thái tinh vi của tư tưởng Trữ tình dùng nhiềuhình ảnh, nhiều từ đồng nghĩa…để diễn tả một tâm trạng, một suy tư Ngôn ngữtrữ tình vừa có tính chất cường điệu vừa có tính chất cách điệu Cường điệu sẽtạo ra hình ảnh, cách điệu sẽ tạo ra nhịp điệu Cũng có thể nói đặc trưng củangôn ngữ trữ tình là sự trùng điệp: trùng điệp của âm thanh, nhịp điệu, ngữnghĩa…Nhờ sự trùng điệp này mà nó đã tạo ra được những nhịp điệu tươngứng, tạo được sự âm vang Vì vậy ngôn ngữ trữ tình là thứ ngôn ngữ rất hàmxúc, gợi cảm, giàu nhạc điệu Những bài thơ trữ tình được chọn lọc đưa vàochương trình ngữ văn THCS từ bài Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan),Lượm (Tố Hữu), Quê hương (Tế Hanh) cho đến Ánh trăng (Nguyễn Duy),Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Sang thu (Hữu Thỉnh)… đều là tiếng lòng thầmkín của tác giả trước cuộc đời bằng thứ ngôn ngữ đặc biệt đó

II CƠ SỞ THỰC TIỄN.

1 Đặc điểm của học sinh lớp 9C trường THCS Tuyết Nghĩa.

Trường THCS Tuyết Nghĩa nằm trên địa bàn phía Tây Nam của huyệnQuốc Oai Trường có 12 lớp thuộc 4 khối, trong đó khối 9 có 3 lớp

Lớp 9C có tổng số 35 em học sinh Đa số các em đều có ý thức đạo đứctốt, chấp hành đầy đủ, nghiêm túc nội quy, quy định của nhà trường Một số emtrong học tập khá chăm chỉ và chủ động ở cả giờ học trên lớp cũng như ở nhà.Tuy nhiên trong lớp vẫn còn một số học sinh lười học, chểnh mảng, chưa cố

Trang 8

gắng Đặc biệt gia đình các em đều làm nông nghiệp, có gia đình cả bố và mẹđều đi làm thuê xa thường xuyên không có mặt ở nhà, vấn đề quản lí giáo dục,chăm sóc con cháu đều nhờ cậy ông bà Bởi vậy ít quan tâm sát sao được tớiviệc học tập của con cái Hơn nữa do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nên cònhạn chế trong việc đầu tư cho con em mình (đặc biệt là sách tham khảo) Ngoài

ra trong lớp còn một số em chưa mạnh dạn, còn e ngại, nhút nhát trong giaotiếp

2 Thực trạng về mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình của học sinh.

Để đánh giá được thực chất mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tìnhcủa học sinh trong quá trình học tập Ngữ văn, trước khi nghiên cứu đề tài tôi đã

ra một đề văn cho 35 học sinh lớp 9C của trường Với đề bài tôi đưa ra, họcsinh nghiêm túc viết bài một cách độc lập và tự giác Kết quả được thống kênhư sau:

04 em chiếm tỷ lệ 11,4% Bốn em học sinh này thuộc diện học sinh giỏi Các

em rất yêu thích văn chương, đặc biệt là những tác phẩm trữ tình Các em đều

có niềm đam mê đọc sách, thường xuyên mượn sách thuộc lĩnh vực văn học tạithư viện nhà trường Đồng thời có sự trau dồi, tích lũy kiến thức sau khi đọcqua việc ghi chép lại những điều lí thú, bổ ích trong những cuốn sổ tay văn học

mà các em tự tạo cho riêng mình Ngoài ra bốn em này đều có tính cách tự tin,

Trang 9

năng động, yêu thích các hoạt động ngoại khóa, là người dẫn chương trình trongcác buổi hoạt động ngoại khóa của lớp, của trường.

Học sinh có mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình ở mức độ khá có

07 em chiếm tỷ lệ 20,0% Các em này rất chăm chỉ học văn và có điều kiệntham khảo tài liệu bởi gia đình các em có điều kiện kinh tế khá giả, cha mẹquan tâm đầu tư cho con cái Ngoài ra, các em thường mạnh dạn hỏi giáo viênkhi có những vấn đề chưa hiểu

Học sinh có mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình ở mức độ trungbình có 09 em chiếm tỷ lệ 25,7% Những em học sinh này khá nghiêm túc, chú

ý trong các giờ học nhưng chưa sôi nổi, chưa tích cực trong giờ học, đặc biệttrong các hoạt động thảo luận nhóm mà giáo viên yêu cầu

Học sinh có mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình ở mức độ yếu có

15 em chiếm tỷ lệ 42,9% Số học sinh này trong học tập không chăm chỉ, ý thứchọc bài cũ, tiếp thu bài mới chưa cao Bản thân các em có khả năng nhận thứcyếu, năng lực diễn đạt rất hạn chế, ít có điều kiện đầu tư cho môn học

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP – HÌNH THỨC GIÚP HỌC SNH HỌC TỐT TÁC PHẨM TRỮ TÌNH.

1 Đọc thơ trữ tình.

Đọc diễn cảm là bước đầu tạo tiền đề cho hoạt động tái hiện và có khảnăng thực hiện dễ dàng, đầy đủ hoạt động tái hiện Với tác phẩm trữ tình, đọcvừa là đồng cảm vừa là diễn cảm Cũng nhờ đọc mà học sinh như vừa đượcchứng kiến vừa được thể nghiệm Vì thế, đọc, tái hiện, tri giác hình tượng thơ làhoạt động không thể coi nhẹ trong quá trình dạy – học tác phẩm trữ tình Táihiện hình tượng thơ không những là một thao tác tư duy để đi vào tác phẩm màcòn là một bí quyết để giáo viên truyền thụ tác phẩm

Một bài thơ như “Bếp lửa” (Bằng Việt) ở Ngữ Văn 9 - Tập 1 mà việc

đọc và tái hiện hình tượng không được thực hiện tốt thì khó mà gợi được rung

Trang 10

động, cảm xúc Chỉ một đoạn thơ ngắn ở phần đầu cũng là một sự liên tưởngmạnh mẽ:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay…

Hay như dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải) trong Ngữ văn 9

-Tập 2, giáo viên không thể không quan tâm đặc biệt tới việc đọc và hướng dẫnhọc sinh đọc Chú ý thể thơ 5 chữ của bài thơ, không ngắt nhịp trong từng câucác khổ thơ cũng không đều đặn Nhịp điệu và giọng điệu của bài thơ có sựbiến đổi theo mạch cảm xúc: Say sưa, trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc

về mùa xuân đất trời; nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn khi nói về mùa xuân đấtnước; giọng thiết tha, trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện được góp

“mùa xuân nho nhỏ” của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước; và cuốicùng kết thúc bài thơ bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quêhương qua điệu dân ca xứ Huế

Nhờ đọc và tái hiện hình tượng và cảm quan nghe, nhìn được khơi động theo âm vang của ngôn ngữ tác phẩm Kết quả nhận thức bằng cảm giác, tri giáctạo điều kiện cho tưởng tượng bay bổng và tái hiện được sáng rõ những hình ảnh do tác giả vẽ nên trong tác phẩm Ngoài đọc diễn cảm, giáo viên cần mô tả, kích thích trí tưởng tưởng ở học sinh Hình ảnh càng sáng rõ, sức cảm thụ càng mạnh, sức đồng cảm càng cao, giáo viên và học sinh càng có điều kiện giao cảm với nhau và với tác giả

Để giúp học sinh bước đầu học tốt được tác phẩm trữ tình, giáo viên cần nghiên cứu kỹ, tìm ra giọng điệu và do đó tìm ra cách đọc, cách tái hiện hình tượng thích hợp để hướng dẫn học sinh đọc tốt; chỗ nào cần nhấn mạnh, chỗ nào cần đọc chậm, ngắt nghỉ như thế nào… Đọc thơ là đọc theo nhịp, dựa vào

Ngày đăng: 07/04/2015, 09:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w