Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong Trường Mầm non Tân Đức huyện Đầm Dơi theo hướng đổi mới

17 2.6K 4
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong Trường Mầm non Tân Đức huyện Đầm Dơi theo hướng đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON TÂN ĐỨC HUYỆN ĐẦM DƠI THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI 1 / SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Giáo dục mầm non là một mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và có vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng ban đầu cho việc hình thành nhân cách, phát triển về thể chất, nhận thức, thẩm mĩ, ngôn ngữ và tình cảm xã hội của trẻ một cách toàn diện. Trong hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác có sự tác động đến đứa trẻ rất lớn, thông qua đó trẻ được tiếp thu kiến thức có hệ thống, làm tăng mức độ tư duy và phát triển ngôn ngữ ngoài ra trẻ lĩnh hội các hoạt động nghệ thuật khác nhau. Trong giờ học, giờ chơi làm cho óc thẩm mỹ cũng như các kỹ năng, kỷ xảo của trẻ được phát triển theo. Hoạt động giáo dục cho trẻ quan trọng như thế nhưng hiện nay tình hình trường chúng tôi gặp nhiều khó khăn như: về chuyên môn tay nghề giáo viên chưa đồng đều phần thì do sức khỏe, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình nên đôi khi củng còn giao động trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.Từ đó củng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng trong nhà trường. Tiếp theo đó là do nhu cầu phát triển của ngành học mầm non nên trường tôi tuy là trường chỉ tổ chức cho trẻ học một buổi nhưng củng bắt tay vào thực hiện chương trình giáo dục mầm non nên một số giáo viên còn bở ngỡ chưa có kinh nghiệm trong quá trình thiết lập mạng nội dung, mạng hoạt động, và chưa nắm vửng chương trình mới hiện nay. Để giải quyết những khó khăn nêu trên bản thân tôi đã xác định được vai trò, trách nhiệm của mình và luôn suy nghĩ tìm ra những giải pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục nói chung và của Trường mầm non Tân Đức nói riêng. Nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non Tân Đức theo hướng đổi mới” để triển khai thực hiện. 2 / PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN - Thời gian triển khai thực hiện: Từ tháng 9/2011 đến 03/2013 - Đối tượng đưa vào nghiên cứu thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này là 15 cán bộ, giáo viên dạy khối mẫu giáo, và 191 trẻ trong toàn Trường mầm non Tân Đức. 3 / MÔ TẢ SÁNG KIẾN Việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường mầm non là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác giáo dục, bất cứ người nào làm công tác giáo dục đều phải quan tâm vì thế nên tôi đã đưa các biện pháp để thực hiện sáng kiến này như sau: Biện pháp 1: Công tác xây dựng nề nếp trong quản lý: Trước hết chúng tôi xây dựng quy chế làm việc cho toàn trường, triển khai kế hoạch năm học, kế hoạch kiểm tra và quy định chuyên môn của trường đồng thời hệ thống lại các quy chế chuyên môn của ngành đã đề ra. Sau đó triển khai thật sâu đến tận giáo viên nắm rõ để thực hiện. Cung cấp kinh nghiệm và kiến thức quản lý cơ bản cho tổ chuyên môn thông qua các văn bản của ngành, điều lệ trường mầm non… đồng thời giao trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn quản lý, giải quyết một số công việc của tổ trong quyền hạn. Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường nhất là việc phân công, phân nhiệm cho cán bộ, giáo viên cần phải đảm bảo tính hợp lí, công bằng phù hợp với năng lực hiện có nhằm để phát huy tính hiệu quả trong công việc. Nâng cao quan điểm làm việc đúng đắn của cán bộ quản lý, đồng thời luôn xây dựng, củng cố khối đoàn kết trong nội bộ để được ổn định cao về mặt tổ chức. Ban lãnh đạo và các tổ chuyên môn phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau trong công việc, trong quan điểm chỉ đạo, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” và hàng tuần đều có cuộc họp cán bộ chủ chốt để rút kinh nghiệm việc chỉ đạo chuyên môn. Cần duy trì và phát huy tốt các phương thức làm việc nêu trên mang tính thường xuyên, bền vững trong năm học và các năm tiếp theo. Biện pháp 2 : Quản lý chương trình chăm sóc giáo dục trẻ * Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn xây dựng thời gian thực hiện chương trình của từng chủ điểm cho cả một năm học ở từng khối lớp vào thời điểm trong hè. Cần có sự đầu tư để nắm rõ chương trình giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi như: quy định nội dung chuyển đến cho trẻ về mặt tri thức, kỹ năng, tình cảm, nguyên tắc cấu tạo chương trình, định lượng kiến thức, yêu cầu cần đạt của từng lứa tuổi và các hình thức giáo dục trẻ trên tiết học, giờ vui chơi, phương pháp dạy của từng bộ môn. Qua đó chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng chương trình đảm bảo tiến độ. Về công tác này tôi đưa ra biện pháp như thế là do đặc thù của ngành học mầm non về cấu trúc chương trình là loại chương trình khung không cứng nhắc như chương trình tiểu học hay trung học cơ sở. Nên ban giám hiệu nhà trường củng như giáo viên được phép linh động sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của lớp, nhưng phải đảm bảo về yêu cầu cần đạt của từng độ tuổi và tính thống nhất với nhau trong phạm vi của trường và của ngành. Biện pháp 3 : Công tác chỉ đạo hoạt động chăm sóc, giáo dục: *Đối với hoạt động vui chơi: Đối với hoạt động này hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể chỉ đạo đến cán bộ, giáo viên những công việc cần tiến hành, những kiến thức truyền đạt và nguyên tắc cần thực hiện như sau: - Chỉ đạo thực hiện đủ các loại hình trò chơi: trò chơi có luật, trò chơi dân gian, trò chơi học tập và trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tổ chức vui chơi cho trẻ phải đảm bảo hai nguyên tắc “ Tự nguyện và hứng thú ”. - Giáo viên cần nắm vững nội dung và hiệu quả tác dụng của từng trò chơi sẽ giúp cô điều khiển trẻ vui chơi có mức độ, tránh tình trạng kéo dài một loại trò chơi làm trẻ nhàm chán và ảnh hưởng đến sức khỏe. - Đối với những lớp hiện nay trong hoàn cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất thì tôi có sự chỉ đạo phù hợp với hoàn cảnh thực tế, cần phải có sự chọn lọc nội dung, trò chơi hợp lí đưa vào hoạt động để trẻ không bị thiệt thòi vì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo trong trường mầm non. *Đối với hoạt động học tập: Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức tiết dạy cho giáo viên củng như việc ký duyệt giáo án để xây dựng nội dung tiết dạy cho giáo viên và cần phải thấy được những gì giáo viên tự làm, những điều kiện nào cần tạo cho họ nhằm tác động lẫn nhau để giáo viên thực hiện tốt hoạt động này. *Đối với hoạt động ngoài trời : Hoạt động này là tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động, quan sát, trải nghiệm các sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp và biết vận dụng những hiểu biết của trẻ trong môi trường đó. Ban giám hiệu cần quan tâm chỉ đạo hoạt động này nhiều hơn (vì không phải nơi nào, lớp nào củng có điều kiện thuận lợi như nhau mà nhất là ở một vùng nông thôn điều kiện khó khăn lại chiếm ưu thế hơn) do dó mà ta phải tổ chức thực hiện cần phải đảm tính phù hợp với tình hình thực tế cuả từng lớp học. *Đối với hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe: Vào đầu năm học BGH đưa ra kế hoạch về công tác khám sức khỏe theo định kỳ.Sau mỗi lần cân đo Ban giám hiệu cùng với giáo viên đứng lớp tiến hành họp phụ huynh thông báo kết quả về sức khỏe của trẻ. đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng ,trẻ béo phì thì chỉ đạo cho giáo viên có biện pháp cụ thể hơn nhằm phối hợp với phụ huynh có biện pháp can thiệp sớm. Hoạt động này Ban lãnh đạo chúng tôi luôn thống kê cặp nhật số liệu hàng quý về sức khỏe của trẻ để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tiếp theo,đồng thời tăng cường công tác kiểm tra ,đôn đốc ,nhắc nhỡ khen thưởng cho những cá nhân thực hiện đúng theo quy định và củng không quên xử lý những cá nhân vi phạm trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Biện pháp 4 : Thăm lớp dự giờ: Để nâng cao chất lượng giảng dạy, ban lãnh đạo nhà trường cùng với tổ chuyên môn phải thường xuyên thăm lớp dự giờ với nhiều hình thức như: dự giờ theo chỉ tiêu đã được xây dựng trong kế hoạch, dự giờ đột xuất để đánh giá việc đầu tư và rèn luyện cho chuyên môn thường ngày, dự giờ theo sự hạn chế của giáo viên. Sau mỗi tiết dạy phải có nhận xét, đánh giá chính xác, chân tình và có tính xây dựng khuyến khích giáo viên phát triển được mặt mạnh, những điển hình tốt, điều chỉnh được những mặt còn hạn chế của mỗi giáo viên. Qua dự giờ, cần đánh giá một cách khách quan trung thực, để từ đó có những biện pháp thích hợp, thực tế cho công tác quản lý giờ lên lớp của giáo viên. Chính vì việc dự giờ được tiến hành thường xuyên thì hiệu trưởng mới phát hiện ra những giáo viên có tay nghề, những giáo viên còn hạn chế. Từ đó đề ra kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn. Biện pháp 5: Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ - giáo viên: Sau khi đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tôi vạch ra định hướng cho việc bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và lâu dài, xây dựng kế hoạch cụ thể về thời gian, nội dung, đối tượng. Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch tự học tự bồi dưỡng cho bản thân. Tổ chức thực hiện kế hoạch, nghiên cứu giải quyết những đề nghị của giáo viên liên quan đến việc bồi dưỡng. Ban lãnh đạo nhà trường luôn khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Mặt khác tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kì với nhiều hình thức như mở chuyên đề, thao giảng, khi thực hiện cần chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp mang tính xác thực, hữu ích, đổi mới. Ngoài việc sinh hoạt chuyên môn theo định kì còn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nhu cầu của giáo viên và theo tính cấp bách của hạn chế. Có sơ tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, có hình thức động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên có kết quả tốt trong công tác bồi dưỡng chuyên môn. Biện pháp 6: Làm đồ dùng: -Thông qua công tác thăm lớp dự giờ ở năm học trước thì Ban giám hiệu và tổ chuyên môn đã nắm bắt tình hình đồ dùng đồ chơi của giáo viên đã có, phục vụ như thế nào và xây dựng kế hoạch cho năm học tới cụ thể như sau: + Phối hợp với công đoàn phát động phong trào thi đua làm đồ dùng. + Làm đồ dùng theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra ,theo yêu cầu chủ điểm và theo yêu cầu từng môn học. + Thời gian thường tổ chức làm tập trung trong hè vào những ngày tháng tám, trong năm học thì bố trí vào thời gian hợp lí nhất. + Điều kiện: giáo viên tận dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng mặt khác nhà trường sẽ cung cấp đầy đủ các học phẩm để giáo viên làm. + Sau mỗi đợt phát động phong trào thi đua làm đồ dùng chúng tôi đều có tổ chức cuộc họp để đánh giá và khen thưởng trước hội đồng sư phạm nhà trường cho những cá nhân đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra có số lượng và chất lượng (đồ dùng đẹp mắt ,phong phú ,sáng tạo, sử dụng lâu dài… ) Biện pháp 7: Một số nội dung, yêu cầu quản lý hoạt động giáo dục đối với trẻ: - Thực hiện tốt công tác tuyển sinh đầu năm, phân chia nhóm lớp đúng theo độ tuổi. Quy định thời gian nhận trẻ trong năm cụ thể, tránh thu nhận trẻ nhiều thời điểm khác nhau làm ảnh hưởng nề nếp của lớp. - Xây dựng yêu cầu cần đạt về mặt nhận thức của trẻ theo từng độ tuổi, từng giai đoạn, từng chủ điểm dựa trên đặc điểm tâm sinh lý và bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. - Áp dụng biện pháp khen thưởng về công tác duy trì sĩ số trẻ hàng ngày của các lớp với nhau, nhằm tạo động lực cho giáo viên tác động đến phụ huynh đưa trẻ đi học đầy đủ để trẻ lĩnh hội kiến thức có hệ thống. - Nhà trường cần phối hợp với các đoàn thể, tổ chức nhiều hội thi cho trẻ như hội thi“Bé thông minh”,“Bé làm họa sỹ”,“ Bé khỏe, bé ngoan” và các ngày lễ, hội như“ ngày hội đến trường của bé”,“tết trung thu”…Qua đó giúp trẻ có tình cảm với những người gần gũi, phát triển về tư duy, nhanh nhẹn, hoạt bát và tự tin trong học tập,giao tiếp. - Ban giám hiệu có kế hoạch kiểm tra các lĩnh vực giáo dục trẻ qua phiếu đánh giá trẻ hàng ngày, chủ điểm và có những bài tập yêu cầu cụ thể cho trẻ thực hiện thông qua đó để đánh giá mức độ nhận thức và kết quả thể hiện trên trẻ để có cơ sở điều chỉnh và phát huy chất lượng giáo dục trẻ. 4 / KẾT QUẢ , HIỆU QUẢ MANG LẠI * Đối với chất lượng giảng dạy Năm học 2011-2012 và năm học 2012-2013 Sau khi đưa những biện pháp trên vào thực hiện từ năm học 2011-2012 và 2012- 2013 thì qua quá trình kiểm tra đánh giá cho thấy rằng giáo viên trường tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt, những giáo viên từ tiểu học chuyển sang về chuyên môn rất yếu nhưng hiện giờ đã vươn lên trung bình từ khá lên giỏi và đã có 7/11 giáo viên là giáo viên giỏi cấp trường 6/11 giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi cấp huyện và có giáo viên tham gia giáo viên giỏi cấp tỉnh. Về công tác tổ chức củng như các hoạt động giáo dục của giáo viên được tổ chức đều tay, vận hành có hiệu quả và không còn bỡ ngỡ với chương trình giáo dục mầm non. *Đối với chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: Năm học 2011-2012: Trung bình hàng năm danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”,“Bé chăm ngoan ” đạt từ 95% trở lên và có số trẻ tham gia hội thi “ Bé khỏe bé ngoan ” vòng huyện đạt 100% và có từ 35 - 40% được công nhận cấp tỉnh. Tỷ lệ duy dinh dưỡng thể cân nặng giãm 7,25 % vượt chỉ tiêu kế hoạch 3,25%. Tỷ lệ duy dinh dưỡng thể thấp còi giãm 6,3% vượt chỉ tiêu 2,3% tỷ lệ chuyên cần đạt 95%. Năm học 2012-2013: Qua tổng kết học kỳ I cho thấy rằng số trẻ đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ và bé chăm ngoan là 95%, tỷ lệ chuyên cần đạt 95%. Kế hoạch đã đăng ký đầu năm học về tỷ lệ suy dinh dưỡng thể cân nặng 5% và thể thấp còi là 4% nhưng hiện nay thể cân nặng giãm được 4,85% và thể thấp còi 3%. 5 / ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG Qua kết quả trên là quá trình nghiên cứu,thực nghiệm,ứng dụng trong Trường mầm non Tân Đức, tôi thấy rằng chất lượng chăm sóc giáo dục và nghiệp vụ chuyên môn trường có rất nhiều tiến bộ rõ rệt. Hiện nay tập thể trường tôi cũng có thể tự khẳng định mình về chất lượng chuyên môn cũng như chất lượng trong giáo dục. Có lẽ tôi củng mạnh dạn khẳng định rằng nếu sáng kiến này đưa vào áp dụng trên toàn tỉnh thì rất phù hợp và có hiệu quả đối với những trường vùng nông thôn hoạt động một buổi với chương trình giáo dục mầm non. 6/KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT - Ngành học mầm non cần mỡ nhiều chuyên đề về hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, đặt biệt là hoạt động ngoài trời để giáo viên được học tập giao lưu. - Cung cấp thêm trang thiết bị dạy và học đúng tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay. - Đầu tư cơ sở vật chất để hoạt động . Hiện nay cơ sở vật chất là một nhu cầu hết sức cấp bách của trường chúng tôi./. Ý kiến xác nhận của Tác giã sáng kiến thủ trưởng đơn vị CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Tân Đức, ngày 10 tháng 03 năm 2013 ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp Tỉnh -Họ và tên : Nguyễn Hồng Nga -Đơn vị công tác : Trường mầm non Tân Đức-Huyện Đầm Dơi Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2013 như sau : [...]... kiến : Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non Tân Đức huyện Đầm Dơi theo hướng đổi mới 2 Sự cần thiết (lý do nghiên cứu ) Do nhu cầu phát triển của xã hội cũng như của ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng cụ thể là chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non Tân Đức Do có nhiều khó khăn về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên... viên và nhu cầu trong giáo dục mầm non Nên đã thoi thúc tôi tìm ra những giải pháp đưa vào vận hành trong trường nhằm nâng cao chất lượng giãng dạy, nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Tân Đức theo hướng đổi mới Để giải quyết những khó khăn nêu trên Mục đích của tôi khi làm sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm cung cấp một số kinh nghiệm nhất... hiện trong năm học Nên tôi đã chọn sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non Tân Đức theo hướng đổi mới 2 PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN -Thời gian triển khai thực hiện: Từ tháng 9/2011 đến tháng 03/2013 -Đối tượng đưa vào nghiên cứu thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này là 15 cán bộ, giáo viên dạy khối mẫu giáo, và 191 trẻ trong toàn Trường mầm non Tân Đức, ... là bé khỏe bé ngoan cấp trường, cấp huyện trong đó có trên 40% được cấp tỉnh công nhận./ Người đăng ký Nguyễn Hồng Nga CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Tân Đức, ngày 10 tháng 03 năm 2013 BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN -Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc ,giáo dục trẻ trong trường mầm non Tân Đức theo hướng đổi mới -Tên người thực hiện... và tìm ra hướng mới đưa vào thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của trường mầm non Tân Đức cụ thể như sau: - Công tác xây dựng nề nếp trong quản lý - Quản lý chương trình chăm sóc giáo dục trẻ - Công tác chỉ đạo hoạt động chăm sóc, giáo dục - Thăm lớp dự giờ - Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ - giáo viên - Làm đồ dùng - Một số nội dung, yêu cầu quản lý hoạt động giáo dục đối với trẻ 4 Phạm... những trường vùng nông thôn hoạt động một buổi với chương trình giáo dục mầm non mới 6/KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT - Ngành học mầm non cần mỡ nhiều chuyên đề về hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, đặt biệt là hoạt động ngoài trời để giáo viên được học tập giao lưu - Cung cấp thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, dạy và học đúng tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu của chương trình giáo dục mầm non hiện... viên giỏi vòng trường, 6/11 giáo viên giỏi vòng huyện có giáo viên tham gia dạy giỏi cấp tỉnh ở năm học 2011-2012 Đặc biệt giáo viên đứng lớp hiện nay rất tự tin trong việc xây dựng mục tiêu giáo dục, thiết lập tốt mạng nội dung, mạng hoạt động để đưa vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ * Đối với trẻ trong 2 năm học đều có 95% số trẻ trong toàn trường đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ và bé chăm ngoan, giãm... cán bộ, giáo viên dạy khối mẫu giáo, và 191 trẻ trong toàn Trường mầm non Tân Đức 5 Hiệu quả đạt được *Đối với giáo viên chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ rệt ở hai năm học vừa qua , những giáo viên tiểu học chuyển sang nay củng đạt từ trung bình trở lên có 7/11 giáo viên giỏi vòng trường , 6/11 giáo viên giỏi vòng huyện có giáo viên tham gia dạy giỏi cấp tỉnh ở năm học 2011-2012 Đặc biệt giáo viên... của trường và sau mỗi đợt phát động phong trào thi đua tôi đều tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và khen thưởng Biện pháp7 : Một số nội dung,yêu cầu quản lý hoạt độngchăm sóc giáo dục trẻ Đối với biện pháp này tôi hệ thống lại yêu cầu cần đạt và nhận thức của năm lỉnh vực phát triển giáo dục theo từng độ tuổi, từng giai đoạn, từng chủ điểm triển khai đến giáo viên nắm rõ để đưa ra mục tiêu giáo dục. .. nhất định cho cán bộ ,giáo viên trường tôi định hình lại công việc cần thực hiện trong năm học ,cần có nhận thức đúng đắn về chương trình giáo dục mầm non mới , nắm lại thật kỷ các yêu cầu giáo dục phát triển cho trẻ và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ một cách có hiệu quả hơn trong công tác dạy và học 3.Nội dung cơ bản của sáng kiến Tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra 7 biện pháp để thực hiện, nội . NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON TÂN ĐỨC HUYỆN ĐẦM DƠI THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI 1 / SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Giáo dục mầm. nói chung và của Trường mầm non Tân Đức nói riêng. Nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non Tân Đức theo hướng đổi mới để triển khai. giải pháp đưa vào vận hành trong trường nhằm nâng cao chất lượng giãng dạy, nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Tân Đức theo hướng đổi

Ngày đăng: 04/04/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan