1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Quản lý về biện pháp chỉ đạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên trường tiểu học Cát Linh

37 2,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 11,08 MB

Nội dung

Do đó Công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực pháttriển nhà trường.1.1.2 Về mặt thực tiễn: Trong thực tế, nhận thức của giáo viên tiểu học về công tác bồ

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

“QUẢN LÝ VỀ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ

CÁN BỘ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH”

Trang 2

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất

lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã chỉ rõ: "Mục tiêu là xây dựng đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lí, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước Đây là trách nhiệm của Toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng."

Trường học là một tổ chức sư phạm được hình thành để thực hiện mục đích nhấtđịnh.Trường học là tổ chức cơ sở của hệ thống giáo dục, nơi tập hợp những người thựchiện nhiệm vụ chung là dạy học và giáo dục những nhân cách theo mục tiêu đề ra Trongnhà trường, thầy cô giáo sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấphọc Lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thứcsâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm giúp họcsinh hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách Chất lượng giáo dục của nhà trườngphần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảngdạy - giáo dục đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo quản lí trong mỗi nhà trường phải thườngxuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ củagiáo viên Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng đặcbiệt, nó là mắt xích quan yếu nhất trong hệ thống công tác quản lý Nếu công tác nàyđược cải tiến và đẩy mạnh thì nhất định chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường sẽđược nâng cao

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới tham gia hội nhập kinh tế thế giới và hòamình vào xu thế toàn cầu hóa Thực tế đó đòi hỏi chúng ta tiến hành đổi mới giáo dục

Trang 3

phổ thông, trong đó có giáo dục tiểu học, Vì vậy, vấn đề nâng cao trình độ lý luận vàchuyên môn nghiệp vụ của giáo viên ngày càng trở nên cấp bách Một nhà trường mà cácgiáo viên được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thì nhà trường đó mớitheo kịp xu hướng giáo dục ngày càng đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng giáodục Do đó Công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực pháttriển nhà trường.

1.1.2 Về mặt thực tiễn:

Trong thực tế, nhận thức của giáo viên tiểu học về công tác bồi dưỡng và phát triểnđội ngũ giáo viên còn hạn chế, nhận thức chưa đúng, chưa đủ về vị trí và vai trò của côngtác này trong các nhà trường; hoặc việc tổ chức triển khai công tác này thiếu sự tuân thủnhững nguyên tắc nhất định; nội dung của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhiềukhi thực hiện thiếu đầy đủ, thiếu kế hoạch; biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưakhoa học, không thường xuyên Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả hạn chế củacông tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ trong các trường tiểu học

Thực tiễn giáo dục và giảng dạy của trường tiểu học Cát Linh trong 5 năm trở lạiđây có không ít những khó khăn: Đội ngũ giáo viên nòng cốt có trình độ chuyên môn taynghề vững đã nghỉ hưu đến 80% Nhà trường tiếp nhận số lượng lớn giáo sinh mới ratrường với tuổi đời, tuổi nghề rất non trẻ, chưa có kinh nghiệm Phần còn lại của đội ngũ

là các giáo viên lớn tuổi, sự hưởng ứng tham gia của đội ngũ giáo viên vào phong trào thiđua dạy tốt và học tốt của nhà trường còn hạn chế Việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũcán bộ giáo viên của nhà trường còn yếu so với yêu cầu của thực tế xã hội và của ngànhGiáo dục

Là cán bộ lãnh đạo quản lí trẻ của nhà trường, tôi rất băn khoăn trăn trở với côngtác quản lí toàn diện của nhà trường Tôi xác định rằng công tác bồi dưỡng và phát triểnđội ngũ giáo viên sẽ là mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lí Côngtác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao

về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường

Công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ýnghĩa thực tiễn giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục trong các trườngtiểu học cũng như yêu cầu của xã hội, của thời đại Bởi vậy tôi chọn vấn đề này làm đề

tài nghiên cứu Tên đề tài nghiên cứu là: “Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng và phát

triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Cát Linh”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trang 4

Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích là:

- Xác định thực trạng công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểuhọc Cát Linh

- Xây dựng và tổ chức thực nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng và phát triểnđội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Cát Linh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu họcCát Linh

2.2 Khách thể nghiên cứu:

Là đội ngũ giáo viên trường tiểu học Cát Linh

2.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:

Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xin phép chỉ nghiên cứu biện phápchỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Cát Linh từ năm học2009-2010 đến năm học 2011-2012 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học vàgiáo dục

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng

và phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Cát Linh

3.2Nghiên cứu thực trạng về công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên ở

trường tiểu học Cát Linh

3.3Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng và phát

triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục tại trường tiểuhọc Cát Linh

4.Phương pháp nghiên cứu:

4.1Các phương pháp nghiên cứu lý luận:

Trang 5

Đọc sách, văn bản để thu thập các tư liệu, thông tin cần thiết ở chương một của đềtài.

4.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp điều tra cơ bản ( bằng phiếu điều tra) kết hợp với phương pháp quan sát,đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện, được sử dụng để nghiên cứu thực trạng về biện phápchỉ đạo công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Cát Linh

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên và học sinh (giáo án, sổsách) dùng để nghiên cứu thực nghiệm và kết quả thực hiện dạy học của giáo viên và họcsinh

4.3Các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:

- Phương pháp thống kê toán học dùng để phân tích số liệu điều tra và thực nghiệm nhưtính phần trăm, tính trung bình

- Phương pháp trò chuyện của cô giáo với học sinh để tìm hiểu nguyên nhân, nội dung

Trang 6

NỘI DUNG

1- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

1.1 Vài nét về đề tài nghiên cứu:

Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một vấn đề sớm được Ban giám hiệu nhàtrường trường chú ý quan tâm Chúng tôi đã thực hiện nhiều cách thức khác nhau để bồidưỡng trình độ và năng lực về mọi mặt đặc biệt là về chuyên môn và nghiệp vụ dạy học.Kết quả thi giáo viên dạy giỏi của giáo viên và kết quả thi học sinh giỏi của học sinh đãkhẳng định thành quả dạy tốt - học tốt của nhà trường Điều đó chỉ có thể đạt được khiđội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy của trường tiểu học Cát Linh thường xuyên đượcquan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ

Trong quá trình thực hiện công tác lãnh đạo quản lí, chúng tôi nhận thấy người cán

bộ quản lí không thể tự mình đổi mới nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.Bởi một trong những khía cạnh của quản lí là thực hiện các công việc qua nỗ lực củangười khác Muốn mọi người tham gia thì các chủ trương đổi mới phải được đội ngũ hiểu

rõ và chấp nhận Bởi vậy nhà trường rất khuyến khích việc tìm hiểu, nghiên cứu để đưa

ra những giải pháp hữu hiệu, góp phần đẩy mạnh chất lượng và hiệu quả dạy học của nhàtrường trong những năm tới

1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu:

1.2.1 Căn cứ khoa học:

* Đặc điểm và yêu cầu của thời đại trong Thế kỉ 21

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, cùng với xu thế toàn cầu

hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ: “ Phải đổi mới căn

bản và toàn diện giáo dục đào tạo Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp,

ý thức trách nhiệm xã hội.” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

Trang 7

Cộng sản Việt Nam) Trước yêu cầu đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng

thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn

* Căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu của cấp Tiểu học.

Theo đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đãtriển khai đổi mới chương trình giáo dục các bậc học, các cấp học, trong đó có cấp Tiểuhọc để tiến kịp xu thế phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới Ở cấp Tiểuhọc, chúng ta đã nghiên cứu thay đổi xong chương trình sách giáo khoa cả về mục tiêu,nội dung, phương pháp dạy học cũng như cách đánh giá để tiến tới thực hiện tốt mục tiêu

giáo dục của cấp học: Là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự

phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, khả năng cơ bản gópphần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tưcách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học THCS

Muốn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Tiểu học thì đội ngũ giáo viên phải đáp ứngyêu cầu đổi mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Giáo viên tiểu họcphải có tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe, có năng lực giáodục, dạy học theo yêu cầu chuẩn giáo viên tiểu học, có khả năng dạy tốt chương trình tiểuhọc mới cũng như có khả năng đáp ứng được những thay đổi của giáo dục tiểu học trong

tương lai,có kĩ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng khoa học giáo dục.

Trước mục tiêu dó thì việc cải tiến biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyênmôn, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là công việc thiết thực,cầnthiết và cấp bách Điều này góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dụccủa nhà trường

* Yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa Tiểu học:

Chúng ta đang trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước Tại Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một

trong những động lực thúc đẩy sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản

Việt Nam)

Theo đường lối đúng đắn của Đảng CSVN, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khaiđổi mới chương trình giáo dục các bậc học, các cấp học, trong đó có cấp Tiểu học để tiếnkịp xu thế phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới Năm học 2009 – 2010,chúng ta đã hoàn thành việc thay đổi chương trình và sách giáo tiểu học cả về mục tiêu,nội dung dạy học, phương pháp dạy học cũng như phương pháp đánh giá Xét ở cấp Tiểuhọc:

Trang 8

Về nội dung sách giáo khoa mới của tiểu học tinh giản, tập trung vào các kiến thức,

kĩ năng, kĩ năng cơ bản, và thiết thực, tích hợp được nhiều mặt giáo dục, tích hợp giữanhiều môn học

Về phương pháp dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm nghĩa

là dạy học phải xuất phát từ người học, vì người học nhằm giúp họ đáp ứng được các yêucầu đòi hỏi của xã hội trên cơ sở phát huy tối ưu tính tích cực và sáng tạo ở người học Vìvậy đổi mới phương pháp dạy học là giáo viên phải thay đổi cách lựa chọn và vận dụngcác phương pháp dạy học cổ truyền với phương pháp dạy học hiện đại nhằm đảm bảo sựthích hợp với từng đối tượng, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh ởmức cao nhất

Hình thức tổ chức dạy học và phương tiện dạy học cũng cần đổi mới để tương ứng

với phương pháp và nội dung dạy học Đổi mới về hình thức dạy học là thay đổi cách vậndụng các hình thức dạy học cho phù hợp như: Kết hợp hình thức dạy học của thầy cô giáovới hình thức tự học của học sinh, dạy cho cả lớp với dạy theo nhóm và dạy cho cá nhântừng học sinh, dạy ở trên lớp với dạy ở ngoài thực tế (trong phòng thí nghiệm, ở ngoàithực tế xã hội)

Đổi mới về cách đánh giá kết quả học tập ở các môn học như Toán , Tiếng việt

được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, các môn học khác được đánh gái bằngphiếu nhận xét của giáo viên theo hai mức: Hoàn thành (A) và hoàn thành tốt (A+) ; loạichưa hoàn thành (B)

Trước yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên cầnphải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng Chính vì vậy cải tiến chỉđạo sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường là việc làm hết sức thiết thực, cấp bách.Cải tiến việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dụccho người giáo viên về vai trò, nhiệm vụ chức năng của mình, đồng thời giáo dục ý thức

tự học và tự bồi dưỡng cho giáo viên nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt Điều này sẽgóp phần quyết định chất lượng và hiệu quả sự nghiệp giáo dục của nhà trường

* Căn cứ vào đặc điểm đội ngũ giáo viên, đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc giáo dục họcsinh, vì vậy chất lượng của đội ngũ giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng côngviệc của nhà trường Giáo viên trong các trường tiểu học đại đa số là nữ, thành phần giữnhiều chức năng và nhiệm vụ trong nhà trường cũng như gia đình và xã hội Họ sống rấtgiàu tình cảm, dễ cảm thông với nhau, hay trao đổi trò chuyện với nhau, công tác giảngdạy rất phù hợp với các đặc điểm tâm lý và nhân cách của họ Họ phụ trách đối tượnghọc sinh ở lứa tuổi ham học hỏi, thích khám phá Người giáo viên không chỉ là người

Trang 9

thầy mà còn là người mẹ thứ hai của trẻ Để trẻ thật sự tin tưởng vào người thầy thì ngườithầy trước hết phải là người có trình độ vững vàng, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc củahọc sinh, giúp các em khám phá được những kiến thức của nhân loại Muốn vậy, ngườithầy phải có trình độ vững vàng Điều này đòi hỏi công tác bồi dưỡng chuyên môn chođội ngũ giáo viên trong nhà trường cần được quan tâm hàng đầu.

1.2.2 Một số vấn đề lí luận cơ bản của đề tài nghiên cứu:

* Khái niệm về đội ngũ trong nhà trường tiểu học:

Đội ngũ được hiểu là tập hợp người gồm một số đông người cùng chức năng hoặcnghề nghiệp tạo thành một lực lượng

Đội ngũ trong nhà trường tiểu học bao gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.Trong đó giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc giáo dục học sinh,

vì vậy chất lượng của đội ngũ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của nhàtrường

* Mục tiêu của công tác quản lí bồi dưỡng và phát triển đội ngũ trong nhà trường

Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên đủ về số lượng và vững về chấtlượng để đủ khả năng thực hiện nội dung giáo dục đã quy định rõ trong kế hoạch giảngdạy của nhà trường

* Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường:

Gồm cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên phục vụ giảng dạy và giáo dục như:văn thư, thư viện, bảo vệ, phụ trách phòng đồ dùng dạy học, y tế Lực lượng này tuykhông tham gia trực tiếp vào công tác giảng dạy và giáo dục nhưng những đóng góp của

họ là không thể thiếu được để làm nên chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường

* Vai trò và vị trí của đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học:

Giáo viên là lực lượng quan trọng nhất trong nhà trường, là cầu nối học sinh vớicác lực lượng xã hội Giáo viên là lực lượng chủ chốt giữ vị trí quan trọng và quyết địnhchất lượng của các hoạt động giáo dục ở nhà trường

Chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào trình độ và khả năng củađội ngũ giáo viên là chủ yếu Do vậy công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cần đượcquan tâm thích đáng, thực hiện thường xuyên, có kế hoạch

* Đặc điểm của đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học:

Trang 10

Giáo viên trong các trường tiểu học đại đa số là nữ Là thành phần giữ nhiều chứcnăng và nhiệm vụ trong nhà trường cũng như gia đình và cả xã hội Tập thể giáo viên,đặc biệt là ở các trường tiểu học là tập thể gần như toàn bộ là nữ, họ sống rất giàu tìnhcảm, dễ cảm thông với nhau, hay trao đổi trò chuyện với nhau… Việc dạy học đối vớigiáo viên nữ là rất phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhân cách của họ Người giáo viênkhông chỉ là người thầy mà còn là người mẹ thứ hai của trẻ.

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

Thực tiễn giáo dục của các trường tiểu học trong thành phố Hà nội đã khẳng định

sự nhận thức đúng đắn về công tác quản lí phát triển đội ngũ và bồi dưỡng chuyên môn –nghiệp vụ cho họ Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ làmột phần trong kế hoạch chung tổng thể của nhà trường Giáo viên là một bộ phận trong

cơ cấu tổ chức của nhà trường

Do vậy công tác quản lí và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viêntrong nhà trường là rất cần thiết Hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũgiáo viên có tác động quyết định kết qủa dạy học và giáo dục của nhà trường tiểu học

Thực tế hoạt động của công tác quản lí và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chođội ngũ ở trường tiểu học Cát Linh thể hiện rõ phần lớn giáo viên trong nhà trường đã cónhận thức đúng nhưng chưa đủ về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác này, vềhoạt động của nó đối với việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Đội ngũ giáoviên có ý thức tích cực, nhiệt tình, trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập bồidưỡng chuyên môn Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của các tổ chuyên môntrong nhà trường Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã đượcBan giám hiệu đánh giá khá cao Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì độingũ trường tiểu học Cát Linh vẫn chưa đáp ứng đúng tầm cỡ của nó Điều này đòi hỏi độingũ giáo viên cần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ một cách thường xuyên.Vấn đề bồi dưỡng phải được xây dựng thành một kế hoạch khoa học và chịu sự chỉ đạocủa Ban giám hiệu nhà trường

Tiểu kết: Kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn của công tác quản lí và bồi dưỡng

đội ngũ trong nhà trường Tiểu học là cơ sở khoa học cần thiết để định hướng, chỉ đạo choqua trình nghiên cứu đề tài của chúng tôi, giúp chúng tôi tin tưởng và vững vàng tiếnhành nghiên cứu đề tài này

2- NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH

Trang 11

2.1 Đặc điểm và tình hình của trường Tiểu học Cát Linh:

2.1.1 Tình hình của trường tiểu học Cát Linh:

Trường tiểu học Cát Linh thuộc Phòng giáo dục Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Trường đóng trên địa bàn phường Cát Linh

2.1.2 Đặc điểm của trường tiểu học Cát Linh:

- Hiện nay trường đã thực hiện học 2 buổi / ngày

- Toàn trường có 33 lớp với số học sinh là 1786 em

- Đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên là 71 người Ban giám hiệu là 3 đồng chí Biênchế có 55 người, Hợp đồng có chỉ tiêu là 4 đồng chí Tuổi đời bình quân 30

- Có giáo viên dạy các môn chuyên biệt, nhân viên y tế, nhân viên phòng đồ dùng dạyhọc, phòng thư viên và tổng phụ trách biên chế Nhà trường ký hợp đồng giáo viên , nhânviên với 12 đồng chí

Đời sống của đội ngũ giáo viên biên chế tương đối ổn định, lương hưởng theo nghạchbậc, phụ cấp nghề 35% trả theo bằng cấp

Tập thể giáo viên của nhà trường trẻ, nhiệt tình, không ngừng cố gắng vươn lên, tíchcực học tập nâng cao trình độ Tính đến nay toàn trường đạt 100% giáo viên có trình độchuẩn và trên chuẩn, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 60%, trường hiện có

8 giáo viên đang theo học đại học và các lớp bồi dưỡng

Đa số giáo viên trường tiểu học Cát Linh rất tích cực, nhiệt tình có ý thức trách nhiệmtham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn Mọi giáo viên luôn ủng hộcác hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường Kết quả hoạt động của các tổchuyên môn trong nhà trường đã được Ban giám hiệu đánh giá cao Tuy nhiên so với yêucầu thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Cát Linh vẫn phải cố gắngnhiều về nhận thức, trình độ kiến thức, khả năng chuyên môn để đáp ứng được với yêucầu ngày càng cao của xã hội Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ một cách thường xuyên, vấn đề bồi dưỡng phải được xây dựngthành kế hoạch khoa học và chịu sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường

2.2 Mục đích và yêu cầu của việc nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng phát triển đội ngũ:

2.2.1 Mục đích của nghiên cứu thực trạng:

Việc nghiên cứu thực trạng của đề tài này nhằm mục đích là:

Trang 12

- Xác định thực trạng công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trườngtrong những năm trước.

- Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của nghiên cứu thựctrạng là cơ sở cần để thực hiện chương ba của đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng caokết quả dạy và học của nhà trường

Để nghiên cứu thực trạng đạt kết quả tốt, cần tuân thủ nghiêm túc một số yêu cầu sau:Tính kế hoạch, Có sự chuẩn bị chu đáo, Tính nguyên tắc và tính linh hoạt, mềm dẻo,Tính dân chủ và tập trung

2.2.2 Nội dung khảo sát và cách tiến hành:

٭ Nội dung khảo sát:

- Khảo sát nhận thức của ban giám hiệu, giáo viên về công tác bồi dưỡng và phát triểngiáo viên của nhà trường (vai trò, nguyên tắc, khái niệm)

Khảo sát biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, gồm: Xây dựng kế hoạch

-Tổ chức - chỉ đạo thực hiện - kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, đánh giá kết quả và tổng kết,rút bài học kinh nghiệm

٭ Cách thức tiến hành:

Để thực hiện các nội dung đó chúng tôi đã tiến hành như sau:

- Trao đổi trực tiếp với BGH cũ của nhà trường, với các tổ trưởng chuyên môn, giáo viêncủa trường

- Nghiên cứu kĩ các sổ sách ghi chép sinh hoạt và các hoạt động của nhà trường và củacác tổ chuyên môn

- Nghiên cứu kĩ các báo cáo tổng kết của ban giám hiệu nhà trường và của tổ chuyênmôn; Nghiên cứu các văn bản, tài liệu chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động chuyên môn trongnhà trường tiểu học mà cấp trên đã ban hành

- Làm thực nghiệm điều tra cơ bản bằng phiếu xin ý kiến Phân tích kết quả thực nghiệmđiều tra và dùng phương pháp thống kê xác xuất trong toán học để đếm số lượng và tínhphần trăm, lập bảng biểu

- Thăm lớp dự tiết dạy học của giáo viên, dự giờ sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt chuyênmôn của nhà trường và các tổ chuyên môn

•Cách tiến hành điều tra thực trạng là:

- Xây dựng phiếu điều tra cho giáo viên ( 50 phiếu hỏi)

Trang 13

- Xin ý kiến đánh giá từ chính giáo viên của nhà trường.

- Tổng hợp và lập bảng biểu thống kê kết quả

Bảng thống kê kết quả điều tra thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên

(Năm học 2009 - 2010)Nội dung điều tra Tốt Khá Trung bình Yếu

2.2.3 Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng:

Kết quả nghiên cứu thực trạng về biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng và phát triểnđội ngũ giáo viên được phân tích cụ thể là:

٭ Một số giáo viên nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng và

phát triển đội ngũ giáo viên chưa đúng, chưa đầy đủ Một số giáo viên không thực sựphấn khởi tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thực sự thấy rõ vai trò của bồi dưỡngtrong đời sống và công tác của mình; uy tín và tiếng nói của Ban giám hiệu và người tổtrưởng phần nào chưa có giá trị mạnh mẽ trong nhà trường, do hạn chế về trình độ vànăng lực

٭ Ban giám hiệu chưa được bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ quản lý

cần thiết; có nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, songchưa thực hiện đủ các chức năng và nhiệm vụ của mình; việc hướng dẫn và tổ chức hoạtđộng để bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cho giáo viên còn mang tính đối phó và tự phát,thiếu kế hoạch

٭ Nghiên cứu việc xây dựng kế hoạch cho chương trình bôì dưỡng đội ngũ:

Trang 14

Chưa có kế hoạch dài hơi trong việc bồi dưỡng đội ngũ Nhà trường có xây dựng bản kếhoạch chung cho cả năm học, trong đó có đề cập đến vấn đề bồi dưỡng đội ngũ songtrong đó vấn đề bồi dưỡng chưa được đề cập đúng mức.

•Phân tích:

Ưu điểm:Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ Bản kế hoạch

chung công tác năm học của nhà trường, đã thể hiện được khá đầy đủ nội dung hoạtđộng

Hạn chế: Ban giám hiệu chưa có kế hoạch bồi dưỡng dài hơi, chưa phân công cụ thể

người thực hiện, chưa chỉ rõ tiến độ thời gian, chưa xây dựng kế hoạch chi tiết cho học

kỳ, quý, tháng, tuần; chưa có kế hoạch của các tổ chuyên môn

Nguyên nhân của thực trạng là: Do nhận thức của nhà trường, của BGH và các giáo

viên chưa thấy hết tầm quan trọng của nó trong việc quản lý chất lượng của nhà trường.Giáo viên chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên mônnghiệp vụ; vì biện pháp tổ chức chưa phù hợp với mọi người, không kích thích được tínhtích cực của cá nhân Xây dựng kế hoạch thường dựa vào kinh nghiệm của người viết,trình độ và năng lực của các đồng chí trong tổ khối chuyên môn còn hạn chế Hình thứcđộng viên khen thưởng và nhắc nhở phê bình thiếu phong phú, chưa thiết thực

٭ Kết quả khảo sát việc tổ chức công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường:

Việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đợc tiến hành thường xuyên trong năm họcnhưng giáo viên chưa nhệt tình hưởng ứng tham gia các hoạt động bồi dưỡng, đặc biệtchưa coi đây là "quyền lợi" mà chỉ thấy hoạt động này là "nghĩa vụ" phải thực hiện, chưa

có ý thức tự bồi dưỡng

•Phân tích:

Ưu điểm: Việc xây dựng tổ chức được tiến hành dân chủ, đúng quy chế, phân công

nhiệm vụ cụ thể

Hạn chế: Kinh nghiệm, nghiệp vụ tổ chức các hình thức, hoạt động để bồi dưỡng cho

đội ngũ giáo viên chưa cao, giáo viên chưa thực sự nhiệt tình trong hoạt động

Nguyên nhân của thực trạng này là mọi người chưa ý thức hết tầm quan trọng của

công tác bồi dưỡng trong hoạt động chung của trường Ban giám hiệu chưa được bồidưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ Một số giáo viên chưa tích cực tham giacác hoạt động, đôi khi do công việc bị chồng chéo, kỉ luật lao động chưa nghiêm, sự sắpxếp phân công công việc trong đội ngũ GV có thời điểm còn chưa khoa học

Trang 15

٭ Kết quả khảo sát biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường:

Quá trình triển khai công việc, giáo viên thường nhận nhiệm vụ trực tiếp từ hiệutrưởng Khi có chỉ thị, nghị quyết của cấp trên thì mọi công việc của nhà trường đượccác tổ chuyên môn thực hiện một cách tự phát, thiếu xây dựng kế hoạch; chỉ tiêu và tiến

độ thực hiện công việc hầu như không được đề cập trước mà chỉ sau khi xong việc mớibiết; sau khi xong việc lại sơ kết qua loa đại khái, không tiến hành trao đổi rút kinhnghiệm sau mỗi hoạt động

•Phân tích

Ưu điểm: Có chỉ đạo thường xuyên, Đại bộ phận giáo viên có ý thức tham gia hoạt

động

Hạn chế: Bị động, không được chuẩn bị ngay từ đầu năm học, chưa phân công rõ

nhiệm vụ và quyền hạn trong khi thực hiện những công việc cụ thể Công việc đôi khicòn chồng chéo, kỉ luật lao động chưa nghiêm, người làm cứ làm, người chơi cứ chơi

Nguyên nhân: Cán bộ tổ hoặc Ban giám hiệu sắp xếp và phân công công việc chưa thực

sự khoa học Ý thức trách nhiệm của một số cá nhân giáo viên chưa cao Công tác chỉ đạo

tổ chức hoạt động thiếu kế hoạch, không khoa học, mang tính chất thời vụ, thiếu biệnpháp chỉ đạo cụ thể cho các tổ trưởng chuyên môn

٭ Kết quả khảo sát công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ của nhà trường:

Từ việc nhận thức chưa rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo

viên trong nhà trường nên công việc của tổ chuyên môn chưa phát huy được tính tích cực,chủ động, sáng tạo của giáo viên

Việc kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học lại càng “ Dĩ hoà vĩ quý” thủ tiêu đấutranh; Mọi người né tránh việc nhận xét, phê bình những việc làm chưa tích cực ; Việckiểm tra đánh giá, biểu dương khen thưởng chỉ làm qua loa đại khái; Ngoài ra việc tuyêndương khen thưởng thi đua về chuyên môn chưa tạo được sự phấn khởi cho người làm tốtcông việc ( phần thưởng giá trị tháp, giấy khen, bằng khen không có nhiều ý nghĩa thựctế) Do vậy hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá, khen thưởng về chuyên môn kém hiệuquả

•Phân tích:

Ưu điểm: Có tiến hành kiểm tra, có tiến hành đánh giá, tuyên dương, khen thưởng

Trang 16

Hạn chế: Tinh thần phê và tự phê chưa cao Kiểm tra, xếp loại giáo viên chưa thực sự

công bằng nghiêm túc Việc chỉ đạo, kiểm tra còn nể nang Việc tuyên dương, khenthưởng chưa phù hợp và chưa thoả đáng

Nguyên nhân: Mọi người còn giữ quan điểm “Dĩ hoà vi quý” không mạnh dạn đấu

tranh Tiêu chí đánh giá, xếp loại chưa rõ ràng, biện pháp thực hiện chưa thiết thực,không kịp thời Kinh phí cho tổ chức hoạt động cũng như khen thưởng còn hạn chế Kếtquả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của ban giám hiệu cũng như của mọi giáoviên thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ

3- CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM KHOA HỌC CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

3.1 Lập kế hoạch về bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên

3.1.1 Xác định mục tiêu cần đạt:

Công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ là một công việc không bao giờ kết thúc, vì

xu thế của thời đại là học tập suốt đời

Mục đích của bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên là nhằm đẩy mạnh sự pháttriển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên, cán bộ và nhân viên trong nhàtrường, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục, nâng cao

sự hiểu biết về văn hoá và các vấn đề giáo dục nói chung, sẽ giúp cho đội ngũ giáo viêntheo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển xã hội, theo kịp sự phát triểncủa khoa học kĩ thuật và khoa học giáo dục

Công tác này sẽ làm cơ sở cho việc cải tiến nền giáo dục quốc dân theo hướng vừahiện đại vừa sát với thực tế Việt Nam Đây chính là mục tiêu chính của công tác bồidưỡng đội ngũ

3.1.2 Một số yêu cầu cơ bản cần thiết:

Để công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ đạt kết quả tốt chúng ta cần:

- Ban giám hiệu phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng và pháttriển đội ngũ

- Ban giám hiệu cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng và pháttriển cho đội ngũ giáo viên

Trang 17

- Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cóhiệu quả.

- Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ phải được thiết kế trong kế hoạch chung của nhà trường,được thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, của các tổ, khối chuyênmôn Mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phươngtiện thực hiện riêng và cuối cùng phải được Ban giám hiệu và Hôi đồng thi đua khenthưởng của nhà trường đánh giá

3.1.3 Nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên :

Nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ trong các trường tiểu học là:

- Bồi dưỡng nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên Đó là giáo dục

lí tưởng sống gắn liền với bồi dưỡng các phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ và giáo viên

Là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ và giáo viên được tiếp xúc với các phương tiênthông tin báo chí, mặt khác nhà trường cần thường xuyên tổ chức cho cán bộ và giáo viênđược nghe báo cáo thời sự, kịp thời phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước và chính sách của địa phương

- Bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên về văn hoá và ngoại ngữ Mọi cán bộ và giáo viêncần nắm vững trình độ hiểu biết văn hoá, xã hội, khoa học kĩ thuật mới có thể làm tốtcông tác giảng dạy và giáo dục có hiệu quả

Cán bộ và giáo viên cần tăng cường sử dụng ngoại ngữ và học thêm ngoại ngữ để cóthể đọc thêm tài liệu nước ngoài làm phong phú vốn kiến thức của mình về chuyên mônnghiệp vụ và về các nền văn hoá thế giới Ban giám hiệu cần tạo điều kiện cho cán bộ vàgiáo viên cả về thời gian và kinh phí để khuyến khích họ tích cực trau dồi học tập, nângcao trình độ ngoại ngữ Nhà trường cần đầu tư xây dựng mọi thư viện trường học có đủcác loại sách, tư liệu tham khảo, các loại tạp chí, báo chí để giáo viên và cán bộ đượcxem nhằm cập nhật thông tin và mở rộng hiểu biết Ngoài ra người cán bô lãnh đạo quản

lí cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá với địa phương, tổ chức đitham quan di tích lịch sử, nhà bảo tàng, công trình công nông nghiệp, tổ chức các buổithông tin khoa học về các vấn đề tự nhiên, xã hội

- Đặc biệt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và giáo viên Đây là công việckhông thể thiếu trong suốt quá trình giảng dạy Mỗi giáo viên cần phải có một chuyênmôn vững vàng và sâu rộng Muốn vậy đòi hỏi người cán bộ và giáo viên phải bồi dưỡngnhững kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng để có đủ năng lực dạy tốt mônhọc mà mình được phân công Đối với giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn thì phải bồidưỡng để đạt chuẩn theo quy định Trên cơ sở đó giáo viên rèn cho mình khả năng thểhiện kĩ năng sư phạm nhuần nhuyễn

Trang 18

- Bồi dưỡng về năng lực công tác Năng lực này thể hiện cụ thể như kĩ năng tổ chứccác hoạt động giảng dạy - giáo dục, kĩ năng nhận thức và giả quyết tình huống trong dạyhọc - giáo dục Năng lực công tác ở người giáo viên chỉ có thể có được là phải trải quamột quá trình không ngừng rèn luyện, học tập và rút kinh nghiệm của bản thân và củađồng nghiệp Mặt khác người cán bộ lãnh đạo quản lí cần tạo điều kiện bằng cách tintưởng giao việc để họ mạnh dạn thực hiện, sáng tạo thể hiện, trong quá trình đó ngườicán bộ lãnh đạo quản lí theo dõi, động viên, giúp đỡ và nhận xét, rút kinh nghiệm vàđóng góp ý kiến cho họ.

- Bồi dưỡng nghiên cứu khoa, học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học và giáo dụctrong đội ngũ giáo viên Viết sáng kiến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học sẽ

có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy học được tốt hơn, trình độ hiểu biết vềchuyên môn cũng được nâng lên một cách cơ bản người cán bộ lãnh đạo quản lí cần cóhình thức đặc biệt (kết hợp cả tinh thần lẫn vật chất) để khuyến khích, động viên cán bộ

và giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học

Có thể mời chuyên gia về hướng dẫn giáo viên về kiến thức và kĩ năng viết sáng kiếnkinh nghiệm về dạy học và giáo dục Cần gợi ý những đề tài mà giáo viên có thể làmđược nhằm giải quyết những vấn đề mà trong thực tế nhà trường còn hạn chế

- Bồi dưỡng sức khoẻ cho đội ngũ cán bộ và giáo viên Người cán bộ lãnh đạo cần phảithực hiện nghiêm túc và chu đáo các chế độ, chính sách về lao động, nghỉ hè, nghỉ phép,chế độ khám sức khoẻ, khám bệnh, hưu trí, các chế độ đối với nữ công chức Ban giámhiệu kết hợp chặt chẽ với công đoàn để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ vàgiáo viên

3.1.4 Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên :

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ và giáo viên:

Chúng ta có thể làm phiếu xin ý kiến của giáo viên về nhu cầu cá nhân, xác định mức độquan tâm của họ đến một số chủ điểm nào Sau đó thu thập, phân tích, trên cơ sở đó lên

kế hoạch tổng thể cả năm, xác định nội dung hoạt động ưu tiên, xác định kết quả sẽ đạtđược sau khi thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, xác định danh sách các thành viên chomỗi nội dung hoạt động được bồi dưỡng

- Biện pháp tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên Chúng

ta có thể tiến hành theo các hình thức như sau:

+ Bồi dưỡng tại chỗ Kinh nghiệm thực tế cho thấy việc bồi dưỡng tại chỗ sẽ thànhcông hơn là cử cán bộ đi học nơi xa, vì hình thức này khích lệ cho mọi người đều được

Ngày đăng: 04/04/2015, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w