1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở xã xuân giang huyện quang bình tỉnh hà giang

48 405 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 289,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ của đề tài 2 4. Đối tượng nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Kết cấu tiểu luận 3 A. NỘI DUNG 5 Chương I. KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ XUÂN GIANG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ XUÂN GIANG HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG 5 1.1 Khái quát vài nét về xã Xuân Giang Quang Bình Hà Giang 5 1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của xã Xuân Giang 5 1.2 Chức năng,nhiệm vụ của ủy ban nhân dân xã Xuân Giang 5 1.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 5 1.2.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 6 1.2.3. Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 7 1.2.4. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 7 1.2.5. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 8 1.2.6. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. 8 1.2.7. Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 9 1.3 Những vấn đề lý luận về công tác nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ công chức xã Xuân Gianghuyện Quang Bìnhtỉnh Hà Giang 9 1.3.1. Khái niệm Cán bộ, công chức 9 1.3.2 Tiêu chuẩn để xác định cán bộ, công chức nhà nước 12 1.3.2.1 Tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ, công chức 12 1.3.2.2.Hoàn thiện tiêu chuẩn cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay: 12 1.3.3 Đặc điểm cán bộ, công chức 14 1.3.4 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng 15 1.3.4.1 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng 15 1.3.4.2 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 16 1.3.4.3. Những yếu tố từ phía người học ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 16 1.3.4.4. Những yếu tố từ phía cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm 16 1.3.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 17 1.3.4.6. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 18 1.4 Yêu cầu của người cán bộ, công chức 19 1.4.1. Năng lực của cán bộ, công chức 19 1.4.2. Năng lực chuyên môn 20 1.4.3. Năng lực tổ chức 20 1.4.4 Phẩm chất đạo đức 21 1.5 Cơ sở thực tiễn về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ở Việt nam hiện nay 22 Chương II: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ XUÂN GIANG HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG 26 2.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức xã 26 2.1.1. Xuất phát từ đặc điểm chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ,công chức chính quyền cấp xã 26 2.1.2. Xuất phát từ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 27 2.1.3. Xuất phát từ những bất cập về chất lượng và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã hiện nay 27 2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức xã Xuân Giang 28 2.3. Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay 32 Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,CÔNG CHỨC XÃ XUÂN GIANG HUYỆN QUANG BÌNHT ỈNH HÀ GIANG 38 C.KẾT LUẬN 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ của đề tài 2

4 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Kết cấu tiểu luận 3

A NỘI DUNG 5

Chương I KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ XUÂN GIANG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ XUÂN GIANG - HUYỆN QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG 5

1.1 Khái quát vài nét về xã Xuân Giang - Quang Bình - Hà Giang 5

1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của xã Xuân Giang 5

1.2 Chức năng,nhiệm vụ của ủy ban nhân dân xã Xuân Giang 5

1.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 5

1.2.2 Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 6

1.2.3 Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 7

1.2.4 Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 7

1.2.5 Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 8

Trang 2

1.2.6 Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật 8

1.2.7 Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 9

1.3 Những vấn đề lý luận về công tác nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ công chức xã Xuân Giang-huyện Quang Bình-tỉnh Hà Giang 9

1.3.1 Khái niệm Cán bộ, công chức 9

1.3.2 Tiêu chuẩn để xác định cán bộ, công chức nhà nước 12

1.3.2.1 Tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ, công chức 12

1.3.2.2.Hoàn thiện tiêu chuẩn cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay: 12

1.3.3 Đặc điểm cán bộ, công chức 14

1.3.4 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng 15

1.3.4.1 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng 15

1.3.4.2 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 16

1.3.4.3 Những yếu tố từ phía người học ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 16 1.3.4.4 Những yếu tố từ phía cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm 16

1.3.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 17

1.3.4.6 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 18

1.4 Yêu cầu của người cán bộ, công chức 19

1.4.1 Năng lực của cán bộ, công chức 19

1.4.2 Năng lực chuyên môn 20

1.4.3 Năng lực tổ chức 20

1.4.4 Phẩm chất đạo đức 21

1.5 Cơ sở thực tiễn về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ở Việt nam hiện nay 22

Chương II: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ XUÂN GIANG -HUYỆN QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG 26

Trang 3

2.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức xã 262.1.1 Xuất phát từ đặc điểm chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò của độingũ cán bộ,công chức chính quyền cấp xã 262.1.2 Xuất phát từ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 272.1.3 Xuất phát từ những bất cập về chất lượng và yêu cầu chuẩn hóa độingũ CBCC chính quyền cấp xã hiện nay 272.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức xã Xuân Giang 282.3 Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay 32

Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,CÔNG CHỨC XÃ XUÂN GIANG - HUYỆN QUANG BÌNH-T ỈNH HÀ GIANG 38 C.KẾT LUẬN 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với đường lối đổi mới đúng đắn và sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam,đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoách hoá tập trung quan liêu bao cấpsang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường,theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước Bằng những cảicách mạnh mẽ về kinh tế, chúng ta đã vượt qua khủng hoảng, ổn định chính trị,phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, hộinhập vào sự phát triển của khu vực và thế giới

Đảng ta đã khẳng định: Trong tình hình hiện nay, xây dựng, phát triển kinh

tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong xây dựng

Đảng thì công tác cán bộ là then chốt,cán bộ,công chức có vị trí quan trọng

trong công tác dân vận của Đảng và là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thốngchính trị

Sau hơn hai mươi lăm năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thànhtựu quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội Côngcuộc CNH, HĐH đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo niềm tin tuyệt đối củamọi tầng lớp nhân dân,uy tín, vị thế của đất nước được nâng cao trên trườngquốc tế Công cuộc đổi mới đặt ra một yêu cầu cấp thiết đó là phải không ngừngđổi mới hệ thống cán bộ các cấp từ Trung ương đến cơ sở nhằm đáp ứng vớinhiệm vụ hiện nay Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với chấtlượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước cấp cơ sở trên địa bàn XãXuân Giang - Huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang

Cùng với công cuộc cải cách kinh tế, công cuộc đổi mới tổ chức và phươngthức hoạt động của hệ thống chính trị cũng từng bước được triển khai Hệ thốngpháp luật ngày càng phát triển và từng bước được hoàn chỉnh để điều chỉnh ngàymột có hiệu quả các quan hệ kinh tế - xã hội Bộ máy nhà nước dần dần đượcchấn chỉnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành và quản lý xã hội.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong quá trình phát triển, nền hànhchính nhà nước cũng đã bộc lộ nhiều bất cập trước những yêu cầu mới của sự phát

Trang 5

triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấp chínhquyền trong cả nước còn bị buông lỏng ở nhiều khâu, hiệu quả, hiệu lực quản lýcủa chính quyền chưa cao, tập trung chủ yếu ở cấp chính quyền cơ sở, trong đóchính quyền xã, phường là cấp có nhiều khó khăn phức tạp khi thực hiện cácnhiệm vụ được giao Đứng trước tình hình đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề rachủ trương cải cách nền hành chính nhà nước và coi đó là trọng tâm của việc xâydựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính

là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính vừa có phẩm chất đạo dứctốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kĩ năng quản lý, vận hành bộmáy hành chính để thực hiện có hiệu quả các chủ trương , đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước

Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chấtlượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyềncấp cơ sở nói riêng Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng vàchất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉdẫn "Cán bộ nào thì phong trào ấy" Do vậy, nhận biết được thực trạng của độingũ cán bộ, công chức xã, phường là yếu tố cơ bản có tính quyết định góp phầnđưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước ở chínhquyền cấp xã, phường nói chung và xã Xuân Giang, huyện Quang Bình,tỉnh HàGiang nói riêng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ Đoàn đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước và thực tiễn đàotạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp cơ sở, từ đó đề xuất những giải pháp nângcao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở trên địa bànhuyện Quang Bình-tỉnh Hà Giang và xã Xuân Giang nói riêng

3 Nhiệm vụ của đề tài

Trang 6

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

- Phân tích thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp

cơ sở ở xã Xuân Giang- huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang

- Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở

4 Đối tượng nghiên cứu

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở xã Xuân Giang huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang

-5 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: xã Xuân Giang-huyện Quang Bình-tỉnh Hà Giang

- Về mặt thời gian: từ năm 2010 đến 2015

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp lôgíc - lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Điều tra xã hội học

- Tọa đàm trao đổi

- Xin ý kiến chuyên gia

- Khảo sát thực tế

7 Kết cấu tiểu luận

- Ngoài phần mở đầu, danh mục kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luận đượckết cấu 3 chương:

*Chương I Khái quát về Uỷ ban nhân dân xã xuân giang và những Cơ sở

lý luận, thực tiễn về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức xãXuân Giang-huyện Quang Bình-tỉnh Hà Giang

*Chương II Thực trạng đánh gía về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũcắn bộ,công chức xã Xuân Giang-huyện Quang Bình-tỉnh Hà Giang

Trang 7

*Chương III Giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thành vấn đề nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ,công chức xã Xuân Giang-huyện Quang Bình-tỉnh HàGiang.

Trên cơ sở những nhận định trên, tôi lựa chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Trang 8

A NỘI DUNG Chương I KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ XUÂN GIANG VÀ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ XUÂN GIANG -

HUYỆN QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG

1.1 Khái quát vài nét về xã Xuân Giang - Quang Bình - Hà Giang

1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của xã Xuân Giang

Xã Xuân Giang là xã nằm cách trung tâm huyện 15km về phía đông namcủa huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, là xã động lực của huyện,bao gồm 9 thônbản bao gồm: thôn Then, thôn Quyền, thôn Trung, thôn Trang, thôn Mới, thônTịnh, thôn Kiêu, thôn Chì, và thôn Bản Tát Xã có diện tích đất tự nhiên5.775,78ha Trong đó đất nông nghiệp là 5.097,13ha, là xã thuần nông, có vị trígiáp danh với các xã trong và ngoài huyện như:

- Phía Bắc giáp với xã Bằng Lang - huyện Quang Bình-tinh Hà Giang

- Phía Nam giáp với xã Tiên Yên - huyện Quang Bình-tỉnh Hà Giang

- Phía Đông giáp với xã Yên Hà – huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang

- Phía Tây giáp với xã Nà Khương – huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang và

xã Tân Phượng – huyện Lục Yên – Tỉnh Yên Bái

Xuân Giang là vùng thấp của huyện,có địa hình lòng chảo, xen kẽ các dãynúi là cánh đồng lúa chạy dài,có trục đường tỉnh lộ 183 chạy qua địa bàn xã10km Các điểm dân cư phân bố đều trên toàn xã.Trong những năm qua cùngvới sự phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân đã phần nào được nâng caokhông chỉ về vật chất mà còn về tinh thần Hiện nay mức thu nhập bình quâncủa xã đạt trên 22,7 triệu đồng/người/năm

1.2 Chức năng,nhiệm vụ của ủy ban nhân dân xã Xuân Giang

1.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Một là, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội

đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt,

Trang 9

tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

Hai là, lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi

ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, dựtoán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyếttoán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báocáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

Ba là, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan

nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn

và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

Bốn là, quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ

các nhu cầu công ích ở địa phương,xây dựng và quản lý các công trình côngcộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theoquy định của pháp luật;

Năm là, huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng

các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tựnguyện Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểmsoát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của phápluật

1.2.2 Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Một là, tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề

án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để pháttriển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vậtnuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịchđối với cây trồng và vật nuôi;

Hai là, tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, thực hiện việc tu

bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai,bão lụt, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều,bảo vệ rừng tại địa phương;

Trang 10

Ba là, quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo

quy định của pháp luật;

Bốn là, tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề

truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ

Hai là, quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở

điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiệnpháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luậtquy định;

Ba là, tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường

giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định củapháp luật;

Bốn là, huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường

giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật

1.2.4 Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Một là, thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương,

phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi, tổ chức thựchiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độtuổi;

Hai là, tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp

mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấptrên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;

Ba là, tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá

gia đình được giao, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh, phòng, chống các dịchbệnh;

Trang 11

Bốn là, xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể

thao, tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch

sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;

Năm là, thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia

đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của phápluật;

Sáu là, tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo,vận động nhân dân giúp

đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơinương tựa, tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chínhsách ở địa phương theo quy định của pháp luật;

Bảy là, quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa

địa ở địa phương

1.2.5 Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Một là, tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây

dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;

Hai là, thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch,

đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên, tổ chức thực hiện việc xây dựng,huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;

Ba là, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây

dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh, thực hiện biệnpháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạmpháp luật khác ở địa phương;

Bốn là, quản lý hộ khẩu tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại

của người nước ngoài ở địa phương

1.2.6 Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Trang 12

1.2.7 Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Giang thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Một là, tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giải quyết các vi phạmpháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;

Hai là, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công

dân theo thẩm quyền;

Ba là, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong

việc thi hành án theo quy định của pháp luật, tổ chức thực hiện các quyết định

về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

1.3 Những vấn đề lý luận về công tác nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ công chức xã Xuân Giang-huyện Quang Bình-tỉnh Hà Giang

1.3.1 Khái niệm Cán bộ, công chức

Các nước khác nhau thì khái niệm về cán bộ công chức cũng khác nhau, đa

số các nước đều giới hạn cán bộ công chức trong phạm vi bộ máy hành chính nhà nước (Chính phủ và cấp chính quyền địa phương) Ở nước ta, phù hợp với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước, Đảng, đoàn thể, chúng ta dùng khái niệm “cán bộ, công chức” Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ

và công chức là hai đối tượng khác nhau Theo đó :

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức

vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, ở huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vịthuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lí củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với

Trang 13

công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập thìlương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương đượcđảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật.

Căn cứ nghị quyết số:22/2008/QH12 Luật cán bộ,công chức nhà nước ngày

13 tháng 1 năm 2008 của quốc hội ban hành luật,công chức nhà nước.(chương V

về cán bộ,công chức cấp xã)

Điều 61 Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, là công dân Việt Nam, được bầu cửgiữ chức vụ theo nhiệm kì trong thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhândân, bí thư, phó bí thư đảng uỷ người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội Cán

bộ cấp xã có các chức vụ sau đây :

- Bí thư, phó bí thư đảng uỷ;

- Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân;

- Chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân;

- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

- Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;

- Chủ tịch hội đồng nhân dân Việt Nam ( áp dụng đối với xã, phường, thịtrấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có Tổ chức hội nôngdân Việt Nam )

- Chủ tịch hội cựu chiến binh Việt Nam

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước

Công chức cấp xã có các chức danh sau đây :

- Trưởng công an;

- Chỉ huy trưởng quân sự;

- Văn phòng – thống kê;

Trang 14

- Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường ( đối với phường, thị trấn)hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường;

- Tài chính – kế toán;

- Tư pháp – hộ tịch;

- Văn hoá – xã hội

Điều 62 Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã

Một là, thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Luật này, quy định khác

của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên

Hai là, cán bộ, công chức cấp xã khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế

độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy địnhcủa pháp luật được xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này,được miễn chế độ tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu không đượcchuyển thành công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương vàthực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật; trường hợp làcán bộ, công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm

quyền bố trí công tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định của pháp

luật

Điều 63 Bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

- Việc bầu cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định của Luật tổ chứcHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân,điều lệ của tổ chức có liên quan, các quy định khác của pháp luật và của cơ quan

có thẩm quyền

- Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển; đối với các xãmiền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được tuyển dụng thông quaxét tuyển

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp

xã theo quy định của Chính phủ

Trang 15

- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêuchuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quyhoạch cán bộ, công chức.

- Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan có thẩmquyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhànước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật

1.3.2 Tiêu chuẩn để xác định cán bộ, công chức nhà nước

1.3.2.1 Tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ, công chức

- Là công dân Việt nam

- Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử vào làm việc trong biên chếchính thức của bộ mày nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

- Được xếp vào một ngạch trong hệ thống ngạch bậc của công chức doNhà nước quy định

- Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

1.3.2.2.Hoàn thiện tiêu chuẩn cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay:

Công cuộc đổi mới toàn diện nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đãtrải qua hơn 20 năm kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Sự nghiệp cảicách nền hành chính nhà nước được đánh dấu bằng Nghị quyết Trung ương 8khoá VII cũng nằm trong tiến trình của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.Một trong ba nội dung quan trọng của cải cách nền hành chính nhà nước là xâydựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có phẩm chất chính trị vững vàng, đủnăng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngang tầm để đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp cách mạng trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước Hoàn thiện tiêu chuẩn công chức đóng một vai trò quan trọng Tiêu chuẩn công chức là tổng hợp các yêu cầu - điều kiện “được quy địnhlàm chuẩn” để nhận xét, đánh giá, phân loại, tuyển chọn công chức, trên cơ sở

đó mà đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt và bố trí, sử dụng có hiệu quả từng người và cảđội ngũ công chức Nội dung tiêu chuẩn công chức không cố định, nó được quy

Trang 16

định và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cáchmạng và được cụ thể hoá trong từng ngành , từng lĩnh vực công tác cụ thể Tiêuchuẩn công chức phản ánh sự thống nhất giữa đòi hỏi khách quan và điều kiệnchủ quan, giữa nhu cầu phát triển và điều kiện, khả năng thực tế Công việc nàycần tuân theo những yêu cầu có tính nguyên tắc, vì nó không chỉ trực tiếp tácđộng tới từng công chức mà còn tác động tới cả đội ngũ công chức và có ảnhhưởng trực tiếp tới sự phát triển của đất nước, các nguyên tắc đó là:

Thứ nhất, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn cách

mạng và chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của từng cấp, từng ngành,từng lĩnh vực hoạt động Đảng, nhà nước xây dựng đội ngũ các bộ không ngoàimục đích thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng đề ra Muốn vậycông chức nhà nước phải là những người có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, cótrình độ năng lực, đủ sức thức hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng đề ra.Yêu cầu khách quan đó đòi hỏi khi xây dựng tiêu chuẩn công chức tất yếu phảiquy định những yêu cầu - điều kiện ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạngtrong từng giai đoạn

Thứ hai, xây dựng tiêu chuẩn công chức phải xuất phát từ yêu cầu xây

dựng tổ chức, phát huy vai trò, sức mạnh của tổ chức trong hệ thống chính trịMỗi tổ chức do vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của mình

mà quy định và đòi hỏi các thành viên phải có những phẩm chất cần thiết Xâydựng tiêu chuẩn công chức, vì thế phải xuất phát từ tổ chức nhằm phát huy vaitrò, sức mạnh của tổ chức

Thứ ba, xây dựng tiêu chuẩn công chức phải xuất phát từ giá trị văn hoá

truyền thống dân tộc, từ đạo lý Việt nam, vì nó là nhân tố bên trong của sự pháttriển Do đó tiêu chuẩn công chức Việt nam ngày nay phải thể hiện được sựthống nhất giữa truyền thống và hiện đại, vừa phải đáp ứng yêu cầu của thời đạivừa tiêu biểu cho những giá trị truyền thống dân tộc

Thứ tư, phải xuất phát từ yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới Ngày nay hội

nhập về kinh tế, khoa học - công nghệ đã trở thành xu thế của thời đại, là con

Trang 17

đường tất yếu để các quốc gia phát triển đất nước, chấn hưng dân tộc Xây dựngđội ngũ công chức đáp ứng nhu cầu hội nhập là yêu cầu tất yếu khách quan.

Thứ năm, xây dựng tiêu chuẩn công chức phải giải quyết một cách khoa học

giữa định tính và địng lượng, giữa trước mắt và lâu dài phù hợp với thực tế ViệtNam Yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm đội ngũ các bộ, công chức nước ta hiệnnay là trưởng thành từ nhiều nguồn khác nhau, một bộ phận không nhỏ là trưởngthành từ chiến tranh cách mạng, họ có rất ít điều kiện học tập cơ bản, hệ thống,nhưng lại là những người có bề dày kinh nghiệm, có vốn tri thức được đúc rút từthực tiễn rất phong phú Bên cạnh đó là bộ phận trưởng thành trong hoà bình,được đào tạo cơ bản, có hệ thống nhưng vốn tri thức kinh nghiệm thực tế cònhạn chế

Xây dựng tiêu chuẩn công chức trong điều kiện trên dễ xuất hiện hai xuhướng: Hạ thấp tiêu chuẩn hoặc nóng vội đốt cháy giai đoạn Để thực hiện chiếnlược trên, Đảng ta xác định tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức trong thời

kỳ mới là:

Một là, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ, phục vụ nhân dân kiên định

mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện đường lối củaĐảng có hiệu quả, chính sách, pháp luật của nhà nước

Hai là, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên

quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, gắn bómật hiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm Cần , kiệm, liêm, chính, chícông vô tư là những phẩm chất không thể thiếu của mỗi ngưới cán bộ, côngchức

Ba là, có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của

Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước , có trình độ văn hóa chuyên môn

đủ năng lực sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đượcgiao

1.3.3 Đặc điểm cán bộ, công chức

- Họ là những người trưởng thành về thể chất và trưởng thành về mặt xãhội, họ được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong

Trang 18

các công sở của Nhà nước, họ đang trực tiếp tham gia vào bộ máy công quyềncủa nền hành chính quốc gia, như vậy họ là những ngườ tự làm chủ được hành

vi, thái độ của mình và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách làmột công dân, một công chức hành chính Họ trưởng thành ở mặt xã hội cònbiểu hiện ở giá trị sản phẩm lao động của họ được xã hội công nhận và bằng sứclao động của mình, họ đã nuôi sống được bản thân Hơn nữa, sự trưởng thành vềmặt xã hội còn thể hiện ở cuộc sống riêng tư của họ, họ là những người có đầy

đủ điều kiện hành vi trước pháp luật

- Họ là những người đã có vị thế xã hội, vì công chức là những người đanggiữ chức vụ hoặc trách nhiệm nhất định theo trình độ đào tạo và được xếp vàongạch bậc tương ứng trong hệ thống hành chính, bởi vậy, công chức đang cómột vị thế xã hội nhất định để thực hiện quyền lực của Nhà nước quản lý toàn xãhội

- Công chức có nhiều kinh nghiệm sống được tích luỹ tuỳ theo lĩnh vực mà

họ hoạt động Bởi là công chức, họ phải được đào tạo ở trình độ nhất định, cùngvới vị trí làm việc của mình trong bộ máy công quyền

1.3.4 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng

1.3.4.1 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng

- Cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo,bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêuchuẩn chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch cán bộ công chức

- Cán bộ, công chức cấp xã khi được cử đi đào tạo,bồi dưỡng được hưởngcác chế độ như:

1.Được cấp tài liệu để học tập

2.Được hỗ trợ phụ cấp tiền ăn trong quá trình đi học bồi dưỡng tập trung 3.Được hỗ trợ chi phí đi lại từ nơi làm việc đến nơi học tập

Đào tạo, bồi dưỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho người ta họctập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường nănglực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản quan trọng nhất là con người, làCBCC làm việc trong tổ chức ĐTBD tác động đến con người trong tổ chức, làm

Trang 19

cho họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềmnăng vốn có của họ, phát huy hết năng lực làm việc của họ.

Đào tạo và phát triển là một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức Nó khôngchỉ nâng cao nă

ng lực công tác cho cán bộ,công chức hiện tại mà chính là đáp ứng các yêucầu về nhân lực trong tương lai của tổ chức

1.3.4.2 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đào tạo, bồi dưỡng xét theo ý nghĩa của một hoạt động trong tổ chức, làquá trình làm thay đổi hành vi người học một cách có kế hoạch, có hệ thốngthông qua các sự kiện, chương trình và hướng dẫn học tập, cho phép cá nhân đạtđược các trình độ kiến thức, kỹ năng và năng lực để thực hiện công việc của họ

có hiệu quả

1.3.4.3 Những yếu tố từ phía người học ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

Đầu vào của cán bộ, công chức cấp xã đa dạng về độ tuổi, trình độ, khảnăng nhận thức và động cơ học tập khác nhau

Nhưng họ có điểm chung là vừa đi làm vừa tham gia đào tạo, bồi dưỡng

để nâng cao trình độ lý luận chính trị hay chuyên môn nghiệp vụ Chính những đặc điểm đó của người học cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

Chính việc phải vừa học vừa làm đã làm cho người học không thể toàntâm, toàn ý cho việc đi học Quá trình học tập họ xin nghỉ, thậm chí có mặtnhưng đầu thì đang nghĩ đến công việc tập thể Bên cạnh đó họ đóng vai trò lànhững trụ cột trong gia đình phải lo các công việc gia đình, đối nội đốingoại, rất nhiều việc phải lo, vì thế chất lượng học tập bị hạn chế.

1.3.4.4 Những yếu tố từ phía cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm

Bộ máy lãnh đạo của cơ sở đào tạo là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Một bộ máy có năng lực

là bộ máy gồm các thành viên năng động, biết tham mưu đúng các chế độ chính sách cho cấp trên; biết xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu người học và tình hình thực tế; khả năng quản lý chặt chẽ nội dung chương trình, chế độ chính sách đến việc lựa chọn đội ngũ giảng viên tham gia

Trang 20

vào quá trình giảng dạy; có sự phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể để tạo điều kiện tốt nhất cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm.Chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng dạy và học: Các phòng học, phòng đọc, phòng nghỉ cho giáo viên, học viên; khoảng không gian cần thiết cho các hoạt động ngoài giờ, dụng cụ thể dục thể thao,…

Thông thường một cơ sở đào tạo phải đảm bảo về cơ sở vật chất: phòng học, phòng nghỉ của giáo viên, học viên, khuôn viên hoạt động, các phương tiện phục vụ dạy và học, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo

1.3.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Trong khuôn khổ tiểu luận chỉ nghiên cứu chất lượng của công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại một Trung tâm bồi dưỡng chính trịcấp huyện, có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồidưỡng thành 3 nhóm:

Các yếu tố thuộc chính sách: chính sách của đảng, nhà nước, tỉnh,huyện, xã… về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã;

Các yếu tố từ phía cơ sở đào tạo;

Các yếu tố từ phía người học;

Hệ thống chính sách các cấp của Đảng và Nhà nước có tác động rất lớnđến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ,công chức, cấp xã nói riêng: Chính sách bổ nhiệm cán bộ, chính sách hỗ trợngười đi học, chính sách chuẩn hoá cán bộ…

Chẳng hạn chính sách bổ nhiệm cán bộ của Huyện quy định: Bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo cấp huyện phải có trình độ chuyên môn đại học và trình

độ trung cấp chính trị Chính điều đó sẽ tạo ra động lực học tập cho họ khi được cử đi học tập hoặc thậm chí họ phải tự mình cách chuẩn hoá trình độ để được bổ nhiệm

Trang 21

Hay chính sách hỗ trợ người đi học cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Khi người học được đảm bảo về chế độ ăn, nghỉ, học phí, tiền tàu xe, tài liệu…tức là người học không phải bận tâm nhiều đến những chi phí liên quan khi đi học mà họ chỉ có nhiệm vụ học tập cho tốt thì chắc chắn học tập sẽ đạt kết quả.

Chính sách đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng

Chính sách đối với học viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng

1.3.4.6 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

* Theo Vương Nhất Bình, chất lượng đào tạo được đánh giá trên 6 tiêu chí sau:

- Đạo đức: Trách nhiệm xã hội, các giá trị văn hoá đạo đức như thông cảm, khoan dung, trách nhiệm, ý thức xã hội công dân;

- Kiến thức: Cơ sở khoa học chung và chuyên ngành tri thức công nghệ

và chuyên môn, các lĩnh vực liên ngành;

-Năng lực: Khả năng thu thập và đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, năng lực phê phán và biện chứng;

- Kỹ năng sử dụng trang thiết bị đa năng, các phương tiện điện tử, máy tính, lái xe;

- Khả năng về ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy và suy luận

- Tiêu chí về phẩm chất chính trị, tâm lý, đạo đức nghề nghiệp;

- Tiêu chí về năng lực hoạt động thực tiễn;

- Tiêu chí khả năng thích ứng, hội nhập cộng đồng, năng lực sáng tạo, nghiên cứu;

- Tiêu chí về năng lực tự học tập, tự đào tạo;

- Tiêu chí về ngoại ngữ, vi tính;

Trang 22

- Tiêu chí về sức khoẻ, thần kinh.

Hiện nay ở Việt Nam việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đượcthực hiện thông qua hai hệ thống: đánh giá của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đánhgiá của xã hội (chủ yếu là đơn vị sử dụng cán bộ, công chức) Mỗi hệ thốngđánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đều dựa trên những tiêu chí nhất định

Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu dựa vào sự so sánh giữa mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng với kết quả đạt được sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng trên các mặt: phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng, tinh thần thái độ làm việc…

Đối với cơ quan sử dụng cán bộ công chức đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức một phần dựa vào kết quả đánh giá của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, mặt khác thông qua quá trình thực hiện chức năng, nhiệm

vụ được giao Việc đánh giá này được thực hiện hàng năm dựa trên các tiêu chí đánh giá cán bộ công chức

1.4 Yêu cầu của người cán bộ, công chức

Theo V.I.Lênin, phẩm chất cao quý của cán bộ được hiểu là họ có lòngtrung thành cới sự nghiệp và có năng lực Do đó cán bộ, công chức nhà nướcphải có trình độ và tiêu chuẩn nhất định

1.4.1 Năng lực của cán bộ, công chức

Năng lực là khả năng của một người để làm một việc gì đó, để xử lý mộttình huống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định.Nói cách khác năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con ngườinhư kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thểtrong một điều kiện xác định Thông thường người ta chỉ rằng năng lực gồm cócác thành tố là kiến thức, kỹ năng và thái độ

Năng lực của cán bộ,công chức luôn gắn với mục đích tổng thể, với chiếnlược phát triển của tổ chức và phải gắn với lĩnh vực, điều kiện cụ thể

Năng lực liên quan chặt chẽ đến quá trình làm việc, phương pháp làm việchiệu quả và khoa học công nghệ Yêu cầu năng lực sẽ thay đổi khi tình hìnhcông việc và nhiệm vụ thay đổi

Trang 23

Năng lực không phải là bằng cấp, trình độ được đào tạo chính quy.

Trong một tổ chức có năng lực tồn tại những cá nhân chưa có năng lực côngtác và ngược lại, có những cá nhân có năng lực công tác tồn tại trong tổ chứchoạt động kém hiệu quả

1.4.2 Năng lực chuyên môn

Năng lực chuyên môn được thể hiện trong việc quản lý nhân sự, quản lýcông nghệ thông tin, tư vấn pháp lý, cũng như trong quan hệ với quần chúng,trong quản lý và phân công lao động Trong đó cốt lõi là kiểm soát được mụctiêu công việc và phương tiện để đạt được mục đích, làm chủ được kiến thức vàquản lý thực tiễn, thể hiện cụ thể:

+Trình độ văn hóa và chuyên môn (thông qua chỉ tiêu bậc học, ngành đượcđào tạo, hình thức đào tạo, ngạch, bậc công chức…)

+ Kinh nghiệm công tác ( thông qua chỉ tiêu thâm niên công tác, vị trí côngtác đã trải qua)

+ Kỹ năng (thành thạo nghiệp vụ, biết làm các nghiệp vụ chuyên môn)

1.4.3 Năng lực tổ chức

Năng lực tổ chức bao gồm khả năng động viên và giải quyết các công việc,

đó là khả năng tổ chức và phối hợp các hoạt động của các nhân viên của đồngnghiệp, khả năng làm việc với con người và đưa tổ chức tới mục tiêu, biết dựđoán, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hành, phối hợp công việc và kiểm soátcông việc Năng lực này đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với CBCC, vì vậy

nó hay được xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm Cách nhận biết một người có nănglực tổ chức có thể dựa vào những tiêu chuẩn mang tính định tính:

+ Biết mình, nhất là biết nhìn mình qua nhận xét của người khác

+ Biết người, nghĩa là biết nhìn nhận con người đúng với thực chất của họ vàbiết sử dụng họ

+ Tháo vát, sáng kiến biết cần phải làm gì và làm như thế nào trong mọi tìnhhuống, có những giải pháp sáng tạo

+ Quyết đoán, dám ra quyết định và dám chịu trách nhiệm

Trang 24

1.4.4 Phẩm chất đạo đức

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hầu hết các tình huống thăm

và tiếp xúc, làm việc, không khi nào quên giáo dục về hai đức tính này cho cán

bộ, công chức

Đạo đức là một tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ, công chức họ phải

là người hết lòng trong công việc, vì sự nghiệp phục vụ nhà nước, là công bộccủa nhân dân, có đạo đức tốt, có tư cách đúng đắn trong thực thi công vụ

Người cán bộ, công chức trước tiên phải có một lịch sử bản thân rõ ràng,

có một lý lịch phản ánh rõ ràng mối quan hệ gia đình và xã hội Chúng ta chốnglại quan niệm cũ kỹ, duy ý chí về thành phần chủ nghĩa, nhưng như thế không cónghĩa là không xem xét đến đạo đức của con người cụ thể biểu hiện trong quan

hệ tương tác với gia đình, xã hội và trong lịch sử bản thân Nếu không xem xét

kỹ điều đó sẽ dẫn đến việc tuyển dụng những con người thiếu tư cách và trongthực thi công vụ họ sẽ lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân

Trong công tác giáo dục con người nói chung cũng như cán bộ,công chức

Hồ Chí Minh coi trọng việc giáo dục cả tài và đức Người đặc biệt coi trọng việcgiáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức, bởi theongười đạo đức là cái “gốc” của con người, đức là cái gốc là rất quan trọng Khimột người đã là cán bộ thì tư cách đạo đức của họ không chỉ ảnh hưởng riêngđến bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến Đảng và nhân dân, nhất là những tínhxấu, tính xấu của một người thường có hại cho người đó, tính xấu của cán bộ sẽ

có hại cho Đảng, cho nhân dân Người đã xác định “các cơ quan của chính phủ

từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là đều gánh váccông việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dướiquyền của Pháp, Nhật” cán bộ phải biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lêntrên lợi ích cá nhân, lấy quyền lợi cuả nhân dân làm mục tiêu quan trọng nhấttrong công việc: “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dânphải hết sức tránh” Điều quan trọng để cán bộ,công chức được dân tin yêu, ủng

hộ không đơn thuần vì danh nghĩa mà chính là ở chỗ cán bộ,công chức phải cóđạo đức, trung thực, thực sự gương mẫu trước dân, lo trước dân, vui sau dân, hết

Ngày đăng: 21/08/2016, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Quản trị Nhân lực. ThS. Nguyễn Vân Điềm - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị Nhân lực
2. Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hành chính Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
3. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính, Nxb. Giáo dục, Hà nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
4. Đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính – Nghị quyết Đại hội Đảng VI đến Đại hội Đảng X Khác
5. Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 Khác
6. Nghị định số 92/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khác
7. Quyết định 365/2009 phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Luật cán bộ, công chức Khác
8. Nghị định của chính phủ số 35/2005/NĐ – CP ngày 03/12/2005 về việc sử lý kỷ luật cán bộ, công chức Khác
9. Nghị định chính phủ số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 về Quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống Khác
10.Quyết Định của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang số 01/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 về Quy định số lượng,chức danh cán bộ,công chức,xã,phường,trên địa bàn tỉnh Hà Giang Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w