Bồi dưỡng tại chỗ:
Giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên. Kinh nghiệm thực tế cho thấy việc bồi dưỡng tại chỗ sẽ thành công hơn là gửi cán bộ đi học ngoài đơn vị, vì hình thức này khích lệ mọi người đều được tham gia. Cần triệt để khai thác nguồn lực có sẵn. Trong các năm học vừa qua, nhà trường đã tổ chức mời các chuyên gia về bồi dưỡng cho giáo viên theo các chuyên đề và được giáo viên nhiệt tình hưởng ứng.Công tác bồi dưỡng tại chỗ cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
Bồi dưỡng ngoài trường:
Cử GV đại diện cho tổ, nhóm chuyên môn đi học các lớp bồi dưỡng do Phòng giáo dục hoặc do trường BDCBGD tổ chức. Sau khi đi học về phổ biến và hướng dẫn lại cho đồng nghiệp theo đơn vị tổ (nhóm chuyên môn).
Cô giáo Lê Thu Anh trong khoá tập huấn phương pháp giảng dạy môn Toán tại Malaysia
Cô giáo Hoàng Hồng Hạnh tham gia khoá tập huấn phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh tại Singapore
Chỉ đạo công tác tự bồi dưỡng:
Bước vào đầu năm học Nhà trường tổ chức cho mọi cán bộ, giáo viên tự đăng kí kế hoạch tự bồi dưỡng của mình, nêu rõ nội dung bồi dưỡng, người giúp đỡ, thời gian kiểm tra công nhận kết quả tự bồi dưỡng.
Bồi dưỡng đội ngũ thông qua tổ chức chuyên đề:
Đây là hình thức bồi dưỡng có tính tập trung, qua tổ chức chuyên đề thống nhất định hướng chỉ đạo phương pháp dạy học từng môn, phân môn các khối lớp. Việc tổ chức chuyên đề có hai hình thức:
Tổ chức chuyên đề liên trường(theo cụm):
Đây là dịp tốt để toàn thể cán bộ, giáo viên có điều kiện nắm bắt định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học do hội đồng chuyên môn của Phòng Giáo dục thống nhất chỉ đạo.
Chuyên đề cấp Thành phố môn Khoa hoc và Tin học năm học 2009-2010
Cô giáo Nguyễn Thị Diệp trong tiết Chuyên đề môn Tin học cấp Thành phố
Cô giáo Nguyễn Thị Tú Anh trong tiết chuyên đề môn Thể dục cấp Quận
Cô giáo Nhữ Thu Huyền trong tiết chuyên đề môn Mĩ thuật cấp Quận Tổ chức chuyên đề tại trường thông qua thao giảng:
Hình thức này giúp cho giáo viên học tập được kinh nghiệm của nhau đồng thời là dịp để thể hiện chuyên đề đã triển khai tại cụm và phát hiện những giờ dạy tốt từ đó có hướng động viên kịp thời, tạo điều kiện, nền móng làm nòng cốt vững chắc trong lĩnh vực chuyên môn.
Đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên cuả tất cả giáo viên. Ban giám hiệu có thể dự giờ báo trước và không báo trước. Sau khi dự giờ xong, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và người giáo viên được dự giờ tự nhận xét ưu, khuyết điểm góp ý theo tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy đã quy định.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua của nhà trường:
- Phát động phong trào thi Giáo viên dạy giỏi, thi viết chữ đẹp, thi làm đồ dùng dạy học cấp trường, vào tháng 10 hàng năm để đẩy mạnh phong trào “ Dạy tốt – học tốt”, từ đó nâng cao chất lượng của nhà trường.
- Tổ chức thi đua dạy theo chuyên đề giữa các tổ khối chuyên môn, nhằm phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu của cá nhân cũng như tổ (nhóm) chuyên môn trong nhà trường.
Cô Nguyễn Ngọc Anh và tiết Toán trong hội thi GV dạy giỏi
Cô Hoàng Hồng Hạnh và tiết Tiếng Anh trong hội thi GV dạy giỏi
Thi làm Đồ dùng dạy học cấp trường Cô giáo Phạm Thị Huyền trong Hội thi viết chữ đẹp cấp trường
3.2.3. Biện pháp ba: Chỉ đạo và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng CMNV theo đơn vị tổ khối chuyên môn trong nhà trường.
٭Mục tiêu: Vì tổ khối chuyên môn là gần gũi nhất, sát sao nhất trong việc giúp đỡ
nhau về vật chất lẫn tinh thần lẫn chuyên môn. Vì vậy tổ chức phân công giúp đỡ nhau trong tổ khối chuyên môn là có hiệu quả để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung.
٭Nội dung và cách tiến hành: BGH và các tổ trưởng chuyên môn cần tiến hành
đánh giá rút kinh nghiệm chương trình bồi dưỡng sau mỗi thời gian thực hiện. Ban giám hiệu cần đánh giá cập nhật những vấn đề mới mang tính cấp thiết, toàn cầu, mới mẻ vào kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cho dù thành công hay thất bại. Khi đánh giá rút kinh nghiệm kế hoạch bồi dưỡng cho GV cần theo một số tiêu chí như:
Yêu cầu thành viên phát biểu ý kiến, chia sẻ thông tin đã được học tập bồi dưỡng cho đồng nghiệp theo đơn vị tổ nhóm chuyên môn của mình sau khi đi tham gia.
Yêu cầu giáo viên viết báo cáo về một hội thảo, tập huấn, đi thực tế.
Yêu cầu giáo viên viết thu hoạch hoặc lập kể hoạch hành động và viết sáng kiến kinh nghiệm từ những điều đã tiếp thu qua khóa tập huấn, hội thảo…
- Ban giám hiệu thăm lớp dự giờ với phương châm đánh giá thúc đẩy phát triển nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy và giáo dục của giáo viên.