Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép việt nam sang thị trường nhật bản bao gồm: tình hình xuất khẩu giày dép việt nam sang nhật bản; tình hình nhập khaair giày dép từ các nước vào Nhật bản; phân tích lợi thế cạnh tranh giày dép Việt Nam vào nhật bản so với trung quốc; những điểm mạnh và yếu của việc xuất khẩu giày dép vào nhật bản so với trung quốc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
- -
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: “Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất
khẩu sản phẩm giày dép Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản.
GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu
Thành viên nghiên cứu:
1 Lương Thị Huyền Trâm TM01
Trang 2Mục lục
I TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 4
1 Khái quát về ngành da giày Việt Nam 4
1.1 Sự hình thành và phát triển ngành da giày Việt Nam 4
2 Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào các quốc gia 16
2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu của Việt Nam 16
2.2 Tình hình và các thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam 20
3 Tình hình xuất khẩu sản phẩm giày dép sang Nhật Bản 23
II TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA NHẬT BẢN TỪ CÁC NƯỚC 36
1 Thị trường của sản phẩm giày dép tại Nhật Bản 36
1.1 Nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng 36
1.2 Sản phẩm giày dép Việt Nam tại thị trường Nhật Bản 38
2 Chính sách nhập khẩu của Nhật Bản 39
2.1 Nhận xét chung về chính sách nhập khẩu của Nhật Bản 39
2.2 Chính sách nhập khẩu sản phẩm giày dép của Nhật Bản đối với 1 số nước 41
2.3 Chính sách nhập khẩu sản phẩm giày dép của Nhật Bản đối với Việt Nam 42
III PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CUẢ GIÀY DÉP VIỆT NAM SO VỚI TRUNG QUỐC TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN (THEO MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER) 44
1 Khái quát về mô hình kim cương của Michael Porter 44
2 Phân tích lợi thế cạnh tranh của giày da Việt Nam so với Trung Quốc tại thị trường Nhật Bản dựa vào mô hình kim cương của Michael Porter 46
2.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất 46
2.2 Điều kiện về cầu 51
2.3 Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ 52
2.4 Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty 57
2.5 Cơ hội 62
2.6 Chính phủ 68
IV KẾT LUẬN VỀ NHỮNG ĐIỀM MẠNH VÀ ĐIỀM YẾU TRONG VIỆC XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM SO VỚI TRUNG QUỐC THÔNG QUA MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER 74
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam đang diễn ra một cách nhanh chóng Hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên nó cũng đem đến nhiều đe dọa và thách thức, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau ngày càng khốc liệt Các doanh nghiệp Việt Nam được biết đến trên trường quốc tế như là một niềm tự hào của nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên đó chỉ là một con số ít ỏi trong số những ngành nghề kinh doanh cũng như những doanh nghiệp tạo được vị thế trên thị trường Ngành da giày Việt Nam cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó, bên cạnh đó đây cũng được coi là một ngành có kim ngạch xuất khẩu cao trong mấy năm gần đây và được quan tâm đầu tư, mở rộng sản xuất Việt Nam hiện nay đang là một trong mười nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong ngành da giày Trong đó giầy dép được xem là một trong những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam Sản phẩm giầy dép của Việt Nam có chất lượng cao, rất có uy tín trên thị trường quốc tế
Vì vậy, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này mong muốn đem lại cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về ngành da giày Việt Nam nói chung cũng như sản phẩm giày dép nói riêng Thông qua việc phân tích mô hình kim cương của M.Porter chúng ta sẽ nhận thấy những cơ hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập và phát triển về sản phẩm mũi nhọn này
Trang 4I TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
1 Khái quát về ngành da giày Việt Nam
1.1 Sự hình thành và phát triển ngành da giày Việt Nam
1.1.1 Sự hình thành
Nghề làm giầy ở Việt Nam được khai sinh cách đây 527 năm và có bề dầy lịch sử phong phú Nghề được khai sáng bởi tiến sỹ Nguyễn Thời Trung và 3 vị sư
tổ là: ông Phạm Đức Chính; ông Nguyễn Sỹ Bân; ông Phạm Thuần Khánh
Vào thời đại nhà Lê Trung Hưng, trong đợt sứ sang Trung Hoa của tiến sỹ Nguyễn Thời Trung , ba vị sư tổ được đi theo học nghề, tích lũy kiến thức về thuộc
da, làm giầy truyền thống và các bí quyết khác của người dân Hàng Châu, tỉnh Hồ Nam Từ khi về nước, các ông đã truyền bá và phát triển nghề làm giầy trong nước Nghề làm giầy lan truyền khắp nơi và được mọi người dân theo học và phát triển đến ngày nay, các vị sư tổ được nhân dân yêu mến và phong làm “Ông tổ” nghề giầy của Việt Nam, khởi nguồn khai sinh ra ngành Da –Giầy Việt Nam Đến đầu thế
kỷ XX, công nghệ thuộc da và làm giầy phổ biến và phát triển rộng khắp, ngành Da – Giầy Việt Nam được hình thành từ các phường thợ, làng nghề thủ công, cao hơn phát triển thàng vùng chuyên sản xuất và những cụm công nghiệp chuyên ngành như Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng.Giai đoạn này khá dài và trong suốt thời gian này không có nhiều sự phát triển và cũng không ai ghi nhận lại được
những thành tựu trên nên chỉ để lại rất ít thông tin
1.1.2 Quá trình phát triển:
Ngành Da – Giầy Việt Nam là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thời trang phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu quan trọng Ngành được hình
thành và phát triển lâu đời qua các giai đoạn chính và với những đặc thù như sau:
Giai đoạn từ khi hình thành đến 1950
Nổi bật thời kỳ này là việc hình thành làng nghề Da – Giầy Phú Yên tại xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) Đây là làng nghề chuyên sản xuất giầy được hình thành hơn 100 năm Ban đầu làng nghề chỉ sản xuất dép da, sau
Trang 5đó mở rộng sản xuất giầy da Những năm từ 1986 – 1992, hoạt động của làng nghề tạm chìm lắng do những khó khăn từ nhiều phía, nhiều người bỏ làng đi làm ăn nơi khác Đến năm 1993, nhiều người quay về và tập hợp lực lượng xây dựng lại làng nghề, trong thời gian cao điểm làng có gần 400 hộ sản xuất kinh doanh giầy và sử dụng trên 1.000 lao động tại chỗ và khoảng 2.000 lao động từ các địa phương khác hoặc nhận gia công lại Hiện nay, làng nghề vẫn duy trì và phát triển hoạt động với những sản phẩm trung và thấp cấp, chủ yếu tiêu thụ trong nước Làng nghề Da –
Giầy Phú Yên có thể được xem là một làng nghề điển hình của Việt Nam
Giai đoạn 1950 – 1990
Giai đoạn này thể hiện thông qua sự phát triển của ngành Da – giầy khu vực phía Nam, đặc biệt là tại quận 4 và khu vực Phú Thọ thuộc thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là tỉnh Gia Định) Nổi bật nhất là sự phát triển của khu vực thuộc da thủ công tại Phú Thọ, đây là nơi cung cấp da cho tất cả các Xưởng làm giầy dép ở miền Nam Bên cạnh đó các cơ sở làm giầy dép tại quận 4, quận 11 là nơi cung cấp hầu hết giầy dép cho khu vực Sài Gòn, Gia Định và miền Nam Phần lớn các cơ sở này sản xuất giầy dép bằng phương pháp thủ công và nửa thủ công với sự trợ giúp của một số thiết bị giản đơn như: máy may mũ các loại, máy may đế, máy may cóp đế v.v
Sau ngày miền Nam giải phóng (năm 1975), tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh như: Đồng Nai, Hải Phòng đã phát triển sản xuất mặt hàng hài, dép thêu xuất khẩu cho Liên Xô (cũ), Ba Lan v.v, theo một số chuyên gia của Liên hiệp Xã ngành Thảm thêu giầy dép thuộc Liên hiệp Xã Tiểu thủ công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, thì chỉ riêng tại Thành phố có lúc số lao động đạt trên 20.000 người tham gia sản xuất mặt hàng này.Một số cơ sở sản xuất có tiếng lúc bấy giờ là: Hợp tác xã giầy da số 1, Hợp tác xã 19/5, Hợp tác xã Thống Nhất v.v.Vào cuối thập kỷ 1980, các đơn hàng xuất khẩu vào khối XHCN ít dần, trong khi đó nhu cầu thị trường nội địa chưa cao, nên các cơ sở sản xuất xuất khẩu này đã thu hẹp dần và đóng cửa
Trang 6Đặc điểm chính của giai đoạn này là: Chủ yếu là sản xuất bằng phương pháp
thủ công và bán thủ công.Thị trường chính là Liên xô cũ và các nước XHCN Đông Âu.Thị trường xuất khẩu chủ yếu do các Công ty Thương mại cấp 1 cung ứng như Tocontap, Axtexport, Intimex thông qua việc thực hiện các Hiệp định của Chính phủ Nhiệm vụ chính là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.Với sự đổi mới về chính sách kinh tế, việc tiếp cận ra bên ngoài giúp các doanh nghiệp sản xuất giầy dép nhập da thành phẩm từ Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Achentina, Canada với chất lượng tốt và giá cạnh tranh trở nên dễ dàng hơn, đồng thời với sự phát triển nhanh chóng của khu dân cư sau những năm 1990, nhiều Xưởng thuộc da
ở khu vực này phải đóng cửa do không đủ sức cạnh tranh và do vấn nạn ô nhiễm Một số xưởng còn tồn tại là những cơ sở có đầu tư công nghệ và đổi mới máy móc thiết bị, nhưng đều phải di chuyển ra ngoại ô Hiện nay, chỉ còn lại vài cơ sở thuộc
da khởi đầu từ khu vực này như : Đặng Tư Ký, Kim Thành, Hưng Thái v.v
Việc sản xuất giầy dép được trợ giúp bởi các thiết bị công nghiệp từ thiết bị cắt, may, gò đến các dây chuyền sản xuất chuyên dụng v.v Bên cạnh đó là việc thành lập hàng loạt các nhà máy sản xuất công cụ hỗ trợ như: nhà máy sản xuất khuôn, phom giầy, dao chặt v.v, các nhà máy sản xuất đế cao su, EVA, TPR v.v
Trang 7Đặc biệt là từ khi có Bộ Luật đầu tư nước ngoài ra đời đã tạo khung pháp lý cho hàng loạt các doanh nghiệp lớn từ Đài Loan, Hàn Quốc đầu tư sang Việt Nam, tên tuổi của các nhà máy lớn sử dụng hàng nghìn lao động như: Teakwang VINA, Hwa Sung, Pou Yuen, Chang Shin, Ching Lu, Kwang Nam v.v bắt đầu được biết đến
Bên cạnh đó, cũng chính giai đoạn này những doanh nghiệp có tên tuổi của ngành Da – Giầy Việt nam như: Biti’s, ThaiBinh Shoes, Bitas, An Lạc, Hiệp Hưng, Thượng Đình, Thụy Khuê, Da Giầy Hải Phòng, Giầy Sài Gòn, Giầy Phú Lâm, Asia Shoes, VINA Giầy v.v được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến
Từ đầu những năm 2000 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước giúp cho các doanh nghiệp da giày trong nước cơ hội phát triển, cộng với đầu tư của nhiều doanh nghiệp sản xuất
da giày từ Hàn Quốc, Đài Loan góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt của ngành
da giày Việt Nam Sản lượng sản xuất giầy dép các loại tăng nhanh qua các năm Năm 2007,ngành giày da Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia Năm 2010, ngành xuất khẩu da giầy Việt Nam đã vượt lên đứng thứ 2 sau Trung Quốc
toàn ngành đạt 7.802 triệu Đô la Mỹ
Ba vùng thị trường chính hiện nay của ngành da giày là EU, Mỹ với Nhật với kim ngạch xuất khẩu
Trang 8Trong sản phẩm tiêu thụ nội địa, lượng da thuộc trong nước được đánh giá là chiếm đến 70%
Tổng quan về tình hình tiêu thụ da giày trong 3 tháng đầu năm 2012
Xuất khẩu giày dép sang các thị trường sụt giảm liên tục về kim ngạch trong 2 tháng đầu năm 2012, nhưng sang tháng 3 đã có sự tăng trưởng nhẹ với mức tăng 0,08%, đạt 477,93 triệu USD; tính chung cả quí I/2012 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,49 tỷ USD, tăng 13,61% so với cùng kỳ năm
Trang 92011 Kim ngạch xuất khẩu giày dép chiếm 6,01% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước
Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp (DN) da giày đang rất lo lắng vì hiện tại mới ký hợp đồng xuất khẩu đến hết quý I Chỉ có số ít DN ký được hợp đồng đến hết quý II nhưng đơn hàng lại giảm 20%-30% so với cùng kỳ năm trước Cùng với sự cắt giảm chi tiêu, chính sách nhập khẩu của các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật đang có sự thay đổi trong cách thức mua hàng và yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng, các tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội của DN Để bù đắp sự sụt giảm này, các DN da giày đang nỗ lực chuyển sang tìm kiếm đơn hàng từ thị trường Nam Mỹ, nghiên cứu hợp tác đầu
tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu da giày với các nước có tiềm năng như Ấn Độ, Brazil
Thị trường xuất khẩu chủ yếu nhóm hàng giày dép của Việt Nam là Hoa
Kỳ, Anh, Nhật Bản, Bỉ, Đức, Trung Quốc, Hà Lan Tính trong cả quí I/2012, Hoa Kỳ vẫn là thị trường chủ đạo, tiêu thụ lớn nhất nhóm hàng giày dép của Việt Nam, với kim ngạch đạt 439,58 triệu USD, chiếm 29,48% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng, tăng 15,8% so cùng kỳ Thị trường lớn thứ 2 là Anh chiếm 6,87%, đạt 102,4 triệu USD, giảm 3,27% so cùng kỳ; đứng thứ 3 là kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm 6,04%, đạt 90,14 triệu USD, tăng 14,73%; tiếp theo là Bỉ chiếm 5,91%, đạt 88,14 triệu USD, tăng 25,67%; Đức chiếm 5,67%, đạt 84,12 triệu USD, tăng 2,44%
Tính chung trong cả 3 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang đa số các thị trường vẫn tăng so với 3 tháng đầu năm ngoái; trong đó các thị trường góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ tăng kim ngạch gồm có: Ba Lan (tăng 262,88%, đạt 4,94 triệu USD); Séc (tăng 176%, đạt 8,41triệu USD); Indonesia (tăng 129,55%, đạt 5,16triệu USD); Thái Lan (tăng 73,78%, đạt 3,74triệu USD); U.A.E (tăng 73,44%, đạt 7,53triệu USD); Trung Quốc (tăng 61,77%, đạt 82,69triệu USD); Singapore (tăng 60%, đạt 6,33triệu USD) Tuy nhiên, xuất khẩu sang Phần Lan sụt giảm mạnh nhất tới 50,74% so với cùng
Trang 10kỳ, chỉ đạt 0,61triệu USD và xuất sang Na Uy cũng giảm 32,7%, đạt 2,01 triệu USD, ngoài ra, còn một số thị trường cũng sụt giảm nhưng mức giảm nhẹ từ 2% – 14% so với cùng kỳ; trong đó xuất sang Cu Ba giảm ít nhất 2,11% về kim ngạch so cùng kỳ
Những thị trường tiêu thụ giày dép của Việt Nam qúi I/2012
ĐVT: USD
Thị trường T3/2012 3T/2012
%Tăng/giảm T3/2012 so với T2/2012
%Tăng/giảm 3T/2012 so với cùng kỳ
Trang 12- Nguồn nhân công dồi dào có thể sử dụng được với chi phí thấp: Việt Nam hiện
có lực lượng lao động đông đúc, trẻ, khỏe khoảng 30 triệu người có tay nghề đáp ứng được yêu cầu khi bắt đầu sử dụng công nghệ và máy móc thiết bị mới Toàn ngành giầy dép hiện nay có khoảng 350.000 lao động, trong đó 80% lao động là nữ Theo dự đoán số lượng lao động toàn ngành đến năm 2005 là 550.000 người, năm 2010 là 650.000 người, nhưng hầu hết các công nhân không được đào tạo chính quy chỉ được đào tạo chủ yếu là kèm cặp trên dây chuyền sản xuất Cấp bậc kỹ thuật của công nhân bình quân là 2.5 trên 6 và phần lớn số công nhân ở độ tuổi 20-35 Trong đó số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 70%, số còn lại mới tốt nghiệp lớp 9 Chi phí nhân công
ở Việt Nam và đặc biệt trong ngành giầy da rất thấp Điều này góp phần làm giảm chi phí sản xuất song cũng dẫn đến tình trạng mức lương toàn ngành thấp, phải thu hút lao động từ các vùng nông thôn, do đó số lao động này cần
cù chịu khó nhưng kỹ năng tay nghề, trình độ tinh xảo, tác phong công nghiệp còn kém Điều này rất khó khăn trong việc thực hiện những đơn hàng có giá trị
và đòi hỏi chất lượng cao
Trang 13Bảng 1: Chi phí lao động so sánh giữa các nhà sản xuất giầy dép ASEAN
Việt Nam Indonesia Hàn Quốc Trung Quốc Hồng Kông Đài Loan
Nguồn: Hiệp hội da giầy Việt Nam LEFASO
- Trình độ công nghệ chưa cao: Trình độ công nghệ của ngành Da giầy Việt
Nam thuộc loại trung bình so với thế giới nhưng trong giữa các nhà máy của Việt Nam lại có sự khác biệt lớn Đó là sự khác biệt giữa các doanh nghiệp có loại hình sở hữu khác nhau Trong khu vực các doanh nghiệp nhà nước, hầu hết các máy móc thiết bị nhập khẩu từ Liên Xô và Đông Âu từ thập kỷ 80, đến nay đã cũ kỹ và lạc hậu Hiện nay, các doanh nghiệp này cũng đang dần dần đổi mới, thay thế máy móc thiết bị, nhập khẩu những dây chuyền công nghệ tiên tiến nhưng quá trình này diễn ra còn manh mún và rất chậm chạp do thiếu vốn Một nguyên nhân khác là do chúng ta chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công nên quy mô đầu tư sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác nước ngoài Trong khi đó các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài lại
có qui mô lớn, được trang bị công nghệ máy móc nhà xưởng đồng bộ Số máy móc thiết bị này được các đối tác nước ngoài vận chuyển đến Việt Nam, trong
số đó có hai đối tác lớn nhất là Hàn Quốc và Đài Loan Toàn ngành đã có trên
500 dây chuyền sản xuất đồng bộ sản xuất các loại dày dép hoàn chỉnh với công suất mỗi năm hơn 420 triệu đôi các loại Tuy nhiên số thiết bị máy móc nói trên phần lớn thuộc thế hệ trung bình của thế giới chứ chưa phải thuộc thế
hệ hiện đại nên năng suất còn thấp
- Phương thức hoạt động ở các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép hiện nay chủ
yếu là sản xuất gia công xuất khẩu: Chính vì thế trong những năm qua kim
nghạch xuất khẩu thì lớn còn kim ngạch thực thì lại rất ít Tuy nhiên việc thực hiện phương thức gia công này cũng có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhất định Ngoài những tác động tích cực như nhanh chóng tạo được nhiều công ăn việc làm cho ngưòi lao động, tiếp thu được những kỹ năng kiến thức
Trang 14về quản lý sản xuất và công nghệ, tiết kiệm được vốn đầu tư và tránh được rủi
ro về thị trường đầu ra, nó còn có các tác dộng tiêu cực như: phụ thuộc nặng nề vào đối tác nước ngoài, không có cơ hội nắm bắt thị trường, bị động trong việc tiếp nhận đơn hàng và triển khai kế hoạch sản xuất, lợi nhuận thấp và ít vốn tích luỹ để tái đầu tư phát triển Ngoài ra còn có một tác động do tâm lý chủ quan như do dựa vào nguồn nguyên liệu nước ngoài không chú trọng đầu tư
phát triển nguồn nguyên liệu trong nước
- Nguồn nguyên liệu đầu vào hạn chế: Khoảng từ 60% đến 80% đầu vào cho sản
xuất giầy dép ở Việt Nam là nhập khẩu, cụ thể tuỳ theo từng chủng loại sản phẩm Có khi một sản phẩm giầy được sản xuất tại Việt Nam nhưng phần lớn nguyên phụ liệu của sản phẩm đó lại được nhập khẩu từ nơi khác Thái Lan và Hàn Quốc là hai quốc gia cung cấp nguyên liệu da và Trung Quốc là nhà cung cấp các phụ liệu khác
- Về tổ chức quản lý sản xuất: Ngành Da giầy Việt Nam cùng với sự chuyển đổi
cơ chế và chính sách của Nhà nước hiện nay được tồn tại dưới nhiều hình thức
sở hữu: doanh nghiệp nhà nước (76 doanh nghiệp), doanh nghiệp ngoài quốc doanh (80 doanh nghiệp), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (77 doanh nghiệp) (Nguồn LEFASO-2001) Do vậy về hình thức tổ chức quản lý sản xuất
có nhiều điểm khác nhau.Sau năm 90, do có sự khuyến khích từ phía Chính phủ Việt Nam, nhiều đối tác nước ngoài đã đến Việt Nam Hiện nay có khoảng 80% các doanh nghiệp sản xuất giầy ở Việt Nam có quan hệ hợp đồng sản xuất với các hãng nước ngoài Trong tổ chức của một Công ty liên doanh điển hình
ở Việt Nam, phía nước ngoài chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật các hoạt động của Công ty bao gồm: vận chuyển máy móc và vật liệu từ nước họ đến Việt Nam, cung cấp hầu như toàn bộ các nguyên vật liệu sử dụng trong dây chuyền sản xuất và tìm kiếm hợp đồng Trong khi đó phía Việt Nam thường cung cấp nguồn nhân lực, duy trì bảo dưỡng các thiết bị máy móc trong nhà máy và chịu trách nhiệm về công tác quản trị hành chính của công ty Tuy nhiên, đến năm
Trang 15mức độ quốc gia có một vài yếu tố ảnh hưởng làm giảm tốc độ gia tăng của ngành giầy dép như do giá trị gia tăng của một số sản phẩm giầy dép cụ thể thấp, sự lệ thuộc quá lớn vào các nhà đầu tư nước ngoài và sự hạn chế của dây chuyền sản xuất Do vậy, các chủ nhà máy và các phía đối tácViệt Nam đã ý thức được nhu cầu phải thoát ra khỏi sự lệ thuộc đó và cải thiện được các điểm yếu kém để đạt được một sự vững mạnh của ngành công nghiệp giầy dép của
Việt Nam trong tương lai
Vai trò
- Giải quyết công ăn việc làm: Với số dân hơn 86 triệu người, mỗi năm Việt
Nam có hàng triệu người bước vào độ tuổi lao động trong đó tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn khá lớn Ngành da giầy với ưu điểm là sử dụng nhiều lao động và có thể dùng lao động phổ thông, hàng năm đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm với những lao đông chưa qua đào tạo Với việc mở rộng sản xuất, số công nhân da - giầy đã tăng rất nhanh trong vòng 5 năm trở lại đây Năm 1995 số người lao động trong ngành giầy dép là 148.000 người nhưng đến năm 1999, con số này đã lên đến 250.00 người với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 27% trong giai đoạn này Năm nay trong toàn ngành hiện có 500.000 lao động Bình quân mỗi năm ngành da giầy đã tạo ra khoảng 50.000 suất công ăn việc làm Điều này có ý nghĩa xã hội rất to lớn với một nước ở giai đoạn đầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và đông dân như nước
ta Việc giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lao động lớn, tay nghề chưa cao sẽ giải quyết được nhiều vần đề xã hội khác Mặt khác thông qua việc lao động trên dây chuyền đặc biệt là lao động trong các công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, ý thức lao động công nghiệp trình độ tay nghề của người lao độngnước ta cũng được nâng lên rất cao Điều này cũng là một thứ
mà người lao động của chúng ta đang rất cần
- Phục vụ nhu cầu trong nước: Hiện nay nhu cầu trong nước về mặt hàng giầy
dép tăng nhanh cùng với mức tăng thu nhập của dân cư trong nước Với năng lực sản xuất hiện có, ngành công nghiệp giầy - dép đã đáp ứnSg được một phần
Trang 16nhu cầu giầy dép trong nước, tuy nhiên Việt Nam vẫn còn nhập khẩu giầy dép với số lượng lớn, vào khoảng 4 triệu đôi/năm chủ yếu là giầy dép Trung Quốc Trong những năm trở lại đây, các nhà máy da giầy trong nước đã nỗ lực bên cạnh việc tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu đã chú trọng đến thị trường trong nước, cải tiến mẫu mã chất lượng để phù hợp, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nội địa Có thể nêu ra vài ví dụ như công ty giầy Hà Nội, công ty giầy Thượng Đình, công ty giầy Bình Tiên v.v để chứng minh cho
điều này
- Phát huy được lợi thế so sánh của đất nước: Công nghiệp da giầy đóng một
vai trò rất to lớn trong hoạt động công nghiệp chung của nước ta Nó đã tận dụng và phát triển được lợi thế so sánh trong việc sản xuất các loại sản phẩm này nhờ có nguồn nhân lực rẻ mang tính cạnh tranh cao Trong nền công nghiệp da giầy của Việt Nam, giầy vẫn được sản xuất nhiều hơn là túi xách tay
và các sản phẩm khác
- Góp phần làm tăng thu ngoại tệ: Đất nước ta trong giai đoạn đầu Công nghiệp
hoá - Hiện đại hoá rất cần nhiều ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị góp phần xây dựng đất nước Cùng với sự phát triển của ngành da giầy, sự tăng trưởng trong việc xuất khẩu của ngành giầy dép trong thời gian qua cũng đem
lại một số lượng ngoại tệ lớn
2 Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào các quốc gia
2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua có nhiều khởi sắc, đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ Bằng việc tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới, cải tiến các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là các hoạt động thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm đối tác, mở
Trang 17rộng thị trường xuất khẩu Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu để phát triển thêm các mặt hàng xuất khẩu mới có tiềm năng Quy mô và tốc độ tăng trưởng và cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch theo hướng tích cực cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
ĐVT: Triệu USD
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Trang 1921 Phương tiện vận tải
IV Hàng hoá khác 6,565 5,527 8,134 (1,038) (15.81) 2,607 47.16 Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta thấy quy mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô Phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới như sản phẩm cơ khí, thực phẩm chế biến, hoá phẩm tiêu dùng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như sản phẩm phần mềm, hàng điện tử và tin học
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2010 đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 Trong đó nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 15,1 tỷ USD, chiếm 21% trong tổng KNXK, tăng 22,9% so với cùng kỳ Nhóm khoáng sản ước đạt 7,9 tỷ USD, chiếm 11,1% trong tổng KNXK Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 38,5 tỷ USD, chiếm 53,8% trong tổng KNXK, tăng 30% so với năm
2009
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 72,2 tỷ USD tăng 26,52% so với năm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 15,1 tỷ USD Trong đó: Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 15,1 tỷ USD, chiếm 21% trong tổng KNXK, tăng 22,9% so với cùng kỳ Nhóm khoáng sản ước đạt 7,9 tỷ USD, chiếm 11,1% trong tổng KNXK, giảm 4,1% so với cùng kỳ Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 38,5 tỷ USD, chiếm 53,8% trong tổng KNXK, tăng 30% so với năm 2009
Năm 2011, tuy kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn đạt kết quả cao, vượt trội cả về quy mô xuất khẩu và tốc độ tăng so với năm trước Tỷ lệ xuất khẩu/GDP vượt qua mức 80% (năm 2010 là 70%) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt mức 200 tỉ USD
Trang 20Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2011 ước đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010 So với năm 2010 có thêm 2 mặt hàng là túi xách, va li, mũ, ô dù và sản phẩm từ sắt thép có kim ngạch trên 1 tỷ USD, đưa các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD lên con số 23 mặt hàng
Nhiều mặt hàng tăng mạnh về số lượng xuất khẩu, giúp duy tăng trưởng xuất khẩu và thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất Lượng hàng công nghiệp tăng lên
đã góp phần bù đắp cho lượng hàng khoán sản, dầu thô giảm mạnh Giá xuất của nhiều mặt hàng cũng tăng mạnh, trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo, cà phê, cao su, dầu thô, than….một số hàng hóa tăng giá khá
do hàm lượng chế biến tăng lên như dệt may, thủy sản, gỗ, dây và cáp điện,… Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng dần qua các năm và tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2009-2011 vào khoảng 30%/năm
2.2 Tình hình và các thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam
Bảng số liệu về tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam 2010, 2011,2012
Thị trường
Giày dép
Tổng kim ngạch
Giày dép
Tổng kim ngạch Giày dép
Nguồn: Viện nghiên cứu gia giầy
Năm 2011 là năm đầy khó khăn, thử thách của các doanh nghiệp ngành da giày, sự tiết giảm nhu cầu tiêu dùng của các thị trường xuất khẩu, nguồn vốn vay khó khăn, chi phí đầu vào ngày một cao… đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Tuy nhiên, với rất nhiều nỗ
Trang 21lực ngành da giày đã vượt khó một cách xuất sắc Kim ngạch xuất khẩu của ngành
da giày đạt 6,549 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2011 đạt 7,828 tỷ USD, chỉ đứng thứ 3 sau dệt may, dầu khí
EU, Mỹ, Nhật Bản vẫn là những thị trường chính của ngành với 80% tỷ trọng xuất khẩu
Đặc biệt, năm 2011 là năm đáng nhớ trong công tác đối ngoại của ngành da giày, với những thắng lợi trong vụ kiện chống bán phá giá giày nhập khẩu vào Canada, EU quyết định chấm dứt việc áp thuế Anti dumping đối với một số mặt hàng giày và mũ da xuất khẩu của Việt Nam, Việt Nam được công nhận là nước xuất khẩu giày lớn thứ 2 sau Trung Quốc và là nước sản xuất giày lớn thứ 4 trên toàn thế giới tại Hội nghị WFC diễn ra tại Brazil… ngành da giày Việt Nam đã không chỉ bảo vệ được quyền lợi của các doanh nghiệp trong ngành mà còn tô đậm hơn tên mình trong bản đồ ngành da giày thế giới
Tính đến hết tháng 8-2012, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 4,76 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2011 Trong đó, thị trường EU đạt 1,74 tỷ USD, tăng 3% và chiếm 36,5% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,45 tỷ USD, tăng 17,9%; sang Nhật Bản đạt 223 triệu USD, tăng 31%; sang Trung Quốc đạt 208 triệu USD, tăng 39,1%; so với cùng kỳ năm 2011
Những thị trường tiêu thụ giày dép của Việt Nam qúi I/2012 (ĐV: USD)
Trang 22Tây Ban Nha 52.341.790 -2,71
Trang 23Từ những số liệu trên phần nào cho ta thấy được sự ảnh hưởng của việc xuất khẩu giày dép nói riêng, xuất khẩu Việt Nam nói chung khi nền kinh tế Châu Âu hiện đang trên đà suy thoái Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày dép Việt Nam quí I/2012 không đổi hoặc tăng không đáng kể ở các nước khu vực Châu Âu
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước còn phải đối mặt với nguy
cơ bị các đối thủ cạnh tranh như Brazil, Mexico, Argentina kiện tụng Brazil vừa chính thức khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế đối với giày dép nhập khẩu từ
VN kể từ tháng 10-2011 là một ví dụ Hiện các quốc gia này vẫn đang “theo dõi” chặt chẽ các mặt hàng giày dép xuất khẩu từ VN, nếu có cơ hội, họ sẵn sàng đưa vào diện kiện tụng
Trong khi đó thì với thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu giày của Việt Nam vẫn tăng đáng kể, đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho ngàng giày da trên các thị trường này
Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào khu vực Châu Âu đang chựng lại nhưng đây vẫn là thị trường nhập khẩu giày da lớn nhất của Việt Nam
3 Tình hình xuất khẩu sản phẩm giày dép sang Nhật Bản
3.1 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giày dép Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thời gian gần đây
Năm Kim ngạch (USD) % Thứ hạng XK
Trang 24Biểu đồ về kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường Nhật
(Nguồn dữ liệu được lấy từ Bộ Công Thương và Tổng Cục Thống Kê)
Nhận xét:
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam từ năm 2007 đến
năm 2011 tăng trưởng khá tốt qua từng năm
Năm 2007 tỉ lệ tăng trưởng đạt 114,750,000 USD, đừng thứ 3 sau Italy và Trung Quốc Đến năm 2008, chúng ta vẫn giữ được thứ hạng nhưng mức tăng trưởng đã tăng mạnh, đạt137,350,000 USD , ứng với tăng 20% so vối năm 2007 cùng kì Đó là thành tựu của những quyết tâm và sự thích nghi nhanh nhạy với thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam
Đến năm 2009, là năm xảy ra đại khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các cường quốc kinh tế trên thế giới Không riêng gì ngành giày da,
mà hàng loạt các ngành hàng xuất khẩu khác bị đình trệ, hàng loạt hợp đồng bị hủy
Do đó riêng trong năm này sản phẩm giày dép có tỉ lệ tăng trưởng -11% so với cùng
kỳ năm 2008
Sau khi gượng dậy từ cuộc khủng hoảng năm 2009, năm 2010 giày dép Việt Nam đã tăng trưởng khá tich cực (đạt 40%).Tuy vậy, Việt Nam vẫn xếp thứ hạng 3
Trang 25trong các nước xuất khẩu giầy dép vào thị trường Nhật Bản (theo Hiệp Hội Da giày Việt Nam).Sang năm 2011 kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng lên 22% so với năm
2010 và đạt khoảng 249,600,000USD
Một trong những nhân tố góp phần tạo nên những thành quả đáng khen ngợi năm 2011 của ngành da giày nói chung và giày dép nói riêng là những nỗ lực giữ vững thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành EU, Mỹ, Nhật Bản vẫn là những thị trường chính với 80% tỷ trọng xuất khẩu, riêng mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đứng hàng thứ 3 chỉ sau Italy và Trung Quốc và dẫn đầu tại một số thị trường như: Mexico, Brazil…
Những chuyển biến tích cực ở thị trường nội địa cũng là một trong những điểm nhấn của năm 2011, theo số liệu của Hiệp hội Da giày Việt Nam, tổng dung lượng thị trường nội địa của sản phẩm giày dép ước khoảng 130-140 triệu đôi/năm,
đã đáp ứng được gần 70 triệu đôi, chiếm gần 50% tỷ trọng, sản phẩm túi xách, ba lô đáp ứng được 25 triệu chiếc, chiếm 60% tỷ trọng và lượng da thuộc cũng được tiêu thụ nội địa tới 70%
Đặc biệt, năm 2011 là năm đáng nhớ trong công tác đối ngoại của ngành da giày, với những thắng lợi trong vụ kiện chống bán phá giá giày nhập khẩu vào Canada, EU quyết định chấm dứt việc áp thuế Anti dumping đối với một số mặt hàng giày và mũ da xuất khẩu của Việt Nam, Việt Nam được công nhận là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 sau Trung Quốc và là nước sản xuất giày dép lớn thứ 4 trên toàn thế giới tại Hội nghị WFC diễn ra tại Brazil… ngành da giày Việt Nam đã không chỉ bảo vệ được quyền lợi của các doanh nghiệp trong ngành mà còn tô đậm hơn tên mình trong bản đồ ngành da giày thế giới
Kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng vượt bậc là do trong những năm này Nhà nước có những chính sách khuyến khích xuất khẩu giày dép vào Nhật Bản là thị trường trọng điểm thứ 3 sau thị trường Hoa Kì và EU
Trang 263.2 Đánh giá hoạt động xuất khẩu sản phẩm giày dép của Việt Nam sang Nhật Bản
3.2.1 Thuận lợi
Ngành da giày thế giới nói chung và giày dép nói riêng tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày
Chế độ xã hội ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển: gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hoá, trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, phát triển văn minh vật chất và tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành da giày nói chung và giày dép nói riêng, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực
Việc Ủy ban châu Âu (EC) chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá 10% với sản phẩm giày mũ da Việt Nam Việc làm này đã khiến các doanh nghiệp sản xuất giày dép ở Việt Nam nhận được lượng lớn đơn đặt hàng do các khách hàng cũ quay lại thị trường Việt Nam, đồng thời có sự chuyển dịch các đơn hàng từ các nước đang bị áp mức thuế chống bán phá giá Ngoài ra, thời gian qua, sản phẩm giày dép
Trang 27của Việt Nam đã có sự chuyển hóa, hướng tới xuất khẩu các loại giày dép bằng da thật, giả da và đặc biệt là giày thể thao, giày vải Dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng
Da giày Việt Nam nói chung cũng như giày dép Việt Nam nói riêng đang giảm dần sự lệ thuộc quá nhiều vào thị trường EU và Mỹ Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) với sự tham gia của 9 nước Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Mỹ, Australia, Malaysia, Peru, Việt Nam Mới đây, Nhật Bản cũng đã tuyên bố tham gia hiệp định này và trong tương lai có thể sẽ có thêm nhiều nước khác
Thuận lợi của Việt Nam là đã có các Hiệp định thương mại đơn phương hoặc
đa phương với phần lớn các nước còn lại So với các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác, TPP được xem là một bước phát triển mới về chất lượng cam kết và đặt
ra nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ…
Ngày 28/8/2012, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm Nhật Bản–ASEAN đã tổ chức cuộc hội thảo thúc đẩy thương mại Việt–Nhật tại Tokyo
Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội Toàn ngành đã thu hút nhiều lao động Việt Nam có "cơ cấu dân số vàng", mà tỉ lệ người có độ tuổi lao động hằng năm tăng cao, tạo nguồn lao động dồi dào cho ngành sử dụng nhiều lao động như da giày Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp Mặt khác, lao động Việt Nam khéo léo, có tay nghề cao nên cũng là một lợi thế trong cạnh tranhcủa ngành cũng như của mặt hàng ta đang xét, mà cụ thể ở đây
là giày dép
Với dân số trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng cho thị trường nội địa Mặt khác, với đời sống ngày càng được nâng cao, khả năng mua sắm của xã hội ngày càng được cải thiện, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới làm cho ngành du lịch phát triển là những cơ hội để ngành da giày nói chung và giày dép nói riêng phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà
Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng Những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình
Trang 28ảnh của mặt hàng giày dép Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại Phương thức bán hàng tại các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, từ năm 2010 đến 2015 là "thời kì vàng" của ngành da giày, bởi Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh tốt hơn một số nước trong khu vực Sự phát triển thuận lợi của ngành cũng góp phần không nhỏ vào việc phát triển các mặt hàng trong ngành, bao gồm giày dép
Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giày dép mỗi năm khoảng trên 1,5 tỷ USD Số liệu thống kê của Bộ Công Thương năm 2011 cho thấy, mỗi năm cả nước tiêu thụ từ 130-140 triệu đôi giày dép, giá trị trên 1,5 tỷ USD, chiếm khoảng 30% doanh thu xuất khẩu của ngành Nhiều DN đã chuyển hướng, mở rộng sản xuất sản phẩm phục vụ thị trường nội địa và đã có tăng trưởng khá.Và hiện nay, sản lượng giày dép do DN trong nước sản xuất và tiêu thụ nội địa đạt gần 70 triệu đôi, chiếm tỷ trọng 50% so với nhu cầu tiêu thụ 130 - 140 triệu đôi/năm (tương đương 1,5 tỷ USD) Đây là dấu hiệu tốt mà mặt hàng này đem lại
3.2.2 Khó khăn
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại không ít khó khăn và thách thức Các doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam đang gặp phải cạnh tranh gay gắt từ các thế lực kinh tế mạnh trong khu vực và
quốc tế như Brazil, Trung Quốc và một số nước ASEAN
Sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày dép Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu
mã của họ đẹp và đa dạng hơn.Đối với các thị trường xuất khẩu khác như Liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, tuy không yêu cầu cao về mẫu mã
Trang 29và chất lượng nhưng hàng Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị trường các nước này
Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giày dép mỗi năm tăng Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40%.Thị trường này đang bị hàng nước ngoài chiếm lĩnh, trong đó sản phẩm của Trung Quốc là nhiều nhất
Bên cạnh những khó khăn kinh tế tại các thị trường nhập khẩu, việc xuất khẩu giày dép cũng đang chịu tác động mạnh mẽ bởi các thị trường nhập khẩu lớn (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản) bởi họ đang thay đổi cách thức mua hàng, yêu cầu cao về chuẩn chất lượng, môi trường… Vì vậy các doanh phải chuyển sang tìm kiếm đơn hàng từ thị trường Nam Mỹ, nghiên cứu hợp tác đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu da giày với các nước có tiềm năng như Ấn Độ, Brazil… Điều này
có thể làm cho các doanh nghiệp có thể bị mất đi những thị trường lớn, tốn chi phí trong việc tìm kiếm thêm thị trường mới
Thêm nữa, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành sản xuất da giày nói riêng mà cụ thể ở đây là sản xuất giày dép Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng này và nó có tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Bởi, đây là những thị trường nhập khẩu hàng chính của Việt Nam, nên theo ước tính của ngành này, trong năm 2009, nhu cầu sử dụng giày dép ở các nước trên có khả năng giảm 15% Thị trường sẽ chật hẹp hơn nhiều, và các nhà sản xuất trong và ngoài nước cũng phải cạnh tranh gay gắt hơn
Việc kiểm soát lạm phát không tốt đã khiến đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn Với mức tăng giá hàng năm gần 20% đối với các loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống hàng ngày như gạo, đường, thịt cá cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp phải hụt hơi trong việc tăng lương giữ công nhân Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người lao động phải từ bỏ công việc tại các thành phố để về làm việc tại quê nhà nhằm giảm bớt chi phí Giá nguyên liệu đầu vào tăng
Trang 30liên tục làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm do VN vẫn còn lệ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, nhất là các nguyên liệu cao cấp
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với thị trường, giày dép Việt Nam vẫn còn có nhiều hạn chế cần khắc phục Theo đánh giá của các doanh nghiệp da giày Việt Nam, phần lớn các nhà nhập khẩu giày dép của Nhật thường đặt hàng với số lượng lớn và sản xuất theo hình thức FOB (mua đứt, bán đoạn) Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực trong đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại cũng như chọn mua vật tư, nguyên phụ liệu Do vậy, chỉ
có các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 60% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giày dép ở Việt Nam) mới có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà nhập khẩu
Năng lực xuất khẩu giày dép của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn yếu do thiếu khả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, quy mô sản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như trước đây Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành giày da chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn “bán” sức lao động là chính Năng lực sản xuất của ngành giày da cũng như mặt hàng giày dép chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và quốc tế
Phần lớn các doanh nghiệp đang khó khăn trong tiếp nhận thêm đơn hàng, một mặt do thiếu lao động, mặt khác do sản xuất không đủ bù đắp chi phí (một số doanh nghiệp thực hiện các đơn hàng gia công phải bù lỗ) Đây có thể là nguyên nhân làm cho một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn
Vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, kỹ thuật sản xuất và công nghệ kém, năng suất lao động
Trang 31nhất là kỹ thuật thiết kế mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ỡ từng thị trường còn yếu Mà ngày nay thị trường đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm như các tiêu chuẩn nhãn, mác và sản phẩm không có chất độc hại…
Không những thế, giày dép xuất khẩu do Việt Nam sản xuất phần lớn đều thông qua đối tác thứ ba, hoạt động kinh doanh trực tiếp còn rất hạn chế và phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về vốn, kỹ thuật, nguyên phụ liệu và thị trường Do không xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp này không thể có cơ hội đàm phán xuất khẩu trực tiếp với giá cao
Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp.Mặt khác, dù Việt Nam
có lợi thế so với các nước về giá nhân công rẻ (150 đến 200 USD/tháng), ví dụ như Trung Quốc (206 đến 210 USD/tháng) nhưng Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu tới trên 65% nên sức cạnh tranh bị yếu đi Đây đang là rào cản đối với quá trình chuyển đổi sang sản xuất toàn diện của việc sản xuất giày dép Một yếu kém nữa là
da giày Việt Nam chủ yếu làm gia công, phía nước ngoài thực hiện tất cả những công việc từ cung cấp nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm, do đó phụ thuộc nhiều vào khách hàng và hiệu quả thu được thấp Chính điều này gây nên những rủi ro lớn trong việc đảm bảo nguồn cung cho việc sản xuất giày da cũng như về số lượng và chất lượng Bên cạnh đó, giá gia công chiếm chỉ khoảng 5% toàn bộ giá trị của sản phẩm, chủ doanh nghiệp còn phải chi rất nhiều khoản nên mức thu nhập của lao động rất khó tăng, khó cạnh tranh với các ngành nghề khác
Nguyên vật liệu sản xuất giày dép chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm trong
đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất Theo LEFASO, nhu cầu da thuộc năm 2007 của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu.Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày nhưng lại
“bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen,
Trang 32móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ em.Riêng đế giày, khâu nguyên phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tốt nhất, cũng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung Chất liệu giả da, đặc biệt được sử dụng nhiều cho giày thể thao, mặc dù chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần bằng 50% giá trị da giày xuất khẩu nói chung, cũng sử dụng đến 80% nguyên liệu nhập ngoại
Về ngành công nghiệp da (nguyên liệu chính để sản xuất giày dép)
Việt Nam có sẵn nguồn nguyên liệu từ việc chăn nuôi bò, heo Tuy nhiên tập quán chăn nuôi thiếu tập trung và chưa áp dụng triệt để những kỹ thuật chăm sóc gia súc của người chăn nuôi nhỏ khiến da nguyên liệu thu được thường không đẹp, chất lượng thấp, buộc nhà sản xuất phải tốn thêm nhiều chi phí để xử lý da thuộc
Ngành công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất giày dép trong nước, có một
số điểm yếu như: giá cao hơn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc (khoảng 10%); mẫu mã, màu sắc không đa dạng; các DN thiếu tập trung và quá ít thông tin bởi có khi DN sản xuất nguyên phụ liệu ở ngay gần chúng tôi cũng không biết Trong khi đó, bên Trung Quốc có hẳn những vùng cung ứng nguyên phụ liệu rộng lớn, đa dạng cho từng ngành nghề sản xuất mà khi DN cần có thể đến lấy ngay được hàng Được biết, hiện tại cao su màu đang phải nhập khẩu khoảng 40% nguyên phụ liệu với kim ngạch khoảng 700.000 - 800.000 USD/năm.80% số lượng nguyên phụ liệu sản xuất giày dép của DN là nhập từ Indonesia và Trung Quốc
- Mặc dù kim ngạch xuất khẩu về mặt hàng giày dép năm nay có nhiều khả quan, nhưng vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro… Thực tế, dù đơn hàng không nhiều nhưng không ít doanh nghiệp (DN) sản xuất giày dép xuất khẩu không dám hợp đồng thêm Nghịch lý này là do DN e ngại yếu tố đầu vào tăng Mặt khác, lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao, cộng thêm lương tối thiểu của người lao động vừa được điều chỉnh tăng vào đầu tháng 10 Những gánh nặng này càng tạo áp lực với
doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
Trang 33- Chưa có cách tháo gỡ: Theo ông Nguyễn Quang Vũ, Công ty Nam Bình Minh (xã
Phú Lý, Vĩnh Cửu), từ tháng 10, lương cơ bản của công nhân tăng Điều này có nghĩa, DN phải gánh thêm chi phí vào lương và các chế độ bảo hiểm theo quy định Ông Vũ cho biết, chỉ riêng phí công đoàn DN phải đóng 2% (khoảng 40 ngàn/người tính theo tiền lương cơ bản), trong khi đơn vị có hàng ngàn công nhân thì khoản chi này khá lớn Hiện tại, nguyên liệu sản xuất đều phải nhập nên DN chủ yếu làm gia công cho đơn vị khác.Từ đó, vòng luẩn quẩn trong sản xuất, từ đơn hàng đến mua
vật tư đều do khách đặt hàng chỉ định.Vì vậy, hiệu quả làm hàng gia công rất thấp
Các doanh nghiệp gia công giày dép vào thời điểm hiện nay phần lớn nhận những đơn hàng giá rẻ Nguyên nhân là vì giá bán của giày dép xuất khẩu không tăng mà còn có chiều hướng giảm
Đánh giá về thị trường sản xuất giày da xuất khẩu, ông Nguyễn Đình Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Thiên Phước (Vĩnh Cửu), dẫn chứng: “Nhận được đơn hàng, DN phải bỏ 100% vốn mua nguyên phụ liệu, nhưng khi xuất hàng
đi thường cả tháng mới được thanh toán Thời “hoàng kim” của nghề này, DN của ông thường sản xuất 20-30 ngàn đôi/đơn hàng, nay khách chỉ đặt 5-7 ngàn đôi/lần Đơn hàng nhỏ lẻ, sản xuất phải thay đổi quy trình liên tục nên năng suất lao động giảm Trước tình hình này, lợi nhuận từ sản xuất chỉ đạt 5-7%, trong khi lãi suất ngân hàng không dưới 20%/năm Bên cạnh đó, giá nguyên phụ liệu lại tăng mạnh khiến các DNVVN khó có thể phát triển ” DN Nguyễn Thiên Phước có quy mô sản xuất 50 ngàn đôi giày/tháng với hơn 200 lao động thường xuyên nhưng đến nay phải tạm ngưng sản xuất vì không còn vốn để duy trì hoạt động Đáng kể là tài sản của hệ thống máy móc được đầu tư hàng tỷ đồng, nay nằm đóng bụi, chẳng biết khi nào mới khởi động lại ”
Hiện nay trình độ công nghệ của việc sản xuất giày dép ở Việt Nam khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu
và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của
Trang 34doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động
và hiệu quả sản xuất kinh doanh giày dép trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài Điều này còn dẫn đến việc có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam thì hiện có tới trên 80% công nhân trong ngành chưa qua đào tạo (Tuy đây chỉ là con số tương đối vì hiện chỉ có khoảng 30% tổng số các DN ngành da giày là hội viên của Hiệp hội) song cũng cho thấy vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang là lực cản ngành phát triển Cùng với đó là đội ngũ cán bộ quản lý của ngành chủ yếu làm trái ngành, trái nghề và vừa học, vừa làm Vì thế, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề bức xúc của ngành và cũng là một trong những kiến nghị “nóng” nhất đối với Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý Nhà nước trong buổi làm việc mới đây giữa Hiệp hội và các cơ quan này trong nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam Tuy nhiện, trên thực tế, chưa nhiều DN quan tâm đầu tư một cách thỏa đáng cho khâu đào tạo mà phần lớn người lao động chỉ được đào tạo lý thuyết trong thời gian ngắn trước khi vào làm việc chính thức, vì vậy, dù muốn hay không, bản thân các DN trong ngành cần chủ động “giúp mình” trong cả ngắn và dài hạn trước khi nhận được “phao cứu hộ” từ Nhà nước
Ngoài ra, một trở ngại nữa đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam được các chuyên gia hết sức lưu ý, đó là việc Việt Nam càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nên càng có nguy cơ đối mặt với những vụ kiện điều tra chống bán phá giá do các thành viên WTO áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Đặc biệt, cái “gông” cơ chế phi thị trường mà Việt Nam phải “đeo” đến hết 31/12/2018 khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị các thành viên WTO đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp một cách tuỳ tiện, phân biệt đối xử mà Việt Nam không có khả năng khiếu kiện ở cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Hậu quả của việc áp dụng quy chế kinh tế phi thị trường là các thành viên WTO sẽ
dễ dàng kết luận hàng xuất khẩu của ta bị bán phá giá hơn so với khi áp dụng đúng
Trang 35 Khó khăn trong tiếp cận thị trường Nhật Bản
- Về nắm bắt thông tin thị trường và hiểu biết tập quán kinh doanh của người Nhật
Bản: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu
thông tin về thị trường Nhật Bản và kinh nghiệm làm ăn với các doanh nghiệp Nhật Bản Một số doanh nghiệp chưa thật sự hiểu biết thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh của Nhật Bản Các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng chữ “tín” trong quan
hệ với bạn hàng và thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong hợp đồng khi đã ký hợp đồng Các doanh nghiệp Nhật Bản thường có quá trình tìm hiểu rất kỹ càng về đối tác tiềm năng trước khi có quyết định làm ăn lâu dài, đôi khi đơn hàng có khối lượng không lớn Bởi vậy, cộng thêm với các yếu tố đề cập dưới đây, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có kết quả kinh doanh tốt ở thị trường Mỹ, các nước EU nhưng lại chưa có kết quả tương tự ở thị trường Nhật Bản
- Về tiêu chuẩn kỹ thuật: Hàng công nghiệp chế tạo của ta xuất khẩu sang Nhật (trừ
của các công ty liên doanh hay 100% vốn Nhật) gặp một số khó khăn về tiêu chuẩn
kỹ thuật vì các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) có nhiều điểm riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty của ta là theo hệ thống tiêu
chuẩn quốc tế
- Khó khăn về chi phí: Do yêu cầu cao về chất lượng, các doanh nghiệp cần đầu tư để
cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển, quản lý chất lượng Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém, những
doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn
- Hệ thống phân phối phức tạp: Hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều
khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng giá cả rất cao so với giá nhập khẩu Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý (không bị lệ thuộc vào thông tin về giá bán lẻ ở
Nhật Bản)
Hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản bao gồm các khâu, mối quan hệ giữa các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu, các công ty thương mại, các nhà bán buôn
Trang 36và các nhà bán lẻ thông qua các cửa hàng bán lẻ, siêu thị Các kênh phân phối hàng nhập khẩu vào Nhật Bản thay đổi theo từng loại hàng hóa, mạng lưới bán buôn và các công ty tham gia vào quá trình phân phối hàng hóa này
II TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA NHẬT BẢN TỪ CÁC NƯỚC
1 Thị trường của sản phẩm giày dép tại Nhật Bản
Nhật Bản là một thị trường lớn với sức mua cao thông qua chỉ số về dân số
là hơn 127 triệu người với GDP/người/năm ở trên mức 37000 USD (2011)
Thị trường giày dép Nhật Bản được dự báo sẽ tạo ra tổng doanh thu $ 13,9 tỷ USD trong năm 2011.Nhu cầu hàng năm là khoảng 700 triệu đôi giày :vịiệc cung cấp hàng năm đã tăng qua các năm, và trong năm 2007, vượt quá 700 triệu đôi giày Tuy nhiên, do nền kinh tế trì trệ, trong năm 2009 là 680 triệu đôi Điều này có nghĩa
là trung bình khoảng 5,5 đôi giày cho một người Nhật Bản
Trong năm 2009, khoảng 87% giày đã được nhập khẩu Lâu dài, sản xuất nội địa đang giảm dần, trong khi nhập khẩu ngày càng tăng
Thực tế cho thấy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là mục tiêu quan trọng hàng đầu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam Tuy vậy, từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.Đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng do động đất 2011 làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản Chi phí đời sống tăng lên nhưng thu nhập bình quân của một
bộ phận dân chúng giảm sút, người dân có xu hướng cắt giảm chi tiêu, thực hiện tiết kiệm Vì vậy có thể nảy sinh một số khó khăn làm giảm sức nhập khẩu của thị trường Nhật Bản với các đối tác nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng
1.1 Nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng
1.1.1 Nhu cầu:
Giầy dép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được chia làm 6 loại chính: giày da, giày thể thao, giày vải và dép đế da, cao su hoặc plastic Giày trên thị trường Nhật Bản có nhiều loại cỡ tiêu chuẩn khác nhau Giày của Nhật Bản thường
Trang 37có tính kích cỡ theo cm Thường cùng một chiều dài thì giày Châu Âu và Mỹ lại có chiều ngang hẹp hơn so với giày của Nhật Bản do sự khác nhau về cỡ chân giữa người Châu Âu và người Nhật Bản Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà sản xuất nước ngoài đang chuyển sang sản xuất giày bằng khuôn của Nhật Bản sản xuất nên giày nhập khẩu ngày càng phù hợp với cỡ chân của người Nhật Bản
Giày da Nhật Bản mang nhãn hiệu Châu Âu và Mỹ thường có giá cả cao hơn giày mang nhãn hiệu Nhật Bản, trong khi giày da nhập khẩu từ các nước Châu
Á lại có giá thấp hơn Hầu hết giày thể thao trên thị trường Nhật Bản là được nhập khẩu từ Châu Á với các nhãn hiệu thông dụng từ những nhà sản xuất lớn và có giá
rẻ hơn Tuy nhiên, loại giày thể thao hàng đầu và ưa chuộng nhất đối với người Nhật Bản vẫn là giày mang nhãn hiệu của Mỹ
Gần đây các nhà sản xuất giày vải của Nhật Bản cũng sản xuất các loại giày vải kỹ thuật cao có dáng thể thao và mốt hơn trước
Hiện nay, theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, trung bình một người Nhật Bản sẽ chi tiêu khoảng 1.736 Yên/năm (khoảng 16,5 USD/năm) để mua sắm giày dép
Tỉ lệ người cao tuổi tại Nhật đang tăng nhanh Nếu năm 1970, những người ở
độ tuổi 15 chiếm gần 25% thì tới nay chỉ xấp xỉ 14% Trong khi đó, những người từ
15 đến 65 và trên 65 đang tăng rất nhanh Chính tỉ lệ gia tăng “dân số già” đã tác động đến nhiều mặt trong đời sống xã hội, nhất là tập quán mua sắm của người
Trang 38Nhật Vì thế, người Nhật hiện nay kỹ tính hơn, thích sản phẩm có độ tinh tế cao, khắt khe trong chất lượng hàng hóa
Người Nhật không chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn chú ý đặc biệt đến giá cả Một điều thú vị khác là nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người Nhật mang tính “thời vụ“ rất rõ rệt Với hầu hết các chủng loại và màu sắc hàng hoá, người Nhật đều chọn lựa theo mùa Bên cạnh đó, người Nhật cũng thích được lựa nhiều kiểu dáng trong cùng loại hàng để chọn ra sản phẩm ưng ý nhất
Tóm lại, thị hiếu tiêu dùng của người Nhật có nguồn gốc từ truyền thống văn hoá và điều kiện kinh tế, xã hội Điểm mạnh lớn nhất của người Nhật là họ có cảm nhận tính thẩm mỹ cao và khắt khe trong từng chi tiết
1.2 Sản phẩm giày dép Việt Nam tại thị trường Nhật Bản
Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam vào thị trường Nhật bản là 209,6 triệu USD năm 2011 tăng 71,14% so với năm 2009
Hiện các sản phẩm giày thể thao, giày nữ, giày vải của Việt Nam là có khả năng cạnh tranh, một số sản phẩm còn lại sức cạnh tranh yếu do công nghệ sản xuất lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng ngày càng cao của nhiều thị trường xuất khẩu
Giày dép của Việt Nam phải đối mặt với hàng của các doanh nghiệp Trung Quốc - vốn có lợi thế hơn về nguyên phụ liệu và năng suất lao động - mà còn phải cạnh tranh với sản phẩm của nhiều các nước bị ảnh hưởng của đợt sóng thần, được miễn thuế xuất khẩu vào thị trường này
Tuy nhiên, tại Nhật Bản, thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở khu vực châu Á, mức tăng trưởng xuất khẩu trong những tháng đầu năm vẫn tương đối khả quan, cả về thị phần và kim ngạch Việt Nam đã vượt qua Inđônêxia
để trở thành nhà cung cấp giày dép lớn thứ 3 cho Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Italia Nhu cầu nhập khẩu giày dép của Nhật Bản vẫn có xu hướng tăng vì vậy khả năng xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam vào thị trường này sẽ vượt mức kế hoạch đề ra là 80 triệu USD cho năm 2005