Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 52)

III. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CUẢ GIÀY DÉP VIỆT NAM SO VỚI TRUNG

2.3Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ

2. Phân tích lợi thế cạnh tranh của giày da Việt Nam so với Trung Quốc tại thị trường Nhật Bản

2.3Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Vì ở những quốc gia này, muốn hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp một cách hiệu quả thì họ phải thực hiện thành công việc nội địa hóa một cách cơ bản các ngành công nghiệp đó. Muốn vậy, phải phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ để các sản phẩm của nó thay thế dần, tiến tới thay thế hoàn toàn các sản phẩm nhập khẩu.

Hiện nay, công nghiệp của Việt Nam phần lớn là những ngành công nghiệp gia công như dệt may, giày dép… Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu đang thực hiện ở khâu gia công, lắp ráp. Tỷ lệ cung ứng nguyên liệu, phụ liệu trong nước còn rất thấp

53

với ngành da giày, dệt may trên tỷ lệ nguyên liệu được cung ứng chỉ là 10% còn lại phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài. Việc lệ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài làm mất đi rất nhiều lợi thế sẵn có về nhân công rẻ, về sự ưu đãi do thị trường các khu vực phát triển đưa lại, về đa dạng hoá mặt hàng...

Về số lượng doanh nghiệp: Trong nhiều năm vừa qua, ngành công nghiệp giày dép và công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép đều có sự tăng trưởng về số lượng và quy mô. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa doanh nghiệp ngành giày dép so với doanh nghiệp các ngành công nghiệp hỗ trợ còn quá thấp, chứng tỏ một sự thiếu hụt lớn về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước:

Bảng 1: Số lượng DN trong các ngành công nghiệp theo các năm

2006 2007 2008 2009 2010

CNHT Giày dép 257 276 284 312 325

Công nghiệp Giày dép 565 631 786 852 861

Tỷ lệ DN chính/DN CNHT 2,2 2,3 2,8 2,7 2,6

(Nguồn: Tính toán theo số liệu Tổng điều tra DN của Tổng cục thống kê)

Về quy mô Doanh nghiệp: Nếu xét quy mô theo lao động: Mặc dù số lượng doang nghiệp gia tăng từ năm 2009 đến năm 2010, nhưng số lượng lao động lại giảm. Đặc biệt, có sự khác biệt rõ ràng đối với các loại hình doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp nhà nước có số lao động lớn nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô nhỏ hơn, còn doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô lao động nhỏ hơn hẳn.

Các sản phẩm hỗ trợ của nước ta nhìn chung còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành giày dép có thể kể đến 8 nhóm sau: da tổng hợp, nhân tạo các loại; vải làm giày dép các loại; đế, gót giày dép các loại; phụ liệu kim loại làm giày dép; phụ liệu dệt, vải các loại; vật liệu giấy và bao bì; keo dán, dung môi, hoá chất trau chuốt các loại; phom giày các loại.

Chất lượng da sản xuất trong nước vô cùng yếu kém: da nhỏ, bề mặt xấu do khâu chăn nuôi, giết mổ, lột da và bảo quản da sống chưa đúng kĩ thuật. Theo

54

LEFASO, nhu cầu da thuộc mỗi năm của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu.

Về vải, hiện nay ngành dệt chưa đủ khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành giày, nếu sản xuất giày cao cấp hơn một chút phải nhập vải ngoại từ nước ngoài.

Giả da chủ yếu nhập từ Đài Loan, ta chỉ có thể sản xuất được giả da mỏng, mềm có thể dùng may lót hay trang trí.

Đế giày, gót giày: Tuy vẫn còn phải nhập khẩu nguyên vật liệu thô như hạt nhựa, các trợ chất, nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động được công nghệ sản xuất đế, gót giày. Đặc biệt, doanh nghiệp trong nước đã chủ động gần 100% đối với đế cao su, tuy nhiên chất lượng chưa cao.

Về bao bì đóng gói: Ngành chủ động toàn bộ các loại bao bì đóng gói cho sản phẩm cấp trung và thấp. Tuy nhiên, ngành vẫn còn phải nhập khoảng 30% các loại bao bì cao cấp như: tem chống trộm, các loại nhãn chống hàng giả…

Các loại phom giày: Hiện nay trong nước gần như chủ động hoàn toàn, trừ một số doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu do sự phân công lao động trong tập đoàn mẹ.

Phụ liệu trang trí: tuy trong nước đã sản xuất được nhiều loại như ru băng, nhãn mác, ri vê, khoen, dây giày… nhưng tỷ lệ nhập khẩu đối với phụ liệu vẫn còn cao (ước khoảng 40 đến 45%).

Về cao su: là một nước trồng nhiều cây cao su ở khu vực, chúng ta rất sẵn cao su tự nhiên nhưng lại thiếu cao su tổng hợp.

Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày... nhưng lại “bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ em.

55

Thử một phép so sánh giữa nguyên phụ liệu của ta với các nước trong khu vực. Lấy chuẩn Việt Nam với 100 điểm, điểm của các nước khác sẽ hơn 100 nếu có lợi thế hơn và ngược lại. Các nước được so sánh với Việt Nam gồm Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Indonesia.

Tiêu chí Việt Nam Trung Quốc Thái Lan Đài Loan Hong Kong Indo nesia Da 100 110 100 100 100 100 Vải 100 140 100 140 130 110 Giả da 100 120 110 140 140 110 Đế giày 100 100 120 140 80 100 Cao su 100 70 80 70 70 120 Phụ liệu 100 130 110 150 150 100 TRUNG BÌNH 100 111,7 103,3 123,3 111,7 106,7

Thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may, da, giày cho Việt Nam năm 2011 Thị trường Kim ngạch NK 2010 (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch NK 2011 (USD) Tỷ trọng (%) Tổng 1,464,905,238 100 1,720,836,299 100 Achentina 19,420,198 1.33 16,412,327 0.95 Ấn Độ 32,388,664 2.21 34,498,036 2 Anh 7,432,118 0.51 8,977,853 0.52 Ba Lan 4,153,432 0.28 4,796,329 0.28 Braxin 39,850,333 2.72 43,556,693 2.53 Canada 5,752,941 0.39 5,323,237 0.31 Đài Loan 239,487,085 16.35 249,392,042 14.49 Đức 9,753,298 0.67 11,861,908 0.69 Hà Lan 2,018,867 0.14 1,445,006 0.08 Hàn Quốc 262,375,493 17.91 323,572,099 18.8

56 Hoa Kỳ 75,428,342 5.15 105,336,502 6.12 Hồng Kông 104,745,862 7.15 118,927,362 6.91 Indonesia 16,928,405 1.16 20,144,002 1.17 Italia 41,106,568 2.81 43,421,928 2.52 Malaysia 8,006,044 0.55 8,933,381 0.52 Niuzilân 6,949,468 0.47 7,064,598 0.41 Nhật Bản 71,362,566 4.87 96,387,958 5.6 Ôxtrâylia 16,531,183 1.13 8,942,950 0.52 Pháp 6,794,494 0.46 6,658,510 0.39 Singapore 3,072,305 0.21 2,470,640 0.14

Tây Ban Nha 5,851,702 0.4 6,802,814 0.4

Thái Lan 56,448,974 3.85 72,338,453 4.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung Quốc 364,280,445 24.87 474,091,665 27.55

Nhìn vào 2 bảng trên ta thấy nguyên phụ liệu của Việt Nam là tương đối yếu so với các nước, đặc biệt là nếu đem so sánh với Trung Quốc, Hongkong và Đài Loan.

Trung Quốc dẫn đầu thị trường về kim ngạch cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cho Việt Nam 7 tháng đầu năm 2011 đạt 474 triệu USD, tăng 30,1% so với cùng kỳ, chiếm 27,6% trong tổng kim ngạch. Trong năm 2011, một số thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cho Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Áo đạt 1,3 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ, chiếm 0,08% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Hoa Kỳ đạt 105 triệu USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ, chiếm 6,1% trong tổng kim ngạch; Nhật Bản đạt 96,4 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ, chiếm 5,6% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Trung Quốc.

Chi phí nguyên phụ liệu phụ thuộc quá nhiều vào phía nước ngoài về thị trường và nguồn nguyên liệu đã khiến cho ngành giày không chú trọng phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho chính mình. Điều này dẫn

57

đến khó khăn cho ngành giày để có thể cạnh tranh về chi phí. Chi phí nhập khẩu đầu vào cao khiến cho sản phẩm giày giảm sức cạnh tranh hấp dẫn. Các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu nên lợi nhuận từ nguồn lao động giá rẻ không thể bù đắp nổi các chi phí phụ trội vì nhập khẩu, làm cho ngành giày bị giảm sức cạnh tranh. Trong khi đó, các sản phẩm hỗ trợ của Trung Quốc tuy chất lượng cũng không phải là cao hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam, nhưng hàng của họ giá rất rẻ, nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng; thêm vào đó, quốc gia này còn có rất nhiều chính sách ưu ái với những khách hàng mới, khách hàng lớn, nhất là chính sách ưu đãi về giá, cho thanh toán chậm và có phong cách phục vụ tận tình nên được nhiều doanh nghiệp trong nước thuộc các lĩnh vực dệt may, dày da, lắp ráp xe máy, sản xuất sản phẩm điện tử đặt hàng. Theo giới doanh nghiệp quốc tế thì dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu thô của Trung Quốc, nên không thể trở thành một đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc được.

KẾT LUẬN:

Cuộc cạnh tranh trong ngành giày da giữa Việt Nam và Trung Quốc quá chênh lệch bởi vì Trung Quốc là nguồn cung cấp chính nguyên liệu đầu vào cho dệt may Việt Nam, do đó Trung Quốc rất phấn khởi khi Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớn hàng giày da vào thị trường chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Xuất khẩu càng tăng thì Việt Nam càng tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu của Trung Quốc. Giày da Việt Nam hiện gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc, nơi lắp ráp và sản xuất ra thành phẩm từ nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy ở Việt Nam là của các công ty Trung Quốc đầu tư. Do đó đây thực sự không phải là một cuộc cạnh tranh đúng nghĩa, mà đúng hơn là một quan hệ cộng sinh, tức hai bên dựa vào nhau mà đi lên.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 52)