Chính sách nhập khẩu của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 39)

II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA NHẬT BẢN TỪ CÁC NƯỚC

2. Chính sách nhập khẩu của Nhật Bản

2.1.Nhận xét chung về chính sách nhập khẩu của Nhật Bản

Nhật Bản duy trì hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) nhằm áp dụng ưu đãi thuế cho các nhiều mặt hàng nhập khẩu từ nước đang phát triển hoặc kém phát triển nhằm giúp tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu các nước này, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo. Chương trình GSP được thực hiện cho từng mặt hàng chỉ định và thường bị kiểm soát trọng mức hạn ngạch cố định(mức lẫy). Nếu nhập khẩu vượt quá lẫy, Nhật sẽ xem xét đình chỉ áp dụng thuế quan ưu đãi cho hết năm tài khóa đó. Với những quốc gia được hưởng GSP nhưng xét thấy đã đạt trình độ phát triên kinh tế tương đương các quốc gia phát triển, Nhật Bản sẽ loại khỏi danh sách các quốc gia được hưởng GPS. Để hàng hóa được hưởng thếu quan ưu đãi cần có giấy chứng nhận xuất xứ do quốc gia được hưởng GPS cấp.

Có hai biện pháp Nhật Bản áp dụng để quản lý định lượng với một số nhóm sản phẩm(để đáp ứng nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với quy định của WTO và bảo vệ nguồn lợi thủy sản): hạn ngạch thuế quan(TRQ), giấy phép nhập khẩu và cấm nhập khẩu. TRQ là biện pháp tự do hóa một phần mà các thành viên WTO nhân nhượng nhằm duy trì cho nhau một mức tiếp cận thị trường tối thiểu đối với một số nông sản nhạy cảm của các nước thành viên WTO. Các mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan của Nhật Bản như : sữa đặc(1585 tấn), bơ và dầu bơ (1873 tấn), gạo và các sản phẩm từ gạo(682200 tấn),……(nguồn WTO 2008). Chỉ khi có được chứng nhận về hạn ngạch được phân bổ thì doanh nghiệp nhập khẩu mới có quyền ký hợp đồng nhập khẩu theo số lượng quy định.

Nhật Bản là quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất khắt khe với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các tiêu chuân này có khi cao hơn những tiêu chuẩn quốc tế thông thường nhưng phù hợp với các nguyên tắc Tổ chức thương mại thế giới WTO.

40

Nhật Bản đang tiếp tục duy trì và phát triển chế độ mậu dịch tự do. Từ những năm 80, Nhật Bản đã xúc tiến mở cửa thị trường bằng việc cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, chấm dứt và nới lỏng các biện pháp hạn chế số lượng, cải thiện hệ thống cấp chứng nhận. Các nỗ lực này của Nhật Bản đã làm giảm bớt sự hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là với hàng sản xuất công nghiệp và khai thác mỏ, những mặt hàng này chịu thuế nhập khẩu trung bình 1,9%, mức thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, đối với hàng công nghiệp, Nhật Bản đã bãi bỏ tất cả các “hạn chế nhập khẩu còn lại”.

Đối với nông sản nhập khẩu, cho đến nay, Nhật Bản vẫn đang cố gắng để tự do hàng nhập khẩu và mở rộng cửa thị trường cho các nông sản chính như thịt bò và giống cây họ cam.

Các cố gắng này đã làm tăng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản một cách đều đặn. Ngày nay, Nhật Bản áp dụng các biện pháp toàn diện để mở rộng quy mô nhập khẩu như áp dụng các khuyến khích về thuế để đẩy mạnh nhập khẩu hàng công nghiệp, cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, cấp tín dụng nhập khẩu và các biện pháp khác. Các chính sách này đã làm giảm một khối lượng lớn thặng dư mậu dịch và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Nhật.

Người Nhật có thói quen đưa ra quyết định mua hàng căn cứ vào dấu chất lượng trên bao bì. Họ coi đó như là sự đảm bảo độ tin cậy về chất lượng hàng hoá được mua. Các nhà xuất khẩu có ý định thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần có được dấu chứng nhận JIS, JAS hoặc Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu các loại khác cho sản phẩm của mình để đảm bảo rằng các sản phẩm này có được tiêu chuẩn tối thiểu tại thị trường Nhật, từ đó dễ dàng cho việc tiêu thụ hàng hoá. Hơn nữa, thực tế cho thấy nếu chất lượng của một sản phẩm đã được thị trường Nhật chấp nhận thì sản phẩm đó hoàn toàn có thể cạnh tranh được ở các thị trường khác.

Hiện nay, Thái Lan rất quan tâm đến chế độ này và 8 nhà xuất khẩu của Thái đã được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận cho 27 chủng loại thực phẩm. Thái

41

Lan là nước thứ tư, sau Mỹ, Australia và Đài Loan, được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận này.

Các tiêu chuẩn mang tính hành chính - kỹ thuật do Nhật Bản đề ra nhìn chung là khá cao. Việc các nhà sản xuất thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá đã giúp họ thành công trong cạnh tranh trên thương trường.

Nhiều nhà sản xuất hay xuất khẩu nước ngoài muốn đưa hàng vào Nhật Bản cho rằng những tiêu chuẩn mà người Nhật đề ra là quá cao, việc đáp ứng được những tiêu chuẩn đó là rất khó khăn và quá tốn kém. Họ coi đó là những rào cản hạn chế xuất khẩu vào thị trường này. Ngược lại, nhiều nhà xuất khẩu nước ngoài nhận thức được là phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và độ an toàn của hàng hoá đối với người tiêu dùng Nhật và họ đã đạt được thành công.

Tóm lại, chính sách thương mại của Nhật Bản là khuyến khích nhập khẩu các hàng hoá nhằm đa dạng hoá nền kinh tế cũng như tăng tính năng động cho mỗi ngành sản xuất trong nước. Từ đó, tăng cường cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước thông qua cải tiến công nghệ, kỹ thuật, quản lý... Bên cạnh đó, chính nhờ mở cửa nền kinh tế của mình, Nhật Bản cũng tạo được sức ép để các nước đối tác mở cửa thị trường cho sản phẩm của mình.

Trong khi theo đuổi chính sách mậu dịch tự do, Nhật Bản vẫn có cơ chế bảo hộ ngành sản xuất trong nước một cách hiệu quả. Thay cho những biện pháp bảo hộ mang tính lộ liễu như áp đặt lệnh cấm, hạn chế số lượng hoặc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao, Nhật Bản đã sử dụng các biện pháp bảo hộ được lồng vào những lý do chính đáng như để báo vệ những ngành sản xuất trong nước trước những hành động thương mại không lành mạnh, bảo vệ sức khỏe con người, kiểm soát chất lượng, môi trường, quy định về an toàn thực phẩm, điều kiện lao động, kiểm soát dịch bệnh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, ghi nhãn hàng hoá...

42

Nhật Bản không thực thi chính sách bảo hộ bằng thuế quan với mặt hàng giày dép. Một số loại dày dép có thuế suất MFN khá cao từ 10%- 30%

Nhật bản áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 57 sản phẩm công nghiệp, chủ yếu trong lĩnh vực dệt may, da thuộc và các sản phảm da. Một số sản phẩm giày dép bàng da được quản lý bằng hạn ngạch với mục đích bảo vệ động vật quý hiếm như cá sấu, rùa biển,…

2.3.Chính sách nhập khẩu sản phẩm giày dép của Nhật Bản đối với Việt Nam

Việt Nam đã gia nhập WTO đồng thời do tiến trình hội nhập, quan hệ hợp tác phát triển kinh tế nói chung, thương mại nói riêng giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản đã và đang ngày càng mạnh mẽ hơn, trong những năm qua.

Giữa hai nước đã cùng ký kết và đang triển khai thực thi hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện kinh tế Việt-Nhật, trong đó có việc thực thi Hiệp định Tự do hóa thương mại Việt-Nhật. Vì thế, quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước sẽ ngày tốt đẹp hơn.

Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, nhìn chung Nhật Bản duy trì chính sách nhập khẩu giống như hầu hết các nước và vùng lãnh thổ khác. Nhật Bản không thực hiện chính sách bảo hộ bàng thuế quan đối với các sản phẩm cộng nghiệp, trong đó có các sản phẩm về giày dép. Mức thuế trung bình áp dụng là 5%, mức thuế này ko ý nghĩa bảo hộ cao. Ngoài ra, sản phẩm giày dép của Việt Nam cũng như một số sản phẩm khác khi xuất sang Nhật Bản được hưởng các ưu đãi theo chương trình thuế quan ưu đãi phổ cập GPS của Nhật Bản. Nhật bản cam kết giảm thuế tới mức ưu đãi GPS (tính từ 01/04/2008). Điều này tạo cơ hội lớn đối với các sản phẩm giày dép của Việt Nam khi tiến vào thị trường Nhật Bản.

Cũng theo nội dung Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu

43

đãi thuế trong đó có các mặt hàng giày dép. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Với vai trò là những người “nằm vùng”, đội ngũ tham tán cần chú trọng hơn đến các thông tin về hội chợ, triển lãm lớn có uy tín tại địa bàn để định hướng cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại hiệu quả.

Bảng số liệu giày dép Nhật Bản nhập khẩu (Đơn vị: 1000USD)

Các mặt hàng giày dép của ta có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Nhật Bản hiện nay chủ yếu là 3 loại sau:

- Giày, dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic (Mã HS 6402);

- Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc, dép xốp, quai hậu (Mã HS 6403);

- Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng nguyên liệu dệt (Mã HS 6404);

MẶT HÀNG

Nhật Bản nhập khẩu từ

VN Nhật Bản nhập khẩu từ TQ Nhật Bản nhập khẩu từ thế giới

2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 6402 77,328 87,152 103,739 1,648,000 1,735,000 1,713,000 1,873,344 1,947,176 2,042,900 6403 67,351 60,267 81,614 336,000 300,000 290,000 1,120,869 1,001,032 1,126,201 6404 47,289 44,049 56,329 761,780 760,000 780,000 929,992 918,367 1,047,457 6406 6,135 4,651 5,429 242,650 231,000 239,000 344,036 309,466 326,019 6401 19 1,750 3,391 113,520 116,000 169,000 129,359 143,706 166,397 6405 189 246 236 39,000 42,000 48,000 59,432 67,303 84,679 TỔNG 198,311 198,115 250,738 3,140,950 3,184,000 3,239,000 4,457,032 4,387,050 4,793,653

44

- Các bộ phận của giày, dép (Mã HS 6406);

- Giày dép không thấm nước, có đế ngoài và mũ bằng cao su, plastic (Mã HS 6401);

- Giày, dép khác (Mã HS 6405).

Kim ngạch xuất khẩu giày dép của ta sang Nhật Bản liên tục tăng trong các năm từ 2008-2010. Năm 2008, ta xuất khẩu 198,311 triệu USD thì sang năm 2010 con số này là 250,738 triệu USD, tăng 26,4%. Thị phần mặt hàng giày dép xuất khẩu của ta tại thị trường Nhật Bản cũng ngày càng gia tăng, từ 4,45% vào năm 2008 lên đến 5,23% vào năm 2010. Hiện nay, xuất khẩu giày, dép vào Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ giày dép tiềm năng của Việt Nam do mặt hàng giày mũi da của Việt Nam (cùng với Trung Quốc) đang bị EU áp thuế bán phá giá.

Xét về thị phần xuất khẩu giày dép của ta sang Nhật Bản, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở khu vực châu Á, mức tăng trưởng xuất khẩu trong những tháng đầu năm vẫn tương đối khả quan, cả về thị phần và kim ngạch. Việt Nam đã vượt qua Indonesia để trở thành nhà cung cấp giày dép lớn thứ 3 cho Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Italy.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)