Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 57)

III. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CUẢ GIÀY DÉP VIỆT NAM SO VỚI TRUNG

2.4Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty

2. Phân tích lợi thế cạnh tranh của giày da Việt Nam so với Trung Quốc tại thị trường Nhật Bản

2.4Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty

Nhìn chung, các công đoạn hỗ trợ sản xuất toàn diện như cung ứng phụ liệu, thiết kế, kiểm nghiệm, marketing, phân phối và phát triển thương hiệu hầu như vắng bóng ở Việt Nam. Một số nhà sản xuất trong nước đã có khả năng nhân dưỡng mẫu

58

và kiểm nghiệm chất lượng nội bộ, tuy nhiên chỉ một số ít cơ sở sản xuất liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là có thể tiếp cận với các công đoạn hỗ trợ sản xuất một cách liên tục và đầy đủ từ phía công ty mẹ hoặc từ đối tác “ruột”. Liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất với nhau, với các nhà cung ứng, phân phối và hậu cần cũng hầu như không có.

 Quy mô doanh nghiệp tại Việt Nam

Các nhà sản xuất trong ngành da giày tại Việt Nam có thể được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 235 đơn vị liên doanh và 100% vốn nước ngoài, thường từ Đài Loan và Hàn Quốc. Nhóm này chủ yếu là các đơn vị gia công giày cho các thương hiệu nổi tiếng Nike, Rebok, Addidas, Clarks và một vài đơn vị cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành. Đây là lực lượng sản xuất chính, chiếm tới 60% tổng công suất sản xuất giày dép của Việt Nam (429 triệu đôi) và có hệ thống thiết bị công nghệ ở mức trung bình cao, có khả năng thực hiện tất cả các công đoạn sản xuất giày. Các đơn vị sản xuất này cũng có tổ chức và trình độ quản lý sản xuất hiện đại, hưởng lợi thế vốn, thiết bị, thiết kế, marketing và phân phối sản phẩm từ các đối tác mua lớn.

- Nhóm 230 nhà sản xuất trong nước trong đó có một số nhà máy cổ phần hóa và 6 doanh nghiệp nhà nước, còn lại là doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này chủ yếu gia công hàng xuất khẩu cho các nhãn hiệu và các nhà bán lẻ lớn trên thế giới, tuy nhiên ở cấp độ nhỏ và ít ổn định hơn so với các đơn vị có vốn nước ngoài. Hệ thống thiết bị, công nghệ nói chung vẫn ở mức trung bình bán tự động và cơ khí, mức độ sử dụng lao động phổ thông còn cao, do đó năng suất lao động chưa được cải thiện. Đặc biệt, trình độ kỹ thuật, quản lý của các đơn vị này còn yếu kém do thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chủ yếu được học hỏi qua kinh nghiệm vừa làm vừa học. Năng lực marketing của nhóm này hầu như không có do bị quá phụ thuộc vào các trung gian xuất khẩu và chỉ tập trung vào gia công các đơn hàng xuất khẩu. Hầu như không có sự

59

hiện diện của các doanh nghiệp trong nước sản xuất phụ kiện cho ngành da giày.

- Nhóm các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công có công nghệ sản xuất đơn giản, chủ yếu cung ứng cho thị trường nội địa các sản phẩm có mẫu mã nghèo nàn. Nhóm này chưa có khả năng xuất khẩu.

 Thương hiệu

Do chuyên làm gia công nên sản phẩm giày của Việt Nam cũng không mang thương hiệu riêng. Tuy là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, người tiêu dùng quốc tế vẫn không biết đến các thương hiệu giày dép Việt Nam.

Vì sản xuất theo phương thức gia công với đối tác Đài Loan hoặc Hàn Quốc, các doanh nghiệp sản xuất giày với những logo và nhãn hiệu thương mại do phía nước ngoài chỉ định. Tuy nhiên, hầu hết các nhãn hiệu thương mại được sản xuất là những nhãn mác không nổi tiếng gắn vào những loại giày dép có giá bán thấp như là: John Smith, Simod, Bewild, Frenzy, Avia, Gola, Uno, Maine-new England, American, Sport, E-xeed, X-brand, Disney, Jucefull, Mc-one, Pro-limit, Ix-chel, JK 30, Primark, Oui Oui, Globe sport, Hopkido, Auchan, Ellesse, Atlantino, Decathion, Hatalan, Tesco, BHs,...

Ngoài ra, cũng có một số nhãn mác nổi tiếng được sản xuất tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên doanh hoặc một vài doanh nghiệp Việt Nam như: Nike, Reebok, Adidas, Clarks, Timberland, Rockport, Columbia, Fila, Diadora, Spirit, NNE West, Dunlop, Kangaroo, Bata, All-start, Victory, Puma, Umbro,...

Một số doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được nhãn mác riêng cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, song mới chỉ được biết đến trên thị trường nội địa như : Bitis, Vina, Thượng Đình,...

Tóm lại, tỉ lệ giày dép có giá trị thấp, nhãn mác không nổi tiếng là tương đối cao. Với đà này giày dép sản xuất tại Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh với các loại giày dép tương tự do Trung Quốc sản xuất

60

Theo Quy hoạch Phát triển ngành da giày đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 mới được phê duyệt, từ nay đến năm 2015, các nhà máy, cơ sở gia công, thuộc da sẽ được bố trí, di dời về các địa phương vùng vệ tinh của TP.HCM, như Long An, Đồng Nai, Tiền Giang... Khi đó, TP.HCM sẽ đảm nhiệm vai trò là trung tâm dịch vụ thương mại, thiết kế mẫu và dịch vụ công nghệ da giày, là nơi đặt các cơ sở sản xuất sản phẩm có giá trị cao, với quy mô hợp lý. Theo đó, tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ hình thành các cụm, khu công nghiệp chuyên ngành tại Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương. Khu vực này sẽ được ngành tập trung đầu tư thành các khu sản xuất, mua bán nguyên phụ liệu, đào tạo, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

 Hội chợ, triển lãm

Do ngành giày da Việt Nam mới phát triển, lại làm theo phương thức gia công là chủ yếu nên việc tham gia các hội chợ triển lãm để quảng cáo và trưng bày sản phẩm để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường phần lớn do phía đối tác đặt gia công thực hiện, tuy nhiên các doanh nghiệp tự sản xuất và xuất khẩu ngày càng quan tâm đến việc tham gia hội chợ triển lãm. Ngoài ra, do chi phí tham gia hội chợ triển lãm tốn kém nên nhiều khi hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp. Mấy năm vừa qua, được sự tài trợ của tổ chức Protrade, CHLB Đức và Thương vụ Đại sứ quán Italia tại Việt Nam, một số doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam đã tham gia hội chợ Dusseldorf, CHLB Đức và Simac, Italia. Ngoài ra, tại các hội chợ triển lãm da giày tại các nước trong khu vực như APFL - Hongkong, Quảng Châu - Trung Quốc, Busan - Hàn Quốc,... ngày càng được nhiều doanh nghiệp ngành giày Việt Nam tham gia.

Ngoài các triển lãm hội chợ tại nước ngoài, do ngành giày Việt Nam đã có vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế, để duy trì và phát triển, cần thiết phải tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế tại Việt Nam nhằm thu hút khách hàng nước ngoài tham gia. Hiệp hội da giày Việt Nam, Tổng công ty da giày Việt Nam đã phối hợp với các công ty triển lãm Top Repute, Hongkong tổ chức triển lãm da giày quốc tế hàng năm vào tháng 7 bắt đầu từ năm 1999 và được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

61

Đây là triển lãm quốc tế chuyên ngành đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, tuy quy mô triển lãm còn nhỏ nhưng đánh dấu một bước phát triển mới của ngành da giày Việt Nam trên thị trường thế giới và thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài nước đến tham quan và trao đổi kinh nghiệm.

 Xúc tiến bán hàng:

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc thực sự là một đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất giầy dép. Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã càng khẳng định điều này. Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản xuất giầy dép. Như vậy, cuộc cạnh tranh giữa sản phẩm giầy dép của 2 nước sẽ là cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thừa nhận, giầy dép của Trung Quốc giá rất rẻ, mẫu mã phong phú hơn, chi phí sản xuất cũng thấp hơn, nguồn nguyên liệu cũng được chú trọng đầu tư một cách dài hơi và bài bản hơn. Trên thị trường Việt Nam cũng vậy, hàng giày dép của Trung Quốc được bày bán khắp nơi,

Hiển thị trên các chuyên trang mua bán trên internet của các nhà kinh doanh Việt Nam.

Mặc dù nhiều nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam đã xây dựng được website của riêng mình nhưng nhìn chung họ vẫn chưa được biết đến tại các trang web thương mại trên internet. Các website tiếng Anh của một số nhà sản xuất đã mang lại những ấn tượng tốt về năng lực sản xuất, đặc biệt là đối với những dòng sản phẩm của họ, chứng nhận chất lượng và trang thiết bị tại chỗ (ví dụ trang web của doanh nghiệp Vinh Thông). Trong tương lai, các nguồn tham khảo thông tin về các nhà sản xuất nên được cải thiện tốt hơn. Có thể tham khảo trang web của hiệp hội các nhà sản xuất giày Braxin rất ấn tượng, có chức năng yêu cầu catalogue của các nhà xuất khẩu:

Http://www.abicalcados.com.br/international/index.php?pagina=about_presentation

Trang web chuyên ngành giày http://shoeinfonet.com có một cơ sở dữ liệu rất phong phú về các nhà sản xuất, cung ứng nguyên phụ liệu, hiệp hội, nhà phân phối,

62

đại lý. Đặc biệt trang web này cho phép quảng bá miễn phí thông tin các doanh nghiệp và tổ chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang web Alibaba mua bán trực tuyến giữa các doanh nghiệp B2B lớn nhất thế giới cũng là một kênh quan trọng của các nhà xuất khẩu

Http://www.alibaba.com/catalogs/322/Shoes_Accessories.html

Cổng Thương mại điện tử quốc gia Việt Nam - Bộ Thương mại là một công cụ có thể sử dụng (http://www.ecvn.com/).

Biểu đồ 5:Số lượng các nhà SX và XNK giày dép trên trang web: shoeinfonet.com

Tóm lại, Việt Nam có điểm mạnh ở mô hình sản xuất của một số đơn vị liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Phương thức sản xuất không toàn diện, chủ yếu là phương thức gia công, Không có thương hiệu giày dép quốc tế.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 57)