KẾT LUẬN VỀ NHỮNG ĐIỀM MẠNH VÀ ĐIỀM YẾU TRONG VIỆC XUẤT KHẨU GIÀY

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 74)

XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM SO VỚI TRUNG QUỐC THÔNG QUA MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER

- Về điều kiện các yếu tố sản xuất: Ngành giày da nói chung và giày dép nói riêng của Việt Nam sử dụng phần lớn nguyên liệu, máy móc, thiết bị và công nghệ từ bên ngoài…Và Trung Quốc là 1 trong những nước xuất khẩu những thứ này sang Việt Nam. Chính vì vậy, nhìn chung, về điều kiện này, Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh so với Trung Quốc.

- Về các điều kiện về cầu: Nhật Bản là một nước khan hiếm tài nguyên, vì vậy, người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng dùng hàng nhập khẩu rất lớn. Trong điều kiện những xung đột, căng thẳng về biển đảo đang diễn ra mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, cùng với tiếng xấu về chất lượng mà hàng Trung

75

Quốc gặp phải lâu nay, xét về yếu tố này, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với Trung Quốc.

- Yếu tố các ngành công nghiệp liên kết, hỗ trợ: Việt Nam mất hẳn lợi thế so với Trung Quốc. Cuộc cạnh tranh trong ngành giày da giữa Việt Nam và Trung Quốc quá chênh lệch bởi vì hầu hết nguyên liệu sản xuất giày dép của Việt Nam là nhập từ nước ngoài trong đó phần lớn là nhập từ Trung Quốc. Do đó năng lực cạnh tranh trong yếu tố các ngành công nghiệp liên kết, hỗ trợ của giày da Việt Nam yếu hơn Trung Quốc rất nhiều.

- Về các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty: Việt Nam có điểm mạnh ở mô hình sản xuất của một số đơn vị liên doanh và 100% vốn nước ngoài, còn lại thì chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, phương thức sản xuất không toàn diện, chủ yếu là phương thức gia công, không có thương hiệu giày dép quốc tế, chưa có sự liên kết trong ngành, việc xúc tiến thương mại chưa được chú trọng, chưa tạo được các trang web bán hàng có quy mô trên thi trường thế giới. Trong khi những điều vừa nêu trên thì Trung Quốc hầu như chiếm vị trí đứng đầu và là điểm mạnh của Trung Quốc. Cho nên Trung Quốc có lợi thế hơn Việt Nam.

- Yếu tố cơ hội: Có thể nói với tình thế như hiện nay, cùng với sự nỗ lực của ngành, sự hỗ trợ của chính phủ, bên cạnh đó là những khó khăn mà Trung Quốc đang vướng phải.Việt Nam có nhiều cơ hội hơn so với Trung Quốc trong việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng giày dép, gia tăng vị thế của mình về sản phẩm này trên trường quốc tế.

- Về yếu tố chính phủ: Mặc dù cả 2 nước đều có những chính sách tích cực nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp giày da phát triển mạnh. Nhưng có thể dễ dàng nhận ra là ngành giày da của Trung Quốc được hưởng nhiều chính sách đúng đắn của chính phủ Trung Quốc hơn là giày da của Việt Nam. Ngoài những chính sách thúc đẩy, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành ở trong nước, Trung Quốc còn có những chính sách xuất khẩu hợp lý, tăng sức cạnh tranh cho ngành giày da.

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Michael E.Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ 2009

- Nhiều tác giả, Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế NXB Lao Động Xã Hội 2009 - Hoàng Thị Chính, Nguyễn Hữu Lộc, Nguyễn Phú Tụ, Giáo Trình Kinh Tế

Quốc Tế NXB Thống Kê 2010

- Michael E.Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ 2009 Các website:

 Hiệp hội Giày Da Việt Nam: http://www.lefaso.org.vn/

 Tổng cục Hải Quan: http://www.customs.gov.vn/default.aspx

 Tổng cục thống Kê: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217

 Chống bán phá giá: http://chongbanphagia.vn

 Bộ lao động - thương binh xã hội: http://www.molisa.gov.vn/

 Bộ Công Thương : http://tttm.vecita.gov.vn/dstk.aspx?NewID=387E&CateID=100

 Thời báo kinh tế Việt Nam: http://vneconomy.vn/home.htm

 Tổ chức thương mại thế giới: http://www.wto.org/

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)