Nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 36 - 38)

II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA NHẬT BẢN TỪ CÁC NƯỚC

1. Thị trường của sản phẩm giày dép tại Nhật Bản

1.1. Nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng

Giầy dép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được chia làm 6 loại chính: giày da, giày thể thao, giày vải và dép đế da, cao su hoặc plastic. Giày trên thị trường Nhật Bản có nhiều loại cỡ tiêu chuẩn khác nhau. Giày của Nhật Bản thường

37

có tính kích cỡ theo cm. Thường cùng một chiều dài thì giày Châu Âu và Mỹ lại có chiều ngang hẹp hơn so với giày của Nhật Bản do sự khác nhau về cỡ chân giữa người Châu Âu và người Nhật Bản. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà sản xuất nước ngoài đang chuyển sang sản xuất giày bằng khuôn của Nhật Bản sản xuất nên giày nhập khẩu ngày càng phù hợp với cỡ chân của người Nhật Bản.

Giày da Nhật Bản mang nhãn hiệu Châu Âu và Mỹ thường có giá cả cao hơn giày mang nhãn hiệu Nhật Bản, trong khi giày da nhập khẩu từ các nước Châu Á lại có giá thấp hơn. Hầu hết giày thể thao trên thị trường Nhật Bản là được nhập khẩu từ Châu Á với các nhãn hiệu thông dụng từ những nhà sản xuất lớn và có giá rẻ hơn. Tuy nhiên, loại giày thể thao hàng đầu và ưa chuộng nhất đối với người Nhật Bản vẫn là giày mang nhãn hiệu của Mỹ.

Gần đây các nhà sản xuất giày vải của Nhật Bản cũng sản xuất các loại giày vải kỹ thuật cao có dáng thể thao và mốt hơn trước.

Hiện nay, theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, trung bình một người Nhật Bản sẽ chi tiêu khoảng 1.736 Yên/năm (khoảng 16,5 USD/năm) để mua sắm giày dép.

1.1.2 Thị hiếu:

Hiện nay, thị hiếu của người Nhật Bản đang nghiêng về hướng mưu cầu sức khoẻ và trật tự, thậm chí là bao bì sản phẩm đều bị ảnh hưởng bởi xu hướng này.

Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm… và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời cũng chú ý tới các dịch vụ hậu mãi, phương thức phân phối của các nhà sản xuất.

Tỉ lệ người cao tuổi tại Nhật đang tăng nhanh. Nếu năm 1970, những người ở độ tuổi 15 chiếm gần 25% thì tới nay chỉ xấp xỉ 14%. Trong khi đó, những người từ 15 đến 65 và trên 65 đang tăng rất nhanh. Chính tỉ lệ gia tăng “dân số già” đã tác động đến nhiều mặt trong đời sống xã hội, nhất là tập quán mua sắm của người

38

Nhật. Vì thế, người Nhật hiện nay kỹ tính hơn, thích sản phẩm có độ tinh tế cao, khắt khe trong chất lượng hàng hóa

Người Nhật không chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn chú ý đặc biệt đến giá cả. Một điều thú vị khác là nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người Nhật mang tính “thời vụ“ rất rõ rệt. Với hầu hết các chủng loại và màu sắc hàng hoá, người Nhật đều chọn lựa theo mùa. Bên cạnh đó, người Nhật cũng thích được lựa nhiều kiểu dáng trong cùng loại hàng để chọn ra sản phẩm ưng ý nhất.

Tóm lại, thị hiếu tiêu dùng của người Nhật có nguồn gốc từ truyền thống văn hoá và điều kiện kinh tế, xã hội. Điểm mạnh lớn nhất của người Nhật là họ có cảm nhận tính thẩm mỹ cao và khắt khe trong từng chi tiết.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)