1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO THÁI LAN

27 6,9K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 599 KB

Nội dung

VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO THÁI LAN

Trang 1

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài:

VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO THÁI

Lớp: TMA301(1-1112).1_LT Giảng viên hướng dẫn: THS Vũ Hoàng Việt

Hà Nội, ngày 8 tháng 11 năm 2011

Trang 2

Bảng phân công nhiệm vụ

09510105906 - Làm phần chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành

- Bổ sung và hoàn thiện phần chính phủ

và cơ hội

2 Phạm Thị Ngọc Lâm

0951010134 - Làm phần: điều kiện cầu, bài học cho Việt Nam

- Chỉnh sửa, bổ sung,hoàn thiện, kiểm tra cuối cùng, in và nôp tiểu luận

3 Phan Hà Vi

0951020177 - Viết phần mở đầu, cở sở lí luận và kết luận cho tiểu luận

- Bổ sung và chỉnh sửa bài tiểu luận

Trang 3

MỤC LỤC

I Khái quát chung 5

1 Cơ sở lý thuyết 5

2 Tổng quát về Thái Lan 6

3 Đôi nét về tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo của Thái Lan 7

II Các nhóm yếu tố trong mô hình kim cương của M.Porter 7

1 Điều kiện yếu tố sản xuất 7

2 Nhu cầu trong nước 11

3 Các ngành hỗ trợ và liên quan 12

4 Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh 14

5 Vai trò của Chính phủ 16

6 Cơ hội 18 III Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình kim cương 18

1 Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành với điều kiện các yếu tố sản xuất 19

2 Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành với điều kiện cầu 19

3 Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành với các ngành hỗ trợ và có liên quan 20

4 Mối quan hệ giữa điều kiện các yếu tố sản xuất với điều kiện cầu 20

5 Mối quan hệ giữa điều kiện yếu tố sản xuất với các ngành hỗ trợ và có liên quan 21

6 Mối quan hệ giữa điều kiện cầu với các ngành hỗ trợ và có liên quan 21

7 Mối quan hệ giữa chính phủ và cơ hội với các yếu tố còn lại 22

IV Bài học cho Việt Nam 23

Trang 4

MỞ ĐẦU

Hiện nay, tính cạnh tranh của một quốc gia, một ngành kinh tế, hay mộtsản phẩm là một vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ và các ngành côngnghiệp khi bước vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực thế giới.Vấn đề này đãđược rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, sơ khai trong các lý thuyết cổ điển

và dần hoàn thiện trong các lý thuyết mới Một trong số đó phải kể tới MichaelPorter – cha đẻ của lợi thế cạnh tranh, với lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia( National Competitive Advantage).Đây được xem là lý thuyết tiếp cận thươngmại quốc tế toàn diện, đầy đủ nhất, kết hợp được các cách giải thích khác nhautrong các lý thuyết thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đưa ra một kháiniệm khá quan trọng : lợi thế cạnh tranh quốc gia Cũng chính vì điểm tiến bộ

đó, rất nhiều quốc gia, nhiều ngành kinh tế, nhiều sản phẩm đã vận dụng lýthuyết này để tạo tính cạnh tranh cho mình Sự cạnh tranh của mặt hàng gạoThái Lan là một ví dụ điển hình với việc trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầuthế giới từ năm 1962, khi Myanmar đánh mất vị trí số một trên thị trường lươngthực toàn cầu

Việc nghiên cứu sự vận dụng mô hình kim cương cho mặt hàng gạo Thái làviệc làm cần thiết để rút ra bài học quý báu cho Việt Nam, nước có mặt hànggạo không quá khác biệt về chủng loại và chất lượng so với gạo Thái và cũng lànước xuất khẩu gạo thứ hai sau Thái Lan trên thế giới Đặc biệt là hiện nay, cácchuyên gia Thái Lan và châu Âu nhận định rằng với chính sách bảo hộ giá gạocủa Chính phủ Thái Lan sẽ khiến Thái Lan mất vị trí số 1 trong bản đồ xuấtkhẩu gạo thế giới vào tay Việt Nam

Quá trình nghiên cứu vấn đề được thực hiện qua việc thu thập, phân tíchcác tài liệu có liên quan đến điều kiện các yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu; cácngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; chiến lược, cơ cấu và môi trườngcạnh tranh ngành của mặt hàng gạo Thái , các bài báo, các tác phẩm nghiên cứucủa các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đã được công bố, các tài liệu,giáo trình môn chính sách thương mại quốc tế, các số liệu thống kê, các nguồnthông tin trên website, các phương tiện thông tin đại chúng…

Trang 5

I Khái quát chung

1 Cơ sở lý thuyết

Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốcgia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tếtạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trựctiếp Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thịtrường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh Lợi thế cạnh tranhquốc gia thường bị hiểu nhầm với lợi thế so sánh Thực chất lợi thế so sánh chỉ

là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó của một quốc giahoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tự nhiên, tàinguyên hay con người Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi

là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển Tuy nhiên đây mới chỉ là cơ sởcho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho

sự thành công trên thị trường quốc tế Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cungcấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tưhoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp

Lý thuyết cạnh tranh quốc gia giải thích tại sao một số quốc gia lại cóđược vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm( có lợi thế cạnh tranhmột số sản phẩm) Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằngkhả năng cạnh tranh của một nền công nghiệp được thể hiện tập trung ở khảnăng sáng tạo và đổi mới của ngành.Theo ông, khi thế giới cạnh tranh mang tínhchất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đốihay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc giađược tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thươngtrường quốc tế Theo lý thuyết này lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở

sự liên kết của bốn nhóm yếu tố , tao thành mô hình kim cương ( diamond) theonhư sơ đồ sau:

Trang 6

Trong đó, bốn yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khảnăng cạnh tranh quốc gia bao gồm: điều kiện các yếu tố sản xuất; điều kiện vềcầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; chiến lược, cơ cấu và môitrường cạnh tranh ngành Ngoài ra còn có hai yểu tố khác có thể tác động tớibốn yếu tố cơ bản trên, đó là : chính sách của Chính phủ và cơ hội  MichaelPorter cho rằng thành công hay hay thất bại của một quốc gia trong một ngànhcông nghiệp cạnh tranh quốc tế phụ thuộc vào sự hiện diện và mức độ tinh vicủa các nhân tố quyết định trong “mô hình kim cương” và một quốc gia chỉthành công khi nó khai thác được những thuận lợi và nâng cấp được lợi thế đểvượt qua những bất lợi về các nhân tố Lợi thế cạnh tranh lâu dài chỉ có thể đạtđược nhờ đổi mới và nâng cấp liên tục lợi thế cạnh tranh.

2 Tổng qua về Thái Lan

Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: รรรรรรรรรรรรรร

Racha-anachakra Thai), thường gọi là Thái Lan, là mộtquốc gia nằm ở vùng Đông Nam

Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phíaNam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman.Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Thái Lan có diệntích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân sốkhoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới Ngôn ngữ chính thức là tiếng

Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành

Điều kiện về cầu

Điều kiện các yếu

tố sản xuất

Các ngành hỗ trợ và có

liên quan Chính phủ

Cơ hội

Trang 7

Thái.Từ năm 1985 đến 1995, kinh tế Thái Lan phát triển nhanh và trở thànhnước công nghiệp mới trong đó du lịch có những điểm đến nổi tiếng nhưPattaya, Băng Cốc và Phuket và xuất khẩu đóng góp quan trọng vào nền kinh tế.

3 Đôi nét về tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo của Thái Lan

- Về sản xuất: Thái Lan có 3,7 triệu hộ gia đình, chiếm 66% của 5,6 triệu hộ

nông dân trồng lúa trong cả nước; với diện tích trồng lúa khoảng 62-66 triệurai, đạt sản lượng là 24 – 27,2 triệu tấn thóc/năm, chiếm 4% sản lượng thếgiới 80% diện tích trồng lúa nằm ở khu vực có mưa

- Về chế biến: Thái Lan có khoảng 40.000 nhà máy xay sát thuộc cỡ vừa và

nhỏ nằm rải rác ở các vùng nông thôn

- Về thị trường trong nước: Mỗi năm Thái Lan tiêu dùng nội địa khoảng

13,6-14,2 triệu tấn thóc, trong đó 10-10,3 triệu tấn dùng trong tiêu dùng trực tiếp,1-1,1 triệu tấn làm giống và chế biến thức ăn gia súc, còn lại để chế biếnkhác

- Thị trường nước ngoài: Thái Lan có thu nhập từ việc xuất khẩu gạo là 70-80

tỷ Baht ( tương đương 1,583 triệu USD), đứng thứ nhất trên thế giới, chiếm27% thị phần gạo trên thế giới Mỗi năm Thái Lan xuất khẩu 5,6-7,5 triệu tấngạo, trong đó gạo có chất lượng tốt chiếm 56,7%, chất lượng trung bìnhchiếm 6,6%, gạo chất lượng thấp 18,5%, gạo sấy 28,1% Dự kiến năm 2004Thái Lan sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo

II Các nhóm yếu tố trong mô hình kim cương của M Porter

1 Điều kiện các yếu tố sản xuất.

Dựa vào lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của M Porter,ta có thểgiải thích tại sao Thái Lan lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất gạođồng thời là quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo thông qua việc phân tíchnhân tố thứ nhất trong khối kim cương của M.Porter là điều kiện các yếu tố sảnxuất

Sự phong phú dồi dào của các yếu tố sản xuất có vai trò nhất định đối vớilợi thế cạnh tranh quốc gia, Thái Lan có lợi thế hơn khi sản xuất và xuất khẩu

Trang 8

lúa gạo sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào mà quốc gia có nhiều Trước hết phải

kể đến nhóm các yếu tố cơ bản bao gồm: đất đai, khí hậu, thủy lợi, giống lúa,phân bón, lao động giản đơn

Vị trí địa lý

Thái Lan nằm trong khu vực Đông Nam Ávới diện tích khoảng 514000 km2 trên bềmặt Trái Đất với tổng diện tích đất khô là

511770 km2 và diện tích đất ngập nước là

2230 km2 Thái Lan có hai hệ thống sôngchính là sông Chao Phraya và sông MêKông ngoài ra còn có sông Wang, Nan,Yom và Ping thuộc hệ thống song ChaoPhraya cung cấp nguồn nước cho sản xuấtnông nghiệp

Như vậy, với diện tích rộng lớn đôngbằng cùng với hệ thống sông ngòi dẫnnước quanh năm thì Thái Lan là đất nước

có vị trí địa lý thuận lợi để sản xuất nôngnghiệp, đặc biệt là với lúa nước Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh với các nước lâncận như Việt Nam, Mianma, Ấn Độ…

 Đất đai

Thái Lan có tổng diện tích đất khoảng 51,4 tiệu ha, trong đó diện tích đấttrồng lúa chiếm 9,6 triệu ha mà phần lớn nằm trong khu vực Đông Bắc với diệntích 4,8 triệu ha Khoảng hai phần năm diện tích của Thái Lan được bao phủ bởicác dãy núi, đồi núi cản trở việc trồng trọt Tuy nhiên, theo thông tin chi tiết đãđược thông qua các cuộc điều tra thì phải có khoảng một phần mười trong số đóđược chuyển đổi với mục đích nông nghiệp Hiện nay, đất canh tác chiếmkhoảng 34% diện tích đất trồng trọt, đất trồng cây lâu năm chiếm 6%, đồng cỏvĩnh viễn là 2%, rừng và đất trồng rừng chiếm 26% còn lại 32% là đất phục vụmục đích khác Từ những số liệu trên có thể thấy được phần lớn diện tích đấtnông nghiệp ở Thái Lan được sử dụng để trồng lúa

Trang 9

 Khí hậu

Khí hậu Thái Lan là khí hậu nhiệt đới gió mùa Thời tiết nóng với nhiệt

độ trung bình hàng năm là 28,1oC ( từ 9,9 – 39,9oC) Lượng mưa trung bìnhhàng năm tại Bangkok là 1418 mm (từ 870 – 2072 mm), 85,8% tập trung từtháng 5 đến tháng 10 Thái lan có bốn mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng

10, mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12 Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ravào mùa mưa Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam,nhiệt độ thường từ 32oC vào tháng 12 và lên tới 35oC vào tháng 4 hàng năm

Đây là khí hậu đặc trưng của Đông Nam Á giúp Thái Lan phát triển nôngnghiệp các cây nhiệt đới, đặc biệt sản xuất lúa gạo có lợi thế cạnh tranh cao

 Thủy lợi

Hai hệ thống sông chính của Thái Lan là Chao Phraya và Mê Kông.Haicon sông này cũng hỗ trợ thủy lợi cho nền kinh tế nông nghiệp của Thái Lan.Ngoài hai hệ thống sông lớn còn có một số hệ thống sông và các sông khác từcác vùng đất trong phạm vi biên giới của Thái Lan vào Vịnh Thái Lan và biểnAndama.Các lưu vực sông Chao Phraya là con sông có hệ thống thủy lợi lớnnhất ở Thái Lan, bao gồm khoảng 35% đất của quốc gia, và thoát nước có diện

tích 157.924 km ² Sông Mê Kông là con sông dài thứ 11 trên thế giới và lớn

thứ 12 theo thể tích (xả 475 km3 nước hàng năm) Chiều dài ước tính của sông là

4880 km và tưới tiêu cho gần 810 000 km2 Mê Kông là hệ thống sông lớn thứhai sau sông Chao Phraya

 Giống lúa

Thái Lan có nguồn gen dồi dào về giống lúa Ngân hàng gen có hơn24.000 dòng/giống Gần 100 giống lúa cải tiến đã được công nhận đưa vào sảnxuất Giống lúa nổi tiếng nhất là KHAO DAWK MALI 105 (HOM MALI) haycòn gọi là HƯƠNG NHÀI (JASMINE) có phẩm chất ngon, mềm và thơm

Trang 10

trộn lớn hơn so với cát pha sét Một số thí nghiệm được thực hiện ở Thái Lanhơn 20 năm để nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón hóa học và phân trộnrơm rạ dựa trên năng suất lúa, thấy rằng sản lượng nhiều như nhau cho tất cả cácphương pháp điều trị trong ngắn hạn, nhưng phân trộn rơm nếu liên tục áp dụng

sẽ mang lại một sự cải thiện dần dần tính chất của đất lúa và tăng năng suấtđáng kể Ngoài ra, một nghiên cứu so sánh các tính chất của đất theo phân trộnrơm rạ và phân bón hóa học được thực hiện trong dài hạn Đất nhận được phântrộn rơm không chỉ cần có mật độ thấp, mà còn có hàm lượng chất hữu cơ đáng

kể

 Lao động phổ thông

Thái Lan vốn là một nuớc nông nghiệp truyền thống với dân số nông thônchiếm khoảng 80% dân số cả nước Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷqua có vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượngcuộc sống cho người dân

Bên cạnh các yếu tố đầu vào cơ bản còn phải kể đến các yếu tố đầu vào cao cấpbao gồm hệ thống hạ tầng và lao động có tay nghề Các yếu tố này hiện đang lànhững đầu vào quan trọng nhất giúp ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạo tạođược lợi thế cạnh tranh trình độ cao, đó là lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chấtđộc đáo sản phẩm và công nghệ

 Hệ thống hạ tầng

Thái Lan khuyến khích nông dân gieo trồng lúa vụ 3 trong năm trên diệntích canh tác có thể thực hiện được, áp dụng các máy móc trang thiết bị khoahọc tiên tiến hiện đại thay thế lao động chân tay để góp phần chuyên môn hóasản xuất làm tăng năng suất lúa trên cùng một diện tích canh tác Nhà nước ThaiLan có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợiphục vụ cho nông nghiệp Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đấtcanh tác trên toàn quốc góp phần nâng cao năng suất lúa và cây trồng trong sảnxuất nông nghiệp Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng cácthủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp trên cả nước Nhằm mục tiêuphát triển dài hạn, Chính phủ Thái Lan có kế hoạch hiện đại hóa ngành nôngnghiệp, đồng thời thúc đẩy sản xuất lương thực thự phẩm (đặc biệt là lúa gạo),

Trang 11

các nguồn năng lượng thay thế và áp dụng các chính sách mới để cải thiện hiệuquả sự dụng đất trong cả nước.

 Lao động có tay nghề

Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụngmột số chiến lược như: Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ củatừng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môntrong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hộicho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro

và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân Vì vậy, nông dân chuyênnghiệp tăng 19,5% trong tổng số nông dân trong năm 2004 

Tóm lại xét về khía cạnh điều kiện các yếu tố sản xuất thì Thái Lan không

chỉ tận dụng tốt những ưu đãi của tự nhiên như là những yếu tố cơ bản mà còn

tự trang bị, nâng cao những yếu tố đầu vào cao cấp Điều này một phần lý giảicho những lợi thế của ngành lúa gạo Thái Lan trên trường quốc tế

2 Nhu cầu trong nước

Thông qua các tác động tĩnh và động nhu cầu trong nước xác định mức đầu

tư, tốc độ và động cơ đổi mới của các doanh nghiệp trong nước Ba khía cạnhcủa nhu cầu trong nước có ảnh hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp là: bản chất của nhu cầu, dung lượng và mô hình tăng trưởng của nhu cầu

và cơ chế lan truyền nhu cầu trong nước ra các thị trường quốc tế

Với mặt hàng gạo, đây là một loại lương thực thiết yếu trong cuộc sốngngười dân Thái Lan Cơm-loại thức ăn được nấu ra từ gạo là thức ăn hàng ngàykhông thể thiếu được trong bữa cơm của người Thái Vì vậy nhu cầu nội địaluôn ở mức cao Dù giá gạo có tăng cao thì người dân Thái Lan cũng sẽ khôngdừng được việc tiêu dung mặt hàng chuyển ngay lập tức sang tiêu dung mặthang khác được mà chỉ có thể tiêu dung mặt hang gạo với số lượng thấp hơnthôi

Mặt hàng gạo là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống nên mức độ đòi hỏi củangười dân về mặt hàng này cũng dễ tính Nhưng cuộc sống ngày càng phát triển,

Trang 12

đời sống người dân Thái cũng không ngừng nâng cao và xu hướng muốn “ănngon mặc đẹp” là điều đương nhiên Mong muốn được ăn những loại gạo ngonhơn là điều bình thường và điều đấy sẽ tạp áp lực hơn cho các nhà quản lý,nghiên cứu tìm ra những loại giống lúa mới ngon hơn đạt hiệu quả cao hơn để

áp dụng trong trồng trọt, sản xuất

3 Ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

 Chọn tạo giống

Việc cải tạo giống lúa đã được nông dân bản xứ thực hiện qua nhiều thế

kỷ do họ đã trồng nhiều giống địa phương trên cùng một lô ruộng cho phép sựlai tạp tạo ra một dạng cây mới, rồi chọn lọc cẩn thận những con lai tốt nhất đểgieo trồng trong vụ sau

Năm 1907, cuộc đấu xảo giống lúa đầu tiên được tiến hành tại Thái Lan

đã thúc đẩy công tác chọn tạo giống lúa Năm 1916, trại thí nghiệm lúa đầu tiênđược thành lập và chương trình lai tạo giống cũng như các công tác nghiên cứumọi mặt đã được thiết lập

Hiện nay, công tác chọn tạo giống lúa là một trong những nhiệm vụ chính của

Phòng Nghiên cứu & Phát triển Lúa và 27 Trung tâm Nghiên cứu Lúa trực

thuộc Phòng Nghiên cứu & Phát triển Lúa cũng chịu trách nhiệm sản xuất 2500tấn hạt giống lúa nguyên chủng hàng năm

Quy trình sản xuất lúa giống để cung cấp cho người nông dân như sau:

Trang 13

Thủy lợi và phân bón

Theo bộ trưởng nông nghiệp Thai Lan Somsak Thepsuthin: “mở rộng hệthống tưới tiêu và phục hối độ màu mỡ của đất là phương tiên then chốt để đạtđược những mục tiêu trên” Bộ nông nghiệp Thái Lan đã quyết định chi 2 tỉ bahtcho những dự án tưới tiêu nhằm đẩy mạnh sản lượng lúa ở những vùng thiếunước và cho nông dân vay 10 tỉ để nuôi gia cầm Việc nuôi gia cầm có thể giảmgiá thành sản xuất lúa vì phân gia cầm có thể thay thế phân hóa học

 Công nghiệp chế biến, công nghiệp dich vụ và sản xuất đồ gia dụng

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã tậptrung phát triển các ngành mũi nhọn, như: thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chếbiến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Một trong những chínhsách đem lại thành công cho ngành công, nông nghiệp nông thôn của Thái Lan

đó là, Thái Lan đã chủ động mở cửa thị trường khi thích hợp Thái Lan đã có

KHU VỰC NHÀ NƯỚC KHU VỰC TƯ NHÂN

nông & Khuếch

trương Lúa gạo

- Sở Khuếch trương

Hợp tác xã

Chọn tạo giống

Hạt giống siêu nguyên chủng

Hạt giống nguyên chủng

Hạt giống đăng kí

Hạt giống xác nhận

Công ty/nhà sản xuất lúa giống

Giống lai Giống óp

Hạt giống thương

mại

NÔNG DÂN NÔNG

DÂN

HẠT GIỐN

G NÔNG DÂN TỰ

ĐỂ DÀNH

Ngày đăng: 29/01/2014, 13:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân công nhiệm vụ - VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO THÁI LAN
Bảng ph ân công nhiệm vụ (Trang 2)
Bảng đánh giá và cho điểm - VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO THÁI LAN
ng đánh giá và cho điểm (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w