Công nợ phải thu:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam (Trang 55 - 61)

- Cho kết quả nhanh chóng để ra quyết định kịp thời.

c)Công nợ phải thu:

c.1. Kiểm tra số dư và việc phân loại công nợ phải thu

- Thu thập bảng tổng hợp số dư công nợ phải thu theo phân loại từng nhóm: Phải thu tạm ứng, phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác

- Bảng tổng hợp phải có các thông tin sau: tên đối tượng nợ, năm phát sinh, số tiền

- Kiểm tra số tổng hợp so với sổ chi tiết và Báo cáo tài chính.

- Phân loại nợ phải thu có khả năng thu hồi và nợ khó đòi, không có khả năng thu hồi.

c.2. Kiểm tra việc đối chiếu công nợ

- Thu thập các biên bản đối chiếu công nợ phải thu đối với từng nhóm. - Trường hợp khách hàng chưa thực hiện đối chiếu công nợ tại thời điểm định giá thì KTV lập thư đối chiếu công nợ và gửi đến các đối tượng.

c.3. Kiểm tra các khoản nợ phải thu khó đòi

- Thu thập bảng tổng hợp các khoản nợ phải thu khó đòi.

- Kiểm tra các hồ sơ chứng từ có liên quan tới việc không có khả năng thu hồi, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ chứng từ theo quy định của nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.

c.4. Kiểm tra các khoản phải thu có số dư ngoại tệ:

- Thực hiện việc đánh giá lại công nợ phải thu có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm định giá.

- Đối với ngoại tệ không có tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì tính theo tỷ giá tính chéo.

c.5 Căn cứ xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi:

Căn cứ để xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại Nghị định số 69/2002/NĐ- CP của Chính phủ và Thông tư số 85/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính:

- Tài liệu chứng minh khoản nợ tồn đọng đến thời điểm ngày 31/12/2000 (đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động) và đến thời điểm xử lý nợ chưa thu được hoặc đến thời điểm chuyển đổi (đối với doanh nghiệp chuyển đổi) chưa thu được là: Biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.

- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

- Tài liệu chứng minh khoản nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây coi là khoản nợ không có khả năng thu hồi:

+ Đối với khoản nợ mà khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã giải thể, phá sản:

+ Quyết định hoặc thông báo giải thể của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc quyết định phá sản doanh nghiệp của toà án (bản sao có ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp - dưới đây gọi tắt là bản sao). Trường hợp tự giải thể thì có thông báo của doanh nghiệp hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức;

+ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, phải có thêm tài liệu chứng minh khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản nhưng chưa thanh toán hết nợ cho doanh nghiệp: xác nhận

của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc của Toà án thụ lý phá sản doanh nghiệp.

+ Đối với khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.

+ Đối với khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án phạt tù hoặc người thừa kế theo luật, nhưng không có khả năng chi trả theo phán quyếtcủa Toà án:

+ Đối với khách nợ là cá nhân đã chết, có giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận đã chết của chính quyền địa phương;

+ Đối với khách nợ là cá nhân đã mất tích: văn bản tuyên bố mất tích của tòa án (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương;

+ Đối với khách nợ là cá nhân đã bỏ trốn khỏi địa phương: có lệnh truy nã của cơ quan công an (bản sao) hoặc xác nhận của công an xã, phường;

+ Đối với khách nợ là cá nhân đang thi hành án phạt tù: có Bản án thi hành án phạt tù của Toà án (bản sao); phán quyết của Toà án (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.

+ Đối với khách nợ là Hợp tác xã nông nghiệp đã giải thể, Hợp tác xã nông nghiệp đã được chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 16/CP ngày 12/ 02/1997 của Chính phủ nhưng quá khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ không có khả năng trả nợ, Hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi mà số tiền nợ này

tầng đó đã bị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai, bão lụt tàn phá được Nhà nước cho xoá nợ. Tài liệu chứng minh là hồ sơ xử lý nợ theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2002/TT-BTC ngày 29/3/2002 của Bộ Tài chính hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền xoá nợ cho Hợp tác xã (bản sao).

+ Đối với các khoản nợ mà khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xoá nợ cho khách nợ theo quy định của pháp luật (bản sao). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với khoản chênh lệch còn lại của khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất: Quyết định xử lý nợ của Hội đồng quản trị hoặc Biên bản xử lý nợ của Hội đồng xử lý nợ doanh nghiệp hoặc quyết định của giám đốc doanh nghiệp xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất (bản sao).

+ Khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận do bán nợ phải thu: Hồ sơ khoản nợ và Hợp đồng mua bán nợ (bản sao).

+ Các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu: Các văn bản đôn đốc thanh toán nợ, dự toán chi phí đòi nợ của doanh nghiệp, Biên bản xử lý nợ của Hội đồng xử lý nợ doanh nghiệp (bản sao).

+ Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên kể từ khi đến hạn, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ: Các tài liệu chứng minh khoản nợ tồn

đọng đến thời điểm xử lý nợ đã quá hạn từ 3 năm trở lên chưa thu được; các văn bản đôn đốc đòi nợ của doanh nghiệp; báo cáo tài chính của khách nợ đã được kiểm toán (nếu có) hoặc có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp về tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

c.6.Xử lý tài chính đối với khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi đối với doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện cổ phần hoá

- Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi được xử lý bằng các nguồn theo thứ tự sau đây:

1. Dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi bù đắp; 2. Nếu nguồn dự phòng các khoản phải thu khó đòi không đủ bù đắp, doanh nghiệp được hạch toán toàn bộ (xử lý 1 lần) số còn thiếu vào chi phí hoạt động kinh doanh trước khi chuyển đổi.

3. Trường hợp sau khi xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại điểm 2 nêu trên mà doanh nghiệp bị lỗ hoặc khi chưa xử lý nợ doanh nghiệp đã bị lỗ thì doanh nghiệp xuất trình các căn cứ chứng minh khoản nợ phải thu không thu hồi được và các tài liệu liên quan cho Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp hoặc Công ty kiểm toán, tổ chức có chức năng định giá được chọn để xem xét báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giảm trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

4. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, trường hợp giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không đủ để xử lý lỗ luỹ kế và nợ không có khả năng thu hồi hoặc sau khi xử lý giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà giá trị còn lại không đủ để đảm bảo mức vốn Nhà nước cần tham gia trong công ty cổ phần theo phương án được duyệt thì doanh nghiệp có văn bản đề nghị kèm theo

hồ sơ tài liệu gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chuyển giao (bán theo giá chỉ định) một số khoản nợ phải thu cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng. Phần chênh lệch do bán nợ (nếu có) được xử lý giảm vốn Nhà nước trước khi chuyển đổi.

- Việc xử lý nợ đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi được thực hiện đồng bộ các giải pháp cùng với việc xử lý các tồn tại của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi được xác định trong Phương án chuyển đổi sắp xếp doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam (Trang 55 - 61)