Các kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam (Trang 107 - 109)

III. NGUYÊN NHÂN TĂNG GIẢM:

b) Nhược điểm

3.3. Các kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hỗ trợ công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam hoặc bất kỳ một tổ chức định giá nào khác trong hoạt động tư vấn định giá là một việc làm đem lại lợi ích cho quốc gia vì điều đó sẽ thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng và xây dựng được một mô hình định giá chuyên nghiệp theo khung của Thế giới. Chính vì vậy, Nhà nước nên có một số tác động đến vấn đề này:

Thứ nhất là hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể đến từng bộ phận doanh nghiệp, từng loại hình công ty và phù hợp với mục đích, nhu cầu của hoạt động định giá. Các văn bản này cần có một sự thống nhất chung, đảm bảo cho hoạt động định giá diễn ra nhanh chóng vì trên thực tế, do các văn bản chưa có được tính thống nhất mà một số doanh nghiệp khi tiến hành định giá vẫn “loay hoay” không biết theo lối nào, giữa tổ chức định giá và doanh nghiệp định giá không tìm được tiếng nói chung, không đi đến được thống nhất, làm cản trở tiến độ công việc, mất đi tính độc lập của thẩm định viên.

Thứ hai là tăng cường hoạt động quản lý, thanh tra các hoạt động định giá đang diễn ra để đảm bảo cho chất lượng định giá được đảm bảo. Thực tế cho thấy, nhiều tổ chức tư vấn định giá có chất lượng chuyên môn kém đã cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bằng việc giảm phí, không tuân thủ theo thông tư 126/2004/QĐ-BTC làm ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả xác định được.

Thứ ba là quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng các thẩm định viên có chuyên môn cao, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về thẩm định có tính chất quốc gia để cập nhật kiến thức và sát hạch lại kiến thức của cá thẩm định viên để làm sao rút ngắn khỏang cách về trình độ giữa các thẩm định viên trong nước với các thẩm định viên quốc tế.

Thứ tư là đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, vừa là tạo điều kiện cho các tổ chức định giá hoạt động vừa để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp được cổ phần theo đúng tiêu chí phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa của Nhà nước.

Thứ năm, hoàn thiện thông tin thị trường để làm cơ sở xác định giá cho các loại tài sản cụ thể để thu được kết quả định giá chính xác nhất.

Thứ sáu là xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực của các tổ chức định giá nhằm đảm bảo công ty tư vấn có chất lượng, tạo lòng tin đối với doanh nghiệp và đảm bảo tính an toàn của thị trường.

KẾT LUẬN

Đối với mọi nền kinh tế, doanh nghiệp luôn được coi là lực lượng chủ công; do vậy, việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Đối với nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển, gia nhập WTO, nhiệm vụ này lại càng có ý nghĩa cấp bách, quyết định thành công trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn cho thấy số lượng doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thường tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương; nơi nào có nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, kinh tế nơi đó chắc chắn phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Chúng ta đã đề ra chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp, nhằm đến năm 2010 cả nước có 50 vạn doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả,

có nhiều doanh nghiệp đạt đến tầm cỡ thế giới. Tuy vậy, điểm yếu nhất của các doanh nghiệp nước ta lúc này là quy mô còn nhỏ, trình độ công nghệ thấp, vốn liếng ít, kinh nghiệm thương trường chưa nhiều, kỹ năng quản trị kinh doanh còn yếu và còn thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Nhà nước - vốn là nòng cốt của nền kinh tế lại thường có tâm lý thụ động, ỷ lại vào sự ưu ái từ phía Nhà nước. Tinh thần liên kết, liên doanh, hợp tác trong kinh doanh còn yếu. Cạnh tranh chưa lành mạnh.

Gia nhập WTO, bước vào sân chơi toàn cầu, doanh nghiệp nước ta đứng trước những thời cơ mới rất quan trọng, nhưng cũng không ít thách thức không thể xem thường, điều đó đòi hỏi Nhà nước cần có sự thay đổi trong cơ chế quản lý các doanh nghiệp, trong đó, tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp cho phù hợp là nhiệm vụ hàng đầu. Từ tính chất đó, việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ là bước đầu tiên quan trọng để tiến hành cải cách doanh nghiệp, tạo sự đổi mới trong hoạt động kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Để làm được như vậy, Nhà nước cần tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách và các văn bản có liên quan đến hoạt động định giá doanh nghiệp để tạo điều kiện tốt nhất và nhanh nhất cho các doanh nghiệp tham gia vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới.

Qua việc phân tích đánh giá hoạt động định giá tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cho các vấn đề mà công ty đang gặp phải từ đó, tôi mong muốn những ý kiến đó sẽ góp phần cải thiện và mở rộng quy mô hoạt động của công ty trong tương lai.

Do trình độ còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của tôi không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ phê bình của thầy cô và các bạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w