- Cho kết quả nhanh chóng để ra quyết định kịp thời.
a) Tài sản là hiện vật:
a.1. Kiểm tra số dư và phân loại tài sản:
- Thu thập bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh đầy đủ thông tin như: ĐVT, số lượng, năm sản xuất, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại của từng loại tài sản.
- Bảng tổng hợp trên phân thành từng loại: + Tài sản có nhu cầu sử dụng.
+ Tài sản không cần dùng. + Tài sản ứ đọng, chờ thanh lý. + Tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ.
+ Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi - Mỗi loại trên lại phân thành từng nhóm tài sản: + Nhà cửa vật kiến trúc.
+ Máy móc thiết bị. + Phương tiện vận tải. + Thiết bị quản lý. + Tài sản cố định khác.
- Thu thập bảng tổng hợp số lượng, giá trị của hàng tồn kho theo từng khoản mục: Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán, vật tư hàng hoá nhận gia công, nhận giữ hộ, nhận ký gửi.
- Kiểm tra số tổng hợp trên các bảng kê với sổ chi tiết và Báo cáo tài chính, nếu có chênh lệch yêu cầu doanh nghiệp có sự giải trình.
- Căn cứ theo số lượng trong bảng kê tài sản, hàng tồn kho của doanh nghiệp, nhóm kiểm toán phối hợp cùng với doanh nghiệp tiến hành kiểm kê.
- Một số thông tin cần thu thập trong quá trình kiểm kê: nước sản xuất; năm sản xuất; năm đưa vào sử dụng; công suất hoặc đặc trưng kỹ thuật chủ yếu; tình trạng hoạt động của tài sản…
- Tuỳ theo số lượng tài sản cố định và địa điểm sử dụng tài sản, có thể bố trí từ 2 đến 3 người triển khai thực hiện việc kiểm kê.
- Yêu cầu kiểm toán viên khi thực hiện kiểm kê, kết quả cuối cùng đạt được phải thống nhất được với khách hàng và cùng ký vào biên bản kiểm kê.