1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M. PORTER PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM

24 15,2K 172

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 182,82 KB

Nội dung

VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M. PORTERPHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH XUẤT KHẨUCỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BỘ MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI

VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M PORTER PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH XUẤT KHẨU

CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vũ Hoàng Việt

0951010352

Vũ Thị Minh Lộc 0951010495

Lê Viết Thanh 0951010205Nguyễn Thị Kim Thoa0951010571

Nguyễn Thành Linh 0951010137

Trang 2

Hoàng Hoàng Tuân 0951010240

Hà Nội, Tháng 11 -2011

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

I Khái quát chung về lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia 3

II Tổng quan ngành cà phê Việt Nam 4

III Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia ngành hàng cà phê Việt Nam dựa trên mô hình kim cương của M.Porter 5

1 Điều kiện các yếu tố sản xuất 5

1.1 Đầu vào cơ bản: 5

1.2 Đầu vào nâng cao 8

2 Điều kiện nhu cầu trong nước 9

2.1 Quy mô và mức độ tăng trưởng 9

2.2 Thị hiếu tiêu dùng và phân khúc thị trường 10

3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan 11

3.1 Các ngành hỗ trợ: gieo trồng, thu mua cà phê, cung ứng bao bì, máy móc đóng gói 11

3.2 Ngành liên quan: vận tải, kho bãi lưu trữ, phân phối, cải tiến kỹ thuật… 12

4 Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh 13

4.1 Mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức doanh nghiệp 13

4.2 Cạnh tranh ngành 16

5 Chính phủ: 16

6 Cơ hội 19

Kết luận 21

Trang 3

Tài liệu tham khảo 22

Trang 4

Lời mở đầu

Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mỗi năm đem vềcho nước ta hơn 1 tỷ USD Trên bình diện Thế giới, Việt Nam là nước đứng thứ hai vềxuất khẩu cà phê và đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta Những năm gần đây, ngành

cà phê nước ta đã có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức ThươngMại Thế giới WTO thì sản lượng xuất khẩu đã tăng mạnh Cà phê Việt Nam đang pháttriển mạnh mẽ và đã có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường cà phê thế giới Ngànhhàng cà phê cũng được Chính Phủ quan tâm đầu tư về nhiều mặt

Ý thức được ý nghĩa to lớn của việc phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia về mặthàng nông sản xuất khẩu chủ lực này và vị thế quan trọng của nó trong nền kinh tế ViệtNam, dựa trên công trình nghiên cứu của nhà khoa học, nhà kinh tế học người MỹMichael Porter, trong bài tiểu luận này, chúng em vận dung mô hình kim cương của M.Porter vào phân tích lợi thế cạnh tranh xuất khẩu của ngành hàng cà phê của Việt Nam.Trong quá trình nghiên cứu, do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức, thời gian cũng nhưkhả năng hạn hẹp trong việc tiếp cận các nguồn tư liệu, nên bài tiểu luận của chúng emkhông tránh khỏi những sai sót Chúng em mong nhân được những góp ý chân thành từphía thầy giáo để giúp chúng em hoàn thiện bài tiểu luận này

Trang 5

Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành

Điều kiện về cầuĐiều kiện các yếu tố

I Khái quát chung về lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia

Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia do Michael Porter đưa ra vào những năm

1990 trong cuốn sách Lợi thế cạnh tranh quốc gia Đây là công trình nghiên cứu của một

tập thể các nhà khoa học bắt đầu từ năm 1986 ở 12 nước như New Zealand, Bồ Đào Nha,Canada, Thụy Điển, Anh, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Đức, … Mục đích của lý thuyết này làgiải thích tại sao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sảnphẩm, hay nói khác đi tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sảnphẩm Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4nhóm yếu tố, mối liên kết của 4 nhóm này tạo thành mô hình kim cương Các nhóm yếu

tố đó bao gồm: (1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện về cầu, (3) các ngành côngnghiệp hỗ trợ và có liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành.Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia.Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là chính sách của Chính phủ và cơ hội Đây là 2 yếu tố cóthể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên

Khối kim cương của M Porter

Trang 6

Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả cácngành hoặc ở hầu hết các ngành Các quốc gia chỉ thành công trên thương trường kinhdoanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó Ông phêphán các quan điểm chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh

Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mànhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưuthế vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiềudoanh nghiệp có được “Quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trongcạnh tranh

II Tổng quan ngành cà phê Việt Nam

Cây cà phê được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1870 Ngành

cà phê thực sự phát triển từ sau năm 1975, đến nay cả nước có khoảng 540.000 ha diệntích trồng cà phê Trong những năm gần đây, sản lượng cà phê của Việt Nam luôn đạtmức trên 1 triệu tấn/ năm, giá trị tổng sản lượng chiếm khoảng 2% GDP Ngành cà phê đã

có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, đồng thời góp phần giảiquyết việc làm cho khoảng 700.000 lao động Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm nhiềunăm liền đạt trên 1,5 tỷ USD, năm 2010 đạt 1,763 tỷ USD, xếp thứ hai trong số các mặthàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam (sau gạo)

Xét trên bình diện thế giới, Việt Nam đứng thứ hai sau Braxin về sản xuất và xuấtkhẩu cà phê Hiện nay, cà phê Việt Nam đã có mặt tại 75 quốc gia trên thế giới, thị phầnđạt 12% sản lượng thế giới (số liệu năm 2010, nguồn ICO – International CoffeeOrganization) Riêng đối với cà phê Robusta - cà phê vối (thích hợp với khí hậu vùngnhiệt đới), Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng cà phê Robusta của thếgiới, đạt khoảng 35% năm 2010 Tuy vậy cà phê Robusta là loại có chất lượng và giáthành kém hơn so với cà phê Arabica – cà phê chè (thích hợp với khí hậu mát mẻ, độ caotrên 600m) vốn là thế mạnh của Braxin

Trang 7

Sản lượng cà phê (đơn vị: triệu tấn)

Niên vụ 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011Tổng

Tổng hợp từ Báo cáo tháng 6/2011của FAS/USDA

Năng suất bình quân cà phê Việt Nam vào loại cao nhất thế giới, khoảng 1, 7 tấn/ha,thường cao hơn khoảng 0, 7 tấn/ha so với các nước trồng cà phê trên thế giới

Tuy là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng giá trị cà phê mang lại chongười nông dân và xuất khẩu lại không cao do hầu hết cà phê được xuất khẩu dưới dạngnhân thô, không qua chế biến, có đến 98% cà phê chưa rang xay, phương pháp chế biếncòn lạc hậu

III Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia ngành hàng cà phê Việt Nam dựa trên

mô hình kim cương của M.Porter

1 Điều kiện các yếu tố sản xuất

1 Đầu vào cơ bản:

Việt Nam có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng cà phê và trở thành nước đứngthứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, phần lớn là do nước ta có điều kiện các yếu tố sảnxuất mặt hàng cà phê vô cùng thuận lợi, trong đó các yếu tố sản xuất cơ bản giữ vai tròtiên quyết tạo ra lợi thế này Các yếu tố đó bao gồm tài nguyên, khí hậu vị trí địa lí, laođộng giản đơn và nguồn vốn tài chính

1.1.1 Tài nguyên

Đất trồng cà phê tốt là đất đỏ bazan, ngoài ra cũng có thể trồng cà phê trên đất

đỏ đá vôi, cả trên đất đá hoa cương hay phiến thạch Đất trồng cà phê cần tương đối bằng

Trang 8

phẳng, tốt nhất là độ dốc dưới 8 độ Về tính chất hoá học, cà phê thích nghi với độ chuakhá rộng, pH từ 4, 5 đến 6, 5 Hàm lượng chất hữu cơ cao thường giữ cho đất tơi xốp và

có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cao

Nước ta có hơn 3 triệu hecta đất bazan màu mỡ thích hợp trồng cây cà phê,riêng ở khu vực Tây Nguyên có hơn 2 triệu hecta, chiếm hơn 60% diện tích đất bazan cảnước Việt Nam hiện có 536.959 ha đất canh tác cà phê, trong đó gần 90% diện tích càphê ở khu vực Tây Nguyên

1.1.2 Khí hậu

Cà phê vối phát triển rất tốt ở khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 22 -26 độ

C, lượng mưa 1800 - 2000 mm và phân bố không đều trong 9 – 10 tháng của năm, độ ẩmkhông khí gần như bão hoà

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chủ yếu phân thànhhai mùa mưa, mùa khô rõ rệt Đặc biệt khu vực Tây Nguyên với khí hậu nóng ẩm, mưanhiều tạo điều kiện thuân lợi để cây cà phê phát triển, đảm bảo đầy đủ nhu cầu nước tướitiêu Mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc phơi sấy bảo quản sản phẩm Nhưng mặt khác,mùa khô kéo dài cũng gây nên tình trạng thiếu nước tưới

Cà phê chè thường được trồng ở các vùng có độ cao trên mực nước biển từ1300-1800 m và có 1 mùa khô từ 4-5 tháng, lượng mưa trung bình từ 1500 – 1800 mm,nhiệt độ trung bình từ 22 – 25 độ C Tuy nhiên ở các vùng Sơn La, Điện Biên của nước ta,người ta vẫn trồng được cà phê chè vì cùng này có vị trí vĩ độ rất cao (22 – 23 vĩ độ Bắc).Điều kiện của địa hình và vĩ độ đã điều chỉnh những điều kiện bất thuận làm cho cây càphê chè có thể phát triển

1.1.3 Vị trí địa lí

Việt Nam nằm ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi độngcủa thế giới Nước ta nằm trên đường hàng hải và đường hàng không quốc tế quan trọngvới nhiều cảng biển như: cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn…vàcác sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất Các tuyến đường bộ, đường sắtxuyên Á, các đường hàng không nối liền các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trênthế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước xung quanh Hơn nữa,

Trang 9

nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước: Lào, đông bắc Campuchia,Thái Lan và khu vực tây nam Trung Quốc Vị trí địa chính trị thuận lợi tạo cơ hội đểhướng đến, tiếp cận, và cho phép nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài, tăng cườngbuôn bán, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường buôn bán với nước ngoài.

tế, cung cấp nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn

1.1.5 Nguồn vốn tài chính

N

Trang 10

Để tạo điều kiện giúp nông dân làm giàu nhờ cây cà phê, chính phủ nước ta đãtạo nhiều điệu kiện thuận lợi để nông dân có thể tiếp cận được nguồn vốn vay để trồngtrọt, chủ yếu là thông qua kênh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn(Agribank) Riêng niên vụ 2009- 2010 vừa qua, doanh số cho vay cà phê của Agribankđạt 11.334 tỷ đồng, trong đó 5.163 tỷ đồng (chiếm 45,6%) dành cho thu mua cà phê; sốcòn lại dành cho thu mua để xuất khẩu, trồng và chăm sóc, chế biến cà phê.

2 Đầu vào nâng cao

2.1.1 Cơ sở hạ tầng

Các công trình giao thông, truyền thông, thủy lợi, điện… được nhà nước đầu tưxây dựng Mạng lưới giao thông vận tải được nâng cấp, tạo thuận lợi cho công tác chuyênchở sản phẩm từ vùng sản xuất đến nơi tiêu thụ, cũng như vận chuyển nguyên liệu, phânbón, máy móc đến nơi canh tác… Hệ thống thủy lợi cũng được xây dựng đáp ứng nhu cầutưới tiêu, canh tác của bà con trồng cà phê.Hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông,truyền hình, cung cấp nguồn năng lượng… cũng được chú trọng phát triển

2.1.2 Khoa học kĩ thuật

Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâmcanh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán…đã làm năng suất và sản lượng càphê tăng mạnh Đồng thời, công nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ.Nhiều thiết bị mới chất lượng tốt đã được trang bị trong chế biến Những năm 1990, năngsuất bình quân 1 ha cà phê kinh doanh chỉ đạt từ 8- 9 tạ nhân, đến năm 1994 năng suấtbình quân đạt 18, 5 tạ/ha, hiện nay bình quân đạt 25- 28 tạ/ha; cá biệt ở một số vùng sảnxuất đã cho năng suất bình quân đạt 35- 40 tạ/ha, vườn cà phê một số hộ gia đình đạt trên

50 tạ/ha

2.1.3 Lao động trình độ cao

Đây là vấn đề rất nan giải đối với việc phát triển cây cà phê của nước ta, do laođộng nước ta phần lớn là trình độ thấp và chưa qua đào tạo Tuy vậy chất lượng lao độngđang ngày được nâng cao song song với việc đầu tư công nghệ mới Yếu tố kinh nghiệmlâu lăm cũng là một thế mạnh của lao động nước ta

Trang 11

2 Điều kiện nhu cầu trong nước

3 Quy mô và mức độ tăng trưởng

Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê lại làquốc gia có dân số đông thứ 13 thế giới nhưng lượng tiêu thụ cà phê trong nước của ViệtNam lại khá khiêm tốn so với các nước sản xuất cà phê khác

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO, lượng cà phê tiêu thụ trên đầungười của Việt Nam năm 2009 chỉ đạt 0,82 kg/người, thấp hơn rất nhiều so với Braxin(5,64kg/người), hay với các nước nhập khẩu cà phê như Hoa Kỳ (4,09 kg/người), EU(4,67kg/người)

Lượng cà phê tiêu thụ tại thị trường Việt Nam còn thấp như vậy một phần là do càphê vẫn chưa thực sự phổ biến trong đời sống hàng ngày của mọi người dân Việt, với mộtcộng đồng lớn dân cư thì trà xanh mới là thức uống chính hàng ngày

Năm 2010, tiêu thụ cà phê của Việt Nam chỉ chiếm 8,6% tổng sản lượng, trong khitiêu thụ nội địa của Braxin đạt khoảng 40% tổng sản lượng

Như vậy có thể thấy phần lớn sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất đều dùng choxuất khẩu, lượng tiêu thụ nội địa chưa tương xứng, chưa đủ để tạo tính an toàn cho lượngtiêu thụ cà phê Việt Nam trước những biến động của cầu và giá cà phê thế giới

Tuy nhiên, lượng tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởngcao, từ mức 4,5% tổng sản lượng 11,57 triệu bao (1 bao = 60 kg) năm 2002 lên mức 8,6%tổng sản lượng 18,5 triệu bao năm 2010 Đặc biệt, năm 2010 theo báo cáo thị trườngtháng 3 của Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO, tiêu thụ cà phê tại Việt Nam đạt tốc độ tăngtrưởng nhanh nhất thế giới với 31% từ 1,208 triệu bao năm 2009 Cũng trong năm này,tiêu thụ tại Braxin tăng trưởng 4,1% đạt 18,945 triệu bao

Với tốc độ tăng trưởng này, mục tiêu tiêu thụ nội địa đạt 10-15% tổng sản lượngtrong những năm tới của Vicofa là khả thi và cần thiết nhằm nâng cao vai trò của thịtrường nội địa hướng tới phát triển bền vững ngành cà phê

Trang 12

4 Thị hiếu tiêu dùng và phân khúc thị trường

Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam được chia làm hai phân khúc: cà phê rang xay

và cà phê hoà tan

Theo báo cáo của FAS (USDA), lượng tiêu thụ nội địa cà phê rang & nguyên hạtcủa Việt Nam niên vụ 2009-2010 đạt 1080 nghìn bao, còn lượng tiêu thụ nội địa cà phêhoà tan đạt 120 nghìn bao

Mặt khác theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M, tiêu thụ thịtrường nội địa Việt Nam đạt khoảng 61 nghìn tấn/năm, trong đó cà phê hoà tan chiếm 9nghìn tấn, cà phê rang xay có nhãn hiệu chiếm 35 nghìn tấn, còn lại là cà phê không têntuổi và nhãn hiệu Thống kê đo lường tại 6 thành phố lớn (chỉ tính sản phẩm có nhãnhiệu) cho thấy thị phần cà phê hoà tan chiếm 62% về số lượng và 65% về giá trị, so với38% về số lượng và 35% về giá trị của cà phê rang xay có nhãn hiệu Mức tăng trưởngtiêu thụ hàng năm của cà phê hoà tan lớn hơn cà phê rang xay Như vậy có thể thấy ngườitiêu dùng Việt Nam đang ngày càng hướng nhiều hơn đến cà phê hòa tan, vốn thuận tiệnhơn trong việc thưởng thức, tạo nhu cầu thúc đây sản xuất cà phê hoà tan phát triển

Các nhãn hiệu cà phê trên thị trường Việt Nam cũng đang ngày càng đa dạng hơn,chủng loại sản phẩm được đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Bên cạnh cácdoanh nghiệp nổi tiếng trong nước như Trung Nguyên, Vinacafe, Nestlé, người tiêu dùngViệt Nam cũng bắt đầu làm quen với các chuỗi cửa hàng cà phê thương hiệu nước ngoàinhư Gloria Jeans, Illy’s

Xét trên khía cạnh khác, theo kết quả điều tra từ 540 gia đình, 60 người uống càphê tại quán và 40 quán cà phê tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do Viện Chính sách

và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện năm 2009, khách hàng ở độ tuổithanh niên và vị thành niên có mức tăng tiêu thụ cà phê nhanh nhất, cả về cà phê bột và càphê hòa tan Nhóm thanh niên và trung niên có mức độ tiêu dùng cà phê cao nhất Nhómtuổi già tăng mức tiêu thụ rất ít và chỉ tăng lượng tiêu thụ cà phê bột Xét về ngành nghề,những người làm việc nhiều về trí óc và có kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật viên tiêu thụ càphê nhiều nhất Mức tiêu thụ cũng tăng mạnh ở lao động giản đơn Điều tra ở trên chothấy tiềm năng phát triển sản xuất cà phê có chất lượng, mẫu mã phù hợp với giới trẻ, với

Ngày đăng: 29/01/2014, 13:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TS Bùi Xuân Lưu (2009), Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương
Tác giả: GS. TS Bùi Xuân Lưu
Nhà XB: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền Thông
Năm: 2009
2. Micheal E. Porter (2008), Lợi thế Cạnh tranh Quốc gia, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế Cạnh tranh Quốc gia
Tác giả: Micheal E. Porter
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 2008
5. USDA, Vietnam 2011 Coffee Annual, Global Agricultural Information Network Report Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam 2011 Coffee Annua
3. Ngân Hàng Thế Giới, Ban Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2004), Báo cáo Nghiên cứu Ngành Cà phê Khác
4. FAS (USDA), Coffee: World Markets and Trade, Circular Series June 2010 Khác
6. Trang diễn đàn cà phê Y5cafe: giacaphe.com Khác
7. Cổng thông tin điện tử Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam: vicofa.org.vn Khác
8. Sở Giao dịch Hàng Hóa Việt Nam: www.vnx.com.vn Khác
9. Cổng thông tin Điện tử Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn www.agroviet.gov.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w