1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT

35 748 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONGSÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG

SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC

Chức vụ công tác: Giáo viên

Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Địa chỉ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – 76 Vị Xuyên Điện thoại: 0982826215

5 Đồng tác giả: Không có

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Địa chỉ: 76 Vị Xuyên – Nam Định

Điện thoại: 0350 3640297

Trang 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN

SINH HỌC THPT

A LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và chăm lođến sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà Người coi: “Giáo dục là cốtsách hàng đầu” trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Người luônnhắc nhở toàn Đảng, toàn nhân dân ta phải chăm lo đến sự nghiệp giáodục, Người căn dặn: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạngcho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hộivừa “hồng” vừa “chuyên” Đó là tinh thần, là tình cảm rất sâu sắc củaChủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta.Người cũng gửi trọn niềm tin vào thế hệ trẻ - những chủ nhân tương laicủa nước nhà thông qua lời căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻvang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốcnăm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tậpcủa các cháu”

Trong dự thảo bổ sung cương lĩnh năm 1991, Đảng ta xác định rõ:Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước “gắn với phát triểnkinh tế tri thức”

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề raphương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011 – 2015) làphát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồnnhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức

Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học

phổ thông chuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số:

06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì

mục tiêu của trường chuyên là phát hiện những học sinh có tư chất thôngminh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các

em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện;giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tựhào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng

Trang 4

tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu pháttriển đất nước

Người xưa đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Vì vậy,bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cả đấtnước nói chung Nam Định là được coi là vùng đất học học trấn SơnNam xưa Là một trong những điểm được nhà Vua chọn là nơi mở thihương vào đời Lê và đời Nguyễn Ở đô thị cổ này, sớm đã có trường học

là trường Thành Chung; cũng bởi vậy mà người Thành Nam luôn tự hào

là mảnh đất sản sinh nhiều người hiền tài cho đất nước Kế thừa truyềnthống hiếu học, học giỏi và học thành tài, người Nam Định hôm nay lạicàng tự hào hơn bởi trên quê hương mình vẫn là nơi sản sinh ra nhữngngười Tài – Đức Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định làmột trong những nôi đó, ban Giám hiệu nhà trường luôn xác định việcphát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quantrọng hàng đầu

Là người trực tiếp phụ trách đội tuyển học sinh giỏi Quốc giatrong nhiều năm qua, tôi luôn trăn trở và tìm ra những giải pháp đạt hiệuquả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Mỗi giải pháp được thựchiện và rút kinh nghiệm qua mỗi năm đã làm giàu thêm kinh nghiệm chobản thân tôi Với ý thức luôn học hỏi, cầu tiến và tâm huyết với nghề, tôi

đã góp phần nhỏ của mình sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà với 15năm liên tục dẫn đầu cả nước về Giáo dục và Đào tạo

B THỰC TRẠNG

Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT hiệnnay thường gặp nhiều khó khăn Điều đó xuất phát từ những nguyênnhân chủ yếu như sau: nội dung, chương trình đào tạo thiếu tính liênthông và liên môn Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tựnghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải đảmnhiệm nhiều công tác kiêm nhiệm khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộmôn,…

Ngoài ra, một bộ phận chưa thực sự yên tâm khi được chọn theomột số lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian, sợ thiếu kiếnthức về các môn liên quan đến thi Đại học Đặc biệt đối với các môn xã

Trang 5

hội như Sử, Địa và một số môn tự nhiên như: Tin học, Sinh học thì họcsinh giỏi không mấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng

Hơn nữa, nhiều phụ huynh học sinh e ngại con em mình họckhông được toàn diện, trở thành “gà nòi” Chế độ tuyển thẳng của BộGiáo dục và đào tạo đối với học sinh giỏi quốc gia đã làm cho nhiều họcsinh và phụ huynh không “mặn mà” với các kỳ thi học sinh giỏi, nhất làcác môn khoa học cơ bản như toán, lý, hoá, sinh mà thay vào đó sẽ chọncon đường ít chông gai hơn để đi tới đích

Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và đòi hỏi sự dàycông của thầy và sự hết mình của trò Công tác bồi dưỡng học sinh giỏicũng gặp những khó khăn như: về thời gian, người thầy phải đảm bảo sốtiết theo Luật viên chức và trò phải học đủ tất cả các môn theo chươngtrình qui định Do đó, thầy và trò đều cần có thời gian cho hoạt độngnày

Nhiều địa phương cũng chưa có một chế độ đãi ngộ hợp lí với cácThầy cô trực tiếp phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi Nhiều Thầy cô giáo

đã và đang hết mình cho công việc này, bởi tự trọng nghề nghiệp, niềmđam mê và lòng yêu thương học trò Chính vì thế, nhiều giáo viên cónăng lực chuyên môn tốt nhưng chưa thực sự gắn bó với công tác bồidưỡng học sinh giỏi

Bắt đầu từ năm học 2011 – 2012 đến nay, Bộ Giáo dục và đào tạo

đã đưa nội dung thi thực hành vào trong các đề tuyển chọn học sinh giỏicấp Quốc gia và đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế Trong khi đó, ở hầuhết các trường THPT không có giáo viên chuyên trách mà phải đưa cácgiáo viên dạy lý thuyết sang kiêm nhiệm; đồng thời các trang thiết bịthực hành được cung cấp cho các phòng thực thành còn thiếu cả về sốlượng, cả về chất lượng, chưa đáp ứng được với chuẩn Quốc tế

Bên cạnh đó, phương pháp học của nhiều học sinh trong các độituyển vẫn còn thụ động, còn trông chờ lĩnh hội kiến thức mà giáo viêncung cấp trong mỗi tiết học mà chưa chủ động tự tìm hiểu Một số em đãxác định được vai trò của tự học nhưng lại chưa tìm ra phương pháp họctập đúng đắn và đạt hiệu quả

Nếu những học sinh ưu tú được ươm, trồng, phát triển trên nhữngmảnh đất có đủ điều kiện về nhiều mặt, đặc biệt được chăm chút bởinhững con người có tri thức, có tâm huyết thì chắc chắn Nam Định nóiriêng, Việt Nam nói chung sẽ không thiếu nhân tài Và như vậy, nhân tài

Trang 6

Việt Nam không chỉ phụng sự đất nước, mà còn cho cả sự phát triển củanhân loại, nhất là trong thời kỳ hội nhập và mở cửa.

C GIẢI PHÁP

1 Mục tiêu của đề tài

- Đề xuất và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế

- Tăng cường năng lực tự học, năng lực làm việc với tài liệu, giáotrình của học sinh giỏi Quốc gia

- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh giỏi quốcgia dưới sự hướng dẫn của giáo viên

- Nâng cao năng lực hợp tác, hiệu quả nhóm học tập của học sinhgiỏi trong đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của cácgiải pháp

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế mônSinh học

3 Phương pháp nghiên cứu

cách mạng Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh Là người sáng lập ra chế

độ mới, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngay sau ngàyđộc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là một trong

Trang 7

những nhiệm vụ cấp bách của chế độ mới Bởi vì, “Một dân tộc dốt làmột dân tộc yếu”, “Dốt thì dại, dại thì hèn”.

Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục sẽ tạo ra tính liên tụccủa cách mạng Trên cơ sở nâng cao dân trí, nhân dân sẽbiết quyền lợi, bổn phận, có kiến thức mới để tham giavào công việc xây dựng Sự thành công của các nước,không có yếu tố nào quan trọng hơn giáo dục Giáo dục

sẽ tạo ra “những nguyên liệu” không có sẵn trong tựnhiên như kỹ sư, chuyên gia, bác học… Giáo dục và đàotạo sẽ góp phần quyết định làm cho non sông Việt Nambước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốcnăm châu Giáo dục tạo ra nhân cách và từng bước hoànthiện con người

Mặt khác, giáo dục còn là yếu tố quyết định trực tiếpnâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật,chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ tổ chức quản

lý Giáo dục sẽ giúp cho người học có một vốn liếng về lịch

sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới mà nếukhông có nó thì sẽ không giữ vững được nền độc lập,không thể tham gia vào công việc kiến thiết xây dựngnước nhà dân giàu, nước mạnh Giáo dục sẽ giúp cho mỗingười dân có kiến thức mới để biến một nước dốt nát, cựckhổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui,hạnh phúc… Theo Hồ Chí Minh, giáo dục chỉ phát huy hếtvai trò, sức mạnh của mình khi thực hiện đúng đắnphương châm, phương pháp giáo dục

Điểm cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liềnvới giải quyết xã hội và giải phóng con người Và vấn đề xây dựng conngười là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyênsuốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh VớiBác, điều làm Bác suy nghĩ, trăn trở nhiều nhất là sự nghiệp “trồngngười” Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc,ngày 13/9/1958, Bác Hồ đã có bài nói quan trọng về nhiệm vụ của những

người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Bác căn dặn: “Vì lợi

ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho

Trang 8

nước nhà Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất

vẻ vang”.

Đúng như lời Bác nói, sự nghiệp trồng người là một trách nhiệm

nặng nề nhưng rất vẻ vang Với mỗi đối tượng giáo dục đều phải có

những phương pháp chung và những giải pháp đặc thù Bồi dưỡng họcsinh giỏi là một nhiệm vụ rất vinh quang nhưng không kém phần vất vả.Đối tượng học sinh này có khả năng nhận thức tốt nhưng đây chỉ là điềukiện cần, bởi đó chỉ là một nền tảng bền vững còn việc phát triển nềntảng ấy ra sao còn phải nhờ quá trình rèn luyện và học tập Và ngườiThầy chính là người giữ trách nhiệm phát triển nền tảng ấy

Triết gia Aristote cho rằng: Thiên bẩm được sinh ra cùng thân xác,

và chỉ là thứ ngang bằng thân xác thôi Tại sao? Bởi vì thiên bẩm đượcsinh ra cùng với con người, ai cũng như ai Ông còn bảo: không có đứatrẻ nào sinh ra mà không cần học Như vậy thiên bẩm luôn thấp hơn giáodục Thiên bẩm mới chỉ là thân xác Chỉ có giáo dục mới mang đến chocon người tinh thần

Học sinh giỏi phải là người có tư chất thông minh, đồng thời có sự

nỗ lực cá nhân, tự học, tự rèn luyện, sự đam mê, nghị lực phi thường đốivới công việc của mình làm, lại được sống trong một môi trường và điềukiện thuận lợi cho việc phát triển tài năng Không phải ai có tư chấtthông minh cũng đều say mê với công việc, cũng đều có những nỗ lực cánhân cần thiết để đạt tới tài năng Ở đây đòi hỏi sự tu luyện của bản thân,công tác giáo dục của gia đình, xã hội và môi trường sống tốt Vai tròcủa nhà trường và xã hội trong việc tạo nên điểm tựa cho tài năng nảy nở

và phát triển là rất lớn, chẳng khác nào hạt giống tốt được nảy mầm vàlớn lên trên mảnh đất màu mỡ Người tài là những cá biệt, có năng lựcđặc biệt xuất sắc, có những cá tính khác thường, và do vậy cần được giáodục theo một chương trình đặc biệt và cần phải có những giải pháp,những “nghệ thuật” trong quá trình dạy học

II CƠ SỞ THỰC TIỄN Giáo trình về phương pháp dạy học của các tác giả: Trần Bá

Hoành (1980) “Lí luận dạy học sinh học”; Đinh Quang Báo, Nguyễn

Trang 9

Đức Thành (1998) “Lý luận dạy học Sinh học”; Phan Trọng Ngọ (2006)

“Đổi mới phương pháp dạy học”

Luận án tiến sỹ của các tác giả Vũ Đức Lưu, Phan Đức Huy, LêThanh Oai, Lê Tấn Diện “Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinhgiỏi hóa học hữu cơ THPT” đều đã dành những nội dung quan trọngcho việc bồi dưỡng học sinh giỏi

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ

QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT

Từ năm học 2008 – 2009 đến nay, tôi được giao lãnh đội đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học, tôi đã xây dựng và thực hiện một số các giải pháp sau đây và đạt được những thành công nhất định.

2.1 Nội dung, chương trình và tư liệu

Về nội dung và chương trình: Mặc dù, các trường và khối THPT

chuyên thành lập được nhiều năm nhưng cho đến thời điểm này vẫnchưa có một chương trình chính thống nào do Bộ Giáo dục và đào tạoquản lý Bởi vậy, chúng tôi đã chủ động nghiên cứu về nội dung các đềthi HSG môn Sinh học cấp Quốc gia và Quốc tế qua nhiều năm và đãxây dựng được một chương trình khung để đề ra những nội dung phảidạy và mục đích yêu cầu cần phải đạt được bám sát chương trìnhchuyên sâu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và dựa trên tình tìnhthực tế, chúng tôi xây dựng một chương trình khung cho khối chuyênSinh Do kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia diễn ra vào cuối học kì I,đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh lớp 11 được thamgia; vì vậy chúng tôi phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trìnhtrên nền thời gian do Bộ quy định Những điều chỉnh cụ thể: trong 2,5năm, chúng tôi phải dạy xong toàn bộ kiến thức nền của cả 3 năm học.Riêng với đối tượng học sinh lớp 11 dự tuyển, chúng tôi dựa trên kết quảhọc tập trong năm học lớp 10 để lấy khoảng 5- 7 học sinh có năng lựcmôn chuyên tốt để tăng cường các phân môn Tiến hóa, Sinh thái học và

Di truyền học ngay từ đầu năm học lớp 11

Trang 10

Ngoài ra, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến logic cấu trúc và các kỹnăng cơ bản một bài, chương, một tuyến, một phân môn và nhiều phânmôn trong nội dung chương tình khung Logic cấu trúc phải tuân thủnguyên tắc hệ thống và khái quát, phụ thuộc vào năng lực và đặc thù tưduy của đối tượng cụ thể

Xin đưa ra một dẫn chứng cụ thể về logic cấu trúc một tuyến:Tuyến cơ sở vật chất và cơ chế di truyền, biến dị

Chức năng

Cấu trúc

Cơ chếSinh học là môn khoa học có tầm kiến thức rộng và các kiến thứcSinh học đang mở rộng với tốc độ nhanh chưa từng có, vì vậy môn Sinhhọc luôn cần đến sự hỗ trợ kiến thức của các môn học khác như: Toánhọc, Vật lý và Hóa học… Chúng tôi đã xây dựng một số chuyên đề bổtrợ như: toán xác suất và hóa hữu cơ để phục vụ giảng dạy phân môn Ditruyền học, phân môn Sinh lí thực vật cần sự bổ trợ của một số chuyên

đề thuộc bộ môn Vật lí và Hóa học… và nhờ sự giúp đỡ của các tổchuyên môn khác

Trong những năm gần đây, bắt đầu từ năm học 2011 – 2012, BộGiáo dục và đào tạo đã đưa nội dung thi thực hành vào trong các đềtuyển chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia và đội tuyển dự thi Olympic Quốc

tế Chính vì thế, trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi

đã dành một phần quan trọng cho việc hướng dẫn thực hành Một yêucầu bắt buộc là phải thực hiện đầy đủ các bài thực hành trong nội dungchương trình giảng dạy, đảm bảo hiệu quả và rèn kĩ năng thực hành chohọc sinh

Trang 11

Về tư liệu: Cho đến nay, Bộ Giáo dục và đào tạo vẫn chưa xuất

bản một bộ tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi có tính pháp lý; song theoquan điểm của tôi, việc sử dụng các tư liệu “mở” sẽ phát huy được tínhsáng tạo của cả Thầy và trò Vì thế, các tài liệu để bồi dưỡng học sinhgiỏi là do giáo viên tự xây dựng và tham khảo Nhiều năm qua, bộ mônchúng tôi đã sử dụng các giáo trình dành cho sinh viên các trường Đạihọc trong nước và trên thế giới, đồng thời tham khảo các tài liệu có giátrị mà các nước tiên tiến đang sử dụng như cuốn Biology của Campbell,các đề thi của số nước như Mỹ, Anh và các đề thi chọn học sinh giỏitrong nước, các đề thi Olympic Quốc tế

2.2 Bồi dưỡng đội ngũ

Hiện nay có nhiều hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt hiệuquả và một trong các hình thức đó là việc tự bồi dưỡng các buổi sinhhoạt nhóm chuyên môn Trong kế hoạch giảng dạy đầu năm, chúng tôiphân công mỗi giáo viên nghiên cứu sâu một chuyên đề Đội ngũ giáoviên này phải được phân công cụ thể, rõ ràng để phát huy khả năng vàthế mạnh của từng người Nhóm giáo viên này có trách nhiệm biên soạnchương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảngkiến thức Việc phân chia nhỏ nội dung phù hợp với điểm mạnh của mỗingười sẽ giúp giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, đọc và dịch tài liệunước ngoài, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề thi về kiếnthức và kỹ năng ở các đề thi đã qua Sau đó, giáo viên sẽ trình bày nộidung chuyên đề để cả nhóm lĩnh hội, bổ sung và hoàn thiện Nội dungcác chuyên đề không chỉ để cho mỗi giáo viên trong nhóm chuyên môntham khảo mà còn là tài liệu cho học sinh học tập

Trang 12

Ngoài ra, hàng năm, chúng tôi còn cử giáo viên tham dự các khóabồi dưỡng chuyên đề, mời các chuyên gia, giáo sư có kinh nghiệm về bồidưỡng đội ngũ, bồi dưỡng cho học sinh giỏi.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham gia các buổi giao lưu, các buổi

hội thảo của khối các trường chuyên cụm khu vực duyên hải và đồng

bằng Bắc Bộ, hội thảo Sinh học toàn quốc, làm quan sát viên trong đoànViệt Nam dự thi Olympic Quốc tế

2.3 Phát hiện học sinh có năng lực

Đây là một khâu quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinhgiỏi Có câu “Có bột mới gột nên hồ” và câu “Không Thầy đố mày làmnên” Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, người giáo viên phải pháthiện, đánh giá được tư chất và năng lực của học sinh Qua nhiều nămphụ trách đội tuyển, tôi thường chú trọng một số năng lực sau đây củahọc sinh:

+ Năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề

+ Năng lực đọc tài liệu và tư duy mô hình hóa, sơ đồ hóa các kháiniệm, các mối quan hệ; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cáimới; kĩ năng thực hành

+ Năng lực phản biện Trước mỗi tình huống, học sinh có khảnăng phản biện hay không?

+ Năng lực tự học và năng lực hợp tác

+ Khả năng vượt khó và bản lĩnh trước tình huống khó khăn Cókhả năng tìm tòi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ sungkiến thức, phương tiện để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ

+ Độ “lì” – sức bền thần kinh

Hai năm gần đây, căn cứ vào chủ trương của ngành, tôi đã mạnhdạn tuyển chọn thêm những học sinh thuộc các khối chuyên khoa học tựnhiên khác như: chuyên Toán Qua quá trình làm việc, tôi nhận thấy, hầuhết những học sinh này có tư duy logic, khả năng khái quát tốt nhưng lạithiếu phông nền kiến thức Sinh học Nếu các em này được định hướngđúng thì sẽ tạo ra những triển vọng khả quan trong công tác bồi dưỡnghọc sinh giỏi Cụ thể: trong năm học 2013 – 2014, em Phạm Minh Đức

là học sinh lớp chuyên Toán đã đoạt giải Nhất Quốc gia môn Sinh học và

Trang 13

đang là thành viên của Đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Quốc tếmôn Sinh học ở Indonexia vào tháng 7 sắp tới.

2.4 Phương pháp dạy của Thầy và học của Trò

Chúng tôi quan niệm, việc trau dồi kiến thức chuyên ngành chohọc sinh chuyên là cần thiết nhưng quan trọng hơn là mọi biện pháp sưphạm của giáo viên phải đạt tới cái đích là thắp lên và duy trì ngọn lửanhiệt huyết của mỗi học sinh với môn Sinh học

Usinxki đã từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh cóảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằngbất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức,bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác” Phẩm chất,

uy tín, năng lực của người thầy có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình họctập và rèn luyện của học sinh Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai tròquyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền cảm hứng,niềm say mê môn học cho các em Để dạy được học sinh có khả năng vàphương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắnghoàn thiện về năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu,

có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêuthương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp

2.4.1 Phương pháp dạy của Thầy

Hiện nay, trong các phương pháp dạy học tích cực, đã chuyển việclấy giáo viên làm trung tâm trong quá trình dạy học sang dạy học địnhhướng vào học sinh; vì thế vai trò của người Thầy ngày càng quan trọnghơn Uyliam Batơ Dit đã khẳng định “Nhà giáo không phải là người nhồinhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâmhồn”

Quả đúng như vậy, một người Thầy giỏi, trước hết phải là ngườibiết khơi dậy ngọn lửa đam mê đang tiềm ẩn trong mỗi học sinh Nhưngbằng cách nào và làm như thế nào thì đó lại là một nghệ thuật trong nghềdạy học Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, trước hết người giáo viênphải truyền cho học sinh sự tự tin vào chính bản thân mình Một điềuchắc chắn rằng, các em sẽ làm được và thậm chí trong tương lai không

xa, các em sẽ thành công hơn cả các Thầy, các Cô

Trang 14

Ngoài ra, trong mỗi giờ lên lớp, việc sử dụng các phương phápdạy học tích cực sẽ có tác dụng kích thích học sinh niềm say mê học tập,khả năng tìm tòi, bồi dưỡng năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đềđặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống Theo quan điểm của tôi,một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong nghề dạy học chính

là người Thầy phải giải phóng được mọi tiềm năng trong học sinh Việctạo ra những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn trong nhận thức,những hoạt động khám phá sẽ kích thích được nhu cầu khám phá củahọc sinh, tạo động lực cho quá trình học tập

Dưới đây là một giáo án được thiết kế theo hướng kích thích khảnăng tìm tòi của học sinh: Trên cơ sở những kiến thức về hiện tượng ditruyền liên kết với giới tính, học sinh có thể tự trang bị các kiến thức về

sự di truyền của tính trạng do gen phân bố trên vùng tương đồng củaNST giới tính XY

* Bước 1: Tạo hoạt động khám phá

Giáo viên đưa 2 ví dụ:

- Ví dụ 1: Ở ruồi giấm,

Lai thuận Pt/c ♀ đỏ x ♂ trắng

F 1 : 100% mắt đỏ

F 2 : 100% ♀ mắt đỏ : 100% ♂ mắt trắng Lai nghịch Pt/c ♂ đỏ x ♀ trắng

F 1 : 100% ♀ mắt đỏ : 100% ♂ mắt trắng

F 2 : 100% ♀ mắt đỏ : 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng

- Ví dụ 2: Ở một loài côn trùng, giới tính được xác định bởi cặp

nhiễm sắc thể XX (con cái, ♀) và XY (con đực, ♂) Biết tính trạng do một gen quy định.

Trang 15

Học sinh tự nhận thấy: Kết quả của phép lai thuận khác với lai

nghịch, sự phân bố kiểu hình ở 2 giới là không đồng đều Do vậy, gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính

Bước 2: Tự khám phá kiến thức

a Đề xuất các giả thuyết

Nhưng một vấn đề đặt ra là gen không thể nằm trên NST X hay trên NST Y, vậy gen phải nằm trên vùng tương đồng của NST XY

b Lập kế hoạch để giải quyết

Để chứng minh giả thuyết này, học sinh phải viết sơ đồ lai trongtrường hợp gen nằm trên vùng tương đồng của NST XY

c Thực hiện kế hoạch giải quyết

Học sinh sẽ viết sơ đồ lai để nghiệm đúng các trường hợp trên:

- Alen quy định mắt đỏ (A) trội hoàn toàn so với alen a quy định mắttrắng

Tỉ lệ kiểu hình: 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng (chỉ xuất hiện ở con ♂)Lai nghịch Pt/c ♀XaXa (trắng) x ♂ XAYA (đỏ)

- Sau khi viết sơ đồ lai, học sinh phải giải quyết: Nguyên nhân nào dẫnđến kết quả lai thuận khác kết quả lai nghịch ở ví dụ 2? Tại sao kết quảcủa ví dụ 1 và ví dụ 2 lại khác nhau?

Trang 16

- Cặp NST giới tính của con đực và con cái khác nhau

- Trong ví dụ 1, gen quy định tính trạng nằm trên vùng không tươngđồng của NST X Trong ví dụ 2, gen quy định tính trạng nằm trênvùng tương đồng của NST X

Bước 3: Đánh giá các phương án giải quyết

a Thảo luận và phát biểu

Giáo viên cho học sinh thảo luận để đánh giá giả thuyết đã nêu ra

b Phát biểu kết luận

Sau khi thảo luận và thống nhất, học sinh tự rút ra những đặc điểm về

sự di truyền của tính trạng do gen nằm trên vùng tương đồng của NST

XY quy định:

- Kết quả phép lai thuận, lai nghịch là khác nhau

- Sự phân bố kiểu hình ở 2 giới không đồng đều

- Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở đời con giống với tỉ lệ phân tính kiểuhình trong quy luật phân li (F1: 100% kiểu hình trội, F2 phân tínhtheo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn)

Bước 4: Áp dụng kiến thức đã khám phá vào thực tiễn

Một loại tính trạng do một gen quy định, nếu:

- Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau

- F1 cho100% kiểu hình trội, F2 phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn thì kếtluận gen nằm trên vùng tương đồng của NST XY quy định

Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, việc áp dụngcông nghệ thông tin trong dạy học đã đem lại hiệu quả nhất định trongdạy học Sử dụng công nghệ thông tin đã làm cho bài giảng trở nên trựcquan hơn, giảm bớt tính trừu tượng, bài giảng sống động hơn, thu hút sựtập trung, niềm say mê hứng thú của người học, làm cho người học dễhiểu và nhớ lâu hơn Đa phương tiện giúp người giáo viên có thể truyềnđạt bằng nhiều con đường khác nhau những lượng thông tin cần thiếtgiúp cho việc tiếp thu bài học của học sinh Từ năm 2009 đến nay, chúngtôi đã và đang sử dụng một bộ video clips kèm theo cuốn Biology củaCampbell xuất bản để làm nguồn tư liệu cho việc giảng dạy môn Sinhhọc lớp 10, 11 và 12 Nhờ đó mà những cấu trúc và cơ chế hoạt động ởmọi cấp độ tổ chức sống được mô tả một cách sống động bằng những

Trang 17

video clips sinh động, hình ảnh nhãn quan nhằm phát huy những ưu thếcủa các giác quan trong quá trình học tập của học sinh Bên cạnh việc sửdụng các clips có sẵn, tôi còn chủ động thiết kế các giáo án dựa trên cácphần mềm ứng dụng như Powerpoint, ActivInspire Sau đây là mộtgiáo án để dạy bài Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất mà tôi đã

sử dụng công nghệ thông tin

* Khâu chuẩn bị bài giảng của giáo viên:

- Tạo hình ảnh cấu trúc màng sinh chất trong hình ảnh một tế bào

+ Có 2 hình ảnh: hình ảnh động cấu trúc màng sinh chất và hình ảnh tếbào

+ Dùng Layer: để hình ảnh cấu trúc màng sinh chất ở lớp dưới cònhình ảnh tế bào ở lớp trên

- Tạo hình ảnh về cơ chế vận chuyển chủ động các chất qua màng dướihình ảnh một màng sinh chất

+ Có 2 hình ảnh: hình ảnh động về cơ chế vận chuyển chủ động cácchất qua màng và hình ảnh một màng sinh chất

+ Dùng Layer: để hình ảnh về cơ chế vận chuyển chủ động các chấtqua màng ở lớp dưới còn hình ảnh màng sinh chất ở lớp trên

- Tạo kính lúp

+ Sử dụng Magic để tạo kính lúp: công cụ mực thần kì để tạo kính lúpnhìn qua một lớp ảnh

* Tiến trình giảng dạy:

- Bước 1: Giáo viên cung cấp phương tiện, công cụ cho học sinh; cụthể là một cấu trúc tế bào, một màng tế bào (màng sinh chất) và mộtchiếc kính lúp Học sinh sẽ sử dụng chúng để tự tìm hiểu về cấu trúc

và chức năng của màng tế bào

Ngày đăng: 03/04/2015, 16:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lý luận dạy học Sinh học (Phần đại cương), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học Sinhhọc (Phần đại cương)
Tác giả: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
2. Nguyễn Ngọc Bảo (1998), “Một vài suy nghĩ về khái niệm tính tích cực, tính độc lập nhận thức và mối liên hệ giữa chúng”, Hội thảo khoa học“Đổi mới giảng dạy, nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một vài suy nghĩ về khái niệm tính tích cực,tính độc lập nhận thức và mối liên hệ giữa chúng”," Hội thảo khoa học“Đổi mới giảng dạy, nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Năm: 1998
3. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục tích cực
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
4. Phương pháp dạy học tích cực và các phương tiện dạy học. Tài liệu hội nghị chuyên đề phương pháp dạy học của Viện nghiên cứu KHGD, 08/1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tích cực và các phương tiện dạy học
5. I.F. Kharlamôp. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào? (Tập 2). Nxb Giáo dục, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thếnào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. PGS. TS. Phó Đức Hòa – Ngô Quang Sơn. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học tích cực
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Jean – Marc Demomme, Madeleine Roy. Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác. Nxb Thanh niên, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới một phương phápsư phạm tương tác. Nxb Thanh niên
Nhà XB: Nxb Thanh niên"

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w