1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp

25 1,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 264,5 KB

Nội dung

Trường THPT Quyết Thắng- TXLC mới được thành lập, đối tượng tuyển sinh đầu vào còn thấp nên ở giai đoạn đầu này thì nhà trường chưa đặt ra các mục tiêu về chất lượng giáo dục mũi nhọn nh

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I – Lý do chon đề tài:

Chất lượng giáo dục luôn là điều trăn trở đối với các nhà quản lý, là mối quan

tâm lớn của toàn xã hội, toàn ngành và của từng đơn vị trường học “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục?” không còn là một câu hỏi mới nhưng câu trả lời thì

luôn là một vấn đề mà các nhà quản lý giáo dục của các cấp luôn quan tâm và tìm cáchgiải đáp

Trường THPT Quyết Thắng- TXLC mới được thành lập, đối tượng tuyển sinh đầu vào còn thấp nên ở giai đoạn đầu này thì nhà trường chưa đặt ra các mục tiêu về chất lượng giáo dục mũi nhọn như thi học sinh giỏi, thi đỗ Đại học, Cao đẳng mà mục tiêu trọng tâm của nhà trường ở giai đoạn này là làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT

Xuất pháp từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp” để nghiên cứu và thực hiện tại trường

THPT Quyết Thắng- TXLC

II- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

1-Phạm vi nghiên cứu:

- Hoạt động dạy và học của Trường THPT Quyết Thắng- TXLC

2-Đối tượng nghiên cứu:

- Các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy và học của Trường THPT Quyết Thắng- TXLC

III- Mục đích nghiên cứu:

Tôi quyết định chọn đề tài này nhằm nghiên cứu kỹ hơn về các giải pháp nâng cao chấtlượng giáo dục từ đó vận dụng vào công tác quản lý để góp phần đưa chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của nhà trường ngày càng cao và bền vững

IV- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Trang 2

Kết quả nghiên cứu , đề xuất một số giải pháp chỉ đạo hoạt động dạy và học của giáoviên và học sinh trường THPT Quyết Thắng phù hợp với thực tiễn, có tính sáng tạonhằm áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT.

Trang 3

PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀCHƯƠNGI- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI TRÀVÀ TỈ LỆ ĐỖ TỐT NGHIỆP THPT.

I- Một số cơ sở lý luận của các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT:

1- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản , phát triển năng lực cá nhân, tính năng dộng vàsáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ, xây dựng cuộc sốnglao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2- Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kếtquả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn tiện học vấn phổ thông và có những hiểu biếtthông thướng về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân đểlựa chọn hướng phát triển , tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đivào cuộc sống lao động

3- Chất lượng dạy và học phụ thuộc vào quá trình dạy học “ Quá trình dạy học là mộtquá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh Trong đó dưới tác động chủ đạo như tổchức, điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạtđộng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra”

Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục, đápứng ngày càng cao nhu cầu người học và sự phát triển toàn diện của xã hội

Chất lượng dạy học là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông mà ngườihọc lĩnh hội được vốn học phổ thông toàn diện, vững chắc ở mỗi người học, đó là chấtlượng điách thực của quá trình dạy học

Yêu cầu chất lượng dạy học ở bậc THPT trong giai đoạn mới:

Đây là bậc học chuyển sang đa dạng về loại hình, đa dạng hoá các trường học, làcấp học phải tính đến sự kết nối chương trình THCS với chương trình mà học sinh sẽhọc ở THPT

Là bậc học có nhiệm vụ đào tạo nguồn cho cấp học THCN, CĐ, ĐH, để tạo ra

Trang 4

nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, trí tuệ, năng lực chuyên môn đáp ứng cho sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chính vì vậy cần có sự tăng cường nội dunggiáo dục, nội dung đào tạo và giáo dục hướng nghiệp để ngày càng nâng cao chấtlượng cho nguồn nhân lực.

4- Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong mỗi nhà trường và làlực lượng quyết định cho sự thành công của quá trình dạy học Năng lực chuyên môn,phương pháp sư phạm, uy tín cá nhân của mỗi giáo viên có ảnh hưởng to lớn đến chấtlượng đào tạo của nhà trường cũng như thương hiệu của nhà trường Uy tín của nhàtrường luôn gắn liền với uy tín của giáo viên tài năng và tâm huyết với nghề

5- Các nhà quản lý giáo dục ở các trường trung học phổ thông thông qua công tác quản

lý chuyên môn nhằm phát huy hết nội lực của người giáo viên để phục vụ cho hoạtđộng giáo dục Nhà quản lý giáo dục biết gắn kết tập thể giáo viên lại với nhau để tạo

ra sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và mục tiêu giáo dục củanhà trường

6- Quản lý hoạt động chuyên môn chính là điều khiển, chỉ đạo các hoạt động dạy họctrong nhà trường làm cho nó đi theo một quỹ đạo Nhà quản lý phải làm thế nào để vậnhành bộ máy giáo dục đó một cách khoa học, có tổ chức, luôn tiến hành kiểm tra giámsát, uốn nắn, sửa chữa kịp thời những sai sót tồn tại, phát huy thế mạnh, ưu điểm nhằmđạt được mục tiêu giáo dục đặt ra ban đầu

II- Một số cơ sở pháp lý cho các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT:

1- Mục tiêu giáo dục THPT:

Điều 27 mục 1 nêu rõ: “ Mục tiêu của THPT là giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tínhnăng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”

Trong văn kiện hội nghị lần 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá XIII đã nêu rõ: “Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệthiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chíkiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, CNH – HĐH đất nước, giữ gìn và phát huy

Trang 5

các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, pháthuy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huytính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, cótính kỷ luật cao, là những con người kế thừa và xây dựng CNXH vừa hồng vừachuyên”.

Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học là một nhu cầu tất yếu tronggiai đoạn hiện nay để tạo ra một bước ngoặt quyết định đến chất lượng giáo dục toàndiện cho học sinh, tạo nguồn nhân lực cho xã hội

2 Vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục:

- Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ, quản lý, điều hành cáchoạt động giáo dục

- Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chấtđạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân

3- Vai trò trách nhiệm của nhà giáo:

- Điều 15,16 trong Luật Giáo dục 2005 nêu rõ: Nhà giáo giữ vai trò quyết định trongviệc bảo đảm chất lượng giáo dục

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng đãi ngộ,bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò vàtrách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinhnghề dạy học

4- Các văn bản do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lai Châu ban hành:

- Điều lệ trường THPT

- Khung phân phối chương trình và kế hoạch giảm tải chương trình THPT

- Hướng dẫn thực hiện dạy học theo đối tượng vùng miền

- SGK, tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng các mộn học THPT

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011- 2012

- Hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh năm học 2011- 2012

Trang 6

CHƯƠNG II-THỰC TRẠNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI TRÀ VÀ TỈ LỆ ĐỖ TỐT NGHIỆP

CỦA TRƯỜNG THPT QUYẾT THẮNG- TXLC I- Đặc điểm tình hình nhà trường:

Trường THPT Quyết Thắng được thành lập vào tháng 8 năm 2008 Trường được đặt

tại trung tâm Thị xã Lai Châu Năm học đầu tiên học sinh chủ yếu là các em học sinh

có lực học yếu, kém và trung bình được lọc ra từ trường THPT Lê Quý Đôn để trườngnày trở thành trường chuyên của tỉnh Các năm học sau đối tượng tuyển sinh của nhàtrường là những học sinh không đủ điều kiện dự tuyển sinh vào trường Lê Quý Đôn vìvậy chất lượng đầu vào còn rất thấp Cùng với đó là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất donhà trường vừa tiếp nhận cơ sở mới nhưng chưa hoàn thiện, còn thiếu phòng học, địađiểm trường đặt xa khu vực tuyển sinh chính nên rất khó khăn trong công tác dạy vàhọc của nhà trường

Năm học 2011– 2012 trường có 11 lớp với 308 học sinh Trong đó:

- Khối 12 = 03 lớp = 96 học sinh

- Khối 11 =04 lớp = 101 học sinh

- Khối 10 = 4 lớp = 111 học sinhTổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường: 39 trong đó:

+ Ban giám hiệu: 3

- Hiệu trưởng quản lý chung

- Hiệu phó phụ trách về chuyên môn

- Hiệu phó phụ trách về cơ sở vật chất

+ Giáo viên : 29 đồng chí được chia thành 2 tổ chuyên môn :

1 Tổ Khoa học Tự nhiên : 14 giáo viên

2 Tổ Khoa học Xã hội : 15 giáo viên + Hành chính phục vụ: 7

c Về tổ chức:

+ Chi bộ: 09 Đảng viên chính thức

Trang 7

Cấp uỷ: 01 đồng chí (Hiệu trưởng)

+ Công đoàn: 39 đoàn viên; BCH: 5 đồng chí (3 nữ, 2 nam)

+ Chi đoàn giáo viên: 21 đoàn viên, BCH gồm: 3 đồng chí

II- Một số kết quả đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và

tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của trường THPT Quyết Thắng- TXLC:

1-Về chất lượng dạy học:

- Chất lượng đại trà: Mặc dù chất lượng đầu vào còn thấp song chất lượng giáo dục đạitrà của nhà trường đã đạt tới mặt bằng chung của tỉnh

- Số lượng học sinh yếu kém giảm so với kết quả khảo sát đầu năm học

- Chất lượng đội ngũ ngày càng được củng cố và ổn định

- Nề nếp chuyên môn dạy và học được đảm bảo, trật tự, kỷ cương trên các lĩnh vựcthực hiện tốt

2- Về chất lượng thi tốt nghiệp:

- Năm học 2009- 2010: Có 28/28 học sinh đỗ tốt nghiệp = 100%

- Năm học 2010- 2011: Có 110/110 học sinh đỗ tốt nghiệp = 100%

III- Một số tồn tại trong việc việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của trường THPT Quyết Thắng- TXLC:

1- Một số tồn tại hạn chế:

- Chất lượng giáo dục chưa cao, tỉ lệ chuyển lớp thẳng còn thấp, nhiều học sinh có họclực yếu toàn diện, số môn phải thi lại trên một học sinh còn cao

- Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 100% xong tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp khá giỏi còn thấp

2- Nguyên nhân của tồn tại hạn chế:

- Thực chất đầu vào thấp, nhận thức của học sinh còn chậm, yếu, nhiều học sinh còn ỷlại, sức ỳ lớn, thiếu sự cố gắng

- Một số giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm nhưng chưa thực sự năng động, chưa thật

sự nhiệt tình Đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy còn ít, chưamạnh dạn trong các hoạt động chuyên môn

- Nề nếp dạy học được duy trì tốt nhưng chưa đều khắp ở tất cả các giáo viên Vẫn cònmột số giáo viên ngại khó, làm việc chưa thực chất, còn mang tính đối phó hình thức

Trang 8

- Một số môn học tỉ lệ học sinh đạt trung bình còn thấp như môn Hóa, Ngoại ngữ, Vật

lý nên ảnh hưởng tới kết quả xếp loại chung của học sinh

- Cán bộ quản lý còn e ngại, nể nang, có nhắc nhở nhưng chưa đôn đốc, uốn nắn mộtcách kiên quyết

- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa hoàn thiện, phòng học còn thiếu, nhà trường phảihọc 2 ca, không có phòng học để phụ đạo cho học sinh, chưa đáp ứng được nhu cầugiáo dục của nhà trường ( Học sinh khối 10, khối 11không có phòng học phụ đạo)

- Thiết bị dạy học còn thiếu ( Thiếu bộ thiết bị dạy học khối 12) nên có ảnh hưởng tớihiệu quả của môn học

- Nhiều bậc phụ huynh còn chưa quan tâm tới tình hình học tập của con em mình, cònphó thác cho nhà trường

IV- Một số vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ

đỗ tốt nghiệp của trường THPT Quyết Thắng- TXLC:

Trên cơ sở phân tích thực trạng của nhà trường, bản than tôi nhận thấy rằng muốn nângcao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của nhà trường thì cần tập trungvào một số vấn đề then chốt như sau:

1- Đổi mới công tác quản lý

2- Xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể, chi tiết, linh hoạt, phù hợp với điều kiệnthực tế của nhà trường và các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lai Châu.3- Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong các buổi sinh hoạt chuyênmôn theo định kỳ

4- Tạo mọi điều kiện cả về vật chất và tinh thần để tất cả cán bộ giáo viên trong trường

có cơ hội học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn

5- Khích lệ, động viên giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động giáo dục của nhàtrường

Trang 9

CHƯƠNG III- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI TRÀ VÀ TỈ LỆ ĐỖ TỐT NGHIỆP

CỦA TRƯỜNG THPT QUYẾT THẮNG- TXLC

A- Nhóm các giải pháp hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà:

I- Đổi mới công tác quản lý:

Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản phápquy, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lai Châu để toàn thể cán bộ giáo viênthấy rõ thực trạng để từ đó có giải pháp cụ thể cho hoạt động giáo dục của mình

Xây dựng kế hoạch năm học cụ thể, linh hoạt, thông báo cho giáo viên biết đượcnhiệm vụ và yêu cầu của năm học này là gì Chỉ rõ giáo viên khôi 10 cần trang bị chohọc sinh những kỹ năng nào, khối 12 cần đạt được những lượng kiến thức nào, giáoviên tham gia phụ đạo học sinh yếu kém theo đối tượng như thế nào để có hiệu quả

Cung cấp kịp thời những điều chỉnh, đổi mới về chương trình, nội dung, phươngpháp dạy học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lai Châu tới toàn thể giáo viên trongtrường để triển khai thực hiện

Phân tích cho giáo viên nhận thực rõ thực trạng của nhà trường các mặt mạnh,mặt yếu những tồn tại cần khắc phục, sau đó thống nhất đưa ra các giải pháp cụ thể,phù hợp với đặc điểm của nhà trường, phù hợp với đối tượng học sinh, BGH và giáoviên cùng bàn giải pháp để tháo gỡ những khó khăn

Nhà trường giao quyền chủ động về khung chương trình cho giáo viên đối vớicác tiết dạy tự chọn

II- Thực hiện việc dạy học theo đối tượng vùng miền nghiêm túc và linh hoạt:

Thực hiện hướng dẫn “ Dạy học theo đối tượng vùng miền” của Bộ GD&ĐT và

Sở GD&ĐT Lai Châu từ năm học 2009- 2010, nhà trường đã căn cứ vào điều kiệnthực tế, họp hội đống giáo dục để đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chủtrương này như sau:

Trang 10

1- Tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm lấy kết quả làm cơ sở cho sự phân chia đối tượng:

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm củahọc sinh cả 3 khối lớp với 8 môn văn hoá cơ bản nhằm đánh giá chính xác tình hìnhthực tế của học sinh để phân loại đối tượng cho phù hợp Đề khảo sát đầu năm ( Khối

10, khối 11 do nhà trường ra đề ) phải dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng với các mức

độ kiến thức khác nhau như: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng để nắm bắt được mộtcách chính xác mức độ kiến thức của học sinh hiện có đến đâu, yếu và thiếu phần nào Sau khi có kết quả khảo sát tiến hành phân chia học sinh vào các lớp theo đốitượng dựa trên nguyên tắc học sinh trong một lớp phải có trình độ nhận thức tương đốiđồng đều

2- Dựa trên đối tượng học sinh của các lớp cụ thể để xây dựng kế hoạch:

Dựa trên trình độ nhận thức của đối tượng học sinh ở từng lớp BGH chỉ đạo chocác tổ chuyên môn thảo luận để từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn chung,

kế hoạch giảng dạy của từng môn, từng giáo viên để làm sao phải phù hợp với trình độnhận thức của từng nhóm đối tượng học sinh Trong kế hoạch giảng dạy giáo viên phải

có lộ trình xác định rõ về mặt thời gian để đưa học sinh yếu kém đạt đến chuẩn kiếnthức kỹ năng của chương trình đang theo học

BGH nhà trường phối kết hợp với Đoàn thanh niên, Công đoàn vận động giáo

viên dạy phụ đạo tăng tiết cho học sinh thuộc đối tượng trung bình, yếu, kém ngoài sốtiết tiêu chuẩn

Việc tăng tiết phụ đạo, bổ trợ kiến thức cho học sinh theo đối tượng từng lớp đối

Trang 11

với 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ được phân chia cụ thể như sau:

+ Lớp đối tượng Trung bình: Tăng 1 tiết/ tuần/ môn

+ Lớp đối tượng Yếu, Kém: Tăng 2 tiết/ tuần/ môn

Do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu nên BGH nhà trường xếp môn TD vàGDQP học riêng vào một buổi để tăng tiết phụ đạo bổ trợ kiến thức cho học sinh theođối tượng ngay trong thời khoá biểu chính khoá Việc giảng dạy phụ đạo, bổ trợ kiến

thức được thực hiện như sau: Các tiết phụ đạo bổ trợ kiến thức sẽ được giáo viên giảng

dạy vào tiết đầu tiên trong tuần Trong tiết học này giáo viên sẽ ôn tập lại kiến thức và

bổ trợ những kiến thức của cấp học dưới, lớp học dưới mà có liên quan tới kiến thức

của môn học trong tuần đó Sau một thời gian thực hiện BGH nhà trường đã lấy ý kiến

đóng góp của các giáo viên và hầu hết các giáo viên đều cho rằng cách làm này có hiệuquả Vì dạy kiến thức mới tới đâu thì ôn kiến thức cũ tới đó nên học sinh nhận thứcnhanh hơn so với việc dạy bổ trợ đồng loạt ngay từ đầu năm Vì nếu bổ trợ ngay từ đầunăm học nhưng sau đó học sinh không thường xuyên ôn tập lại thì đến khi học kiếnthức mới học sinh lại quên những kiến thức cũ đã ôn Và với cách làm giữa dạy đanxen vừa ôn tập bổ trợ kiến thức cũ vừa dạy kiến thức mới này thì thời lượng chươngtrình chính khoá của nhà trường cũng không bị chậm so với quy định, không cần phảidạy bù chương trình do dừng lại để bổ trợ

Đối với lớp có đối tượng học sinh quá yếu, hổng quá nhiều kiến thức của lớphọc dưới thì giáo viên giảng dạy thảo luận cùng với tổ, nhóm chuyên môn lên kế hoạchgiảm tải chương trình, dạy những gì học sinh cần, học sinh có thể hiểu trước, sau đó lập

ra lộ trình để đưa những học sinh đó đạt đến chuẩn kiến thức kỹ năng Việc dạy nhưtrên sẽ được thực hiện cụ thể đối với từng đối tượng và ở vào từng thời điểm để làmsao dần dần đưa những đối tượng học sinh đó đạt chuẩn, không lấy lý do giảm tải để hạthấp chuẩn của học sinh

Kế hoạch giảm tải chương trình phải được thảo luận và thống nhất trong tổnhóm chuyên môn và phải được hiệu trưởng phê duyệt Trong kế hoạch phải thể hiện

cụ thể giảm tải cái gì và dạy cái gì, lộ trình của việc hoàn thiện lại những kiến thức đãgiảm tải

Trang 12

Đối với những học sinh quá yếu về kiến thức BGH nhà trường phân công giáoviên bộ môn giúp đỡ học sinh theo từng nhóm để có hiệu quả tốt hơn.

Ngoài việc phụ đạo và bổ trợ kiến thức cho học sinh theo đối tượng ngay tronggiờ học chính khoá thì nhà trường còn đăng ký với Sở GD&ĐT dạy phụ đạo học sinhyếu kém vào các ngày chủ nhật trong tuần

Thực hiện đổi mới trong kiểm tra đánh giá, việc ra đề kiểm tra phải được thốngnhất trong tổ, nhóm chuyên môn Nội dung đề kiểm tra phải thể hiện được các mức độcủa kiến thức như nhận biết, thông hiểu, vận dụng để từ đó nắm bắt được khă năngnhận thức của học sinh qua từng giai đoạn từ đó có giải pháp cụ thể hơn cho từng loạiđối tượng

Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khoá bổ ích, lý thú nhằmthu hút và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập

Việc phân chia đối tượng học sinh theo lớp được thực hiện một cách linh động,sau mỗi học kỳ khi học sinh có thể được chuyển sang những lớp đối tượng khác phùhợp với trình độ nhận thực hiện có của mình

4 Những khó khăn khi thực hiện việc tổ chức dạy học theo đối tượng vùng miền:

Do cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu phòng học nên việc thực hiện việc

bổ trợ kiến thức còn phải thực hiện lồng ghép vào thời khoá biểu chính khoá nên chưađáp ứng được nhu cầu của việc phụ đạo, bổ trợ kiến thức cho học sinh

Giáo viên và học sinh phải thực hiện phụ đạo vào ngày chủ nhật nên có tâm lýmệt mỏi, số lượng học sinh tham gia chuyên cần không đông ảnh hưởng tới chất lượnggiáo dục

Đối với những môn học mà giáo viên đã dạy đủ hoặc thừa số tiết so với tiêuchuẩn thì việc phân công giáo viên dạy phụ đạo bổ trợ tăng tiết cho học sinh yếu kémgặp khó khăn như giáo viên phải dạy nhiều tiết trên tuần, việc tăng tiết do bổ trợ kiếnthức không được tính tăng giờ mà thông qua việc vận động giáo viên giảng dạy tựnguyện

Việc phân chia đối tượng học sinh theo lớp gặp khó khăn do số học sinh yếu vềkiến thức ở nhiều mức độ, việc phân lớp chỉ thực hiện được ở mức độ tương đối

Ngày đăng: 03/04/2015, 13:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Các văn bản hướng dẫn dạy học theo đối tượng vùng miền của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lai Châu Khác
4. Khung phân phối chương trình và kế hoạch giảm tải chương trình THPT của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lai Châu Khác
5. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011- 2012 Khác
6. Kế hoạch của trường THPT Quyết Thắng- Thị xã Lai Châu năm học 2011- 2012 Khác
7. Báo cáo tổng kết năm học 2009- 2010, 2010-2011 của Trường THPT Quyết Thắng- TXLC Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w