Kết quả thực nghiệm: Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra bằng câu hỏi tự luận, sau đó sử

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT (Trang 25)

học sinh, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra bằng câu hỏi tự luận, sau đó sử dụng phương pháp phân tích định lượng, định tính kết quả thực nghiệm. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số mẫu điều tra để đánh giá tâm lí của học sinh sau mỗi tiết học có sử dụng công nghệ thông tin.

** Về việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên:

Đối với học sinh lớp chuyên và học sinh giỏi, chúng tôi đã khảo sát bằng đề sau:

Câu 1: Ở một loài thực vật, khi tiến hành lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:

Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa trắng.

Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ thu được F1 toàn cây hoa đỏ.

Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2?

Câu 2: (Đề thi chọn HSG Quốc gia lớp 12 THPT năm 2008)

Ở một loài côn trùng, giới tính được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể XX (con cái, ♀) và XY (con đực, ♂). Khi cho con đực cánh đen thuần chủng giao phối với con cái cánh đốm thuần chủng, thu được F1 toàn cánh đen. Cho F1 giao phối tự do với nhau, F2 thu được 1598 con cánh đen và 533 con cánh đốm. Biết rằng, tất cả các con cánh đốm ở F2 đều là cái () và mỗi tính trạng do một gen quy định. Hãy giải thích kết quả phép lai trên và viết sơ đồ lai.

* Kết quả bài kiểm tra: đều đạt từ loại Khá trở lên, đây là những tình huống mà học sinh đã được trải nghiệm để tìm ra đặc điểm của di truyền ngoài nhân và di truyền liên kết với giới tính (ở vùng tương đồng của XY).

Ngoài ra, thông qua phiếu điều tra tâm lí học sinh sau mỗi giờ học có sử dụng công nghệ thông tin (ở Phụ lục) đều cho thấy, nhìn chung học sinh rất hứng thú, say mê học tập bộ môn hơn, các giờ học nhẹ nhàng, sôi nổi và hiệu quả. Càng những giờ học về sau, học sinh càng chủ động trong việc khai thác, tìm hiểu kiến thức.

** Về việc đổi mới phương pháp học của học sinh:

Năm học 2008 – 2009, tôi bắt đầu được giao phụ trách đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học. Tôi luôn chú trọng việc tự học của học sinh nói chung và học sinh giỏi nói riêng, vì thế ngay từ năm học này, tôi đã có ý tưởng giao chuyên đề cho học sinh nghiên cứu và viết thành đề cương để trao đổi. Nhưng sau khi kết thúc đợt tập huấn học sinh giỏi của năm học này, tôi đã tiến hành điều tra về hiệu quả của giải pháp này. Nhìn chung, theo các em đánh giá, đây thực sự là một giải pháp tốt, bởi khi mỗi em được giao một chuyên đề để hoàn thiện thì nội dung kiến thức sẽ sâu sắc hơn và là nguồn tư liệu tốt cho các bạn trong đội tuyển.

- Trước hết là sự không đồng đều về năng lực của các em trong đội tuyển.

- Thứ hai, có nhiều đơn vị kiến thức của bạn biên soạn nhưng các em chưa thực sự hiểu một cách kỹ lưỡng, trong khi đó các em lại e ngại không dám hỏi bạn.

Chính vì thế, bắt đầu từ năm học 2009 – 2010, kế thừa những kết quả thu được của giải pháp cũ đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tôi đã mạnh dạn xây dựng một giải pháp tự học cho học sinh đội tuyển (đã trình bày ở mục 2.4.2).

Thực tế đã cho thấy, kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia năm sau cao hơn năm trước và đã có những em học sinh đạt được kết quả cao cấp quốc gia và trên đấu trường Quốc tế. Đây là minh chứng cho thấy những giải pháp mà tôi đã xây dựng và thực hiện thực sự đã đạt được những hiệu quả không nhỏ.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT (Trang 25)