Do đó việc nghiên cứu về hoạt động huy động tiền gửi KHCNtại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt là một yêu cầu cấp thiết để giúp cho nhà quản trị ngân h
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp về đề tài: “ Huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của
cô giáo cùng các anh chị làm việc tại ngân hàng được khảo sát, nghiên cứu
Đầu tiên, cho phép em được nói lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất
cả các thầy cô Trường Đại Học Thương Mại nói chung và các thầy cô khoa Tàichính – Ngân hàng nói riêng đã tận tình giảng dạy những kiến thức quý báu cho emtrong suốt thời gian học tập
Em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Ngọc Diệp đã tận tình hướng dẫn giúp emcách làm bài khóa luận từ cách lập đề cương ra sao? Triển khai từng chương nhưthế nào? Cô giáo đã truyền đạt những kinh nghiệm quý giá của bản thân giúp emhoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất có thẻ
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên ngân hàngTMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt đã nhiệt tình tạo điều kiện cho emnghiên cứu số liệu, khảo sát khách hàng đóng vai trò quan trọng trong bài khóaluận
Kính chúc quý thầy cô khoa Tài chính – Ngân hàng cùng cô giáo Vũ NgọcDiệp gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống
Kính chúc ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt ngày càngphát triển trên con đường hội nhập, hiện đại và đa năng vững mạnh nhất trong khuvực
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ,SƠ ĐỒ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu khóa luận 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản về huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM 3
1.1.1 Khái niệm và vai trò của NHTM 3
1.1.1.1 Khái niệm NHTM 3
1.1.1.2 Vai trò của NHTM 3
1.1.2 Khái niệm vốn trong ngân hàng và các loại vốn trong ngân hàng 4
1.1.2.1 Khái niệm vốn trong ngân hàng 4
1.1.2.2 Các loại nguồn vốn trong ngân hàng 4
1.1.3 Khái niệm hoạt động huy động vốn và tiền gửi KHCN của NHTM 7
1.2 Nội dung cơ bản về huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM 7
1.2.1 Các hình thức huy động tiền gửi KHCN của NHTM 7
1.2.1.1 Phân theo kỳ hạn 8
1.2.1.2 Phân theo mục đích 9
1.2.1.3 Phân theo loại tiền gửi 10
1.2.2 Vai trò của nguồn vốn tiền gửi KHCN 11
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM 12
1.3 Các nhân tố tác động đến công tác huy động nguồn vốn tiền gửi KHCN 14
Trang 31.3.1 Nhân tố chủ quan 14
1.3.1.1 Chính sách lãi suất của ngân hàng 14
1.3.1.2 Chất lượng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ 15
1.3.1.3 Thời gian giao dịch 15
1.3.1.4 Chính sách khách hàng 16
1.3.1.5 Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng 16
1.3.1.6 Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động 16
1.3.1.7 Đội ngũ nhân sự của ngân hàng 17
1.3.2 Nhân tố khách quan 17
1.3.2.1 Năng lực tài chính, thu nhập và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân 17
1.3.2.2 Tính cạnh tranh của các ngân hàng 17
1.3.2.3 Chính sách tiền tệ của NHTW 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHCN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ - CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT 19
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt 19 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản 20
2.1.3 Mô hình tổ chức quản lý của chi nhánh 20
2.1.4 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong giai đoạn 2011 – 2013 21
2.1.4.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong giai đoạn 2011-2013 21
2.1.4.2 Tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt giai đoạn 2011-2013 22
2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc tế - chi nhánh Lý Thường Kiệt giai đoạn 2011-2013 23
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu phân tích hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN của ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt 25
2.2.1.2 Dữ liệu thứ cấp 25
Trang 42.3 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN của ngân
hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt 26
2.3.1 Phân tích và đánh giá qua nguồn dữ liệu sơ cấp 26
2.3.2 Phân tích và đánh giá qua nguồn dữ liệu thứ cấp về hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt 30
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHCN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ - CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT 42
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu công tác huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt 42
3.1.1 Những kết quả đạt được từ hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN tại VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong giai đoạn 2011-2013 42
3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 43
3.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN tại ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong thời gian tới 46
3.3 Các đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện huy động vốn tiền gửi KHCN tại ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt 47
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt 47
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân viên 47
3.2.2.2 Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý 48
3.2.2.3 Giải pháp đối với Ban lãnh đạo chi nhánh 49
3.2.3.4 Giải pháp về cơ cấu tiền gửi 49
3.3.2 Một số đề xuất, kiến nghị 51
3.2.2.1 Kiến nghị về phía hội sở VIB 51
3.3.2.2 Kiến nghị về phía Chính phủ và NHTW 56
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ,SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng vốn của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt giai đoạn 22 2011-2013 22 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt giai đoạn 23
2011 – 2013 23 Bảng 2.3 Kết quả khảo sát ý kiến KHCN về công tác huy động tiền gửi của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt 27 Bảng 2.4: Quy mô nguồn vốn tiền gửi KHCN của ngân hàng TMCP Quốc tế- Chi nhánh Lý Thường Kiệt 31 Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi KHCN theo loại tiền của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt 33 Bảng 2.6 Cơ cấu tiền gửi KHCN theo kỳ hạn của VIB-Chi nhánh Lý Thường Kiệt 35 Bảng 2.7 Bảng lãi suất tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ bằng VND của VIB và một số ngân hàng khu vực miền bắc cập nhật ngày 31/12/2013 39 Bảng 2.8 Chi phí trả lãi tiền gửi KHCN của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt 41 Biểu đồ 2.1 Diễn biến tiền gửi KHCN và tổng nguồn vốn huy động của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong giai đoạn 2011-2013 31 Biểu đồ 2.2 Diễn biến tiền gửi KHCN theo loại tiền của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt 33 Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng tiền gửi KHCN theo loại tiền của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt 34 Biểu đồ 2.4Diến biến tiền gửi KHCN theo kỳ hạn của VIB – Chi nhánh Lý
Thường Kiệt 36 Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng tiền gửi KHCN theo kỳ hạn của VIB – Chi nhánh Lý
Thường Kiệt 36
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức ngân hàng TMCP Quốc tế - chi nhánh Lý Thường Kiệt 20
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các ngân hàng hiện nay đang trong một cuộc chạy đua khốc liệt, cạnh tranh vềnguồn vốn, về nguồn nhân lực, về chất lượng dịch vụ và công nghệ nhằm gia tănghiệu quả huy động vốn, hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Để duy trì và phục
vụ cho mục đích kinh doanh, ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn Nguồn vốn cácngân hàng huy động xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nguồn vốn huyđộng chủ yếu là nguồn tiền gửi của khách hàng trong đó đặc biệt là huy động tiềngửi từ khách hàng cá nhân (KHCN) Vấn đề huy động tiền gửi từ nguồn đối tượngnày sao cho có hiệu quả luôn là vấn đề khiến các nhà quản trị ngân hàng đau đầu,nhất là trong tình hình chính trị và kinh tế có nhiều biến động bất ổn như hiện nay
đã tác động tới tâm lý người gửi tiền và gây ảnh hưởng xấu tới công tác huy độngvốn của ngân hàng Do đó việc nghiên cứu về hoạt động huy động tiền gửi KHCNtại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
là một yêu cầu cấp thiết để giúp cho nhà quản trị ngân hàng nói chung và các nhàquản trị ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt nói riêng có nhữnggiải pháp góp phần nâng cao chất lượng huy động tiền gửi KHCN nói riêng và hiệuquả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung Đó là lý do em chọn đề tài
“Huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt” làm đề tài khóa luận của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN tại ngânhàng TMCP Quốc Tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
- Đưa ra các kết luận và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốntiền gửi KHCN tại ngân hàng TMCP Quốc Tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Trang 83 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN của ngân hàngTMCP Quốc tế Chi nhánh Lý Thường Kiệt
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
+ Thời gian: Nghiên cứu và lấy số liệu từ năm 2011 – 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Các dữ liệu sơ cấp được tạo ra bằng cách phátphiếu điều tra cho khách hàng và phỏng vấn để ghi nhận ý kiến, nhận định của cácnhân viên về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Các dữ liệu thứ cấp được tổnghợp từ các báo cáo tài chính của ngân hàng qua các năm
- Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh
để phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Quốc
tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được kết cấu bởi 3chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM.Chương 2: Thực trạng huy động vốn tiền gửi KHCN của ngân hàng TMCP Quốc tế-Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN của ngânhàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Trang 9CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM 1.1 Một số khái niệm cơ bản về huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM 1.1.1 Khái niệm và vai trò của NHTM
1.1.1.1Khái niệm NHTM
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM nhưng để đưa ramột khái niệm chuẩn xác và tổng quát thì ta phải dựa vào tính chất và mục đíchtổng quát của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích
và đối tượng hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tínhchất, mục đích và đối tượng hoạt động.Theo đó:
Theo luật Ngân hàng Mỹ: “NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cungcấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính” Theo Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941): “NHTM là những xí nghiệp hay cơ
sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức
ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trongcác hoạt động về chiết khấu, tín dụng và tài chính”
Theo Luật các Tổ chức tín dụng của Việt Nam: “NHTM là loại hình ngân hàngđược thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh kháctheo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”
Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiềngửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các hoạt động thanh toán”
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về NHTM: “NHTM là
một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, thanh toán, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan”
Trang 10kỹ thuật hiện đại Trong điều kiện đó một mặt NHTM đáp ứng đầy đủ và kịp thờinhu cầu vốn thiếu hụt, cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khácnhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh
Thứ hai, NHTM góp phần phân bổ hợp lý các nguồn lực giữa các vùng, ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế Thông qua
các hoạt động của mình, NHTM một mặt góp phần hình thành, duy trì và phát triểnnền kinh tế theo một cơ cấu ngành và khu vực nhất định Mặt khác, các NHTM gópphần điều chỉnh ngành, khu vực khi xuất hiện sự phát triển mất cân đối hoặc khi cần
có sự thay đổi cho phù hợp với sự yêu cầu của thị trường
Thứ ba, NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW Việc thực hiện chính sách tiền tệ thuộc về NHTW, để thực thi chính sách
tiền tệ, NHTW phải sử dụng các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trườngmở…Chính NHTM là chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của các công cụ này vàđồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của các chínhsách đến nền kinh tế
Thứ tư, NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.Với xu hướng phát triển của nền kinh tế là mở cửa, hội nhập vào cộng đồng
kinh tế khu vực và toán thế giới, nên việc mở rộng giao lưu kinh tế là một tất yếu,
nó giúp cho mỗi quốc gia phát huy được lợi thế của mình, giữa các nước có sự giúp
đỡ thân thiện với nhau Thông qua các hoạt động tài trợ xuất khẩu, quan hệ thanhtoán với các tổ chức tín dụng, ngân hàng và doanh nghiệp quốc tế, NHTM giúp choviệc thanh toán, trao đổi mua bán được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và
có hiệu quả
1.1.2 Khái niệm vốn trong ngân hàng và các loại vốn trong ngân hàng
1.1.2.1 Khái niệm vốn trong ngân hàng
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được
dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác
1.1.2.2Các loại nguồn vốn trong ngân hàng
a/ Vốn tự có
Trang 11Vốn tự có của ngân hàng là vốn do chủ sở hữu đóng góp và vốn được tạo ra
trong quá trình kinh doanh của ngân hàng Vốn tự có của ngân hàng thực hiện mộtchức năng không thể thay thế trong hoạt động của ngân hàng đó là: Cung cấp nhữngnguồn lực ban đầu để giúp ngân hàng mới thành lập hoạt động, cung cấp nền tảngcho sự tăng trưởng và phát triển, giúp ngân hàng chống lại những rủi ro, duy trìniềm tin của công chúng và của các cổ đông vào khả năng quản lý và phát triển củangân hàng Đặc điểm của nguồn vốn này đó là: Tỷ trọng vốn này trong tổng nguồnvốn thường là rất nhỏ thông thường từ 5-10% trên tổng nguồn vốn của ngân hàng,
có tính ổn định cao và luôn được bổ sung trong quá trình tồn tại và phát triển củaNHTM, quyết định quy mô hoạt động của NHTM và là nhân tố xác định tỷ lệ antoàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM Đây là loại vốn ngân hàng có thể sửdụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, văn phòng cho ngân hàng Nguồn vốnnày bao gồm:
- Vốn điều lệ: Đây là nguồn vốn hình thành ban đầu khi thành lập Tùy theo tính
chất khác nhau của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khácnhau Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà Nước thì Ngân sách Nhà nước cấp vốn.Nếu là ngân hàng cổ phần thì các cổ đông góp vốn thông qua mua phiếu Ngân hàngliên doanh do các bên góp vốn Ngân hàng tư nhân thì vốn thuộc sở hữu tư nhân
- Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt động, ngân
hàng gia tăng vốn chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau như:
+ Nguồn từ lợi nhuận giữ lại: Trong điều kiện lợi nhuận sau thuế lớn hơn không,chủ sở hữu ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn bằng cách chuyển một phần lợinhuận thành vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tích lũy này phụ thuộc vào cân nhắc và chínhsách của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ Trong giai đoạn ngân hàng phát triểnmạnh, tăng trưởng nhanh thì nguồn này có tỷ lệ cao, còn trong giai đoạn suy giảmhoặc phát triển chậm thì tỷ lệ này sẽ thấp
+ Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, vốn góp thêm, cấp thêm…để mở rộngquy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng nhu cầu gia tăngvốn chủ sở hữu do NHNN quy định,…Đặc điểm của hình thức huy động này là
Trang 12không thường xuyên, song giúp ngân hàng có được lượng vốn lớn trong nhữngtrường hợp cần thiết.
-Quỹ dự phòng: Quỹ này được trích lập hàng năm và được tích lũy lại để bù đắp
những tổn thất xảy ra trong hoạt động của NHTM Quỹ bảo toàn vốn nhằm bù đắpnhững hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát
b/ Vốn tiền gửi
Tiền gửi là các tài sản bằng tiền của các tổ chức cá nhân mà ngân hàng tạm thờiđang quản lý, sử dụng với trách nhiệm hoàn trả Nguồn vốn tiền gửi có các đặcđiểm:
-Tiền gửi trong NHTM luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn (khoảng 80%).Lượng vốn này chủ yếu được huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư
-Các NHTM hoạt động chủ yếu nhờ vào nguồn vốn tiền gửi bởi tỷ trọng nguồn vốnnày khá lớn và đa dạng về kỳ hạn
-Tiền gửi là nguồn vốn không ổn định, khách hàng có thể rút tiền của họ mà khôngràng buộc, nếu có ngân hàng chỉ phạt bằng việc trả lãi suất thấp hơn lãi đã cam kếtvới ngân hàng
c/ Nguồn vốn phi tiền gửi
- Tiền vay: Ngoài các nguồn vốn tự có và vốn tiền gửi NHTM còn đi vay các tổ
chức kinh tế khác đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn rabình thường và mở rộng hơn về quy mô Có các hình thức vay vốn sau:
+ Vay từ NHNN: Hình thức chủ yếu cho vay của NHNN là tái chiết khấu và tái cấpvốn NHNN được phép cung cấp dịch vụ tái chiết khấu giấy tờ có giá Sau khi chiếtkhấu hoặc tái chiết khấu, giấy tờ có giá trở thành tài sản của NHTM và khi thiếuvốn cho hoạt động kinh doanh, NHTM có thể sử dụng giấy tờ có giá này tái chiếtkhấu tại NHNN NHTM có thể cầm cố hoăc tái cầm cố các thương phiếu tạiNHNN Ngoài ra, NHNN có hình thức cho vay thanh toán đối với các NHTM Khicác NHTM tham gia hệ thống thanh toán bù trừ, nếu ngân hàng nào thiếu vốn trongthanh toán sẽ được NHNN cho vay để đảm bảo các phiên giao dịch thanh toán bù
Trang 13trừ được thực hiện, hoàn tất Khi cho vay thanh toán, NHNN áp dụng một trong haiphương thức: Cho vay qua đêm hoặc cho vay thấu chi.
+ Vay các tổ chức tín dụng khác: Các NHTM có thể liên hệ trực tiếp với nhau với 2hình thức: Vay không cần tài sản đảm bảo và vay cần tài sản đảm bảo
+ Vay trên thị trường tài chính: NHTM có thể huy động vốn trên thị trường tàichính dưới các hình thức: Huy động vốn ngắn hạn bằng cách phát hành giấy tờ cógiá ngắn hạn (dưới 12 tháng) như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu,
… hoặc huy động vốn trung và dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu
-Vốn phi tiền gửi khác: Tiền trong thanh toán, các khoản treo chờ xử lý, tiền ủy
thác…
1.1.3 Khái niệm hoạt động huy động vốn và tiền gửi KHCN của NHTM
Khái niệm hoạt động huy động vốn của NHTM:
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọngnhất của NHTM Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiệncác hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho kháchhàng Nhìn vào bảng cân đối tài sản của NHTM chúng ta thấy rằng hoạt động huyđộng vốn được phản ánh bên phần tài sản nợ Do vậy, huy động vốn còn gọi lànghiệp vụ tài sản nợ
Khái niệm tiền gửi KHCN của NHTM:
Tiền gửi KHCN của NHTM là tiền mà các cá nhân gửi vào NHTM nhằm mụcđích phục vụ các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm và một sốmục đích khác
Khái niệm huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM:
Huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM là một trong những hoạt động chủ
yếu mang lại nguồn vốn cho ngân hàng từ nguồn tiền mà các cá nhân gửi vào NHTM nhằm mục đích phục vụ các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm và một số mục đích khác.
1.2 Nội dung cơ bản về huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM
1.2.1 Các hình thức huy động tiền gửi KHCN của NHTM
Trang 14Theo Luật các TCTD tại Việt Nam đã nêu rõ: “Ngân hàng được nhận tiền gửicủa các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiềngửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi khác”.
Các hình thức huy động tiền gửi KHCN của ngân hàng rất đa dạng bao gồm:1.2.1.1 Phân theo kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn (KKH) là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào,khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để chi trả chongười được hưởng về tiền hàng hoá, cung ứng lao động dịch vụ…Đối với khoảntiền gửi này mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản
và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng, do vậy nó thường được gọi là tiềngửi thanh toán Ở nhiều nước phần lớn các giao dịch thanh toán thông qua tài khoảntiền gửi thanh toán được thực hiện bằng Séc và do vậy người ta cũng có thể gọi đây
là khoản tiền gửi có thể phát hành Séc Đối với ngân hàng thì khoản tiền gửi KKHnày ngân hàng chỉ phải chi trả lãi thấp, đồng thời cũng thu phí thanh toán kháchhàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi tiền vào khách hàng chỉ được rút
ra sau sau một thời hạn nhất định, từ một vài tháng cho đến một vài năm
Mục đích của người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi Do tính chất loại nguồnvốn này
tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn số dư này để cho vay trung
và dài hạn phụ thuộc vào thời hạn của tiển gửi Nếu nguồn vốn này chiếm tỷ trọnglớn trong tổng nguồn vốn tiền gửi thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho ngânhàng trong quá trình kinh doanh
Là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, theo đó, khách hàng được quyền rúttừng phần tiền gửi gốc một cách linh hoạt Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiềncủa khách hàng các NHTM có các loại kỳ hạn như: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12tháng, 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng Với mỗi kỳ hạn khác nhau, ngân
Trang 15hàng áp dụng các lãi suất khác nhau, thông thường thời hạn càng dài thì lãi suấtcàng cao Theo đúng nguyên tắc khách hàng chỉ có thể rút tiền gửi loại này theođúng quy định, tuy nhiên để nâng cao uy tín và chất lượng phục vụ, lôi kéo kháchhàng, ngân hàng cho phép khách hàng rút trước thời hạn nhưng với điều kiện hưởnglãi suất thấp hơn.
1.2.1.2 Phân theo mục đích
Tiền gửi thanh toán (giao dịch)
Đây là khoản tiền gửi mà người mở tài khoản có quyền sử dụng những công cụthanh toán của ngân hàng để phục vụ cho hoạt động của mình như: Ủy nhiệm chi,
Ủy nhiệm thu, Séc các loại, thư chuyển tiền…người ta gọi đây là tài khoản có thểphát Séc Các ngân hàng thậm chí còn yêu cầu một số dư tối thiểu trên tài khoản.Trường hợp trong thời gian dài trên tài khoản không có tiền hoặc có số dư thấp hơnmức tối thiểu quy định thì chủ tài khoản còn phải trả phí duy trì tài khoản cho ngânhàng Phải trả phí dịch vụ thanh toán hay không là tùy vào quy định của ngân hàngđối với từng loại hình dịch vụ thanh toán
Với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu lànhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán quangân hàng Đây là một nguồn vốn biến động thường xuyên
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) là loại tiền của dân cư gửi vào ngân hàng nhằmmục đích hưởng lãi Hình thức phổ biến nhất và cổ điển nhất là loại tiền gửi tiếtkiệm có sổ, người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để ghi số tiền gửivào và rút ra
Đối với khách hàng: Chủ của các khoản TGTK thông thường là các cá nhân và
hộ gia đình Họ gửi vào ngân hàng những khoản thu nhập chưa cần thiết sử dụngđến ở thời điểm hiện tại vì nhu cầu tiết kiệm và có thể chi dùng trong tương lai.Điều họ quan tâm trước hết là lợi tức họ được hưởng, dưới dạng tiền lãi ngân hàngtrả hoặc có thể bao gồm cả chênh lệch giá nếu như những khoản này được thiết kếdưới dạng các hợp đồng đủ tiêu chuẩn trao đổi rộng rãi trên thị trường
Đối với ngân hàng:
Trang 16TGTK là nguồn vốn khá ổn định, nó cho phép các NHTM chủ động trong việcđầu tư vào hoạt động sinh lời Tuy nhiên, do đa phần những món tiết kiệm thườngnhỏ, phân tán và lãi suất các ngân hàng phải trả cho chúng cao nên chi phí thu hútnguồn vốn này thường lớn hơn so với tiền gửi thanh toán Một phần do tâm lý củangười phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng là luôn phải có mộtlượng tiền nhất định sẵn có trong nhà phòng khi có việc cần dùng đến Nắm bắtđược tâm lý người dân như vậy, các NHTM cũng đa dạng hoá các sản phẩm huyđộng về kỳ hạn, phương thức huy động, về cách thức tính lãi Các mức lãi suấttương ứng với từng kỳ hạn gửi được các NHTM công bố cụ thể Để khai thác triệt
để thị trường đầy tiềm năng này, việc phân chia các khoản TGTK của dân cư có thểtheo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng thông thường người ta thường chia các khoảnTGTK của dân cư ở Việt Nam, bao gồm 2 loại sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi tiền vào nhiều lần và rút ra bất cứlúc nào Phần lớn khách hàng gửi tiền không kỳ hạn là do chưa xác định được nhucầu chi tiêu cụ thể trong tương lai, nhưng lại mong muốn thu được mức lãi trongkhoản tiền nhàn rỗi
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Là khoản tiền mà khách hàng chi được rút ra khi đến hạn thanh toán Trên thực
tế để thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút trước hạn vớiđiều kiện hưởng lãi suất thấp (thường bằng mức tiền gửi KKH, thậm chí khôngđược hưởng lãi)
1.2.1.3 Phân theo loại tiền gửi
Trang 17 Vốn huy động bằng VNĐ
Ngân hàng huy động vốn bằng VNĐ thông qua tất cả các hình thức huy độngvốn khác nhau với các mục đích sử dụng khác nhau Trong nguồn vốn ngân hànghuy động được thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng cácnhu cầu về sử dụng vốn của ngân hàng
Vốn huy động bằng ngoại tệ
Ngoài huy động vốn bằng VNĐ, ngân hàng cũng tiến hành huy động vốnbằng ngoại tệ Số vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VNĐ cũng chiếm tỷ lệ lớntrong hoạt động của ngân hàng Mục đích huy động vốn bằng ngoại tệ của ngânhàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động kinh doanhngoại tệ của khách hàng cũng như ngân hàng Vốn huy động bằng ngoại tệ của ngânhàng chủ yếu là USD hoặc EUR
1.2.2 Vai trò của nguồn vốn tiền gửi KHCN
Đối với nền kinh tế
Chức năng huy động vốn chủ yếu là vốn tiền gửi KHCN của ngân hàng có vaitrò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn đểđảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sảnxuất Nhờ đó, ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi thành vốn hoạt động, kích thích quátrình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đối với ngân hàng
Nguồn vốn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu để thực hiện các nghiệp vụ sinh lờicủa Ngân hàng như cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ thanh toán Với mục tiêunâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đa dạng các sản phẩm dịch vụ, nâng caonăng lực cạnh tranh và lợi nhuận thì ngân hàng cần phải có một lượng vốn lớn Để
có được nguồn vốn tiền gửi lớn, không cách nào khác là ngân hàng cần phải tăngcường khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau Trong đó vốn huy động tiềngửi phải có sự tăng trưởng ổn định để thỏa mãn các nhu cầu cho vay, thanh toáncũng như các hoạt động kinh doanh
khác ngày càng tăng của ngân hàng
Đối với người gửi tiền
Trang 18Khách hàng của ngân hàng là một mạng lưới rộng khắp bao gồm những cánhân, doanh
nghiệp, tổ chức sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, có thể là người chongân hàng vay (người gửi tiền), người đi vay, người sử dụng các dịch vụ khác củangân hàng… Khách hàng muốn ngân hàng đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu củamình thì ngân hàng cần phải có nguồn lực lớn mạnh mà nguồn lực lớn nhất, tạo ra
uy tín của ngân hàng đó là nguồn vốn Tuỳ theo nhu cầu tài chính khác nhau màmục đích gửi tiền của các khách hàng cũng khác nhau Đối với các KHCN: Trướctiên, họ nghĩ đến việc bảo quản số tiền tạm thời nhàn rỗi của họ như thế nào cho antoàn Với mục đích như vậy họ mang tiền đến ngân hàng để gửi Sau đó, nhữngngười này tính đến việc tìm kiếm lợi nhuận từ số tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến và
sử dụng những tiện ích do ngân hàng cung ứng Thời hạn gửi dài hay ngắn, sốluợng nhiều hay ítlà tuỳ thuộc khoản vốn của họ nhàn rỗi được bao lâu, lãi suất củacác loại tiền gửi so với các hình thức đầu tư khác và những dịch vụ mà ngân hàngcung ứng có tiện lợi hay không
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM
Các chỉ tiêu định tính:
- Sự tăng trưởng và tính ổn định của nguồn vốn tiền gửi KHCN:
Vốn tiền gửi phải có sự tăng trưởng về số lượng để có thể thỏa mãn các nhucầu về khối lượng vốn tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động ngày càng giatăng của ngân hàng Đồng thời vốn tiền gửi phải có sự ổn định về thời gian Nếungân hàng huy động được một lượng vốn lớn nhưng không ổn định thì thườngxuyên có khả năng một dòng tiền lớn bị rút ra Ngân hàng luôn phải đối đầu với vấn
đề thanh toán thì lượng vốn lớn cho vay và đầu tư sẽ không lớn Ngược lại nếunguồn vốn tiền gửi được ổn định ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần lớn số vốn đóvào hoạt động kinh doanh có thu nhập cao Nguồn vốn tăng đều qua các năm đạtmục tiêu đề ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tương đối ổn định
- Chi phí huy động vốn và tiết kiệm chi phí huy động:
Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các chủ thểtrong nền kinh tế Người gửi tiền muốn một lãi suất cao, người vay lại muốn có lãisuất thấp Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tượng trên nên ngân hàng
Trang 19phải luôn tìm cách đa dạng hóa lợi ích của các bên trong đó vẫn phải đảm bảo lợiích của ngân hàng.Vì vậy mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thểnhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động là nhỏ nhất và sửdụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất được chấp nhận trên thị trường.Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn ngân hàng còn phảichịu một số chi phí khác như: Chi phí tiền lương cho cán bộ huy động vốn, chi phí
in ấn, phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch, quảng cáo…Nếu ngânhàng giảm chi phí huy động bằng cách hạ lãi suất thì việc huy động sẽ gặp khó khăn
vì không cạnh tranh được với các ngân hàng khác Vì vậy, ngân hàng cần phải giảmthiểu các chi phí khác
- Mức độ đa dạng về kỳ hạn và các loại tiền tệ được sử dụng
Đó là khả năng huy động vốn tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau trong đó có cảnội tệ và ngoại tệ và với mức lãi suất khác biệt tương ứng sao cho người gửi tiềnchấp nhận được và cảm thấy hợp lý Nhờ đó ngân hàng đạt được cơ cấu về kỳ hạn
và loại tiền mong muốn để đáp ứng được tối đa các nhu cầu sử dụng vốn, tránh tìnhtrạng thừa vốn ngắn hạn trong khi thiếu vốn trung và dài hạn, thừa vốn nội tệ thiếuvốn ngoại tệ
- Ngoài ra, đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi còn dựa vào mức độ thuậntiện của khách hàng được đánh giá qua thủ tục gửi tiền, rút tiền, các dịch vụ kèmtheo của ngân hàng cũng như vị trí giao dịch của ngân hàng, tiết kiệm được thờigian và chi phí cho khách hàng…Vì vậy, sử dụng một chỉ tiêu thì không thể phảnánh đầy đủ được mà cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu thì mới đánh giá đúng và thựcchất hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng
Trang 20 Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng của vốn huy động tiêng gửi KHCN qua các năm, chỉ tiêu này dương và càng lớn càng thể hiện rõ sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động tiền gửi KHCN của ngân hàng.
- Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi:
Tỷ trọng từng
loại vốn tiền gửi =
Vốn tiền gửi loại i
x100%
Tổng VTG
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của từng loại so với tổng vốn tiền gửi Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng huy động loại tiền đó càng cao.
- Chi phí huy động vốn tiền gửi trên tổng chi phí:
- Chênh lệch thu chi lãi trên chi phí trả lãi
Chênh lệch thu chi lãi
= Thu lãi – Chi lãi x 100%
Chi phí trả lãi Chi phí trả lãi
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng vốn đó Chỉ tiêu này càng cao thì cho
Trang 21thấy ngân hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng vốn huy động của mình trong việc tối thiểu hóa chi phí huy động cho đồng vốn đó.
1.3 Các nhân tố tác động đến công tác huy động nguồn vốn tiền gửi KHCN 1.3.1 Nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Chính sách lãi suất của ngân hàng
Đối với những khách hàng gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi thì lãi suất luôn
là mối quan tâm lớn của họ Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với mức lãi suấtngân hàng công bố, họ sẽ lựa chọn việc gửi tiền vào ngân hàng như một kênh đầu tưhợp lý Ngược lại, nếu lãi suất thấp, họ sẽ dùng khoản tiền đó vào mục đích kháchay gửi tiền vào ngân hàng khác hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác có lời hơn Do đó,ngân hàng phải xây dựng chính sách lãi suất mang tính cạnh tranh, vừa đảm bảohuy động được nguồn vốn cần thiết, vừa đảm bảo kinh doanh có lời
1.3.1.2 Chất lượng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ
Chất lượng sản phẩm mang tính chất vô hình, được đánh giá thông qua rấtnhiều tiêu chí như: tính hợp lý, hiệu quả, và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàngcùng với những lợi ích về phía ngân hàng Tiện ích là những lợi ích và sự thuận tiệnkhi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Chất lượng sản phẩm dịch vụ càngcao, càng gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng Từ đó, ngân hàng sẽ thu hútđược ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi cũng như thu được nhiều lợi nhuận từ cácsản phẩm dịch vụ khác Bên cạnh đó, các tiện ích đi kèm cũng góp phần làm tăngtính hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh củangân hàng so với các ngân hàng bạn
Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ thể hiện thông qua sự đa dạng về kỳ hạn, vềloại hình sản phẩm dịch vụ, về đối tượng gửi tiền Danh mục sản phẩm dịch vụ càng
đa dạng và phong phú, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn nhằm thỏa mãn tốtnhất nhu cầu của mình
1.3.1.3 Thời gian giao dịch
Thời gian giao dịch của ngân hàng càng nhiều, số lượng khách hàng đến giaodịch càng đông và nhờ đó, khối lượng nguồn vốn tiền gửi ngân hàng huy động đượccàng lớn Hiện nay, phần lớn các ngân hàng vẫn giao dịch chủ yếu trong giờ hành
Trang 22chánh, điều này đã gây bất tiện đối với các đối tượng khách hàng vốn là người laođộng, cán bộ công nhân viên ở các cơ quan, đoàn thể và doanh nghiệp khác Một sốngân hàng khác đã tăng thời gian giao dịch bằng cách phân công nhân viên làm việctheo 6 ca và làm việc ngoài giờ hành chính, tạo điều kiện cho các khách hàng đếnngân hàng giao dịch mà vẫn không ảnh hưởng đến công việc của họ.
1.3.1.4 Chính sách khách hàng
Chính sách khách hàng bao gồm các chương trình và giải pháp được ngân hàngxây dựng và áp dụng nhằm khuyến khích, thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩmdịch vụ của ngân hàng Các chương trình này có thể là những chương trình khuyếnmãi, tặng quà, quay số trúng thưởng hoặc cung cấp cho khách hàng những tiện íchhấp dẫn,… Nếu ngân hàng áp dụng chính sách tốt và hiệu quả đối với khách hàng,ngân hàng sẽ thu hút được một lượng khách hàng lớn đến giao dịch, sử dụng cácsản phẩm dịch vụ và gửi tiền tại ngân hàng
1.3.1.5 Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính là một trong những thế mạnh của ngân hàng trong hoạtđộng kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng Một ngân hàng cónăng lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo được
sự tin tưởng từ khách hàng và nhà đầu tư đối với ngân hàng Ngược lại, tình hình tàichính của một ngân hàng có vấn đề sẽ gây khó khăn cho việc phát triển hoạt độngkinh doanh cũng như gây mất lòng tin đối với nhà đầu tư và khách hàng Uy tín củamột ngân hàng là một khái niệm mang tính định tính và không cố định, được đánhgiá thông qua một quá trình hoạt động lâu dài của ngân hàng cùng với những thànhquả mà ngân hàng nhận được Uy tín của ngân hàng không phải là yếu tố vững bền,rất cần sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng để giữ gìn và phát huy uy tín củamình Một ngân hàng có uy tín tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đặt mối quan hệbền vững với khách hàng và thu hút vốn từ khách hàng
1.3.1.6 Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động
Trang 23Việc phân bổ mạng lưới hoạt động của ngân hàng là một trong những nhân tốảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng Nếu ngân hàng chưa có mạnglưới hoạt động rộng khắp, chưa mở chi nhánh hoặc phòng giao dịch ở những địabàn vốn đã tồn tại hoạt động của các ngân hàng khác, ngân hàng sẽ bị giảm tínhcạnh tranh đối với công tác huy động vốn ở các địa bàn này Cơ sở vật chất củangân hàng góp phần tạo dựng hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng Mộtngân hàng có cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn khi gửi tiềnvào ngân hàng
1.3.1.7 Đội ngũ nhân sự của ngân hàng
Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp hay tổchức nào cũng quan tâm Một đội ngũ nhân sự giỏi sẽ giúp ngân hàng vận hành tốt
hệ thống của mình nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất Đối với công táchuy động vốn tiền gửi, một đội ngũ nhân viên giao dịch vững về nghiệp vụ, thao tácthành thạo, thái độ niềm nở, ân cần với khách hàng sẽ tạo ấn tượng và cảm giác tốtđối với khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng giao dịch cũng như gửitiền tại ngân hàng
1.3.2 Nhân tố khách quan
1.3.2.1 Năng lực tài chính, thu nhập và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân
Thu nhập và năng lực tài chính của khách hàng càng cao, họ càng có điều kiện
và nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng Khi thu nhập tăng lên, khả năng tích lũy củakhách hàng cũng sẽ cao hơn Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân là yếu tốgây cản trở việc họ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng như việc gửi tiền vàongân hàng Tuyên truyền để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng làviệc ngân hàng nên quan tâm
1.3.2.2 Tính cạnh tranh của các ngân hàng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay,các ngân hàng cạnh tranh không chỉ với các định chế tài chính trong nước mà cònphải cạnh tranh với các định chế nước ngoài về mọi mặt như: năng lực tài chính,công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực,… Nếu ngân hàng không có ưu thế cạnh
Trang 24tranh thì sẽ khó thành công trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huyđộng vốn nói riêng
1.3.2.3 Chính sách tiền tệ của NHTW
Chính sách tiền tệ tác động đến công tác huy động vốn tiền gửi của các ngânhàng thương mại thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, dự trữbắt buộc,…Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc là công cụ của chính sách tiền tệ nhằm mục tiêuđiều tiết, tăng giảm lượng tiền cung ứng cho lưu thông, đồng thời có tác dụng đảmbảo khả năng thanh toán nhất định cho tổ chức tín dụng Trong cùng một thời kỳ cụthể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được phân định ở mức độ cao thấp khác nhau tùy thuộcvào loại kỳ hạn của tiền gửi Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao đối với loại hình tiền gửinhất định sẽ không khuyến khích ngân hàng thương mại mở rộng huy động loại tiềngửi này vì chi phí huy động cao Nếu quy định của ngân hàng về lãi suất hợp lý, phùhợp với diễn biến thị trường sẽ góp phần ổn định thị trường, tạo điều kiện cho hoạtđộng huy động vốn và cho vay của ngân hàng cạnh tranh một cách lành mạnh
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHCN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ - CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Tên đơn vị: VIB – chi nhánh Lý Thường Kiệt
- Địa chỉ: Số 64 - 68 Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm,Thành phố Hà Nội
- Ngày thành lập: Theo quyết định số 22/QĐNH5 ngày 25/01/1996 và quyết định số1765/QĐ – NHNN ngày 06/12/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cấpgiấy phép hoạt động cho Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Từ ngày 16/01/2014, VIB Sở Giao Dịch (64 – 68 Lý Thường Kiệt, phường TrầnHưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được đổi tên thành VIB chi nhánh LýThường Kiệt Với tư cách là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Quốc tếViệt Nam, chi nhánh Lý Thường Kiệt là một đại dịên được ủy quyền của Ngân hàngTMCP Quốc tế Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh và phải chịu sự ràng buộc vềnghĩa vụ và quyền lợi với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam Về mặt pháp lí, chinhánh có con dấu riêng, có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế dân sự, chủ động kinhdoanh, tổ chức nhân sự theo phân cấp ủy quyền của Ngân hàng TMCP Quốc tế ViệtNam Ngay từ khi thành lập Chi nhánh Lý Thường Kiệt đã được phép thực hiện mọihoạt động ngân hàng, tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước, tham gia các hoạtđộng mua bán ngoại tệ, phát hành các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, dịch vụ quản
lý dòng tiền, dịch vụ ngân hàng điện tử
Đến nay sau nhiều năm thành lập, VIB Lý Thường Kiệt đã nỗ lực vượt qua khókhăn cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác để dần tự khẳng định
vị thế của mình trên địa bàn, được khách hàng tin tưởng, ủng hộ và dử dụng dịch
vụ, kinh doanh có lãi, ổn định và phát triển, mạng lưới, cơ cấu tổ chức của ngânhàng đã được cải tiến cho phù hợp với kinh tế thị trường, phát huy, khai thác triệt đểlợi thế củ mình trong mọi hoạt động huy động vốn cũng như sử dụng vốn
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản
Trang 26VIB Lý Thường Kiệt có các chức năng và nhiệm vụ chính là trực tiếp kinhdoanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh dịch vụkhác có liên quan vì mục đích lợi nhuận theo phân cấp của VIB Chi nhánh cungcấp đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như huy động vốn từ dân cư và các tổ chứckinh tế, thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh ngân hàng; dịch vụ tài khoản,thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế; chuyển tiền trong nước, chuyển tiềnkiều hối, phát hành các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, dịch vụ quản lý dòng tiền,dịch vụ ngân hàng điện tử,…
2.1.3 Mô hình tổ chức quản lý của chi nhánh
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức ngân hàng TMCP Quốc tế - chi nhánh Lý Thường Kiệt
(Nguồn: VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt)
Trong mô hình tổ chức nói trên, Giám đốc chịu trách nhiệm chung, cao nhất,chỉ đạo mọi hoạt động của đơn vị Dưới Giám đốc có hai phòng chức năng là phòngKinh doanh và phòng Dịch vụ khách hàng Các phòng này không biên chế Trưởngphòng; riêng phòng Dịch vụ khách hàng được biên chế 1 Kiểm soát viên kiêm phụtrách phòng này
Trang 27Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị kinh doanh.
Trực tiếp phụ trách các chuyên đề, phương án tổ chức và sắp xếp cán bộ Kiểm tra –kiểm toán nội bộ, an toàn hoạt động kho quỹ Chủ trì các cuộc họp giao ban, sơ kết,tổng kết hoạt động kinh doanh
Phòng kinh doanh: Tổ chức phân tích kinh tế, lựa chọn biện pháp tín dụng tối
ưu, tìm kiếm, khai thác, tiếp cận để phát triển khách hàng mới, thẩm định và đề xuấtcho vay dự án Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, theo dõi, đánhgiá và đề xuất phương án khắc phục
Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện các giao dịch hàng ngày như mở tài
khoản, chuyển khoản, khóa thẻ, thay mã PIN, gửi tiết kiệm, rút tiền từ tài khoản tiếtkiệm, thu chi tiền mặt… Hỗ trợ yêu cầu dịch vụ khách hàng trực tiếp và yêu cầu từdịch vụ thư thoại Thực hiện chế độ hạch toán, kế toán thống kê theo quy định; xâydựng, quyết toán kế hoạch tài chính của chi nhánh Thực hiện quản lý kho quỹ,cung ứng tiền mặt cho hoạt động của chi nhánh Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu
2.1.4 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc
tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong giai đoạn 2011 – 2013.
2.1.4.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý
Thường Kiệt trong giai đoạn 2011-2013
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng Quốc tế cũng như các NHTM khácđang tồn tại trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt nên để có thể tồntại và tiếp tục phát triển thì điều kiện cần thiết là hoạt động của các NHTM phải cólãi Muốn vậy các NHTM phải đẩy mạnh công tác huy động vốn, nâng cao chấtlượng hiệu quả của công tác tín dụng Hiện nay VIB đang huy động nguồn vốnnhàn rỗi trong xã hội nhằm phục vụ công tác cho vay của ngân hàng, đảm bảo thanhtoán nội bộ trong hệ thống ngân hàng Nguồn vốn huy động của ngân hàng đáp ứngphần nào nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân cư Nguồn vốn huy động được củachi nhánh trong ba năm như sau:
Trang 28+ Năm 2011, nguồn vốn huy động là 2.539.605 triệu đồng
+ Năm 2012, nguồn vốn huy động là 2.286.202 triệu đồng
+ Năm 2013, nguồn vốn huy động là 2.299.478 triệu đồng
Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong ba năm qua với những con số rấtđáng ấn tượng đối với cấp độ chi nhánh ngân hàng, phản ánh tình hình huy độngvốn tại chi nhánh ngân hàng khá tốt.Trong thời gian qua, chi nhánh đã có nhiều biệnpháp tích cực trong huy động vốn để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân chúng bằngnhiều hình thức khác nhau: Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, pháthành kỳ phiếu, trái phiếu với nhiều kỳ hạn…thường xuyên thông tin khuyến khíchkhách hàng mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng Từ đó đã tập trung thu hútđược nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay, phát triển kinh tế địa phương
2.1.4.2 Tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường
Kiệt giai đoạn 2011-2013
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt đã tiếnhành sử dụng chủ yếu để cho vay đem lại nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng vốn của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt giai đoạn
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Trang 29 Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình sử dụng vốn huy động của chi nhánh
ngân hàng có chiều hướng giảm xuống Cụ thể năm 2012, tổng dư nợ tín dụng là198.666 triệu đồng giảm 18.014 triệu đồng so tương ứng giảm 8,31% so với năm
2011 Năm 2013, tổng dư nợ tín dụng tiếp tục giảm 15.276 triệu đồng tương ứnggiảm 7,68% so với năm 2012 Đứng trước tình hình sử dụng vốn suy giảm qua cácnăm, VIB đã có những chính sách giảm lãi suất cho vay để thu hút mọi tầng lớp dân
cư với hàng loạt các gói ưu đãi cho vay khác nhau
Bên cạnh đó, qua bảng số liệu, ta cũng nhận thấy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn
chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ dao động trong khoảng 63,97-81,8% trong banăm Chiếm tỷ trọng thứ hai là cho vay trung dài hạn dao động trong khoảng 18,2-36,03% trong ba năm Thực tế cho thấy chi nhánh chú trọng đầu tư vào các phương
án kinh doanh có thời gian thu hồi vốn ngắn do tính rủi ro cao trong cho vay trung
Trang 30Nhận xét:
Dựa vào bảng số liệu 2.1 ta thấy:
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng biến động không theo một chiều
hướng nhất định trong giai đoạn 2011-2013 Năm 2012, tổng thu nhập của ngân hàng là142.753,184 triệu đồng tăng 8.411,938 triệu đồng tương ứng tăng 7,91% so với năm 2011.Nguyên nhân là do năm 2012, chi nhánh đã triển khai các chiến lược khuyến khích kháchhàng vay Do đó, nguồn vốn sử dụng để cho vay của ngân hàng tăng lên kéo theo lãi thuđược từ hoạt động tín dụng tăng lên làm cho thu nhập của ngân hàng cao hơn so với năm
2011 Sang đến năm 2013, thu nhập là 103.921,076 triệu đồng giảm 10.832,108 triệu đồngtương ứng giảm 9,44%
Tổng chi phí có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011-2013 Cụ thể, năm 2012 tổng
chi phí là 99.283,824 triệu đồng tăng 7.093,141 triệu đồng tương ứng tăng 7,69% so vớinăm 2011 Sang năm 2013, tổng chi phí là 100.365,947 triệu đồng tăng 1.082,123 triệuđồng tương ứng giảm 1,09% so với năm 2012 Chi phí tăng lên là do thu nhập của ngườidân trên địa bàn được nâng lên, vì thế lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội ngày càng lớn Với
uy tín sẵn có, VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt đã thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền tạingân hàng nên nguồn vốn huy động tăng lên vì thế chi phí trả lãi cho lượng tiền huy độngcũng tăng lên Ngoài ra nguyên nhân của sự tăng chi phí là cho việc nâng cấp chi nhánh vàtrang bị thêm máy móc để mở rộng hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng giống tổng thu nhập, biến đối không theo
một chiều hướng nhất định Cụ thể, năm 2012, LNTT là 15.469,36 triệu đồng tăng1.318,797 triệu đồng tương ứng tăng 9,32% so với năm 2011 Sang năm 2013, LNTT là3.555,129 triệu đồng giảm 37,1 % so với năm 2012
Chỉ số ROA đạt từ 0,39-1,66% cho thấy khả năng sinh lời trên tổng tài sản chưa cao,
so sánh với ROA trung bình ngành ngân hàng là 1,34% (năm 2013) và của 10 ngân hàng
có chỉ số ROA cao nhất 2,93% (năm 2013) thì VIB – chi nhánh Lý Thường Kiệt vẫn chưacao
Trang 31Chỉ số ROE đạt từ 74,23-84,7% cho thấy khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của chi
nhánh ngân hàng cực kỳ tốt do nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng nhỏ, trong khi đónguồn LNST thu được trong ba năm của chi nhánh rất cao
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu phân tích hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN của ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1.1 Dữ liệu sơ cấp
* Sử dụng phiếu điều tra câu hỏi trắc nghiệm (Mẫu phiếu điều tra trong phần phụ lục) Mẫu phiếu điều tra được thiết kế gồm hai nội dung chính: Phần một là thôngtin của người tham gia trả lời, phần hai là bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm 10 câu, mỗicâu gồm ba phương án lựa chọn A, B, C, D thể hiện mục đích chủ yếu gửi tiền, mức
độ hài lòng của KH về hình thức huy động, mức lãi suất cũng như chất lượng dịch
vụ mà ngân hàng đưa ra Dựa vào đáp án lựa chọn từ đó phát hiện ra những mặt tíchcực và hạn chế của công tác huy động vốn tiền gửi KHCN tại chi nhánh Với 250phiếu điều tra được phát ra cho khách hàng cá nhân tại chi nhánh sẽ tiến hành chọnlọc ra những phiếu hợp lệ, xử lý số liệu trên Exel để đưa ra những nhận định từ kếtquả khảo sát
* Thời gian: Từ ngày 1/3/2014 – 9/3/2014
* Địa điểm: Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
* Đối tượng phát phiếu điều tra: Khách hàng cá nhân đến giao dịch tại chi nhánh.2.2.1.2 Dữ liệu thứ cấp
Dựa trên nguồn nội bộ phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh trong ba năm 2011-2013 tại đơn vị được tổng hợp từ phòng Kếtoán - Kinh doanh Từ đó phân tích vốn huy động tiền gửi theo thành phần kinh tế,
kỳ hạn trong hoạt động huy động vốn đồng thời đưa ra nhận xét tình hình HĐV tiềngửi tại chi nhánh
Ngoài ra còn dựa trên thông tin thu thập từ internet, báo chí, tạp chí về ngànhngân hàng để so sánh và đánh giá kết quả chi nhánh đạt được so với trong ngành
Trang 322.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
2.2.2.1 Xử lý dữ liệu sơ cấp
- Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập qua phiếuđiều tra vì vậy em sử dụng phương pháp thống kê trên excel để xử lý nguồn dữ liệunày
2.2.2.2 Xử lý dữ liệu thứ cấp
- Dữ liệu thứ cấp là những nguồn dữ liệu đã qua xử lý, hiện tại nguồn dữ liệuthứ cấp rất đa dạng, các văn bản hay số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được
xử lý bằng phương pháp phân tích, thống kê
2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN của ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
2.3.1 Phân tích và đánh giá qua nguồn dữ liệu sơ cấp
Kết quả thu được:
- Số phiếu phát ra: 250
- Số phiếu thu về: 240
- Số phiếu hợp lệ: 220
- Số phiếu không hợp lệ: 20
Trang 33Bảng 2.3 Kết quả khảo sát ý kiến KHCN về công tác huy động tiền gửi của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Tiêu chí đánh giá của
Tỷ Lệ
%
SL Phiếu
Tỷ Lệ
%
SL Phiếu
Tỷ Lệ (%)
SL phi ếu
Tỷ lệ (%)
SL Phiế u
Tỷ lệ (%)
-9.Uy tín và năng lực tài
chính của chi nhánh ngân
Đối với chỉ tiêu lãi suất, 75% số KHCN cho rằng tính cạnh tranh thấp, 34%
KHCN cho rằng lãi suất tương đối cạnh tranh, 5,45% KHCN cho rằng lãi suất mangtính cạnh tranh cao
Về chât lượng sản phẩm tiền gửi của chi nhánh ngân hàng, 77,7% KHCN
tương đối hài lòng về chất lượng sản phẩm, 9,55% KHCN chưa hài lòng Nhữngcon số thể hiện nhìn chung khách hàng đã tương đối hài lòng về chất lượng sảnphẩm tiền gửi của chi nhánh tuy nhiên vẫn còn một số khách hàng chưa hài lòng.Chi nhánh ngân hàng cần cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ hơn nữa để đáp ứng nhucầu ngày càng cao của khách hàng
Trang 34Về những tiện ích đi kèm các sản phâm tiền gửi của VIB – Chi nhánh Lý
Thường Kiệt, 70,9% KHCN cho rằng những tiện ích đi kèm là nhiều và có thiết
thực, 15% KHCN cho rằng tiện ích đi kèm còn ít nhưng vẫn có tính thiết thực cao.Như vậy, theo kết quả khảo sat ta có thể thấy đa phần KHCN cho rằng những tiệních di kèm sản phẩm tiền gửi của chi nhánh khá nhiều và mang tính thiết thực cao,trong khi đó, một số lượng không nhỏ KHCN lại cho rằng, những tiện ích đi kèmcòn ít nhưng nhìn chung vẫn mang tính thiết thực
Đối với tiêu chí mức độ đa dạng của sản phẩm tiền gửi, 60,9% KHCN cho rằng
sản phẩm tương đối đa dạng và trùng lặp, 25,45% KHCN cho rằng sản phẩm rất đadạng và không trùng lặp Như vậy, phần lớn KHCN cho rằng sản phẩm tuy đa dạngnhưng còn trùng lặp, ngân hàng cần có những giải pháp đa dạng nhưng mang tínhriêng biệt, hấp dẫn hơn để thu hút khách hàng hơn nữa
Mặt khác về tiêu chí chính sách dành cho ngân hàng, 86,82% KHCN cho rằng
chi nhánh ngân hàng rất quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của khách hàng, 9,55%KHCN cho rằng chi nhánh ngân hàng có sự quan tâm đến nhu cầu và lợi ích củakhách hàng nhưng chưa nhiều Đây là một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độquan tâm của ngân hàng đối với khách hàng Ta thấy VIB – Chi nhánh Lý ThườngKiệt luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và nhận được sự đánh giá cao của kháchhàng
Về tiêu chí cơ sở hạ tầng của chi nhánh, 75% KHCN cho rằng chi nhánh có sơ
sở hạ tầng tốt, giao diện đẹp mắt, thể hiện phong cách riêng, 20,9% KHCN cho rằng
cơ sở hạ tầng tương đối tốt, giao diện dễ nhìn nhưng chưa tạo phong cách riêng.Nhìn chung VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt có cơ sở vật chất khá đẹp mắt, với baphòng giao dịch Tây Hồ, Thụy Khuê, Lê Thánh Tông ở những vị trí đẹp, trungtâm thành phố Hà Nội, địa bàn dân cư đông đúc, rất thuận lợi cho sự phát triểncủa chi nhánh