Qua phần trên, chúng tôi có thể thấy, về cơ bản các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và các từ tương đương trong tiếng Việt về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp là giống nhau. Truy cứu nguyên nhân, chính vì quan niệm văn hóa giữa người Trung Quốc và người Việt Nam rất gần nhau, cho nên, về vấn đề trên mới xuất hiện những điểm giống nhau. Nhưng cũng vì Trung Quốc và Việt Nam thuộc hai nền văn hóa khác nhau, đồng thời lại mang đặc sắc riêng của mình, cho nên đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa từ chỉ vị trí và từ tương ứng trong tiếng Việt lại có nhiều điểm khác nhau:
Trước hết, cách biểu đạt các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và tiếng Việt không phải là quan hệ tương đương 1:1. Nhiều khi một từ chỉ vị trí trong tiếng Hán tương đương với mấy từ tương ứng trong tiếng Việt, ví dụ từ 上 边có thể tương đương với trên, phía trên, mặt trên, bên trên; từ 里面có thể tương đương với trong, phía trong, mặt trong, bên trong. Như vậy, các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán có thể tương đương với từ hoặc ngữ tương ứng trong tiếng Việt. Ví dụ:
(159) 他理应在主教甚至王子的前面;他总是在前面——他是一个 赶柩车的!(安徒生童话——《好心情》)
(Ông ấy lẽ ra nên ở phía trước/ đằng trước ông giáo chủ ngay cả hoàng tử nữa; ông ấy luôn ở phía trước/ đằng trước — ông ấy là một người đánh xe linh cữu!)
Trong câu (159), từ tiếng Hán 前面dịch ra tiếng Việt có thể biểu đạt
bằng hai từ phía trước, đằng trước. Nếu trong trường hợp khác còn có thể theo tình hình cụ thể dịch ra bằng từ khác trước, bên trước.
Thứ hai, một số từ chỉ vị trí trong tiếng Hán không có từ tương đương trong tiếng Việt. Một số từ như 左右, 上下trong tiếng Hán nghĩa là biểu
thị số lương hoặc thời gian không nhất định, ví dụ có cách nói 三天左右, 四十上下, nếu dịch thẳng ra tiếng Việt là trái phải 3 ngày, trên dưới 40
tuổi, nhưng trong tiếng Việt thực ra không có cách biểu đạt như vậy, mà nên dịch thành khoảng 3 ngày, khoảng 40 tuổi. Ví dụ:
(160) 正常人每天所需水分大约为一点五公升左右,若以多少杯来 计 算 的 话 , 大 约 等 于 八 杯 二 百 毫 升 左 右 的 水 。( 搜 狐 网 健 康 频 道
http://health.sohu.com,每天要喝多少水?)
(Người bình thường mỗi ngày cần uống vào khoảng 1,5 lít nước, nếu tính bằng ly thì ước chừng bằng khoảng 8 ly / 200milli-lít nước.)
Qua câu ví dụ trên, chúng tôi có thể thấy, các từ 上下, 左右trong
tiếng Hán là từ biểu thị nghĩa không nhất định, chớ không phải là nghĩa mà chúng tôi nhìn chữ mà biết. Cho nên khi dịch sang tiếng Việt chúng tôi phải cẩn thận, nên dịch đúng nghĩa của chúng mà không dịch theo chữ.
Ngoài ra, khi tiếng Hán dịch sang tiếng Việt, còn một số từ chỉ vị trí không có từ tương đương trong tiếng Việt, hiện tượng này chủ yếu xuất hiện trong những từ ngữ, thành ngữ, ví dụ: 左看右看 (xem đi xem lại), 四十 开 外 (ngoài 40 tuổi), 上 年纪 (có tuổi, nhiều tuổi), 不相 上下
(không kém gì nhau), 左右为难 (khó sử), 里出外进 (không đều), 前仰 后合 (ngặt nghẽo), 举国上下 (cả nước, khắp nước) v.v...
Thứ ba, khác biệt về quan niệm thời gian. Chính như chúng tôi đã mô tả trong phần 2.1.3 Đặc điểm ngữ pháp của từ chỉ vị trí qua cách suy nghĩ của người Trung Quốc trong chương II, người Trung Quốc nhận biết quan niệm thời gian như một dòng sông, thời gian như dòng nước chảy rất nhanh, và viễn vĩnh không quay lại. Cho nên 上 (trên) biểu thị quá khứ, 下
(dưới) biểu thị tương lai, nhưng trong tiếng Việt, người ta biểu thị quá khứ bằng trước, biểu thị tương lai bằng sau. Ví dụ:
(161) 南京上个月卖房9106套,创今年来单月成交量新高。(中国 新华网 http://www.xinhuanet.com,2009 年8 月2 日新闻)
(Nam Kinh tháng trước đã bán ra 9106 căn nhà, lập kỷ lục mới về số lượng bán căn nhà từng tháng từ đầu năm đến nay.)
Cuối cùng, khác biệt về quan niệm không gian. Vì phương pháp tri nhận không gian giữa người Trung Quốc và người Việt Nam khác nhau, người Trung Quốc thiêng về trực tiếp, người Việt Nam thiêng về gián tiếp. Cho nên, khi nói một vị trí nào đó, người Trung Quốc và người Việt Nam sẽ có cách nói khác nhau. Ví dụ:
(162) 当他亲吻花朵时,一片很小的花瓣掉下来,一直飘落到一个 树林松软的地上。(安徒生童话——《来自天堂的一片叶子》)
(Khi anh ấy hôn bông hoa, một cánh hoa nhỏ xíu rơi xuống, cứ bay hạ đến trên đất xốp mềm trong một rừng cây thông.)
Trong câu ví dụ (162), nếu theo thói quen của người Việt, ở đây nên dịch thành: Khi anh ấy hôn bông hoa, một cánh hoa nhỏ xíu rơi xuống, cứ bay hạ xuống dưới đất xốp mềm trong một rừng cây thông.
Theo mô tả trên, chúng tôi có thể biết, những điểm khác nhau của từ chỉ vị trí giữa tiếng Hán và tiếng Việt chủ yếu ở chỗ khi một số từ chuyển dịch không thể dịch thẳng được. Để tránh khỏi vấn đề này, trong những trường hợp chúng tôi giao tiếp với người hoặc dạy sinh viên, chúng tôi nên tìm hiểu và nắm ý nghĩa của những từ này một cách chính xác rồi tìm từ thích hợp mà dịch. Nhưng muốn đạt được kết quả này, ngoài phải nắm được ý nghĩa của từ, còn phải tìm hiểu về văn hóa của nước ấy, hiểu biết tâm lý và cách suy nghĩ của dân tộc ấy. Như vậy, chúng tôi mới có thể sủ dụng, chuyển dịch những từ này một cách chính xác.
3.2. Bàn luận
Cát từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và các từ tương đương trong tiếng Việt về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp là đại khái giống nhau. Về mặt ngữ nghĩa, trong hai ngôn ngữ từ chỉ vị trí đều có thể biểu thị khái niệm không gian, thời gian, và cũng có thể biểu thị giới hạn, phạm vi. Về mặt ngữ pháp, trong hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể kết hợp với các loại
từ khác như danh từ, động từ, giới từ, từ chỉ thị v.v... , và có thể làm các thành phần trong câu như chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ v.v...
Nhưng trong hai ngôn ngữ, các từ chỉ vị trí cũng có nhiều khác nhau, tổng kết lại chủ yếu ở 2 mặt:
1. Quan hệ tương đương của các từ chỉ vị trí giữa tiếng Hán và tiếng Việt không hoàn toàn tương đương với nhau, đó chủ yếu biểu hiện về các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán không tương đương 1:1 với các từ tương ứng trong tiếng Việt; Một số từ chỉ vị trí trong tiếng Hán không có từ tương đương để chuyển dịch sang tiếng Việt, chính như chúng tôi đã mô tả trong phần 3.1.2, nhiều từ ngữ, thành ngữ gồm từ chỉ vị trí khi dịch sang tiếng Việt không có từ tương ứng để dịch. Cho nên nhiều từ ngữ, thành ngữ từ chỉ vị trí trong tiếng Hán dịch sang tiếng Việt thì đã không phải là từ ngữ, thành ngữ từ chỉ vị trí rồi.
2. Khác biệt về khái niệm thời gian, không gian. Vì phương thức tri nhận thời gian, không gian giữa người Trung Quốc và người Việt Nam không giống nhau, cho nên, khi biểu đạt khái niệm thời gian, không gian, hai thứ ngôn ngữ cũng khác nhau. Nổi bật nhất là khi biểu đạt một số khái niệm thời gian, không gian, cách nói giữa hai ngôn ngữ khác hẳn.
Qua mô tả chương này, chúng tôi đã tổng kết được một số điểm khác nhau giữa các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và các từ tương đương trong tiếng Việt, những điểm khác nhau sẽ có lợi cho những người dạy và học tiếng Hán hoặc tiếng Việt. Để tiện cho những nhóm người này, chúng tôi sẽ liệt ra nhưng từ ngữ, thành ngữ gồm từ chỉ vị trí trong tiếng Hán, rồi dịch ra tiếng Việt để những người này có thể thảo luận, góp ý và chỉ ra những chỗ sai.
KẾT LUẬN
Từ chỉ vị trí trong tiếng Hán là một loại từ khá đặc biệt, họ có đặc điểm của danh từ mà cũng có đặc điểm giới từ, cho nên xưa nay các nhà Hán ngữ học đã có nhiều tranh luận về vấn đề các từ chỉ vị trí thuộc phạm trù thực từ hay hư từ. Trong các cuốn sách Hán ngữ học hiện đại, các nhà Hán ngữ học cũng đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về phạm trù các từ chỉ vị trí. Tiêu biểu nhất chính là quan điểm của Triệu Nguyên Nhiệm, Chu Đức Hy và Lữ Thúc Tương, ngoài các từ chỉ vị trí đã được cáctác giả nhất trí (上trên, 下dưới, 前trước, 后sau, 左trái, 右phải, 里trong, 外ngoài, 内nội, trong, 中 trong, giữa, 旁cạnh, bên cạnh), còn một số từ vấn chưa
được thống nhất: 间giữa, 这儿 đây, 那儿đó, 先 trước, đã. Sau khi tổng hợp lại những quan điểm của các nhà Hán ngữ học, hiện nay, các từ chỉ vị trí đơn 上 trên, 下dưới, 前trước, 后sau, 左trái, 右phải, 里trong, 外
ngoài, 内nội, trong, 中trong, giữa, 间giữa, 旁cạnh, bên cạnh (tổng cộng
12 từ đơn chỉ vị trí) và 47 từ chỉ vị trí kép (cụ thể xem phần 2.1.1 Tìm hiểu việc làm danh sách các từ chỉ vị trí trong chương II) đã được đa số người công nhận.
Luận văn này xuất phát từ một góc độ khác đã phân tích một cách khách quan về khái niệm từ chỉ vị trí. Xưa nay trong nhiều cuốn sách người ta cho rằng từ chỉ vị trí chính là những từ chỉ vị trí, thế mà thôi, nhưng đi sâu nữa, chúng tôi sẽ nhận thấy, nếu chỉ đơn thuận định nghĩa thế này thì khó mà có một khái niệm khách quan để phân định những từ chỉ vị trí. Cho nên, trong luận văn này chúng tôi đã nêu ra đặc tính của từ chỉ vị trí: tính vị trí, tính dựa theo và tính phổ biến. Như vậy, khái niệm của từ chỉ vị trí đã rất rõ ràng.
những từ sau đây cũng mang đặc tính các từ chỉ vị trí:
―左侧(bên trái), 右侧(bên phải), 内侧(bên trong), 外侧(bên ngoài); 上端(đầu trên), 下端(đầu dưới), 前端(đầu trước), 后端(đầu sau), 左 端(đầu trái), 右端(đầu phải);
边上(bên cạnh), 面上(bề mặt), 头前(phía trước);
左上头(đầu phía trên bên trái), 左下头(đầu phía dưới bên trái)右上 头(đầu phía trên bên phải), 右下头(đầu phía dưới bên phải);
左上部(phần trên bên trái), 左下部(phần dưới bên trái), 右上部
(phần trên bên phải), 右下部(phần dưới bên phải);
左上方(phía trên bên trái), 左下方(phía dưới bên trái), 右上方(phía
trên bên phải), 右下方(phía dưới bên phải), 前上方(phía trên đằng trước),
后上方(phía trên đằng sau).‖
Nhưng về những từ ngữ biểu thị vị trí trên, hiện nay vẫn chưa được thống nhất, nếu muốn tìm hiểu và nghiên cứu những từ này, chúng tôi cần nghiên cứu sâu hơn nữa.
Sau khi làm rõ khái niệm của từ chỉ vị trí, trong chương II chúng tôi lại tìm hiểu về đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các từ chỉ vị trí. Qua phân tích phương pháp cắt không gian và vật thể, chúng tôi đã mô tả một cách tỉ mỉ về những biểu hiện từ vựng của các từ này. Song song với đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ vị trí, chúng tôi lại mô tả về đặc điểm ngữ pháp của các từ chỉ vị trí. Qua những câu ví dụ trong chương II, chúng tôi đã rút ra được kết luận như vây: cách biểu hiện từ vựng của các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán rất phong phú, đa dạng, theo những phương pháp cắt không gian, vật thể khác nhau mà có những vị trí khác nhau; khả năng kết hợp với các từ khác của các từ chỉ vị trí rất mạnh mẽ, họ có thể kết hợp với hầu hết tất cả các loại từ khác, đồng thời họ còn có thể làm các thành phần trong câu. Qua chương này, chúng tôi đã có một ấn tượng khá rõ về các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán.
Trên cơ sở mô tả các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán, chúng tôi bước sang các từ tương đương trong tiếng Việt, tìm hiểu về những đặc điểm cơ bản ngữ nghĩa và ngữ pháp của những từ này. Việc tìm hiểu những đặc điểm này chính là nhằm so sánh đối chiếu những từ này trong hai ngôn ngữ có những điểm gì giống nhau, có những điểm gì khác nhau. Qua mô tả về những điểm giống nhau và khác nhau của các từ này trong hai ngôn ngữ, chúng tôi có thể thấy: trong hai ngôn ngữ, các từ này về cơ bản là giống nhau, nhưng vì quan niệm tri nhận không gian, thời gian khác nhau, cho nên cũng có một số điểm khác nhau. Mà những điểm khác nhau này chính là cái chỗ cần những người dạy và học tiếng Việt hoặc tiếng Hán chú ý đến.
Nhưng do trình độ tác giả có hạn, cho nên còn có nhiều nội dung về các từ chỉ vị trí chưa đưa ra tại đây mà thảo luận. Sau này nếu có thời gian có cơ hội sẽ cố gắng đi sâu hơn nữa để tìm ra những điểm khác một cách tỉ mỉ, phục vụ cho các bạn và đồng nghiệp đồng thời cũng rất mong đợi có thể trao đổi, thảo luận với các thầy, các cô chuyên gia để nâng cao trình độ và trí thức mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Diệp Quang Ban, 2008, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục 2. Lê Biên, 1999, Từ loại tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục
3. Nguyễn Tài Cẩn, 1996, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
4. Đinh Văn Đức, 2001, Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, NXB đại học Quốc gia Hà Nội
5. Nguyễn Chí Hòa, 2006, Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
6. Đào Thị Hà Ninh, 2005, Phương vị từ tiếng Hán hiện đại và những biểu hiện từ vựng, ngữ pháp tương đương rong tiếng Việt, luận án tiến sĩ ngữ văn
7. Nguyễn Hữu Quỳnh, 2007, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa
8. Nguyễn Văn Thành, 2001, Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp học), NXB Khoa học xã hội
9. Lý Toàn Thắng, 2005, Ngôn ngữ học tri nhận – từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội
TIẾNG HÁN:
Luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và học thuật (công bố trên mạng điện tử www.cnki.net và www.eastling.org):
10. 陈瑶,2003,《方位词研究五十年》,深圳大学学报
11. 冯明红,2000,《也谈现代汉语方位词短语“X+上”中的方位词 “上”》,烟台师范学院学报
12. 高桥弥守彦,1997,《关于名词和方位词的关系》,世界汉语教学 13. 金昌吉,1994,《方位词的语法功能及其语义分析》, 内蒙古民族 师院学报(汉文版×哲学社会科学版) 14. 任瑚琏,1988,《现代汉语方位词的性质—兼论方位词在汉语词 类系统中的地位和方位词的范围》,西南民族大学学报 15. 赵立民,2006,《汉语空间方位词释义》,东方语言学网论坛 16. 赵薇,2001《略论现代汉语方位词范围及特点》,江苏教育学院 学报(社会科学版) Chuyên luận: 17. 郭锐,2002,《现代汉语词类研究》,商务印书馆 18. 郭振华,1999,《简明汉语语法》,华语教学出版社 19. 黄敏中等,1997,《实用越南语语法》,北京大学出版社 20. 刘月华等,2007,《现代汉语语法》(增订本),商务印书馆 21. 陆俭明,2000,《面临新世纪挑战的现代汉语语法研究》,山东教 育出版社 22. 吕叔湘,1996,《现代汉语八百词》,商务印书馆 23. 吕叔湘,1999,《汉语语法论文集》,商务印书馆 24. 罗常培,2004,《语言与文化》,北京出版社 25. 邱斌,2008,《汉语方位词类词相关问题研究》,学林出版社 26. 王国安等,2003,《汉语词语的文化透视》,汉语大词典出版社 27. 王力,1989,《汉语语法史》,商务印书馆 28. 邢福义,1995,《语法问题思索集》,北京语言学院出版社 29. 邢福义,2002,《汉语语法三百问》,商务印书馆 30. 张博,2004,《北京语言大学汉语语言学文萃(词汇卷)》,北京 语言文化大学出版社 31. 赵元任,1979,《汉语口语语法》,商务印书馆
32. 郑卓睿,2004,《汉语与汉文化》,汕头大学出版社 33. 朱德熙,2006,《语法讲义》,商务印书馆 34. 朱德熙,2007,《语法问答》,商务印书馆 35. 邹韶华,2004,《求真集 — 对汉语语法问题的一些思索》,生 活·读书·新知 三联书店
PHỤ LỤC 1
BẢNG ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ CHỈ VỊ TRÍ TRONG TIẾNG HÁN VỚI CÁC TỪ TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT
TỪ CHỈ VỊ TRÍ ĐƠN
Các từ chỉ vị trí Âm Hán Việt Từ tƣơng đƣơng trong tiếng Việt
上 thượng trên 下 hạ dưới 前 tiền trước 后 hậu sau 左 Tả trái 右 hữu phải 里 lí trong 外 ngoại ngoài
中 trung trong, giữa
内 nội nội, trong
间 gian giữa
TỪ CHỈ VỊ TRÍ KÉP
TCVT Âm Hán Việt Từ tƣơng đƣơng trong tiếng Việt
以上 dĩ thượng trên, trở lên, trên đây
以下 dĩ hạ dưới, trở xuống, dưới đây, sau đây
以前 dĩ tiền trước, trước đây, trước đó, trước khi
以后 dĩ hậu sau, sau đó, sau này, sau khi, từ rày
以外 dĩ ngoại ngoài đó, ngoài ra
以内 dĩ nội trong,trong vòng, trong phạm vi, nội trong
之上 chi thương trên
之下 chi hạ dưới
之前 chi tiền trước, trước khi
之后 chi hậu sau, sau khi, sau đó
之左 chi tả
之右 chi hữu
之外 chi ngoại ngoài
之中 chi trung trong
之内 chi nội trong
之间 chi gian giữa
上边 thượng biên trên, ở trên, cấp trên
下边 hạ biên phía dưới, bên dưới, ở dưới, kẻ dưới
前边 tiền biên đằng trước
后边 hậu biên đằng sau
左边 tả biên bên trái, phía trái
右边 hữu biên bên phải
里边 lí biên trong
旁边 bàng biên Cạnh, bên cạnh
上面 thượng diện trên, ở trên, phần trước, về mặt, cấp trên
下面 hạ diện phía dưới, ở dưới, phần dưới, phần sau, cấp dưới
前面 tiền diện đằng trước, phía trước, trên đây, trên
后面 hậu diện đằng sau, phía sau, phía dưới
左面 tả diện bên trái, phía trái, đằng trái
右面 hữu diện bên phải, đằng phải
里面 lí diện bên trong, trong 外面 ngoại diện ngoài, bên ngoài
上头 thượng đầu trên, cấp trên, ở trên
下头 hạ đầu phía dưới, ở dưới
前头 tiền đầu đằng trước, phía trước, trên đây, trên
后头 hậu đầu sau, đằng sau, phần sau, phần dưới
里头 lí đầu trong, bên trong
外头 ngoại đầu bên ngoài, ngoài
上下 thượng hạ Trên dưới, toàn thể, khoảng chừng
前后 tiền hạ trước sau
左右 tả hữu
bên trái bên phải, hai bên, tùy tùng, chi phối, trên dưới, khoảng, chừng