Thành phần trung tâm chứa từ phủ định

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức ngôn ngữ biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại (liên hệ với tiếng Việt (Trang 48)

Trong tiếng Hán những từ phủ định dùng để phủ định hành vi động tác hoạt động, trạng thái chủ yếu bao gồm “不” và “没有”.

2.3.2.1. Từ phủ định “

Từ “不” trong tiếng Hán là đánh dấu phủ định, là từ phủ định có tần suất sử dụng cao nhất. Trong hành vi TCTT là phủ định thì“不” khi ghép với mốt số động từ , trợ động từ là hình thức TCTT thường xuyên nhất trong tiếng Hán.

不 想 不想 能 不能 行 不行 愿 不愿 可以 不可以 可能不可能 用不用 愿意不愿意 好 不好

Trong HVTCTT từ “不” rất ít khi đứng một mình. Khi “不” đứng một mình thì mức độ từ chối thường rất cao và mang tính cương quyết. Ví dụ :

(II.15) 上车吧,我送你去。 (Lên xe đi tôi đưa cậu đi)

不,我自己去。 (không/thôi tôi tự đi )

Trong phiếu điều tra về phương thức biểu thị hành vi từ chối đối với sinh viên Trung Quốc chúng tôi thu được rất ít trường hợp “不” đứng một mình và nếu có thì đứng sau nó thường là thành phần phụ giải thích cho lí do từ chối của mình. Ví dụ :

(II.16) 今天的课文很难 , 你帮我翻译好吗? ( Bài khóa hôm nay khó quá cậu dịch giúp tôi với!)

不,越是困难才越是要自己翻译,这样才能有提高。[S3-C]

(Không được, càng khó càng phải tự mình dịch, như vậy mới có thể học tốt được)

“不” thường gặp trong các trường hợp đứng kết hợp với các động từ, trợ động từ ví dụ : 不想,不能,不行,不愿,不可以,不可能,不用,不愿意.... Ví dụ :

(II.17) 你可以借给我一些钱吗?

(Anh/chị cho em vay ít tiền được không?) 不可以,我也没钱了 [S2-C]

(Không thể được, chị cũng hết tiền rồi ) (II.18) 你给我买晚报,好吗?

(Bạn mua giúp mình báo buổi chiều được không?) 不行了,我要去自选市场没有时间了。[13-79]

(Không được mình phải đi siêu thị không có thời gian đâu) (II.19) 你能不能帮我?

(Bạn có thể giúp tôi được không?) 不能,我有事。

(Không thể, mình có việc)

Từ phủ định “不”trong tiếng Hán có các dạng thức tương đương trong tiếng Việt như sau:

a. Từ phủ định (不) tương đương với các từ phủ định KHÔNG, THÔI, Ứ, CHỊU, KHỎI , ĐỪNG…Ví dụ:

(II.20) - Hôm nay đẹp trời , đi uống chút gì nhé - Không.

Từ phủ định KHÔNG khi được thay bằng THÔI, Ứ, CHỊU, KHỎI... thì mức độ từ chối có xu hướng giảm nhẹ hơn, giảm độ căng thẳng và gây phản ứng ở người nghe.Ví dụ :

(II.21) - Mình chiêu đãi cậu một chầu kem nhé

- Thôi mình bận lắm

(II.22) - Dạ xin ông, xin ông thương cho một lần nữa

Từ phủ định THÔI diễn tả ý định từ chối rõ ràng nhưng nhẹ hơn KHÔNG. Từ phủ định THÔI cũng là từ có tấn suất xuất hiện nhiều hơn các từ khác. So với các từ Ứ, KHỎI,CHỊU thì mức độ từ chối vẫn còn cao hơn. Từ phủ định Ứ thường được sử dụng trong tình huống hội thoại mà quan hệ xã hội của người tham gia thường là gần gũi về tình cảm. Vì vậy hình thức từ chối cũng thường nhẹ hơn so với KHÔNG và KHỎI.

(II.23) - Anh sẽ mua đền em chiếc khác nhé - Ứ, em thích chiếc ấy cơ

Từ phủ định CHỊU, KHỎI chỉ rõ người từ chối muốn phủ nhận khả năng của mình, muốn thoái thác, không muốn liên quan đến nội dung cầu khiến. Ví dụ:

(II.24) - Em pha nước cho ông quận uống, chẳng mấy khi - Khỏi cần, hắn khoát tay và đứng dậy

[3, 233]

(II.25) - Tôi muốn chị là tổ phó công đoàn, chị lo hộ cho - Chịu ! ( tôi chịu , tôi giơ cả 2 tay xin chịu)

[4, 316]

Từ phủ định ĐỪNG cũng được sử dụng cho việc từ chối tương đương với KHÔNG nhưng mức độ cao hơn KHÔNG một chút, dùng trong những hoàn cảnh người từ chối muốn từ chối trong những tình huống cấm kỵ, tuyệt nhiên không được.

Ví dụ:

(II.26) - Anh cho em lấy xuống chia cho bọn trẻ. - Đừng ! phải tội thì chết

b. Từ phủ định “不” khi kết hợp với một số động từ, trợ động từ

Từ phủ định “不” khi kết hợp với một số động từ, trợ động từ là từ kiểu TCTT gặp nhiều nhất và thường xuyên nhất trong tiếng Hán. Trong hầu hết các kiểu cầu khiến, kiến nghị, mời mọc... khi người tham thoại từ chối đều

có thể bắt gặp “不” kết hợp với các động từ như (行,用,能,愿,想, …). Ví dụ: (II.27) 下午你能跟我一起去吗?

(Chiều bạn có thể đi cùng tôi không?)

对不起,我有事,不能跟你一起去。[11,150] (Xin lỗi mình có việc không thể đi cùng cậu được) (II.28) 你可以借给我300,000越盾吗?

(Cậu có thể cho tớ vay 300.000đồng được không?) 不可以 [S7-C]

(Không được đâu) (II.29) 请你来我家玩几天!

(Mời cậu về nhà tớ chơi vài ngày!). 不好意思,我不想去。[S6-C] (Thực ngại quá mình không muốn đi).

Các cách kết hợp cuả “ 不” với các động từ, trợ động từ này đều có dạng thức tương đương trong tiếng Việt

Dịch nghĩa của nhóm từ kết hợp này sang Tiếng Việt như sau:

不行……….Không được…

不想……….Không muốn…

不能……….…Không thể, không được…

不愿……….Không muốn…

不可以……….Không thể được…

不可能……….Không thể, không thể được… 不用……….Không được, không cần, …

不愿意……….Không muốn…

不好 ………Không được, thôi…

Người cầu khiến thường sử dụng các cụm từ trên :不想,不愿, 不可 以,不愿意,不要… để đưa ra nội dung cầu khiến và người từ chối cũng sử dụng chính những trợ động từ này bằng hình thức thêm “不” Ví dụ :

(II.30) 你愿不愿意帮我呢? (Bạn có giúp tôi không?) 我不愿.

(Tôi không muốn)

Hoặc đối với (不可以,不可能) cũng như vậy. Ví dụ: (II.31) 这件事只有你才能帮我。

(Việc này chỉ có cậu mới giúp được mình thôi!) 真对不起,我真的不能帮你。[S9-C]

(Rất xin lỗi mình không thể giúp cậu dược) (II.32) 你可以借给我一些钱吗?

(Anh/chị cho em vay ít tiền được không?) 不可以啊,你去找妈妈问她吧。[S2-C]

(Không thể được/ không được đâu, em đi tìm mẹ hỏi xem) Tương đương với nhóm từ này trong tiếng Việt thì từ phủ định KHÔNG khi kết hợp với một số từ phiếm định tạo thành như: không thể, không được, không thể được, không được đâu , không cần, không đâu....Ví dụ :

(II.33) - Ông ơi sao ông lại ở đây?

- Đây là chốn riêng rồi, đừng sợ cháu cứ ở đây với ông. - Không đâu cháu phải đi tìm bà.

[5, 511]

(II.34) - Em đến chết vẫn không chừa cái thói quyết định đột ngột, không báo trước với ai cái gì. Hình như sáng nay anh đi họp em vẫn chưa có ý định này.

- Ít ra thì em cũng phải báo trước để anh sắp xếp ô tô - Không cần, em đi tàu.

[6, 188]

(II.35) - Nhà em mới xây xong mời bác xem qua - Chả dám

Trong ví dụ (II.33) để phủ nhận, từ chối một vấn đề ngoài các cách kết hợp từ phủ định KHÔNG còn cách kết hợp từ phủ định CHẲNG,CHẢ… tạo thành nhóm từ phủ định như : chả dám,chẳng dám,chẳng được, chả được…. Trong tiếng Hán có nhiều phát ngôn từ chối chỉ là (不) kết hợp với động từ, nhưng thường thấy nhất là : 不行,不用,不能

Các cách từ chối này bao giờ cũng đi kèm với trợ từ ngữ khí như: 啦,吧,呀. (Phần về vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần sau).

Trong Tiếng Việt, cũng xuất hiện một số từ phủ định có thể đứng độc lập tạo thành một phát ngôn từ chối hoàn chỉnh. Có thể hình dung như sau:

Không Chẳng Bao giờ Chả Không Chẳng Đời nào Chả Ví dụ :

(II.36) Cậu nên bỏ cái máy tính đó đi, đời cũ lắm rồi còn gì? Không đời nào.

(II.37) Mày thấy nó xinh vậy mày lấy nó đi. Không bao giờ, tao không bao giờ lấy nó.

Để chuyển tải các phát ngôn từ chối kiểu như trên sang tiếng Hán chỉ có thể sử dụng các cách từ chối như trên đã nêu đó là (不行,不能) chứ không có sự tương đương nào hơn.

2.3.2.2 Từ phủ định 没(有)

Trong tiếng Hán hiện đại (没) là một biến thể của“没(有)”.

Từ phủ định “不” và “没(有)” trong tiếng Hán đều có nghĩa là KHÔNG, cả hai đều có thể đặt trước động từ, tính từ để phủ định động tác, tính chất, trạng thái, song trong sử dụng thì nó cũng có một số sự khác biệt. Xét về mặt chức năng biểu đạt, “不” dùng nhiều trong ý muốn chủ quan của người nói .“不” phủ định hành vi động tác ở thời hiện tại và tương lai, cũng có thể dùng trong quá khứ. “没(有)” chủ yếu dùng trong câu tường thuật khách quan, phủ định sự ra đời hoặc hoàn thành của động tác, trạng thái nên nó chỉ hạn chế ở thời quá khứ và hiện tại không thể phủ định ở thì tương lai.

Trong một số trường hợp có thể sử dụng cả hai hình thức phủ định này. Ví dụ :

(II.38) 他今天没休息。 他今天不休息。

(Hôm nay anh ta không nghỉ ngơi).

Song trong một số trường hợp khác thì không thể sử dụng như vậy .Ví dụ : (II.39) 昨天我没去长城。

*昨天我不去长城。

(Hôm qua tôi không đi Trường Thành).

Từ phủ định “ 没(有)” trong Tiếng Việt có nghĩa tương đương là KHÔNG, CHẲNG, CHƯA. Ví dụ :

(II.40) 你帮我这件事好吗?

(Bạn giúp tôi việc này được không?) . 我没有时间管这件事.

(Tôi chẳng có thời gian quản việc đó). (II.41) 你可以借给我300.000越盾吗?

(Cậu có thể cho tớ vay 300.000đồng được không?) 不好意思,我也没有钱了。[S7-C]

(Thực ngại quá mình cũng không có tiền đâu).

Cách thức xuất hiện của “没(有)” trong câu từ chối thường thấy đứng sau chủ ngữ tạo thành mô hình C+(没有)+V

Có thể có trường hợp vắng C như trong ví dụ sau: (II.42) 明天我还给你吧!

(Mai tôi trả lại cậu). 没有明天的.

(Mai không được).

Trong câu thiếu C như ví dụ trên rõ ràng người từ chối có thái độ rất cương quyết, biểu thị cách nói gắt gỏng, đôi khi không lịch sự. Kiểu từ chối này thường dùng cho bối cảnh người tham gia giao tiếp đưa ra lời từ chối có vai giao tiếp cao hơn người cầu khiến. Hoặc là những người có cùng khoảng cách địa vị trong xã hội như những người cùng học với nhau.

Mô hình “không + V” thiếu chủ ngữ trong tiếng Việt cũng gần giống như trong tiếng Hán đó là câu từ chối thiếu C cũng được sử dụng trong những trường hợp biểu thị cách nói không lịch sự, gắt gỏng. Ví dụ:

(II.43) - Thầy có xơi cháo đậu, để u con nấu?

- Không ăn [7, 314]

Trong đoạn hội thoại này, người cha rõ ràng có vai giao tiếp cao hơn người con nên trong câu từ chối của mình tuy thiếu đi C nhưng nó lại hoàn toàn phù hợp với bối cảnh gia đình. Nếu phát ngôn này có thêm C “Thầy không ăn đâu” thì rõ ràng lời từ chối sẽ mềm mại hơn, thân mật hơn.

Như vậy trong tiếng Hán để chỉ phủ định và có mặt trong các câu từ chối là hai từ “不” và“没(有)”.

Trong Tiếng Việt, theo tác giả Nguyễn Phú Phong [8] : KHÔNG là từ duy nhất thích ứng với tất cả các kiểu phủ định. CHẲNG không tham gia vào phủ định từ vựng, nó chuyên về phủ định sự thật và sẽ có mặt trong các câu chối từ, những lời bác bỏ, các từ phiếm định: chi, gì, đâu, nào… chuyên dùng trong những lời bác bỏ hay trong những phủ định liên hệ đến một không gian đối thoại nào đó.

Trong tiếng Hán, khi có một cuộc hội thoại thông thường hai người tham thoại chủ yếu dựa vào hai ngôi nhân xưng thứ nhất số ít 我/ 你, và thứ hai là số nhiều 我们/ 你们. Trong tiếng Việt đại từ xưng hô lại đặc biệt phức tạp và đa dạng. Có rất nhiều đại từ nhân xưng có thể thay thế cho ngôi thứ nhất số ít 我 (tôi) và số nhiều我们 (chúng tôi). Trong một cuộc hội thoại thay đổi cách xưng hô có thể làm thay đổi cả mức độ quan hệ trong cuộc thoại. Như thế, nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự trong lời từ chối có thể đã bị vi phạm. Ví dụ:

(II.44) - Rồi ném bẹt năm hào xuống đất cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh, rồi làm mà ăn chứ cứ bám người ta mãi thế

Hắn trợn tròn chỉ tay vào mặt cụ:

- Tao không đến đây xin năm hào. Thấy hắn toan làm dữ cụ đành dịu giọng.

- Thôi cầm lấy vậy tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên rất là kiêu ngạo.

- Tao đã bảo là tao không đòi tiền. [7, 45]

Cách xưng hô trong đoạn văn cho thấy mối quan hệ không hề dễ chịu giữa Bá Kiến và Chí Phèo. Chí Phèo rất cương quyết thái độ hung hăng một mạch chỉ xưng là tao. Còn bá Kiến càng lúc càng cho thấy muốn làm dịu mức độ cuộc thoại bằng việc xưng hô là tôi . Nếu Chí Phèo cũng dùng tôi trong việc xưng hô thì hẳn đích ngôn trung trong hai phát ngôn trên sẽ thay đổi.

2.3.2.2. Hành vi từ chối trực tiếp có cả “” và “()”

Đây là trường hợp có thể xảy ra trong thực tế giao tiếp là không nhiều. Lí do bởi người Trung Quốc rất không muốn từ chối cương quyết, không muốn gây thất vọng cho người đối thoại nên cách thức từ chối này không được sử dụng nhiều. Nếu có chăng thì thường dùng cho mối quan hệ giữa hai bên là xa lạ và có khoảng cách xã hội cách xa, trong đó người từ chối thường có vị trí xã hội cao hơn người cầu khiến. So sánh 2 trường hợp. Ví dụ:

(II.45) 明天的可以吗?

(Ngày mai được không?) (1) 不行,没有明天的。

(Không được , ngày mai không được) (2) 没有明天的,有后天的。

(Ngày mai không được, ngày kia đi).

Trong cách phát ngôn thứ nhất sử dụng hai lần phủ định liên tục, khẳng định từ chối cương quyết của người nghe, dễ gây cảm giác căng thẳng cho người tham gia hội thoại. Trong phát ngôn thứ hai được sử dụng nhiều hơn do người từ chối sau đó gợi mở ra một phương án khác là “ngày kia”. Hoặc trong trường hợp, người từ chối có vị trí xã hội cao hơn người cầu khiến hình thức phủ định hai lần cũng được sử dụng nhưng thường đi kèm với nhóm từ ngữ khí nhằm giảm bớt giọng điệu của người từ chối. Ví dụ trong tình huống S2 chúng tôi đưa ra tình huống từ chối em gái vay tiền, trong phiếu điều tra chúng tôi thu được như ví dụ sau :

(II.46) 你可以借给我一些钱吗?

(Anh/chị cho em vay ít tiền được không?) 不可以啊,我没钱了。[S2-C]

Không giống như tiếng Hán, trong tiếng Việt các hình thức kết hợp nhiều từ phủ định trong cùng một phát ngôn từ chối lại rất phổ biến. Ví dụ :

(II.47) Chắc là mẹ tôi ra ao. Cô vào ngồi chơi một lát tôi đi gọi. Thôi, chả dám phiền cậu.

[7, 389] (II.48) Mình bận quá giúp mình đón con nhé.

Chịu mình không thể bế được nó.

Các hình thức kết hợp phủ định trong phát ngôn từ chối tiếng Việt thường gặp hay tạo thành từng cặp nhất định như :

Thôi, chịu

không được không dám chả dám

Các cặp phủ định như không, thôi, khỏi, chịu, không thể v.v... hầu như không thấy xuất hiện. Như vậy cách thức kết hợp này dựa vào thói quen sử dụng ngôn ngữ của người bản ngữ.

2.3.3. Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần trung tâm và thành phần mở rộng

Thành phần mở rộng có thể đứng trước hoặc sau thành phần trung tâm dùng để giảm thiểu mức độ trực tiếp từ chối của người từ chối lời cầu khiến đối với người đưa ra cầu khiến.

2.3.3.1. HVTCTT chứa thành phần mở rộng là lời giải thích hoặc lý do từ chối

Đây là hình thức từ chối được ưa dùng nhất do khi phải từ chối thì người từ chối thường phải viện đến một lý do để biện minh cho lời từ chối của mình. Người nghe cũng vì thế mà đồng ý, cảm thông chấp nhận cho hoàn cảnh thực tại của người từ chối. Ví dụ :

(II.49) 把你的车借给我用用,好吗?

(Cho mình nượn xe của cậu một lát được không?) 不行了,我的车叫玛丽骑去了 [12, 73]

(Không được rồi, xe của mình Marry đi rồi)

Có thể nhận thấy trong câu từ chối nêu trên nếu bỏ thành phần trung tâm thì phần còn lại câu phát ngôn từ chối này “我的车叫玛丽骑去了”(xe của mình Marry đi rồi) chính là một phát ngôn TCGT.

Xét thêm một ví dụ sau :

(II.50) 妈妈,你能不能买给我这玩具吗?

(Mẹ ơi mẹ có thể mua cho con cái đồ chơi này không?)

这玩具很贵,我不能买给你。

(Đồ chơi đấy rất đắt mẹ không thể mua cho con được)

Lời từ chối ở đây mở đầu bằng lời giải thích của người mẹ (đồ chơi ấy rất đắt) như một yếu tố giải thích việc người mẹ từ chối không thể đáp ứng được yêu cầu của người con. Trong hội thoại này có thể bỏ “我不能买给你” (mẹ không thể mua cho con được) thì người con cũng có thể hiểu yêu cầu của mình không được đáp ứng. Đây là kiểu TCGT mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở chương sau.

2.3.3.2. HVTCTT chứa thành phần mở rộng là lời bày tỏ đáng tiếc vì không thực hiện được nội dung cầu khiến.

Có thể nói, đây cũng là một hình thức từ chối được người Trung Quốc ưa dùng. Trong câu từ chối người Trung Quốc đặc biệt ưa sử dụng từ “对不 起”( xin lỗi ) như một lối nói làm cho lời từ chối trở lên mềm mỏng hơn đễ

chịu hơn. Các từ bày tỏ sự đáng tiếc trong tiếng Hán là các từ “对不起” “不好意思”“非常抱歉”…Ví dụ:

(II.51) 你帮我做这件事,好吗?

不好意思,我没有时间。

(Thôi ngại quá mình không rảnh lắm)

(II.52) 今天公司举行晚会,请你来参加!

(Hôm nay công ty có tổ chức dạ tiệc, mời bạn tham dự) 真的很抱歉,今晚我有约会,不能参加晚会。[S4-C] (Thật sự xin lỗi, tối nay tôi có hẹn rồi không thể tham gia dạ tiệc được).

Từ chối vốn là một hành vi không được ưa dùng do nó có khả năng đe dọa đến quan hệ của người tham thoại. Vì vậy khi buộc phải đưa ra lời từ chối người nói sẽ lựa chọn cách thức từ chối sao cho ít ảnh hưởng đến cuộc hội thoại nhất. Lựa chọn phương thức từ chối có chứa thành phần mở rộng bày tỏ sự đáng tiếc không thực hiện được nội dung cầu khiến là một cách thức từ chối lịch sự trong giao tiếp. Hình thức sử dụng nhóm từ xin lỗi xuất hiện trong cả cách thức TCTT và TCGT.

Trong tiếng Việt khi bày tỏ đáng tiếc, không thể thực hiện được nội dung cầu khiến có thể sử dụng một số động từ như : xin lỗi, thứ lỗi, đáng tiếc…Các động từ này cũng được sử dụng như một khuôn mẫu chuẩn mực trong giao tiếp. Trong tiếng Việt cũng có dạng thức giống tiếng Hán hiện đại đó là :

Dạng thức xin lỗi + thành phần trung tâm của phát ngôn từ chối. Ví dụ:

(II.53) Giúp mình mang đồ vào nhà với! Xin lỗi, mình không bê nổi đâu.

Trong tiếng Việt, hình thức TCTT này phụ thuộc rất nhiều vào quan

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức ngôn ngữ biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại (liên hệ với tiếng Việt (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)