2.1 .Đặc điểm chung của hành vi TCTT
3.3. Hành vi từ chối gián tiếp biểu hiện bằng thủ pháp cú pháp
3.3.2. Hành vi từ chối biểu hiện bằng cấu trúc trần thuật
3.2.2.1. Cấu trúc trần thuật là lời khẳng định / phủ định đối lập
Sử dụng cấu trúc trần thuật là lời khẳng định nội dung cầu khiến không phù hợp với quan điểm của mình. Đây là cách thức người nói dùng để nêu lên quan điểm, nhận thức, hoặc là một đánh giá nào đó của mình về một sự tình hay một hoạt động theo hướng ngược chiều với nội dung cầu khiến. Trong câu trần thuật là lời khẳng định / phủ định đối lập người nói dùng để từ chối lời cầu khiến thường xuất hiện thêm nhóm trợ từ ngữ khí như 了,
的,罢了,嘛,啊,呢… nhằm giảm bớt căng thẳng cho người đối thoại. Ví dụ:
(III.40) 你不要相信他 (Anh đừng tin hắn) 我又相信他啊!
(Tôi lại tin ở hắn)
Trong ví dụ trên, dạng thức động từ ở lời cầu khiến và lời từ chối trái ngược nhau. Lời cầu khiến là (不要相信) (đừng tin) là dạng phủ định thì trong lời từ chối là dạng khẳng định(又相信) (lại tin). Hình thức sử dụng dạng động từ trái ngược này cho thấy người nói sẽ không thực hiện sự tình theo hướng của người cầu khiến mà sẽ thực hiện đối lập.
Trong các câu khẳng định dùng để từ chối lời cầu khiến người nói thường sử dụng các động từ như 想,以为,认为…(Nghĩ là, cho rằng. thấy rằng…). Ví dụ:
(III.41) 今天的课文很难 , 你帮我翻译好吗?
(Bài khóa hôm nay khó quá cậu dịch giúp tôi với!) 哎啊,我想不太难,你自己翻译吧![S3-C]
(Ái chà, mình nghĩ là không khó đâu cậu tự dịch đi nhé) Trước lời yêu cầu – đề nghị của người cầu khiến, người từ chối bày tỏ quan điểm của mình đó là cho rằng: “我想不太难”( mình nghĩ là không khó đâu). Đây là đánh giá của người từ chối về “bài khóa” và sự đánh giá này đi ngược lại với ý kiến của người cầu khiến qua đó người từ chối bày tỏ hàm ý từ chối của mình. Cũng có thể người từ chối sử dụng hình thức câu trần thuật là lời khẳng định có cấu trúc chứa dạng thức từ ngữ trái ngược để nêu hàm ý từ chối. Điều này dựa trên suy luận theo logic hình thức như trong ví dụ sau:
(II.42) 你可以借给我300,000越盾吗?
我不是你的银行。[S7-C] (Tớ không phải là ngân hàng của cậu)
Ở câu có cấu trúc trần thuật là lời khẳng định/ phủ định đối lập trong tiếng Việt cũng giống như tiếng Hán đó là cùng sử dụng động từ trái ngược để khẳng định ý kiến ngược chiều, thông báo cho người nghe quan điểm không thống nhất với nội dung cầu khiến. Ví dụ:
(III.43) - Anh không nên tin ở hắn
- Tôi cứ tin đấy.
Tuy nhiên theo Trần Chi Mai :“hình thức sử dụng động từ trái ngược hay dạng động từ phủ định khẳng định này rất ít xuất hiện trong tiếng Việt. Người Việt ưa dùng những lập luận trái chiều dẫn đến kết luận ngược lại để từ chối nội dung cầu khiến”. [25-tr109]. Tác giả trích ví dụ :
(III.44) (Người bà khuyên can cháu gái không nên có quan hệ yêu đương với người đã có gia đình)
- Nhưng anh ta mà quyết chí với cháu, vợ con lại khổ. (Hàm ý khuyên cháu gái chấm rứt sự ngang trái, tránh gây đau khổ cho người khác)
- Kệ, cháu thừa sức gạt tất cả ra ngoài, và cháu tin anh ấy cũng sẵn sàng làm như thế.
- Như thế dễ gây tiếng ác, người ta nghĩ mình là người ăn ở thất đức, cháu ạ.
- Ai muốn khoác, muốn choàng bao nhiêu thứ khinh bỉ, kinh tởm lên đầu cháu, cháu đâu có ngán. [5,463] Trong đoạn trích dẫn trên cô cháu gái tỏ rõ quan điểm trái ngược với những điều tốt đẹp mà người bà khuyên để đạt được mục đích của mình. Hành vi từ chối ở đây biểu hiện bằng lập luận trái chiều với nội dung cầu khiến và gây ra sự phương hại đến thể diện của người cầu khiến. Xâu chuỗi sự kiện qua hai lời đáp của cô cháu gái có thể nhân thấy cô sẽ không thực hiện lời khuyên của bà mình.
3.2.2.2. Cấu trúc trần thuật là câu có hình thức phủ định hai lần.
Hình thức phủ định hai lần là một hình thức quan trọng và được sử dụng nhiều trong câu trần thuật trong tiếng Hán hiện đại. Về mặt nghĩa thì hình thức phủ định hai lần là biểu đạt ý nghĩa khẳng định. Người nói không dùng cách nói trực tiếp là dùng “是” (vâng) để trả lời mà sử dụng cách nói phủ định hai lần với hàm ý do một nguyên nhân khách quan ngăn cản ý muốn nhận lời cầu khiến.. Trong phát ngôn từ chối, lời cầu khiến hình thức này được sử dụng rất phổ biến. Ví dụ như :
- “不…..不…...” ( Không …..không…) - “没有…...不……..”(Không có….không….) - “非….不….” (Phi/không….bất/không….)
Các cấu trúc này đều được sử dụng trong câu từ chối. Hình thức từ chối này giúp cho người sử dụng tránh được xung đột với người đàm thoại và cũng là cách nói “nhẹ nhàng” dễ nghe. Ví du:
(III.45) 你应该多说一点才能学好汉语。
(Cậu nên nói tiếng Hán nhiều lên một chút ) 不是我不想说,是汉语的发音太难了。
(Không phải mình không muốn nói mà do tiếng Hán phát âm khó quá)
(III.46) 你借给我这本书好吗?
(Cậu cho mình mượn cuốn sách này nhé) 不是我不愿意借给你, 是… [S1-C]
(Không phải mình không muốn cho cậu mượn mà là…)
Nếu như trong tiếng Hán đây là hình thức câu từ chối hết sức phổ biến và được sử dụng với tần suất cao thì trong tiếng Việt hình thức này không phổ biến. Đó là do câu trần thuật trong tiếng Hán sử dụng hình thức phủ định hai lần là phổ biến. Do vậy trong hoạt động giao tiếp từ chối nó cũng được
sử dụng nhiều. Đây có lẽ là do thói quen ngôn ngữ và thói quen tư duy của từng dân tộc.
3.2.2.3. Cấu trúc câu trần thuật là câu có hình thức phức hợp.
Câu phức hợp là một câu dài người nói thường sử dụng nhiều lí do khác nhau làm cho lí do từ chối trở lên mềm mại dễ nghe, có tính thuyết phục hơn. Câu phức hợp dùng trong câu từ chối thường sử dụng các mệnh đề câu điều kiện như: nguyên nhân-kết quả, giả định… Theo quan sát của chúng tôi hình thức câu phức hợp trong câu từ chối của tiếng Hán là một hình thức ưa dùng. Ví dụ:
(III.47) 今天公司举行晚会,请你来参加!
(Hôm nay công ty có tổ chức dạ tiệc, mời bạn tham dự) 首先谢过好意,但很不好意思,今天我有一个同学从国外 回来,好多年没见了,大家聚会,说人人都要到,我已经答应了! [S4-C] (Đầu tiên xin cảm ơn lời mời của anh (giám đốc), nhưng thật không phải, hôm nay tôi có người bạn học vừa từ nước ngoài về, nhiều năm không gặp rồi, mọi người tụ tập nhau lại, nói là ai cũng phải có mặt, tôi đã nhận lời rồi).
Đây là một ví dụ chúng tôi thu được khi tiến hành làm phiếu điều tra với sinh viên Trung Quốc. Có thể nói đây là một ví dụ khá điển hình cho câu từ chối có hình thức phức hợp. Trong hoàn cảnh đưa ra là lời mời của giám đốc công ty mời bạn đến dự tiệc, khi từ chối người nói đã đưa ra hàng loạt những câu mang tính chất “rào đón” giải thích cho việc buộc phải từ chối lời mời dự tiệc. Xét thêm ví dụ sau:
(III.48) 老师,您可以对生词解释慢一点好吗?
(Thưa thầy, Thầy có thể giải thích từ mới chậm một chút không ạ?) 你们有这样的建议我很高兴,但是由于课程安排的时间 有限,课程内容较多,还有教材也写了生词解释了。
(Các em có ý kiến như vậy tôi rất mừng, nhưng do thời gian sắp xếp bài có hạn, nội dung bài học lại dài, vả lại trong giáo trình cũng viết rồi).
Trong tiếng Hán câu phức là câu được sử dụng như là câu dài mà ở đó có thể lời từ chối bao gồm các mệnh đề điều kiện – kết quả hoặc trình bày, giải thích, nêu lí do….Nhưng trong tiếng Việt tất cả các mệnh đề điều kiện, kết quả hay lí do, giải thích… đều có thể được tách thành các cấu trúc độc lập mà vẫn bảo toàn ý nghĩa. Ví dụ :
(III.49) - …….
- Có thể thay?
- Không nhá. Từ cổ kim xưa nay vẫn thế, không thể thay thế được nhá. Nếu không làm được à? Thì ông thôi. [5,452] Trong câu trả lời cấu trúc điều kiện diễn đạt ý đe dọa – từ chối được tách làm hai phần : Phần điều kiện có hình thức nghi vấn nhưng có hàm ý đe dọa thách thức. Phần kết quả là lời buông thõng tỏ vẻ bất cần. Trong cả câu từ chối các phần đều được tách ra thành các câu độc lập.