2.1 .Đặc điểm chung của hành vi TCTT
3.1. Đặc điểm chung của hành vi từ chối gián tiếp
3.1.3. Phân loại hành vi từ chối gián tiếp
Việc phân loại hành vi TCGT có thể dựa vào chức năng ngữ dụng hoặc vào cấu trúc cú pháp để tiến hành phân loại.
3.1.3.1. Dựa vào chức năng biểu đạt ngữ dụng, có thể phân hành vi TCGT thành các kiểu sau:
1. Từ chối nêu lí do từ chối
Đây là cách từ chối người nói đưa ra nguyên nhân của việc từ chối. Căn cứ vào những dữ liệu thu thập được thì có thể khẳng định có vô số cách thức mà người nói đưa ra để nhằm giải thích cho HVTC của mình. Những lời từ chối kiểu này cũng không ổn định hay nằm trong một phạm vi nào. Những lời từ chối được người nói lựa chọn sẽ là những lời nói nhằm giảm thiểu tính đe dọa và ảnh hưởng đến quan hệ với người tham thoại. Ví dụ :
(III.1) 今天公司举行晚会,请你来参加。
(Hôm nay công ty tổ chức dạ hội mời cậu tới tham gia) 最近家里实在是很忙,抽不开身。[S4-C]
2. Từ chối bằng lời xin lỗi
Đây là cách nói người nói sử dụng các từ ngữ biểu đạt sự tiếc nuối không thực hiện được ý muốn cầu khiến của người đề nghị. Ví dụ:
(III.2) 今天的课文很难 , 你帮我翻译好吗?
(Bài khóa hôm nay khó quá cậu dịch giúp tôi với!)
对不起,学习要靠自己啊!毛主席教导我们:“自己动 手,丰衣足食”。[S3-C]
(Xin lỗi cậu, học tập phải dựa vào chính mình! Chủ tịch Mao dã dạy chúng ta: “Tự mình lao động sẽ đủ cơm lo áo ấm” )
3. Từ chối bằng cách đưa ra một biện pháp khác
Đây là cách thức từ chối người nói lựa chọn nhằm tránh cách thức từ chối trực tiếp. Người nói đề nghị một biện pháp khác với người nghe nhằm đạt mục đích từ chối của mình mà vẫn giữ được thể diện của người nói. (III.3) 今天我要上课你帮我做饭好吗?
(Hôm nay mình phải lên lớp,cậu giúp mình nấu cơm nhé) 我忙着呢,让我叫小玲来帮你吧。
(Mình bận mất rồi để mình bảo Tiểu Linh qua giúp cậu nhé ) 4. Từ chối bằng cách khiến người có hành vi cầu khiến từ bỏ ý định cầu khiến
Người nói tìm mọi cách để đưa ra lời từ chối khiến người đề nghị phải từ bỏ ý định cầu khiến của mình. Đó cũng có thể là cách phê bình hành vi cầu khiến của người đề nghị. Ví dụ
(III.4) 你帮我扫除房子吧。
(Bạn giúp mình quét dọn phòng với nhé) 你不知道收拾吗?
(Cậu không biết thu dọn à?)
Hoặc là cách nói mang tính công kích người nói. Ví dụ: (III.5) 请问,从这里到清华大学怎么走?
(Xin hỏi từ đây đi đến Đại Học Thanh Hoa đi như thế nào ạ?) 走开!
(Biến đi !)
Đó cũng có thể là cách chỉ ra những hành vi không tốt của người đề nghị. Ví dụ:
(III.6) 你借给我这本书好吗?
(cho tôi mượn cuốn sách này nhé) 请你先将以前的书还给我,好吗?
(Xin cậu trả tôi cuốn sách trước đi đã, được không?) 5. Từ chối bằng cách trong lời nói tiếp nhận có hàm ý từ chối.
Người nói thoạt đầu tỏ vẻ đồng ý lời đề nghị nhưng thực chất tình hình không cho phép người nói thực hiện yêu cầu của người đề nghị. Ví dụ :
(III.7) 明天我有急事请您让我休息一天。
(Ngày mai tôi có việc gấp, xin ngài cho tôi nghỉ một ngày ) 不是我不准你假,是明天公司开会。
(Không phải tôi không cho cậu nghỉ mà ngày mai công ty họp) 6. Từ chối bằng lẩn tránh.
Đây là cách người nói trả lời không trực tiếp câu cầu khiến của người cầu khiến. Đây là một cách từ chối nằm trong chiến lược TCGT của người nói. Cách thức từ chối này cũng được coi như là một cách từ chối không lịch sự. Ví dụ:
(III.8) 黄经理,最近我的工作是很好的,我什么时候可以升职呢?
(Giám đốc Hoàng, gần đây công việc của tôi rất tốt, vậy khi nào tôi có thể được thăng chức ?)
你的成绩是得到了肯定的,但职位问题还有待时间。
(Cậu đã đạt được những thành tích nhất định rồi, nhưng vấn đề chức vụ còn phải chờ thêm thời gian)
Người nói sẽ đưa ra những quy tắc, triết lí khiến người cầu khiến nhận thấy yêu cầu của mình là không đúng và sẽ không được đáp ứng. Ví dụ nhân viên khi muốn xin nghỉ làm có thể nói với cấp trên của mình như sau:
(III.9) 请问我可以休息几天好吗?
(Xin hỏi tôi có thể nghỉ vài ngày không ạ?) 本公司有规定,假期不能超过两天。
(Công ty có quy định nghỉ phép không quá hai ngày)
3.1.3.2. Phân loại hành vi TCGT theo cú pháp.
Trong cuốn “Tiếng Hán hiện đại” tác giả 黄伯荣(Hoàng Bá Vinh) [58] tác giả có phân chia các câu trong tiếng Hán ra thành các loại câu như sau : Câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến và câu cảm thán. Chúng tôi sẽ tiến hành phân loại hành vi TCGT theo sự phân loại câu của tác giả trên. Riêng cấu trúc câu cảm thán là câu sử dụng những trợ từ ngữ khí giúp cho câu có những biểu hiện về sắc thái tình cảm khác nhau chúng tôi đề cập đến trong phần hành vi từ chối biểu hiện bằng lợi dụng từ vựng.
a. Cấu trúc từ chối là câu nghi vấn. Ví dụ : (III.10) 明天我们去颐和园玩吧!
(Ngày mai chúng mình đi Di Hòa Viên chơi nhé) 能换个时间吗?
(Có thể đổi thành lúc khác không?) b. Cấu trúc từ chối là câu cầu khiến. Ví dụ :
(III.11) 我说了只有你才能帮他,你应该帮他吧!
(Tôi nói rồi chỉ có cậu mới giúp được hắn, cậu nên giúp hắn đi) 你别说吧!
(Cậu đừng nói gì nữa)
c. Từ chối bằng câu có cấu trúc trần thuật. Ví dụ : (III.12) 今天的课文很难,你帮我翻译好吗?
(Bài khóa hôm nay rất khó cậu dịch giúp mình nhé) 不是我不愿意帮你,是今天我有事了。
(Không phải mình không muốn giúp cậu mà hôm nay mình có việc rồi)