0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hành vi từ chối biểu hiện bằng lợi dụng từ vựng

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHƯƠNG THỨC NGÔN NGỮ BIỂU HIỆN HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT (Trang 76 -83 )

2.1 .Đặc điểm chung của hành vi TCTT

3.2. Các phương tiện biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp

3.2.1. Hành vi từ chối biểu hiện bằng lợi dụng từ vựng

Từ chối là một hành vi không được mong đợi, chính vì vậy lựa chọn cách nói như thế nào cho đạt được mục đích giao tiếp mà không gây tổn hại đến quan hệ giữa các bên tham thoại. Theo 唐玲(Đường Linh) [53] tác giả đã đưa ra 10 tình huống khác nhau và tiến hành phỏng vấn 40 người Trung Quốc yêu cầu viết ra lời từ chối trong các tình huống đề nghị, yêu cầu, mời mọc khác nhau. Tác giả chia ra thành 4 nhóm như sau :

Nhóm A là nhóm trả lời vui vẻ. Nhóm B là nhóm trả lời miễn cưỡng. Nhóm C là nhóm trả lời cương quyết.

Nhóm D là nhóm trả lời mềm mại, dịu dàng.

Kết quả là trong tổng số các câu trả lời thu được thì nhóm C có 28 câu chiếm tỉ lệ là 17,8%. Nhóm D có 129 câu chiếm tỉ lệ 82,2%. Từ chối trực tiếp có 17 câu chiếm tỉ lệ 10,8%. Từ chối gián tiếp là 140 câu chiếm 89,2%.

Như vậy, tỉ lệ lựa chọn cách nói mềm mại dễ nghe và lựa chọn cách thức TCGT luôn chiếm tỉ lệ cao. Đóng vai trò quan trọng trong phương thức biểu hiện hành vi TCGT trong tiếng Hán là việc sử dụng các từ ngữ khí dùng để “dẫn lời” và nhóm từ vựng phó từ chỉ thời gian, địa điểm…Nhóm từ này khiến cho giọng điệu người nói có thể được tăng lên hoặc giảm đi tùy theo mục đích giao tiếp của mình.

Trong phiếu điều tra về phương thức biểu thị hành vi từ chối chúng tôi có tiến hành lấy kết quả từ 50 sinh viên Trung Quốc đang học tiếng Việt tại Việt Nam. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 100 câu trả lời trong các câu cầu khiến

được đưa ra tìm hiểu thì thấy có tới 71/100 câu trả lời là có sử dụng nhóm từ ngữ khí dùng để dẫn lời và nhóm từ cảm ơn hay xin lỗi. Điều này cho thấy việc sử dụng nhóm từ vựng này trong tiếng Hán là rất phổ biến.

3.2.1.2. Nhóm từ ngữ khí dùng để dẫn ý, dẫn lời

Việc sử dụng các từ ngữ khí để “dẫn lời” giúp cho người nói chuẩn bị tâm lí tốt cho người nghe về ý định từ chối của mình. Nhóm từ ngữ khí dẫn lời này xuất hiện trong cả cách thức TCTT và TCGT nó có thể giúp cho giọng điệu của người nói thay đổi theo cách cương quyết hơn hoặc mềm dẻo hơn. Ví dụ trong TCTT có thể thấy rõ tác dụng của nhóm từ này như trong cùng một câu hỏi xét hai tình huống trả lời TCTT sau:

(III.13) 你帮我擦窗户,好吗?

(Cậu giúp mình lau cửa sổ được không?) (a) 不行,我要走了。

(Không được, mình phải đi đây)

(b) 哎啊,不好意思我帮不了你了,我现在有事。

(Ái chà, ngại quá mình không giúp được cậu đâu, mình có việc bây giờ.)

Trong hai cách từ chối trên cách thứ hai rõ ràng là mềm dẻo hơn cách thứ nhất do sử dụng trợ từ ngữ khí “哎啊” và phó từ “不好意思” nhằm tăng cường giọng điệu của người nói.

Trong TCGT nhóm từ dẫn lời và nhóm phó từ, chỉ thị từ…được sử dụng nhiều và được sử dụng như một cách thức từ chối lịch sự. Nhóm từ dẫn lời bao gồm :

1. Từ xưng hô

Sử dụng từ xưng hô nhằm đề cao thân phận của người đối thoại hoặc làm thấp thân phận của mình đi khi TC có thể khiến cho mức độ đe dọa thể diện được giảm đi rất nhiều. Cách xưng hô như “您,姓 + 职务/职称 ” (Ngài, hoặc họ + chức danh) trong câu trả lời (a) và (b), (c). Ví dụ

(III.14) 这件事只有你才能帮我

(Việc này chỉ có cậu mới giúp được tôi ) (a) 您符合了条件,我一定帮您

(Ngài mà phù hợp với yêu cầu thì tôi nhất định sẽ giúp ngài) (b) 小的能力有限

(Khả năng kém cỏi của tôi có hạn )

(c) 严经理呀,我不是不想帮您,是时间的问题啊。经理 (Giám đốc Nghiêm à, tôi không phải không muốn giúp ngài mà là vấn đề thời gian)

Hoặc dùng từ xưng hô gần cận rút ngắn khoảng cách giữa hai bên, giảm đi sự xung đột có thể xảy ra. Ví dụ :

(III.15) 我想买这个…

(Con muốn mua cái kia cơ) 妈妈很忙,下回吧!

(Mẹ đang rất vội để lúc khác nhé) 2. Ngữ khí từ

Nhóm từ ngữ khí như 哎呀,唉,唉呀,giúp người nói thể hiện không còn cách nào, không thể không từ chối. Ví dụ:

(III.16) 明天跟我去游泳吧! (Mai đi bơi với tôi đi )

唉呀,这几天真的很忙,以后好吗?

(à mấy ngày nay thật sự bận quá, để sau được không?)

Khi người trả lời không muốn từ chối mà do dự, biểu hiện chần chừ thì có thể dùng 可是,这个 .Ví dụ:

(III.17) 对这件事只要你说一声我会帮你。

(Việc này chỉ cần cậu nói một tiếng tôi sẽ giúp cậu) 可是,这个这个事对我很难决定。

(Nhưng mà, cái này, cái này tôi rất khó quyết định) Hoặc biểu hiện sự đồng tình bằng việc dùng từ 哦

(III.18) 你有钱吗?可以借给我一点吗?

(Cậu có tiền không?có thể cho mình vay một ít không?) 哦,我知道你现在很困难,但是我也是。

(ừ, mình biết hiện nay cậu đang rất khó khăn nhưng mình cũng thế) 3. Nhóm từ cảm ơn, xin lỗi

Nhóm từ này được dùng cho cả hai hình thức TCTT và TCGT. Trong câu TCGT việc sử dụng nhóm từ cảm ơn hay xin lỗi là một cách dẫn ý của người từ chối sao cho câu từ chối của mình trở nên “dễ nghe” hơn. Các từ này thường đứng ở đầu câu như:

(III.19) 请你跟我去渴啤酒!

(Mời cậu đi uống bia với tớ)

谢谢你,但是今天我家里有事。

(Cảm ơn cậu nhưng hôm nay gia đình mình có việc) 真遗憾,我家里有事,改日我请你。

(Thật tiếc quá nhà mình có việc bận, để hôm khác tớ mời cậu nhé) Nhóm từ này bao gồm các từ như 谢谢(cảm ơn),感谢(cảm tạ),对不起 (xin lỗi), 真抱歉(thành thật cáo lỗi),真是对不起(thực sự xin lỗi),不好意思 (ngại quá),真不好意思(thực ngại quá),真遗憾(thật tiếc quá),实在不好意 思(hết sức ngại)… Trong các câu từ chối người Trung Quốc đặc biệt ưa sử dụng những từ như trên cho lời từ chối của mình. Ví dụ :

(III.20) 你借给我这本书好吗?

(Cậu cho tớ mượn cuốn sách này được không?)

,真不好意思,我正在用这本书,等我用完再借给你好吗?[S1-C] (Ồ, thật ngại quá, mình đang dùng cuốn sách này, đợi mình đọc xong rồi cho cậu mượn được không?)

(21) 请你来我家玩几天!

(Mời cậu về nhà tớ chơi vài ngày!)

谢谢你的邀请,可是我最近比较忙,抽不开身,下次好吗?[S6-C]

(Cảm ơn lời mời của cậu, nhưng mà gần đây mình tương đối bận, mệt không nhấc nổi mình, lần sau đi được không?)

Ở ví dụ trên, khi nghe lời mời – đề nghị về nhà bạn chơi người từ chối sử dụng cách nói cảm ơn và nêu lí do từ chối đồng thời đề nghị một phương án mới. Đây là cách từ chối lịch sự và được sử dụng nhiều trong các câu từ chối lời mời trong tiếng Hán hiện đại.

Trong tiếng Việt, những nhóm từ như từ xưng hô hoặc nhóm từ cảm ơn xin lỗi cũng có những cách sử dụng khá tương đồng với tiếng Hán. Song, cũng có một số khác biệt lớn và không có sự chuyển dịch tương ứng.

a. Đối với việc sử dụng nhóm từ xưng hô trong hành vi TCGT trong tiếng Việt.

Trong tiếng Việt nhóm từ xưng hô đóng vai trò quan trọng trong việc biểu thị tình thái lễ độ lễ phép. Nếu như trong tiếng Hán nhóm từ xưng hô chỉ gồm một số từ đơn giản thì trong tiếng Việt các phương tiện xưng hô lại đặc biệt phong phú và đa dạng. Các đại từ xưng hô trong tiếng Việt thường lập thành từng cặp xưng và gọi. Ví dụ : mày – tao, chúng tao – chúng mày…và trong mỗi cách nói chúng lại mang những nét nghĩa khác nhau hoặc thân tình hoặc khinh ghét. Những nét nghĩa này làm cho tiếng Việt không có cặp từ xưng hô thực sự trung tính như我 trong tiếng Hán. Đại từ tôi (ngôi thứ nhất) có thể được coi là trung tính nhưng lại không lập thành các cặp với các đại từ ngôi thứ hai. Nó chỉ lập thành cặp với các từ thân tộc như: tôi – anh, tôi – chị … Ngoài ra, trong tiếng Việt việc sử dụng các từ chỉ quan hệ thân tộc để xưng hô nhằm đáp ứng nhu cầu xưng hô trung tính hoặc lịch sự, lễ phép khi người giao tiếp ở vị thế thấp. Đặc biệt trong HVNN từ chối thì việc lựa chọn sử dụng đại từ xưng hô trong từng hoàn

cảnh giao tiếp là hết sức quan trọng. Cũng có khi hai người không có quan hệ họ hàng, huyết thống nhưng khi phải từ chối người nói có thể lựa chọn các từ xưng hô chỉ quan hệ thân tộc nhằm làm giảm mức độ căng thẳng trong hội thoại. Các cách dùng từ con đề gọi với đối tượng giao tiếp là cô, dì, chú, bác…trong câu từ chối cũng làm cho quan hệ giữa hai người vốn là quan hệ xã hội trở nên mang sắc thái tình cảm gần gũi như quan hệ gia đình. Ví dụ :

(III.22) - Anh giúp tôi đi gọi nó về ngay.

- Thôi con xin bác, cái Lan nó cũng lớn rồi…

Nếu như trong tiếng Hán việc kết hợp tên gọi hoặc danh từ chức vụ vào việc xưng hô như “严经理呀” (Giám đốc Nghiêm à)…là phổ biến thì trong tiếng Việt việc kết hợp “Thưa” + danh từ chức vụ trong tiếng Việt cũng là phổ biến như :

(III.23) - Thưa bác sĩ bác sĩ cố gắng giúp cho tôi.

- Thưa thủ trưởng việc này quả là khó cho tôi quá.

Ngoài ra trong tiếng Việt danh từ thân tộc dùng với từ dùng để thưa, gọi là hết sức phổ biến. Ví dụ :

(III.24) - Lan ơi giúp mẹ đi chợ nhé. TC1- Mẹ ơi, con đang bận mà.

TC2 - Thưa mẹ con phải làm bài rồi ạ

Cách kết hợp tên gọi hoặc chức danh với từ bẩm, thưa, báo và cả cách kết hợp với từ ơi để tạo thành cách thưa gọi lễ phép. Đây là cách dùng phổ biến trong phạm vi gia đình và xã hội. Nhưng trong quan hệ xã hôi thì sự kết hợp “Thưa” + từ thân tộc được dùng nhiều hơn trong phạm vi gia đình do việc thưa gửi trong phạm vi gia đình sẽ gây cảm giác khách khí không thân mật.

b. Nếu như trong tiếng Hán việc sử dụng nhóm từ ngữ khí như là một cách nói từ chối lịch sự thì trong tiếng Việt không có nhiều các từ ngữ khí như vậy. Trong tiếng Việt, việc sử dụng các từ ngữ khí trong câu từ chối là không nhiều và phổ biến như tiếng Hán. Nếu như tiếng Hán có một loạt từ như:哎呀,唉,唉

, (ái chà, ái, ai ya, ồ)…và thường được người sử dụng đưa lên đầu câu như một cách từ chối lịch sự, thì trong tiếng Việt rất ít khi người Việt sử dụng cách nói này trong câu từ chối. Sự khác biệt này có lẽ là do thói quen sử dụng ngôn ngữ của từng dân tộc.

Có thể tìm thấy sự tương đồng nhất định nào đó ở tiểu từ tình thái “ạ”và “à”. Không giống như nhóm từ ngữ khí tiểu từ tình thái “ạ” là từ biểu thị kính trọng hoặc thân mật đối với người cùng hội thoại. Từ “à” thường dùng cuối câu và ít có sắc thái lẽ phép như từ “ạ”. Trong hội thoại cầu khiến nhóm từ này thường được dùng trong quan hệ gia đình.Ví dụ :

(III.25) - Con giúp mẹ lau nhà đi

- Con phải đi bây giờ mẹ ạ.

c. Đối với nhóm từ “cảm ơn, xin lỗi” cũng giống như trong chương II chúng tôi đã trình bày đây là cách nói có thể thấy trong cả hai phương thức TCTT và TCGT. Theo những thống kê chúng tôi có khi làm phiếu điều tra tìm hiểu các phương thức biểu thị hành vi từ chối trong tiếng Hán đối với học sinh Trung Quốc thì tỉ lệ câu từ chối sử dụng nhóm từ như : “不好意 思,真抱歉,对不起,谢谢,感谢…” (thực ngại quá, rất xin lỗi, xin lỗi, cảm ơn, cảm tạ…) đứng ở đầu câu từ chối là khá phổ biến. Ngược lại trong câu từ chối người Việt không sử dụng nhiều nhiều do nó đem lại cảm giác trịnh trọng, không thân mật cho người nghe. Xét ví dụ trong hoàn cảnh hai người đàn ông ngồi nói chuyện :

(III.26) - Cậu nên xem lại việc ấy đi TC1 - Anh cứ mặc tôi.

TC2 - Cảm ơn anh tôi biết tự lo cho mình.

TC3 - Thật ngại quá nhưng tôi biết tự lo cho mình.

Trong ba phát ngôn trên phát ngôn thứ nhất là phát ngôn tự nhiên đối với người Việt. Phát ngôn thứ hai người nói đưa ra lời “cảm ơn” nhưng trong hoàn cảnh này lời cảm ơn không giống như việc cảm ơn bình thường mà nó

có một ý nghĩa như nhắc nhở “anh đừng lo cho tôi”. Phát ngôn thứ ba là phát ngôn đem lại cảm giác không thân mật giữa hai người.

Như vậy cũng có một số điểm tương đồng trong việc sử dụng nhóm từ vựng này nhưng cũng có không ít khác biệt đã được chúng tôi nêu trên. Sự khác biệt trong việc lựa chọn sử dụng từ ngữ của người Việt và người Trung Quốc phụ thuộc vào thói quen và tư duy ngôn ngữ của từng cộng đồng.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHƯƠNG THỨC NGÔN NGỮ BIỂU HIỆN HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT (Trang 76 -83 )

×