2.1 .Đặc điểm chung của hành vi TCTT
3.2.3. Hành vi từ chối biểu hiện bằng cấu trúc cầu khiến
“Câu cầu khiến là câu yêu cầu người khác không làm một việc gì đó”[109,58]. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại”, tác giả 黄伯荣 (Hoàng Bá Vinh) [58] có cho rằng câu cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại có thể được chia ra làm hai loại là câu mệnh lệnh và câu yêu cầu, khuyên bảo. Trong câu từ chối lời cầu khiến chúng tôi cũng bắt gặp hai hình thức này như sau:
3.2.3.1. Cấu trúc từ chối là một mệnh lệnh
Trong câu từ chối một dạng thức mệnh lệnh được đưa ra thường là do người nói muốn chấm rứt đoạn thoại và mang tính chấp áp đặt cao, Người nói buộc người cầu khiến phải chấm dứt yêu cầu của mình mà không được phép đòi hỏi bất cứ điều kiện thương lượng nào. Xét ví dụ :
(III.50) 哥哥,你帮我把这个玩具修好吧!
(Anh trai anh giúp em sửa cái đồ chơi này với) 走开!
(Biến đi)
Xét ví dụ trên người anh từ chối yêu cầu của em mình bằng cách yêu cầu em đi chỗ khác “走开!” (Biến đi)và không muốn làm theo bất cứ sự đề nghị nào. Trong câu từ chối dạng thức mệnh lệnh người sử dụng thường có vị trí xã hội cao hơn người cầu khiến và thường là lược bỏ đại từ ngôi thứ hai.
Trong tiến Hán hiện đại, thức mệnh lệnh thường là dạng phủ định kết hợp với động từ như: “不准,不许,别” (không chuẩn ý, không cho phép, đừng…). Hình thức này được dùng để tăng mức lịch sự trong lời cầu khiến. Với cùng một lời cầu khiến, chủ thể phát ngôn từ chối có thể dùng nhiều hình thức từ chối - mệnh lệnh. Ví dụ:
(III.51) 哥哥,我想跟你去玩!
(Anh cho em đi chơi cùng với) TCML1 - 走开。 (Biến đi)
TCML2 - 我不准你走。(Anh không cho mày đi đâu) TCML3 - 你应该自己去吧!(Mày nên tự đi chơi đi chứ)
Thức mệnh lệnh dạng phủ định thường mang hàm ý ngăn cản, không cho phép. Người tiếp nhận phát ngôn này không nhận thấy tính áp đặt hay phải có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu mà chỉ nhận thức được hàm ý ngăn cản việc từ chối một sự tình. Ví dụ:
(III.52) 这件事只有你才能帮我。
(Việc này chỉ có cậu mới giúp được mình thôi!) 又是只有我才能帮你,你别说吧![S9-C]
Từ chối bằng thức mệnh lệnh có nội dung đề nghị trở lại với chủ thể phát ngôn cầu khiến nhằm ngăn cản người cầu khiến có thể duy trì nội dung cầu khiến. Ví dụ:
(III.53) 今天的课文很难 , 你帮我翻译好吗?
(Bài khóa hôm nay khó quá cậu dịch giúp tôi với!)
老师要求学习上要靠自己努力,你要自己翻译吧![S3-C] (Thầy giáo yêu cầu trong học tập phải tự mình cố gắng, cậu phải tự mình dịch đi)
Cấu trúc từ chối là lời yêu cầu bằng các cách sử dụng các động từ要, 得(nên/phải). Động từ và trợ động từ 要,得 (phải) chỉ ra nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc sự cần thiết phải thực hiện một sự tình nào đó. Trong đó trợ động từ 要 có hình thức phủ định là 不要 gắn liền với phương thức từ chối trực tiếp đã được chúng tôi phân tích ở chương II. Hình thức phủ định của 得 là 不用 (không được) chứ không nói “不得” . Ví dụ:
(III.54) 今天的课文很难 , 你帮我翻译好吗?
(Bài khóa hôm nay khó quá cậu dịch giúp tôi với!)
你得自己翻译,有什么不懂的地方再来问我。[S3-C]
(Cậu phải tự dịch, có chỗ nào không hiểu thì lại hỏi mình) Về bản chất 得 có nghĩa là (phải) trong đó nó biểu thị sự tất yếu về lí trí. Vì vậy lực ngôn trung của các phát ngôn chứa lớp từ này (得) thường mạnh hơn so với các từ khác trong nhóm cầu khiến. Những lí giải (有什么不 懂的地方再来问我) (có chỗ nào không hiểu thì lại hỏi mình) kèm theo thường chỉ nhằm tăng cường tính thuyết phục người nghe.
3.2.3.2. Cấu trúc từ chối là lời yêu cầu, khuyên bảo
Khuyên bảo là hình thức cho ai đó ý kiến của mình về điều hơn lẽ thiệt, về điều mà họ không nên/ nên thực hiện. Về thái độ nên ứng xử thế nào cho
phù hợp vào từng ngữ cảnh, tình huống. Nói chung lời khuyên bảo thường căn cứ vào ý chủ quan và nhận thức của chủ thể phát ngôn.
Theo kết quả điều tra về phương thức biểu thị hành vi từ chối phát cho sinh viên người Trung Quốc chúng tôi thu được rất ít câu từ chối có sử dụng cấu trúc là khuyên bảo. Trong một số câu để tăng hiệu quả của lời khuyên bảo người Trung Quốc thường sử dụng cách nói
我想… (Tôi nghĩ là)
我不想… (Tôi không nghĩ là) + 所以你应该 … (Vì vậy bạn nên…) 我认为… (Tôi cho rằng)
Ví dụ:
(III.55) 今天的课文很难 , 你帮我翻译好吗?
(Bài khóa hôm nay khó quá cậu dịch giúp tôi với!) 我想这个课文不太难,所以你应该自己翻译吧!
(Tôi nghĩ bài khóa hôm nay không khó lắm vì vậy cậu nên tự mình dịch đi) Nói chung, trong hành vi từ chối bằng lời khuyên bảo chúng tôi nhận thấy hầu như người Trung Quốc không sử dụng động từ 劝 (khuyên, khuyên bảo) mà chỉ sử dụng động từ 应该 (nên) . Đó là do động từ 劝 diễn đạt hành vi khuyên bảo một cách tường minh nhưng lại có tính áp đặt cao, có khẳ năng đe dọa thể diện cao.
Cầu khiến là hành vi mang tính phổ quát. Có điểm tương đồng cũng như có khá nhiều điểm khác biệt trong cách thức từ chối lời cầu khiến giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
a. Trong tiếng Việt thức mệnh lệnh cũng thường lược bỏ đại từ ngôi thứ hai - chỉ người cùng đối thoại. Ví dụ:
(III.56) - Con lạy các ông thương tình hai con con ở nhà (….) con cắn rơm cắn cỏ trăm lạy, nghìn lạy…
- Câm mồm. Đã bảo cứ chờ đấy
Trong câu từ chối thức mệnh lệnh tỏ ra có hiệu quả hơn khi người nói là người có vai giao tiếp cao hơn, vị thế xã hội cao hơn. Trong ví dụ trên, người đáp lời không chấp nhận lời van xin của người nói. Đồng thời trong câu từ chối của mình người nói còn đưa ra lệnh ép buộc người phụ nữ van xin mình phải dừng lại (câm mồm). Và lại là một mệnh lệnh: “đã bảo cứ đợi đấy” rõ ràng là mối quan hệ hai bên ở đây người từ chối là người có quyền lực và anh ta thể hiện quyền lực của mình để từ chối thông qua hai mệnh lệnh như trên.
Cũng giống như tiếng Hán từ chối bằng hình thức mệnh lệnh thường dùng khi người nói có vai giao tiếp vị thế xã hội cao hơn người cùng tham thoại. Như trong ví dụ trên rõ ràng quan hệ xã hội của người nói và người nghe là rất khác nhau. Lời từ chối cũng đồng thời là một mệnh lệnh yêu cầu người nói phải chấm dứt lời xin của mình. Trong tiếng Hán thức mệnh lệnh thường có kết cấu đơn giản dùng các hình thức phủ định như : “不准,不 许,别” (không chuẩn ý, không cho phép, đừng…) và việc sử dụng nhịp điệu trong câu cao lên và đặc biệt không sử dụng nhiều các từ ngữ khí.
Không giống như tiếng Hán tiếng Việt có một hệ thống thức mệnh lệnh rất đa dạng và phong phú từ cách nói lỗ mãng đến cách nói mềm mỏng, từ cách nói thô tục đến tế nhị, lịch sự thông qua các tiểu từ tình thái như : nhé, đấy, đi , đã,… hoặc bằng các hư từ mệnh lệnh kiểu : hãy, cứ, để , phải… Ví dụ:
(III.57) - Tối mẹ cho con xem phim nhé TC1: - Học bài đi
TC2: - Hãy làm bài tập xong đã TC3: - Để học bài xong đã TC4: - Thì cứ học bài đi
Trong cả bốn câu từ chối nêu trên người mẹ đều lấy việc con phải học bài cho xong để làm nội dung cốt lõi cho mệnh lệnh của mình là lí do để con không nên xem phim vào tối nay. Nhưng trong từng phát ngôn từ chối thì lại
có sự khác nhau về mức độ. Như trong câu TC1 thì đó là mệnh lệnh không có sự mặc cả nào không có sự yêu chiều với con. Phát ngôn TC2 là yêu cầu cần phải học bài, mệnh lệnh có tính bắt buộc, không bàn đến việc xem phim hay không. Phát ngôn TC3 xuất hiện dấu hiệu mặc cả, sẽ bàn đến việc xem phim hay không khi con đã làm xong bài tập. Phát ngôn TC4 yêu cầu học bài xong thì sẽ được xem phim.
Trong một số trường hợp nếu xuất hiện ngôi nhân xưng thứ hai – trỏ người cùng đối thoại thì câu mệnh lệnh thường nhẹ hơn rất nhiều. Ví dụ:
(III.58) - Để tôi đi tìm hắn cho
- Bình tĩnh đã anh ạ, để tôi tìm hiểu đầu đuôi xem thế nào đã.
Người từ chối sử dụng ngôi nhân xưng thứ hai (anh ạ) như một cách xoa dịu sự bực mình của người cầu khiến, đồng thời ngăn cản hành động “đi tìm người” của người cầu khiến.
b. Đối với cấu trúc câu từ chối là lời khuyên bảo chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng lớn trong việc sử dụng các động từ tình thái “phải”, “cần”, “nên”.Các động từ này cũng diễn đạt lực ngôn trung giảm dần. Đối với từ “phải”, tính bắt buộc và lực ngôn trung cao hơn từ “cần”, “nên”. Ví dụ:
(III.59 ) - Tôi sẽ để đẻ. Chú Hương khuyên tôi thế nào Tôi bảo:
- Em với chị có hai cuộc sống riêng biệt. Chuyện ấy của chị nên hỏi cha đứa trẻ thì hơn [8, 80]
Trong ví dụ trên nhân vật Hương thực hiện nội dung từ chối trong tình huống rất tế nhị. Vì vậy lời khuyên của anh được đưa ra theo hướng có lợi cho hoàn cảnh của người phụ nữ, tránh câu trả lời cho một tình huống khó xử.
c. Đối với cấu trúc câu từ chối là câu cầu khiến là một lời khuyên bảo, đề nghị…
Nếu như trong tiếng Hán dùng trong hành vi từ chối chủ yếu là cách thức dùng câu phủ định với các hình thức “甭,不用,不要,别” (không
chuẩn ý, không cho phép, đừng…) … và thêm một số trợ từ ngữ khí thì trong tiếng Việt hình thức từ chối bằng cầu khiến chứa nhiều động từ ngôn hành diễn đạt van nài,van xin. Những động từ van, xin, van xin… xuất hiện thường xuyên thể hiện sự nhún nhường. Ví dụ:
(III.60) - Nhanh lên, đưa đây mấy hào, không thì…
- Lạy cậu, quả thực tôi nghèo túng
- Bỏ ra mấy hào nữa, không thì thôi.
- Lạy cậu, làm gì còn. Cậu cho cháu xin [9,118]
Ngoài sự từ chối tên lính lệ bằng cách van xin thì xưng hô gọi cậu xưng con người nói thể hiện sự nhún nhường của mình trước vị thế của người nghe.
Trong tiếng Việt một số cách biểu đạt mệnh lệnh hoặc khuyên bảo bằng ý kiến chủ quan của người nói thì người Việt thường nói : “Tôi cho rằng anh không nên” “Tôi nghĩ là anh không nên”…Điều này cũng hoàn toàn trùng hợp với tiếng Hán đó là lựa chọn phương thức TCTT.
Nhìn chung, từ chối bằng hành vi từ chối trong tiếng Hán và trong tiếng Việt có một số điểm tương đồng về ngữ dụng trong việc biểu đạt mệnh lệnh, lời khuyên. Có một số hình thức chuyển dịch không có sự tương đương. Như trong tiếng Việt, hình thức từ chối bằng câu cầu khiến có các động từ ngôn hành diễn đạt van xin, van nài. Trong tiếng Hán hình thức này ít hơn và không phổ biến như tiếng Việt.
3.3. Tiểu kết
1. TCGT là cách thức TC được sử dụng nhiều trong giao tiếp do đây là cách thức từ chối được biểu hiện một cách thận trọng, tránh ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa những người tham thoại.
2. HVTC gián tiếp trong tiếng Hán được thể hiện bằng việc lựa chọn sử dụng từ vựng và bằng cấu trúc nghi vấn, cấu trúc trần thuật và cấu trúc cầu khiến. Trong hành vi TCGT chúng tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu nhóm
từ vựng dùng dẫn ý dẫn lời thường xuyên đứng ở đầu câu từ chối trong câu TCGT. Việc sử dụng nhóm từ này thường xuyên trong hành vi từ chối của tiếng Hán giúp cho khi nói câu từ chối người nói cảm thấy dễ nói hơn và người nghe cũng thẫy dễ chấp nhận hơn. Trong tiếng Việt hình thức này không được phổ biến và dùng nhiều như trong tiếng Hán. Sự khác biệt này có lẽ là do thói quen sử dụng ngôn ngữ của hai dân tộc khác nhau. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát hình thức cú pháp trong câu từ chối trong tiếng Hán. Chúng tôi đã khảo sát ba cấu trúc điển hình của tiếng Hán hiện đại đó là cấu trúc nghi vấn, cấu trúc trần thuật và cấu trúc cầu khiến. Việc sử dụng các hình thức cú pháp này trong từ chối giữa tiếng Hán và tiếng Việt cũng có những điểm tương đồng lớn về ngữ dụng. Bên cạnh đó cũng có một số loại câu không có hình thức chuyển dịch tương đương.
3. Nhìn chung độ tương ứng giữa HVTC gián tiếp trong tiếng Hán và tiếng Việt là khá tương đồng. Trong các phương tiện biểu hiện đều có thể tìm được sự tương ứng giữa hai ngôn ngữ.
CHƯƠNG IV
KHẢO SÁT CÁCH LỰA CHỌN HÌNH THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI TỪ CHỐI CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ NGƯỜI VIỆT SỬ
DỤNG TIẾNG HÁN (TRÊN CỨ LIỆU TRẮC NGHIỆM) 4.1 Đặt vấn đề
Trong chương II và III chúng tôi đã trình bày phương thức biểu hiện hành vi từ chối trực tiếp và gián tiếp lời cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại có sự liên hệ với tiếng Việt. Trong chương IV này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát phương thức biểu hiện hành vi từ chối dưới dạng tìm hiểu cách lựa chọn phương thức biểu hiện HVTC trên cứ liệu điều tra trắc nghiệm. Trên cơ sở này chúng tôi tìm hiểu cách sử dụng phương thức TCTT và TCGT của người Trung Quốc khác với người Việt theo học tiếng Trung Quốc như thế nào. Những ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với việc học ngoại ngữ của người Việt.
4.2 Khảo nghiệm cách lựa chọn hình thức biểu hiện hành vi từ chối trên cứ liệu phiếu điều tra. cứ liệu phiếu điều tra.
Có thể nói, một hành vi từ chối chịu rất nhiều nhân tố tác động như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn… Trong khuôn khổ của Luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát cách thức thể hiện lời đáp của một hành vi từ chối mà không phân tích những yếu tố nói trên. Chúng tôi chuẩn bị 10 tình huống và phát cho 50 sinh viên Trung Quốc hiện đang theo học tiếng Việt tại khoa Ngôn ngữ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia và 50 phiếu đối với sinh viên Việt Nam học tiếng Hán hiện đại tại Học viện Khoa học quân sự và trường Đại học Hà Nội để họ tự điền lời từ chối theo ý kiến của riêng mình.
Để có thể có được kết quả khách quan nhất chúng tôi có đưa ra những lời giải thích về bối cảnh trong mỗi tình huống. Các tình huống được đưa ra cố định như sau:
情景Tình huống 社会距离(Khoảng cách xã hội) 社会地位(Mức độ quan hệ quyền lực) S1. 拒绝同学借书 (Từ chối bạn học cùng lớp mượn sách) 近(Gần) 平等(Bình đẳng) S2.拒绝妹妹借钱的请 求
(Từ chối em gái muốn mượn tiền) 非常近(Rất gần) 平等(Bình đẳng) S3.拒绝翻译 (Từ chối dịch bài) 近(Gần) 平等(Bình đẳng) S4.拒绝经理邀请参加 晚会
(Từ chối giám đốc mời dự tiệc)
远(Xa) 高(Cao)
S5.拒绝陌生问路
(Người không quen biết hỏi đường) 非常远(Rất xa) 低(Thấp) S6.拒拒绝朋友邀请去 他家玩 (Từ chối bạn mời về nhà bạn chơi) 近(Gần) 平等(Bình đẳng) S7.拒绝朋友借300, 000越盾的请求 (Từ chối cho bạn vay 300.000đồng)
远(Xa) 平等(Bình đẳng)
S8.拒绝学生请假 (Từ chối học sinh xin nghỉ học) 远(Xa) 高(Cao) S9.拒绝朋友请求的帮 忙 (Từ chối bạn nhờ giúp việc nào đó) 远(Xa) 平等(Bình đẳng) S10. 拒绝朋友邀请去 渴啤酒 (Từ chối bạn bè rủ đi uống bia hơi)
Từ những tình huống nêu trên chúng tôi đưa ra 10 lời cầu khiến như sau: 1. 你借给我这本书好吗?
(Cậu cho tớ mượn cuốn sách này được không?) 2. 你可以借给我一些钱吗?
(Anh/chị cho em vay ít tiền được không?) 3. 今天的课文很难 , 你帮我翻译好吗?
(Bài khóa hôm nay khó quá cậu dịch giúp tôi với!)
4. 今天公司举行晚会,请你来参加!
(Hôm nay công ty có tổ chức dạ tiệc, mời bạn tham dự)
5 . 请问,从这里到河内大学怎么走?
(Xin hỏi từ đây đi đến Đại Học Hà Nội đi thế nào ạ?) 6. 请你来我家玩几天!
(Mời cậu về nhà tớ chơi vài ngày!) 7. 你可以借给我 300,000越盾吗?
(Cậu có thể cho tớ vay 300.000đồng được không?)
8. 明天我有急事请您让我休息一天!
(Ngày mai em có việc bận, thầy/cô có thể cho em nghỉ học một ngày không ạ?) 9. 这件事只有你才能帮我。
(Việc này chỉ có cậu mới giúp được mình thôi!) 10. 你跟我们去渴啤酒吧!
(Cậu đi uống bia hơi với bọn mình đi!)
Qua kết quả thu được trên các phiếu khảo sát, chúng tôi nhận thấy hình thức biểu hiện HVTC thường phụ thuộc vào dạng cầu khiến và nội dung cầu khiến. Nhưng trong nhiều trường hợp những quy ước về giao tiếp và văn hóa cũng như thói quen sử dụng ngôn ngữ - văn hóa của tiếng mẹ đẻ cũng có những ảnh hưởng nhất định tới việc sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Do những khảo sát của chúng tôi thực hiện chỉ là những ngôn từ giao tiếp thông thường
nên mới chỉ phản ánh phần nào chứ chưa đầy đủ và chính xác được tuyệt đối. Song, chúng tôi nhận thấy, tuy các phương tiện biểu hiện hành vi từ chối là khá tương thích nhưng vẫn có một số khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ giữa người Việt nói tiếng Hán và người Hán nói tiếng Hán. Sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ sẽ là cơ sở cho những đề xuất về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo hướng liên văn hóa.
4.3. Phân tích tỉ lệ sử dụng các phương thức biểu hiện hành vi từ chối.
4.3.1 Về nhóm từ vựng
Trong Luận văn chúng tôi tiến hành khảo sát nhóm từ vựng là những từ dùng để dẫn ý, dẫn lời chúng tôi lấy ngẫu nhiên 200 câu trả lời từ chối từ phiếu điều tra của sinh viên người Trung Quốc và sinh viên Việt Nam theo học tiếng Hán. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành lấy phiếu điều tra sinh viên học Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ những câu dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 100 câu trong tổng số 30 phiếu điều tra tức là trong 300 câu từ chối.