Khảo nghiệm cách lựa chọn hình thức biểu hiện hành vi từ chối trên cứ

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức ngôn ngữ biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại (liên hệ với tiếng Việt (Trang 103 - 106)

2.1 .Đặc điểm chung của hành vi TCTT

4.2Khảo nghiệm cách lựa chọn hình thức biểu hiện hành vi từ chối trên cứ

cứ liệu phiếu điều tra.

Có thể nói, một hành vi từ chối chịu rất nhiều nhân tố tác động như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn… Trong khuôn khổ của Luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát cách thức thể hiện lời đáp của một hành vi từ chối mà không phân tích những yếu tố nói trên. Chúng tôi chuẩn bị 10 tình huống và phát cho 50 sinh viên Trung Quốc hiện đang theo học tiếng Việt tại khoa Ngôn ngữ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia và 50 phiếu đối với sinh viên Việt Nam học tiếng Hán hiện đại tại Học viện Khoa học quân sự và trường Đại học Hà Nội để họ tự điền lời từ chối theo ý kiến của riêng mình.

Để có thể có được kết quả khách quan nhất chúng tôi có đưa ra những lời giải thích về bối cảnh trong mỗi tình huống. Các tình huống được đưa ra cố định như sau:

情景Tình huống 社会距离(Khoảng cách xã hội) 社会地位(Mức độ quan hệ quyền lực) S1. 拒绝同学借书 (Từ chối bạn học cùng lớp mượn sách) 近(Gần) 平等(Bình đẳng) S2.拒绝妹妹借钱的请 求

(Từ chối em gái muốn mượn tiền) 非常近(Rất gần) 平等(Bình đẳng) S3.拒绝翻译 (Từ chối dịch bài) 近(Gần) 平等(Bình đẳng) S4.拒绝经理邀请参加 晚会

(Từ chối giám đốc mời dự tiệc)

远(Xa) 高(Cao)

S5.拒绝陌生问路

(Người không quen biết hỏi đường) 非常远(Rất xa) 低(Thấp) S6.拒拒绝朋友邀请去 他家玩 (Từ chối bạn mời về nhà bạn chơi) 近(Gần) 平等(Bình đẳng) S7.拒绝朋友借300, 000越盾的请求 (Từ chối cho bạn vay 300.000đồng)

远(Xa) 平等(Bình đẳng)

S8.拒绝学生请假 (Từ chối học sinh xin nghỉ học) 远(Xa) 高(Cao) S9.拒绝朋友请求的帮 忙 (Từ chối bạn nhờ giúp việc nào đó) 远(Xa) 平等(Bình đẳng) S10. 拒绝朋友邀请去 渴啤酒 (Từ chối bạn bè rủ đi uống bia hơi)

Từ những tình huống nêu trên chúng tôi đưa ra 10 lời cầu khiến như sau: 1. 你借给我这本书好吗?

(Cậu cho tớ mượn cuốn sách này được không?) 2. 你可以借给我一些钱吗?

(Anh/chị cho em vay ít tiền được không?) 3. 今天的课文很难 , 你帮我翻译好吗?

(Bài khóa hôm nay khó quá cậu dịch giúp tôi với!)

4. 今天公司举行晚会,请你来参加!

(Hôm nay công ty có tổ chức dạ tiệc, mời bạn tham dự)

5 . 请问,从这里到河内大学怎么走?

(Xin hỏi từ đây đi đến Đại Học Hà Nội đi thế nào ạ?) 6. 请你来我家玩几天!

(Mời cậu về nhà tớ chơi vài ngày!) 7. 你可以借给我 300,000越盾吗?

(Cậu có thể cho tớ vay 300.000đồng được không?)

8. 明天我有急事请您让我休息一天!

(Ngày mai em có việc bận, thầy/cô có thể cho em nghỉ học một ngày không ạ?) 9. 这件事只有你才能帮我。

(Việc này chỉ có cậu mới giúp được mình thôi!) 10. 你跟我们去渴啤酒吧!

(Cậu đi uống bia hơi với bọn mình đi!)

Qua kết quả thu được trên các phiếu khảo sát, chúng tôi nhận thấy hình thức biểu hiện HVTC thường phụ thuộc vào dạng cầu khiến và nội dung cầu khiến. Nhưng trong nhiều trường hợp những quy ước về giao tiếp và văn hóa cũng như thói quen sử dụng ngôn ngữ - văn hóa của tiếng mẹ đẻ cũng có những ảnh hưởng nhất định tới việc sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Do những khảo sát của chúng tôi thực hiện chỉ là những ngôn từ giao tiếp thông thường

nên mới chỉ phản ánh phần nào chứ chưa đầy đủ và chính xác được tuyệt đối. Song, chúng tôi nhận thấy, tuy các phương tiện biểu hiện hành vi từ chối là khá tương thích nhưng vẫn có một số khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ giữa người Việt nói tiếng Hán và người Hán nói tiếng Hán. Sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ sẽ là cơ sở cho những đề xuất về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo hướng liên văn hóa.

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức ngôn ngữ biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại (liên hệ với tiếng Việt (Trang 103 - 106)