Về nhóm từ vựng

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức ngôn ngữ biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại (liên hệ với tiếng Việt (Trang 106 - 107)

2.1 .Đặc điểm chung của hành vi TCTT

4.3.1Về nhóm từ vựng

4.3. Phân tích tỉ lệ sử dụng các phương thức biểu hiện hành vi từ chối

4.3.1Về nhóm từ vựng

Trong Luận văn chúng tôi tiến hành khảo sát nhóm từ vựng là những từ dùng để dẫn ý, dẫn lời chúng tôi lấy ngẫu nhiên 200 câu trả lời từ chối từ phiếu điều tra của sinh viên người Trung Quốc và sinh viên Việt Nam theo học tiếng Hán. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành lấy phiếu điều tra sinh viên học Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ những câu dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 100 câu trong tổng số 30 phiếu điều tra tức là trong 300 câu từ chối. Trong đó mỗi loại chọn ra 100 câu. Chúng tôi có tỉ lệ sử dụng nhóm từ vựng dùng để dẫn ý, dẫn lời như sau:

Nhóm Hán – Hán có tỉ lệ là 68/100, chiếm 68%. Nhóm Việt – Hán có tỉ lệ là 43/100, chiếm 43%. Nhóm Việt – Việt có tỉ lệ là 18/100, chiếm 18%.

Như vậy, cách thức sử dụng lối nói có dùng các nhóm từ ướm lời, rào đón của người Trung Quốc và người Việt có khoảng cách nhất định. Việc sử dụng nhóm từ này trong nhiều trường hợp còn phụ thuộc vào từng văn cảnh, đồng thời nó cũng thể hiện mức độ quan hệ của các liên nhân trong cuộc hội thoại. Song, sự khác biệt về cách sử dụng này cũng cho thấy có sự ảnh hưởng nhất định từ tiếng Việt đối với người Việt khi sử dụng tiếng Hán. Đó là do trong các đoạn thoại cầu khiến được đưa ra có tới 7 câu là những câu có mức độ quan hệ quyền lực là bình đẳng. Trong tiếng Việt khi giao tiếp với người có cùng mức độ về quyền lực rất ít khi người nói sử dụng nhóm từ

như : “Thực ngại quá, cảm ơn rất nhiều, thật là đáng tiếc…” hay “à, ồ, ai ya…”. Tỉ lệ người Việt sử dụng nhóm từ này trong phiếu điều tra chúng tôi thu được là một tỉ lệ rất nhỏ đó là 18%.

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức ngôn ngữ biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại (liên hệ với tiếng Việt (Trang 106 - 107)