HVTC là một trong những ứng xử thường ngày của con người khi không muốn thực hiện một yêu cầu, một đề nghị, hay một lời khuyên bảo. HVTC là lượt lời thứ hai trong hội thoại và là một hành vi dễ gây tiêu cực, có nguy cơ đe dọa thể diện cao. HVTC là một lượt lời không được ưa dùng. Loại HVNN này thường có cấu trúc phức tạp và chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định. Đứng trước một lời mời, lời đề nghị ...khi phải từ chối mà không muốn làm người cùng đối thoại với mình mất lòng, người từ chối thường phải tìm cách giải thích, hay nói vòng vo hoặc dùng cách nói ví von vv... tránh nói thẳng, dùng từ theo nghĩa đen. Theo tác giả Nguyễn Đức Dân (1998): “Trước lời yêu cầu, lời đề nghị của mình mà người đối thoại chấp thuận, nhận lời thì liệu bạn sẽ nói gì hơn nữa ngoài lời cảm ơn hoặc giao hẹn lại: “Thế nhé, ngày mai anh tới nhé. Cảm ơn anh”. Nhưng một loạt sự kiện mà lượt lời thứ hai nêu ra để dẫn tới sự từ chối lại là những khả năng mở ra một cuộc thoại mới...”[16.tr105]. Như vậy sau một lượt lời từ chối có thể là kết thúc một hội thoại nhưng cũng có thể là mở ra một cuộc thoại mới. Điều này phụ thuộc vào chiến lược từ chối. Căn cứ vào thái độ ứng xử của người tham thoại sẽ có những biểu hiện hình thức tương ứng với chiến lược từ chối. Như vậy sẽ có một loạt các biểu hiện HVNN tương tự nhau chúng ta có thể phân biệt đâu là HVTC và đâu là các HVNN khác nhờ một số đặc điểm phân tích như sau:
a. Phân biệt hành vi từ chối và hành vi phủ định Phủ định là hình thức đối lập của khẳng định.
Phủ định có thể chia thành hai loại là phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. Theo tác giả Nguyễn Đức Dân (1983). Phủ định miêu tả là “hành vi khẳng định thuộc tính không A của sự vật, nó có thể xuất hiện trong bất cứ
thời điểm nào của quá trình tư duy về sự vật và mối quan hệ giữa chúng”. Phủ định bác bỏ là “sự bác bỏ một kết luận A chỉ xảy ra khi trước đó có sự khẳng định về A, khẳng định trực tiếp hay gián tiếp, thậm chí đó là khẳng định phi ngôn ngữ” [tr395]. Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt” thì cho rằng câu phủ định miêu tả được hiểu là câu phủ định dùng trong hành động ngôn ngữ miêu tả sự vật, hiện tượng, sự kiện. Câu phủ định bác bỏ dùng trong đối đáp để cải chính, bác bỏ ý kiến, nhận định của người khác, hoặc dùng trong quá trình suy nghĩ để tự bác bỏ ý kiến, điều cảm nghĩ của chính bản thân mình. Có thể nhận thấy trong nghiên cứu về phủ định có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu khác nhau song chúng tôi cho rằng phủ định thực hiện ba chức năng quan trọng là :
1. Phủ nhận tính chân thực của một mệnh đề.
2. Khẳng định một sự cố, một tình cảm không diễn ra. 3. Bác bỏ một ý kiến, quan điểm của người khác.
Như vậy phủ định vừa là một tình thái (theo quan điểm logic ngữ nghĩa) vừa là một HVNN (theo quan điểm ngữ dụng). Phủ định được dùng trong HVNN có hai đặc trưng ngữ nghĩa là hành vi miêu tả sự vật tồn tại hay không tồn tại và hành vi bác bỏ. Trong hội thoại cấu trúc phủ định – bác bỏ thể hiện chủ yếu ở tham thoại hồi đáp. Ví dụ:
(I.9) - Ngày mai sang trông nhà cho chị nhé.
- Ngàymai em không trông được đâu. Ngày mai em đi học mà. Trong ví dụ trên lời đáp chính là một cấu trúc phủ định nhằm từ chối thực hiện nội dung cầu khiến. Phủ định nhằm từ chối bao giờ cũng liên quan đến lời cầu khiến tiền vị. Dạng thức khái quát: phủ định nhằm từ chối.
Về phủ định bác bỏ đó là hình thức đối lập với nhận định đánh giá. Ví dụ: (I.10) - Điện thoại Sony E 800i dùng tốt lắm.
Trong tiếng Việt những từ như đâu, sao, được là những từ phiếm định có chức năng tạo câu bác bỏ có hàm ý từ chối như gì đâu, có đâu, sao được...Ví dụ :
(I.11) - Anh giúp em rửa bát nhé
- Anh rửa sao được, anh đang bận mà.
Thực tế cho thấy khó mà xác định được ranh giới giữa hành vi bác bỏ và HVTC. Có những hội thoại sử dụng hình thức phủ định bác bỏ rõ ràng mà không liên quan đến HVTC. Ví dụ :
(I.12) - Tôi hỏi giật giọng :
- Anh có nhầm không? Hai đứa bé vẫn nhắc đến bố Bính của chúng. Thằng Bình quả quyết :
- Không, làm sao cha lại nhận nhầm con được... [11, 212] (I.13) - Chị mặc cái áo này trông thật xinh.
- Xinh gì nữa, già rồi cô ạ.
(I.14) - Bác đang làm gì thế? - Tôi có làm gì đâu.
Trong các ví dụ trên (I.12); (I.13) là các phát ngôn miêu tả, lời đáp là bác bỏ những miêu tả này bằng cách dùng từ phủ định không, hay các từ gì nữa, có... đâu. Tất cả các lời đáp trên đều không có hàm ý từ chối. Lời đáp trong ví dụ (I.14) chỉ có mục đích phủ định. Với hành vi hỏi, hành vi hồi đáp chỉ là đáp lại hoặc trả lời không thể coi là HVTC khi câu hỏi không mang hamg nghĩa cầu khiến trong ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ:
(I.15) - Thị trường chứng khoán đang kiếm được lắm, anh mở tài khoản chung với em nhé.
- Chơi chứng khoán cùng cậu để bán nhà đi à.
(I.16) - Vàng sắp lên đấy anh xem mua vào đi một ít.
- Mình tiền đâu mà mua vàng. Lương tháng nào tiêu hết tháng đó rồi.
Trong hai ví dụ (I.15)(I.16) câu nói đều chứa những phát ngôn cầu khiến tiền vị. Người đáp bác bỏ lời đề nghị của người nói từ đó người nói
suy ra ý định từ chối của người đáp. Như vậy, hành vi bác bỏ để từ chối chỉ liên quan đến những HVCK tiền vị. Còn những hành vi khen chê, trách cứ..., lời đáp (phủ nhận hay bác bỏ) chỉ là cách bác bỏ một vấn đề, một sự tình. Dạng thức khái quát phủ định nhằm bác bỏ để từ chối là : Phủ định --> bác bỏ --> từ chối.
b. Phân biệt hành vi từ chối và hành vi cấm đoán, ngăn cản.
Hành vi cấm đoán, ngăn cản là hình thức đối lập với cho phép, nó có thể là một phát ngôn độc lập hoặc là một lời khởi xướng. Ví dụ:
(I.17) - Ở đây cấm bán hàng rong.
(I.18) - Tôi cấm ông không được qua lại đây nữa. - Đừng thế, tôi xin anh.
Cấm đoán có thể là lời đáp trong một hội thoại. Ví dụ :
(I.19) - Tôi lạy ông ! Tôi cắn rơm cắn cỏ tôi lạy ông. Ông mặc người ta!... Ông đừng lôi thôi nữa...
- Về ngay. Còn đi theo ông, ông đấm chết ngay lập tức. [9, 411] Hành vi từ chối và hành vi cấm đoán, ngăn cản cũng có những điểm trùng giống nhau. HVTC không chấp nhận lời cầu khiến cắt đứt ý muốn của người cùng tham thoại, có thể được sử dụng ở dạng thức mệnh lệnh hoặc sử dụng trực tiếp các động từ ngôn hành biểu thị sự cấm đoán. Lời từ chối dạng cấm đoán, ngăn cản liên quan đến HVCK tiền vị thường mang tính áp đặt cao khiến hội thoại dễ bị đứt quãng và không tiếp tục nữa. Dạng thức này như sau: Cấm đoán/ ngăn cản nhằm từ chối ---> Từ chối.
Theo Đỗ Hữu Châu (2001) [6, 239]có những cặp kế cận tương thích về hành vi ngôn ngữ như : hỏi – trả lời, cầu khiến – chấp thuận/từ chối, chào – chào, xin lỗi – đáp lời xin lỗi...Tác giả Nguyễn Đức Dân và G.Yule cũng đưa ra bảng cấu trúc được ưa chuộng với những cặp hành vi ngôn ngữ : đánh giá – đồng ý/ không đồng ý, mời – chấp nhận/ từ chối, tình nguyện giúp – chấp nhận/ khước từ, đề nghị - đồng ý/ không đồng ý,
yêu cầu – chấp nhận/ từ chối. Chúng tôi nhận thấy HVTC thường là lời hồi đáp cho hành vi đề nghị, mời rủ, khuyên bảo, yêu cầu, nhờ vả...tức là hồi đáp cho những HVCK để phân biệt với hành vi phủ định và hành vi cấm đoán, ngăn cản, bác bỏ.
1.5.4. Phân loại hành vi từ chối
1.5.4.1. Phân loại theo hành vi cầu khiến
Căn cứ vào mỗi hình thức biểu hiện HVCK như yêu cầu, đề nghị, mời rủ, khuyên bảo... người đáp sẽ lựa chọn hình thức biểu hiện HVTC theo giá trị ngôn trung như: Ví dụ:
a. Mời – từ chối.
(I.20) - Tối nay anh qua nhà em liên hoan cho vui nhé?
- Cám ơn cậu, mình rất thích nhưng tối nay mình về muộn chắc không kịp qua đấy đâu.
b. Đề nghị - từ chối .
(I.21) - Việc này anh cứ để em ra tay.
- Thôi mình xin cậu, mình sẽ tự giải quyết.
c. Khuyên bảo – từ chối.
(I.22) - Chị mặc cái màu xanh rất hợp chị cứ mua đi!
- Không được, mình ngần này tuổi rồi mặc màu xanh trông trẻ quá
Hoặc các lời từ chối gợi ý, nhờ vả, rủ rê... Tùy theo ý đồ và thái độ giao tiếp mà người đáp sử dụng hình thức từ chối cho phù hợp.
1.5.4.2. Phân loại theo hình thức cú pháp của lời từ chối
Đứng trước một lời cầu khiến người đáp có thể sủ dụng các dạng thức cú pháp khác nhau để diễn tả ý định từ chối của mình như từ chối là lời nghi vấn, từ chối là lời trần thuật, từ chối là phủ định ...Ví dụ:
a. Từ chối bằng cấu trúc nghi vấn.
- Thế cậu nghĩ tôi dựa vào cái gì để cho cậu vay?
b. từ chối bằng cấu trúc trần thuật.
(I.24) - Anh cho em vay tạm vài triệu thôi mà. - Tôi đã nói là tôi đang hết tiền.
c. từ chối tường minh bằng cấu trúc phủ định.
(I.25) - Cậu thu xếp đi cuối tuần này nhất định phải trả lại cho tớ. - Không được rồi, cuối tuần này thì không thể kịp được anh ạ.
1.5.4.3. Phân loại theo phương thức biểu hiện đích ngôn trung
Có rất nhiều nhà nghiên cứu như Searle, Brown và Levínon, Blum- Kulka, Yule...quan tâm đến vấn đề phân loại HVNN. Các nhà nghiên cứu đều đưa ra sự phân biệt HVNN trực tiếp và gián tiếp trong mối quan hệ với hành vi đề nghị bởi chúng được biểu hiện bằng những hình thức có thể phân biệt rõ ràng. Các tác giả đều nhận định về HVNN trực tiếp đáp ứng được chức năng giao tiếp bằng hình thức bề mặt ngôn từ, và HVNN gián tiếp được thực hiện thông qua một hành vi tại lời khác. Chúng tôi cho rằng những hình thức biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp này không chỉ liên quan đến hành vi đề nghị mà còn liên quan đến các loại hành vi NN khác như khen, chê, đánh giá...Theo Searle (1975), Brown và Levinson (1978), Blum-Kulka (1987), có hai loại HVNN gián tiếp được gọi là gián tiếp quy ước và gián tiếp phi quy ước. HVNN gián tiếp theo quy ước là hành động thực hiện bằng sự quy chiếu có hệ thống vào các điều cần thiết đã được quy ước hóa. HVNN gián tiếp phi quy ước là thực hiện hành động băng quy chiếu vào bộ phận hay yếu tố cần thiết, hoặc văn cứ vào ngữ cảnh.
Nhiều nhà Hán ngữ học như Mã Nguyệt Lan (1999), Vương Ái Hoa (2001), Ngô Quý Kinh (2004), Vương Yến (2007)... cũng đã áp dụng lí thuyết của các nhà nghiên cứu Brown và Levinson (1978), Blum-Kulka (1987)... vào nghiên cứu HVTC trong tiếng Hán hiện đại. Trong các công
trình công bố của mình hầu hết các nhà nghiên cứu tiến hành so sánh đối chiếu HVTC của tiếng Hán và tiếng Anh.
Qua cách phân loại HVNN của các tác giả trên, chúng tôi phân loại HVTC biểu hiện theo đích ngôn trung thành hai hình thức cơ bản như sau:
1. Từ chối trực tiếp (TCTT) là hành vi từ chối bằng những cú pháp điển hình
2. Từ chối gián tiếp được biểu hiện bằng cấu trúc cú pháp không điển hình và việc lợi dụng từ vựng trong cách thức TCGT của người Trung Quốc.
(1) Từ chối trực tiếp
Từ chối trực tiếp là sự phủ định hoàn toàn thoái thác một đề nghị một yêu cầu nào đó, đặc điểm của phát ngôn từ chối trực tiếp là xuất hiện động từ chỉ ra hành vi từ chối. Ví dụ:
(I.26) 我拒绝和你去看足球比赛。(xuất hiện từ”拒绝” là động từ ngôn hành chỉ hành vi từ chối)(tôi từ chối đi xem bóng đá với bạn)
Hoặc trong câu từ chối xuất hiện cách thức ‘“不”+ 行为动词’, cũng có thể xuất hiện từ thể hiện rõ việc không muốn đáp ứng cầu khiến của người nói
(I.27) 我们去看电影吧!
(Chúng mình đi coi phim đi) (a) - 我不去,你找别人吧。
(Tôi không đi, bạn tìm người khác đi)
(b) - 我不想跟你走。( từ “不想” biểu hiện không muốn) (Tôi không muốn đi với bạn)
(c) - 对不起,我不能去,我有事。(từ “不能” biểu hiện không có khả năng).
(Xin lỗi, tôi không thể đi, tôi có việc)
Trong ví dụ trên câu cầu khiến là một lời mời, lời đề nghị, trong ba phương án từ chối người nói khi muốn TCTT có thể sử dụng trong đó từ phủ
định “不” như một lời từ chối trực tiếp hoặc “不” khi kết hợp với một số động từ và năng nguyện động từ như : 不想,不能,不行,不愿,不可以,不可能, 不用,不愿意…
(2) Từ chối gián tiếp
Từ chối gián tiếp là cách thức từ chối mà người từ chối sử dụng mọi cách thức, mọi lí do để đưa ra thông tin cho hành vi từ chối của mình. Người nghe phải dựa vào vốn sống, kinh nghiệm ngôn ngữ của mình để nhận diện ý định từ chối của người nói. Ví dụ :
(I.28) - 对不起,我非常想去,可是今天要加班。
(xin lỗi, tôi rất muốn đi nhưng hôm nay tôi phải làm thêm) Theo tác giả Vương Yến [50] trong xã hội Trung Quốc lựa chọn phương thức TCGT phải chú ý đến một số điểm như sau:
Thứ nhất, phải chú ý đến địa vị xã hội. Trung Quốc là một quốc gia chú trọng đến địa vị của người cùng tham gia giao tiếp. Tôn trọng người hơn tuổi cũng như phải chú ý đến người có địa vị để có những cư xử đúng mực. Đối với người thuộc lớp tiền bối mà sử dụng cách thức TCTT thì được xem như là không lịch sự, không biết cư xử. Người có địa vị xã hội cao khi từ chối người có địa vị xã hội thấp hơn mình thì không cần phải sử dụng phương thức TCGT hay cách nói uyển chuyển. Chính vì vậy ở Trung Quốc người có địa vị xã hội thấp khi từ chối người khác thường sử dụng cách nói “xin lỗi”.
Thứ hai, cần phải chú ý đến khoảng cách xã hội giữa hai bên khi tham gia giao tiếp. Khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe là mức độ quan hệ thân thiện hay không giữa các bên tham gia giao tiếp. Những quan hệ thân thuộc hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn cách TCGT. Ở Trung Quốc nếu quan hệ giữa các bên tham thoại là không thân mật thì khi từ chối người nói muốn giữ hòa khí cuộc hội thoại sẽ chọn cách TCGT.
Thứ ba, phải chú ý đến quyền lực trong xã hội. Quyền lực trong xã hội là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến bất cứ hành vi NN nào. Đối với TCGT cũng không phải là ngoại lệ. Mục đích giao tiếp gián tiếp của người Trung Quốc luôn là “hữu hảo” vì vậy người tham gia giao tiếp phải tuân theo tôn trọng người tiền bối, người có địa vị trong xã hội. Phải có sự tôn trọng đối với người có địa vị trong xã hội thì mới đạt được tính “hữu hảo” trong giao tiếp.
Thứ tư, phải chú ý đến giá trị mình hướng tới. Xã hội Trung Hoa là một xã hội chủ nghĩa tập thể điều này ảnh hưởng tới toàn bộ giá trị tư tưởng cũng như các hoạt động của con người. Người Trung Quốc chú trọng đến lợi ích tập thể, dựa vào lợi ích của tập thể. Thể hiện trên phương diện ngôn ngữ người Trung Quốc càng muốn có được sự lượng thứ của người khác để tránh được xung đột, giữ hòa khí để đạt được mục đích giao tiếp của mình. Ví dụ, khi muốn từ chối cho người khác mượn tiền người Trung Quốc có thể nói : 你也知道的,最近我们买房子刚花一大笔钱,过一阵我再看看行不行 吧。