5. Bố cục của luận văn
2.2.2 Khảo sát các phương thức luyện tập kỹ năng nghe-hiểu tiếng Việt cho
cho người nước ngoài ở bậc cơ sở trong thực tế giảng dạy
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu câu hỏi khảo sát (xem phụ lục) cho các giáo viên tham gia giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài bậc cơ sở ở các cơ sở đào tạo nói trên. Số phiếu phát ra và thu đƣợc là 100 phiếu. Dƣới đây là một số thống kê và nhận xét sau khi khảo sát:
- Về các dạng bài tập, bài luyện nghe-hiểu: Trong câu hỏi khảo sát về các dạng bài tập dùng trong nghe-hiểu ở bậc cơ sở, chúng tôi đã đƣa ra bốn dạng bài tập là bài tập nghe và trả lời câu hỏi, nghe và điền từ (thông tin) thiếu, nghe và chọn câu trả lời đúng, nghe và xác định thông tin đúng sai so với nội dung của bài nghe - những dạng bài tập phổ biến trong các giáo trình tiếng Việt để các giáo viên lựa chọn. Kết quả cho thấy, dạng bài tập mà giáo viên hay dùng để luyện nghe nhất là dạng bài nghe và trả lời câu hỏi (chiếm tỷ lệ 30%). Theo các giáo viên, đây là dạng bài tập có thể đánh giá đƣợc một cách hiệu quả nhất khả năng nghe-hiểu của học viên và việc tiến hành cũng dễ dàng, thuận lợi, giáo viên không cần phải chuẩn bị nhiều. Tuy nhiên, cũng có tỷ lệ nhất định giáo viên chọn tất cả các dạng bài tập nói trên để luyện tập nên sự chênh lệch về tỷ lệ lựa chọn các dạng bài không nhiều. Nhìn chung, ở phần câu hỏi ý kiến riêng, hầu hết các giáo viên đều trả lời họ dùng tất cả các dạng bài nói trên và bổ sung thêm một số dạng bài khác nữa để luyện tập kỹ năng nghe-hiểu cho học viên cơ sở nếu thấy phù hợp. Thống kê cụ thể nhƣ sau:
Dạng bài tập Tỷ lệ sử dụng Tỷ lệ hiệu quả*
Nghe và trả lời câu hỏi 30% 40%
Nghe và điền từ/thông tin thiếu 20% 5%
Nghe và chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi
25% 20%
Nghe và xác định thông tin đúng/sai
15% 25%
Các dạng bài tập khác 10% 10%
* Tỷ lệ hiệu quả: tổng hợp dựa trên kết quả khảo sát câu hỏi số 6 về ý kiến của các giáo viên đánh giá hiệu quả luyện tập của các dạng bài tập luyện nghe và cũng là dạng bài mà sau khi hoàn thành giáo viên đánh giá đƣợc khả năng nghe – hiểu của ngƣời học chính xác nhất. Ví dụ 40% là tỷ lệ giáo viên đánh giá dạng bài “nghe và trả lời câu hỏi” mang lại hiệu quả cao nhất.
- Về sự lựa chọn các chủ đề cho bài tập, bài luyện nghe-hiểu: 55% giáo viên đƣợc hỏi cho rằng các chủ đề đƣa ra trong giáo trình tiếng Việt cơ sở khá phù hợp với trình độ cơ sở và có 40% giáo viên đã chọn theo các chủ đề trong giáo trình để làm chủ đề các bài nghe. Tuy nhiên, cũng 55% số giáo viên đã chú ý kết hợp các chủ đề trong giáo trình với các chủ đề khác (không có trong giáo trình hoặc các chủ đề học viên quan tâm) để xây dựng nội dung các bài tập, bài luyện nghe.
- Về quy trình nghe-hiểu (các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nghe-hiểu): 35% giáo viên đƣợc hỏi đã chọn quy trình luyện tập nghe-hiểu một bài nghe là giải thích từ mới – nghe – trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung của bài nghe (hoặc các yêu cầu khác) và 30% giáo viên đã chọn quy trình là giới thiệu bối cảnh nội dung bài nghe – giải thích từ mới – nghe – trả lời câu hỏi (hoặc
các yêu cầu khác). Ngoài ra, không có giáo viên nào đƣa ra những ý kiến riêng về quy trình luyện nghe ngoài việc lựa chọn những quy trình mà chúng tôi sau khi khảo sát thực tế đã cung cấp cho giáo viên. Kết quả khảo sát này đã phản ánh một thực tế là các giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc hƣớng dẫn cho học viên nghe-hiểu đƣợc nội dung các bài nghe mà chƣa quan tâm đến việc định hƣớng phƣơng pháp nghe-hiểu hay đƣa ra các phƣơng thức khác nhau để luyện nghe. Hơn nữa, có 40% giáo viên khẳng định từ mới là yếu tố gây khó khăn nhất cho học viên trong quá trình nghe-hiểu, trong khi tỷ lệ lựa chọn các yếu tố khác (nhƣ các yếu tố bên ngoài hay chủ đề bài nghe) lại thấp hơn nhiều nên giáo viên luôn chọn biện pháp là “giải thích từ mới trƣớc khi nghe”. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc giải thích từ mới trƣớc khi nghe chƣa hẳn đã là một thao tác cần thiết cho tất cả các bài nghe-hiểu, kể cả ở bậc cơ sở khi học viên còn đang làm quen với ngôn ngữ mới. Học viên nên đƣợc khuyến khích phát triển khả năng phán đoán các từ ngữ mới trong quá trình nghe vì trong thực tế giao tiếp, sẽ không có cơ hội để đƣợc giải thích từ mới.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm tiết và có tới 6 thanh điệu rất khó phân biệt, đặc biệt là đối với những ngƣời học mà ngôn ngữ mẹ đẻ của họ không có thanh điệu. Chúng tôi đã khảo sát ý kiến của giáo viên về những khó khăn học viên hay gặp phải về mặt ngữ âm tiếng Việt và kết quả khảo sát cho thấy, 60% giáo viên thống nhất cho rằng thanh điệu tiếng Việt là trở ngại lớn nhất của học viên khi nghe âm tiết tiếng Việt. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát những khó khăn khi nghe từ ngữ tiếng Việt, không phải lý do nào khác mà vẫn chính là đặc điểm phát âm từ ngữ tiếng Việt gây khó khăn nhất cho học viên mà thanh điệu là một yếu tố trong kết cấu âm tiết tiếng Việt.
Ở cấp độ câu, 40% giáo viên nhận thấy học viên gặp khó khăn khi xác định ranh giới giữa các từ ngữ trong câu (đặc biệt là đối với học viên nƣớc
ngoài là ngƣời nói tiếng Anh- ngôn ngữ đa âm tiết và luôn có sự nối âm). Học viên đôi khi không nhận ra từ mà mình đã đƣợc học bởi trong chuỗi phát âm liên tục âm cuối của từ đó bị lẫn vào với âm đầu của từ kế bên kiểu nhƣ “Lam ăn cam” có thể nghe thành “La m-ăn cam” hoặc không thể phân chia ranh giới các từ kiểu “Anh đi bộ đội / sao trên mũ” nghe thành “Anh đi bộ / đội sao trên mũ”. Ở cấp độ văn bản (hội thoại hay đoạn văn), kết quả khảo sát một lần nữa cho thấy từ mới là vấn đề ảnh hƣởng nhiều nhất đến hiệu quả nghe-hiểu văn bản bởi đã có đến 75% giáo viên đồng ý với điều này. - Về các phƣơng thức luyện tập nghe-hiểu: Theo số liệu thống kê, có 65% số giáo viên đƣợc hỏi đã biết và áp dụng các phƣơng pháp cũng nhƣ thực hiện nhiều phƣơng thức để luyện tập kỹ năng nghe-hiểu cho học viên. Tuy nhiên, đây không phải là một tỷ lệ cao và vẫn có 10% số giáo viên cho biết họ đã biết nhƣng không quan tâm hoặc biết nhƣng chƣa bao giờ áp dụng một cách có chủ đích các phƣơng pháp, phƣơng thức luyện tập nghe-hiểu vì họ cho rằng ở giai đoạn cơ sở không nên “phức tạp hoá” vấn đề, học viên nghe-hiểu đƣợc các bài nghe trên lớp đã là đạt yêu cầu, việc đƣa ra những phƣơng pháp, chiến lƣợc nghe-hiểu nên dành cho trình độ cao hơn về sau. Trong các phƣơng thức chúng tôi đƣa ra, phƣơng thức luyện tập nghe và ghi chép (viết) đƣợc các giáo viên lựa chọn nhiều nhất (55%) để áp dụng cho bậc cơ sở. Ghi chép (viết) bao gồm nhiều kiểu dạng nhƣ điền các yếu tố hoàn chỉnh âm tiết, điền từ/thông tin còn thiếu, viết câu trả lời cho câu hỏi sau khi nghe hay viết chính tả… Đây cũng là một phƣơng thức luyện tập phổ biến ở các lớp tiếng Việt cơ sở bởi phƣơng thức luyện tập này giúp học viên nhận dạng đƣợc âm tiết, từ ngữ tiếng Việt cả về mặt âm thanh và mặt chữ viết và áp lực khi nghe cũng không lớn. Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy, mặc dù nhiều giáo viên cho rằng từ mới là trở ngại lớn nhất của học viên khi nghe-hiểu tiếng Việt (nhƣ kết quả phần khảo sát ở trên) nhƣng tỷ lệ giáo viên chọn phƣơng
thức luyện tập nghe và phán đoán (phƣơng thức đƣợc coi là hiệu quả nhất để vƣợt qua trở ngại “từ mới”) chỉ là 10%, ít hơn nhiều so với tỷ lệ chọn phƣơng thức nghe và ghi chép. Tỷ lệ chọn các phƣơng thức luyện nghe kết hợp với nói (phản hồi) hay các phƣơng thức luyện tập khả năng ghi nhớ cũng rất ít. Nhƣ vậy, có thể kết luận, giáo viên đã nhận ra những khó khăn khi nghe-hiểu tiếng Việt ở trình độ cơ sở nhƣng việc áp dụng các phƣơng thức để khắc phục các khó khăn đó lại không đƣợc quan tâm đúng mức và thực hiện triệt để.
Biểu đồ thống kê tỷ lệ lựa chọn các phương thức luyện tập nghe-hiểu
- Về cách kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghe-hiểu: Về việc kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghe-hiểu bậc cơ sở: chỉ có 30% số giáo viên đƣợc hỏi cho rằng các bài kiểm tra hiện nay có thể đánh giá chính xác trình độ nghe-hiểu của học viên bậc cơ sở, số còn lại đều chỉ cho rằng “phần nào đánh giá đƣợc” tức là chƣa hoàn toàn đánh giá đƣợc và cũng với tỷ lệ đó cho rằng các bài kiểm tra nên có nhiều dạng bài tập để đánh giá đƣợc đầy đủ và chính xác khả năng nghe-hiểu của học viên ở mọi phƣơng diện. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát thực tế một số giờ kiểm tra kỹ năng tiếng Việt ở các cơ sở, chúng tôi cũng nhận thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong việc tổ chức cho học viên làm bài thi nghe hay sự lúng túng và thiếu chính xác trong việc phân chia thang điểm trong bài thi, bài kiểm tra. Các đề thi cũng rất đơn điệu thậm chí là quá đơn giản chƣa thể là cơ sở đánh giá đúng trình độ của học viên. Điều đặc biệt là
còn có giáo viên trong ý kiến riêng của mình nói rằng không hiểu tại sao chúng tôi đƣa ra vấn đề này trong bảng khảo sát. Họ nghĩ rằng, việc đánh giá, kiểm tra không liên quan đến việc áp dụng các phƣơng thức luyện tập nghe- hiểu.
Trong giảng dạy ngoại ngữ, đánh giá, kiểm tra là một công việc bắt buộc để xác định đƣợc trình độ của học viên về một kỹ năng nào đó đồng thời giúp cho giáo viên phát hiện những hạn chế của học viên trong quá trình học tập, từ đó thay đổi hoặc cải tiến các phƣơng thức luyện tập để giúp học viên nâng cao chất lƣợng học tập. Nhƣ vậy, có thể khẳng định, việc đánh giá trình độ tiếng Việt nói chung và đánh giá, kiểm tra kỹ năng nghe-hiểu tiếng Việt nói riêng hiện nay còn nhiều bất cập cả về mặt hình thức và nội dung. Trong tƣơng lai, chúng ta cần xây dựng những bộ đề thi, đề kiểm tra trình độ tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài thống nhất về hình thức, đa dạng, công phu về nội dung và dạng các bài kiểm tra, đánh giá bên cạnh việc chuyên môn hoá giảng dạy các kỹ năng để xây dựng một hệ phƣơng pháp giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ.
Tiểu kết:
Nói tóm lại, sau khi tiến hành công việc khảo sát, chúng tôi có những nhận xét chung nhƣ sau:
- Đã có sự thống nhất giữa các giáo trình tiếng Việt cơ sở trong việc đƣa ra các chủ đề cho các bài học cũng là chủ đề cho các bài nghe-hiểu. Ngoài ra, các tác giả đã có chung ý tƣởng trong việc lựa chọn những hình thức nghe- hiểu cho bậc cơ sở (đƣợc hiểu là các cấp độ ngôn ngữ nhƣ âm tiết, từ, câu, đoạn văn…mà các tác giả dùng để làm tƣ liệu cho các bài nghe trong các giáo trình). Điều này phù hợp với đặc điểm loại hình ngôn ngữ của tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn âm tiết và có sáu thanh điệu.
- Vẫn chƣa có một sự thống nhất trong việc thiết kế bài tập, bài luyện nghe-hiểu trong các giáo trình tiếng Việt cơ sở cho ngƣời nƣớc ngoài. Theo thống kê, những dạng bài xuất hiện phổ biến trong các giáo trình là những dạng bài có ƣu thế giúp ngƣời học củng cố lại các kiến thức ngữ âm tiếng Việt và nhận diện âm tiết, từ ngữ tiếng Việt trong chuỗi phát ngôn nhƣ “nghe và điền dấu/vần/phụ âm còn thiếu” hay “nghe và điền từ vào chỗ trống”. Những dạng bài không cần có sự đầu tƣ chuẩn bị về mặt tƣ liệu nghe cũng xuất hiện phổ biến nhƣ “nghe và trả lời câu hỏi” bởi tƣ liệu có thể là chính các bài đọc, bài hội thoại trong giáo trình. Bản thân các giáo viên khi đƣợc hỏi cũng lựa chọn dạng bài này để luyện tập cho học viên nhiều nhất và dạng bài này giúp họ đánh giá đƣợc chính xác nhất khả năng nghe-hiểu của ngƣời học. Những dạng bài nhƣ “nghe và xác định thông tin đúng/sai”, “nghe và vẽ sơ đồ”… đƣợc coi là những bài tập phụ trợ cho các bài tập phổ biến ở trên nên chỉ xuất hiện ở một vài giáo trình nhất định mà không có tỷ lệ xuất hiện cao. Trong phạm vi từng giáo trình, do chủ ý của các tác giả khi thiết kế giáo trình khác nhau, mỗi tác giả đi theo một hƣớng, một mục đích, một phƣơng pháp giảng dạy khác nhau nên việc lựa chọn các loại bài luyện nghe-hiểu cũng thể hiện những mục đích truyền đạt cũng khác nhau. Có giáo trình tỷ lệ thiết kế các bài tập nhận diện và tạo lập nhƣ nhau nhƣng cũng có giáo trình tỷ lệ bài tạo lập lại xuất hiện nhiều hơn. Điều dễ nhận thấy là các tác giả chƣa chú ý đến việc thiết kế bài tập, bài luyện nghe-hiểu kết hợp hai hay nhiều dạng, loại bài tập với nhau. Chẳng hạn nhƣ với cùng một tƣ liệu nghe (đoạn văn, đoạn hội thoại), có thể thiết kế một bài tập mang tính nhận diện “nghe và xác định thông tin đúng/sai”, sau đó là bài tập mang tính tạo lập “nghe và điền từ”. Những bài tập nhƣ thế vừa có tính tổng hợp vừa giúp cho giáo viên có thể đánh giá chính xác hơn khả năng nghe-hiểu của ngƣời học còn ngƣời học sẽ đƣợc trải nghiệm nhiều loại thử thách khác nhau với cùng một tài liệu nghe.
Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy, dạng bài “nghe và tóm tắt/trần thuật lại nội dung nghe đƣợc” cũng ít đƣợc các tác giả lựa chọn bởi yêu cầu này là khá cao so với ngƣời học ở trình độ cơ sở. Tuy nhiên, theo ý kiến của chúng tôi, đây là một dạng bài tập “hai trong một” vì vừa kiểm tra đƣợc khả năng nghe-hiểu vừa kiểm tra đƣợc khả năng viết hoặc nói của ngƣời học. Vì thế, có thể đƣa dạng bài tập này trở thành một dạng bài phổ biến trong các sách tiếng Việt cơ sở bằng cách kết hợp dạng bài này với một hay nhiều dạng bài. Thứ tự kết hợp có thể là: “nghe và trả lời câu hỏi” rồi “nghe và xác định thông tin đúng/sai” rồi sau đó mới tóm tắt lại nội dung nghe đƣợc. Cách kết hợp nhƣ thế sẽ giảm bớt độ khó của dạng bài tập này mà vẫn đạt đƣợc mục đích luyện tập nhƣ mong muốn.
Việc đƣa ra các dạng bài tập nghe – hiểu cho phù hợp với trình độ cơ sở là vô cùng quan trọng và không thể biên soạn theo ý kiến chủ quan của từng cá nhân. Những vấn đề thiếu thống nhất và chƣa hoàn thiện trên đây cần có sự nghiên cứu trong tƣơng lai để đƣa ra đƣợc dạng bài tập, bài luyện hỗ trợ tốt nhất cho quá trình luyện nghe của học viên bậc cơ sở.
- Về việc luyện tập kỹ năng nghe-hiểu trong thực tế giảng dạy: các giáo viên đã có ý thức thiết kế các bài luyện, bài tập nghe-hiểu riêng nhƣng tỷ lệ này không nhiều. Các giáo viên chủ yếu vẫn chỉ theo một “lối mòn” đó là lần lƣợt thực hiện các bài tập, bài luyện theo thiết kế của các giáo trình tiếng Việt