Một số nhận xét về việc dạy và học tiếng Việt ở các cơ sở dạy tiếng Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức luyện tập kỹ năng nghe hiểu trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bậc cơ sở (Trang 70)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1 Một số nhận xét về việc dạy và học tiếng Việt ở các cơ sở dạy tiếng Việt

Việt cho người nước ngoài (trong phạm vi khảo sát).

Chúng tôi đã tiến hành việc khảo sát ở một số cơ sở dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (tập trung vào các lớp cho ngƣời nƣớc ngoài ở bậc cơ sở) trên địa bàn thành phố Hà Nội và một địa điểm ở nƣớc ngoài, cụ thể nhƣ sau:

- Khoa Việt Nam học và tiếng Việt – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. (Cơ sở 1 – CS1);

- Trung tâm thực hành ứng dụng ngôn ngữ học và tiếng Việt - Khoa Ngôn ngữ học – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. (CS2);

- Các lớp tiếng Việt theo chƣơng trình đào tạo liên kết cho sinh viên Trung Quốc – Đại học Phƣơng Đông (CS3);

- Trung tâm tiếng Việt – Đại học Hà Nội (CS4);

- Các lớp tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc theo chƣơng trình đào tạo liên kết– Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (CS5);

- Các lớp tiếng Việt - Khoa Ngôn ngữ Đông Nam Á – Học viện Ngoại ngữ - Đại học Quảng Tây – Trung Quốc (CS6).

Sau khi tiến hành khảo sát thực tế, chúng tôi có một vài nhận xét về việc giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ ở các cơ sở này nhƣ sau:

- Số lƣợng học viên ở các lớp học không quá đông (nhiều nhất là 30 ngƣời), cá biệt có những lớp học chỉ có một học viên nhƣ ở CS1, CS2, CS4.

- Cơ sở vật chất ở các cơ sở này khá tốt, hầu hết đều có các phòng máy hoặc các thiết bị nghe nhìn phục vụ giảng dạy. Tuy nhiên, việc tận dụng các

phƣơng tiện, thiết bị này là rất hạn chế, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào việc giáo viên nói hoặc đọc để luyện tập nghe.

- Các kỹ năng chính trong giảng dạy ngoại ngữ là nghe, nói, đọc, viết ở các cơ sở 3,5 và 6 đƣợc phân bổ thành các môn học riêng từ cơ sở đến cao cấp và có lƣợng thời gian (số tiết học) nhất định nhƣng điều này không xảy ra ở các cơ sở còn lại. Lý do là vì ở những cơ sở 1,2,4, hầu hết đối tƣợng học là những học viên tự do, học vì mục đích công việc hay sở thích và thƣờng trong thời gian ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng, một năm). Giáo viên thƣờng dạy theo kiểu tổng hợp bốn kỹ năng và theo trình tự thiết kế các bài tập, bài luyện trong giáo trình, đến bài nào thì làm bài đó. Tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào sự lên lớp của cá nhân giáo viên. Ngƣợc lại, đối tƣợng học ở các cơ sở 3,5,6 là những sinh viên có chuyên ngành chính hoặc chuyên ngành liên quan đến tiếng Việt nên cần phải học theo chƣơng trình của nhà trƣờng. Mặc dù cũng có những giáo viên ở cơ sở 3,5,6 đã chú ý đến việc phân bổ thời lƣợng và nội dung luyện tập các kỹ năng riêng lẻ cho học viên nhƣ thiết kế các giờ luyện nghe riêng nhƣng những giáo viên nhƣ thế là rất ít và việc thực hiện cũng có khi mang tính ngẫu hứng.

- Về các giờ học, luyện nghe nói riêng: Theo số liệu chúng tôi khảo sát, 50% giáo viên đƣợc hỏi cho biết thời gian luyện nghe-hiểu trong một khoá học tiếng Việt cơ sở chiếm 30-45% trên tổng thời gian dành cho việc luyện tập các kỹ năng. Số còn lại đều dành thời lƣợng luyện tập ít hơn tỷ lệ này hoặc không luyện tập riêng. Ngoài ra, cũng vì tình trạng và đặc điểm của các lớp học tiếng Việt nhƣ trên nên việc luyện tập nghe-hiểu ít đƣợc coi trọng ở các cơ sở 3,5 và 6. Có giáo viên cho rằng bản thân học viên nghe giáo viên nói tiếng Việt hàng ngày đã là luyện nghe và học viên cũng có thể nghe ngƣời Việt Nam nói khi sinh sống ở đây nên không cần luyện nghe riêng. Quan điểm này không sai nhƣng không khoa học, cho thấy giáo viên mới chỉ quan

tâm đến “sản phẩm” mà quên đi quá trình, phƣơng thức tạo ra “sản phẩm” – đó mới là cơ sở lâu dài và nền tảng để giúp học viên nghe tốt trong mọi tình huống. Ngoài ra, nếu có, khi thực hiện những bài tập, bài luyện nghe trên lớp, giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc hƣớng dẫn học viên hoàn thành việc nghe- hiểu chỉ nội dung bài nghe đó mà chƣa nhấn mạnh đến mục đích hay giải thích các phƣơng thức nghe-hiểu để học viên có đƣợc “chìa khoá” giải quyết những tình huống nghe tƣơng tự. Ở các cơ sở 1,2,4, mặc dù các giờ luyện nghe đƣợc thiết kế riêng nhƣng tình trạng tƣơng tự cũng xảy ra. Mục đích cuối cùng của các giờ luyện nghe ở đây đều chỉ là hoàn thành các bài tập nghe theo yêu cầu của giáo viên mà chƣa khái quát đƣợc thành những chiến lƣợc, phƣơng pháp nghe hiểu.

- Về các giáo trình dạy nghe-hiểu: hầu hết không có giáo trình nghe-hiểu riêng mà chỉ là những bài tập trong các giáo trình Tiếng Việt tổng hợp và bàu tập do giáo viên tự thiết kế, biên soạn thêm. Cá biệt, CS5 có giáo trình nghe- hiểu riêng cho các trình độ nhƣng thực chất đó chỉ là những tài liệu nghe chắp nhặt, tổng hợp từ các bài tập nghe-hiểu ở các giáo trình khác nhau. Có tới 84% giáo viên đƣợc hỏi sử dụng chính các bài đọc, bài khóa, bài hội thoại trong các giáo trình để “chế biến” thành bài tập nghe-hiểu cũng nhƣ các bài tập có sẵn trong giáo trình và chỉ có 6% giáo viên nói, họ tự thiết kế các bài tập, bài luyện nghe-hiểu hoàn toàn cả về nội dung và hình thức. Số còn lại sử dụng tƣ liệu là sách báo, truyền hình để làm tƣ liệu và bài tập nghe.

Tóm lại, việc luyện tập kỹ năng nghe-hiểu nhƣ một kỹ năng độc lập chƣa đƣợc coi trọng đúng mức và đầu tƣ thích đáng từ cả phía ngƣời học và ngƣời dạy. Học viên nƣớc ngoài vẫn gặp khó khăn khi nghe tiếng Việt ngay cả khi đang ở Việt Nam. Hơn nữa, điều này cũng chứng minh rằng việc giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài chƣa đạt đến mức độ chuẩn hoá và chuyên nghiệp nhƣ việc giảng dạy tiếng Anh hay tiếng Hán cho ngƣời nƣớc ngoài và

xa hơn nữa, nếu tiếng Việt có đƣợc một hệ thống đánh giá, kiểm tra trình độ nhƣ IELTS của tiếng Anh hay HSK của tiếng Trung thì học viên sẽ khó vƣợt qua đƣợc bài kiểm tra kỹ năng nghe-hiểu. Chuyên môn hoá việc giảng dạy và chuẩn hoá hệ thống đánh giá các kỹ năng tiếng Việt là điều cần thiết để có thể đƣa tiếng Việt ra với thế giới và bắt kịp nhu cầu học tiếng Việt của ngƣời nƣớc ngoài hiện nay.

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức luyện tập kỹ năng nghe hiểu trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bậc cơ sở (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)