Các phương thức luyện tập nghe âm tiết

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức luyện tập kỹ năng nghe hiểu trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bậc cơ sở (Trang 111)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1 Các phương thức luyện tập nghe âm tiết

Về mặt ngữ âm, trọng tâm của việc luyện tập nghe là kỹ năng phân tích, phân biệt và kỹ năng mô phỏng sau khi nghe. Cụ thể hơn đó là việc phân biệt các âm tiết, luyện tập để có đƣợc sự nhạy cảm tiếp nhận các tín hiệu ngôn ngữ mới. Việc luyện tập kỹ năng phân biệt âm nên đƣợc tập trung ngay từ đầu

nhƣng cũng cần phải đƣợc luyện tập liên tục và củng cố trong suốt cả quá trình học tập sau này. Việc luyện tập kỹ năng nghe và phân biệt âm là việc rất đơn điệu, đôi khi đến mức nhàm chán, vì thế, giáo viên cần chọn những phƣơng thức luyện tập linh hoạt, thú vị để tạo hứng thú cho học viên. Đồng thời, giáo viên nên kết hợp việc nghe các âm tiết đơn lẻ với việc luyện nghe- hiểu từ ngữ, câu hay những đoạn hội thoại ngắn và đơn giản. Các phƣơng thức có thể áp dụng để luyện tập nghe ngữ âm ở bậc cơ sở là:

1. Nghe và mô phỏng

- Mục đích: luyện tập kỹ năng nhận biết và phân biệt âm, mô phỏng (nói) và ghi nhớ

- Cách thức: cho học viên nghe băng hoặc giáo viên đọc để học viên nhắc lại, có thể một ngƣời, một nhóm hoặc cả lớp nhắc lại nhƣng không đƣợc nhìn tài liệu; nội dung nghe có thể là nghe các kết hợp nguyên âm-phụ âm cuối, phụ âm-nguyên âm, âm đầu-âm đệm-âm chính-âm cuối hay các kết hợp âm nói trên với các thanh điệu, tập trung vào các âm tiết cùng nhóm hay có những đặc điểm phát âm gần giống nhau.

2. Nghe và lựa chọn

- Mục đích: luyện tập kỹ năng phân biệt và phản ứng nhanh

- Cách thức: giáo viên đƣa ra một loạt các âm tiết (3-4 âm), cho nghe một âm tiết trong số các âm tiết đã cho, học viên nghe và chọn âm tiết nghe đƣợc hoặc giáo viên đƣa ra một bảng các kết hợp âm gần giống nhau cho học viên nghe các từ có một âm tiết chứa một trong các kết hợp âm đó và yêu cầu học viên đánh dấu vào kết hợp âm nghe đƣợc.

Ví dụ:

Phần nghe: Nghe các âm tiết theo thứ tự: tai, tay, tây…

Thứ tự ai ay ây

1 √

2 √

3 √

Ngoài ra, giáo viên có thể cho học viên nghe một dãy các âm tiết giống nhau mà chỉ có một âm tiết khác với các âm tiết còn lại, học viên sau khi nghe sẽ chọn ra âm tiết khác loại đó. Một cách khác nữa đó là cung cấp cho học viên một bảng các âm tiết đƣợc sắp xếp theo thứ tự. Giáo viên đọc một bảng khác có các âm tiết trùng hoặc khác (cũng theo thứ tự) so với bảng đã cung cấp. Học viên sẽ nghe và đánh dấu đúng (√) nếu âm tiết nghe đƣợc trùng với âm tiết trong bảng của mình và đánh dấu sai (O) nếu khác nhau.

Ví dụ:

Phần nghe: Nghe các âm tiết theo thứ tự: ba, bà, bán, bàn… Phần cung cấp cho học viên:

Thứ tự Âm tiết

Đúng ()sai (O)

(học viên đánh dấu sau khi nghe)

1 ma O

2 bà √

3 bán √

4 màn O

3. Nghe và viết (điền)

- Cách thức: học viên nghe âm tiết và viết lại hoàn chỉnh âm tiết nghe đƣợc hoặc cho một bảng âm tiết bị thiếu âm đầu hoặc âm cuối hoặc âm chính, học viên nghe và điền những yếu tố bị khuyết.

Ví dụ: Nghe và điền âm cuối /n/ - /m/ - /ng/ cho đúng Phần nghe: Tháng tám có lắm đám cƣới.

Phần cung cấp cho học viên: Thá….. tá….có lắ….. đá….. cƣới.

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức luyện tập kỹ năng nghe hiểu trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bậc cơ sở (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)