Các phương thức luyện tập nghe-hiểu từ ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức luyện tập kỹ năng nghe hiểu trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bậc cơ sở (Trang 114)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2Các phương thức luyện tập nghe-hiểu từ ngữ

Đặc điểm của tiếng Việt là mỗi từ đơn là một âm tiết nên hoàn toàn có thể áp dụng các phƣơng thức luyện tập nghe âm nhƣ đã nói ở trên để luyện tập nghe và nhận diện các từ có một âm tiết. Ngoài ra, ở trình độ cơ sở, lƣợng từ vựng cơ bản đƣợc đƣa vào khá nhiều nên cũng có thể áp dụng các phƣơng thức khác để nghe hiểu ngữ nghĩa của từ. Các phƣơng thức có thể áp dụng là:

1. Nghe giải nghĩa của từ và nói

- Mục đích: luyện tập kỹ năng liên tƣởng, phán đoán, phản xạ nhanh và khơi dậy những kiến thức đã có trong não bộ

- Cách thức: cho học viên nghe các giải nghĩa của từ và yêu cầu học viên nói ra từ đó. Ở trình độ cơ sở, giáo viên nên đƣa ra các cách giải thích đơn giản, không nên đánh đố học viên. Các từ đƣợc giải thích là những từ cơ bản, không phải là từ mới nhƣ từ chỉ quan hệ gia đình, ngày trong tuần, thời tiết, nghề nghiệp…

Ví dụ: bố của mẹ – ông ngoại

ngày đầu tiên của một tuần – thứ hai

vào mùa này trời rất lạnh – mùa đông

2. Nghe và tạo các kết hợp từ (ngữ) hoặc từ ngữ mới có liên quan - Mục đích: luyện tập kỹ năng liên tƣởng, phán đoán và lƣu giữ thông tin - Cách thức: giáo viên nói một từ tố, học viên nghe và tạo ra các từ ngữ mới từ tố từ này, mỗi ngƣời sẽ nói một từ mới và không đƣợc trùng lặp với nhau

Ví dụ: đi – đi + Danh từ: đi chợ, đi bưu điện, đi nhà máy, đi công ty…

đi + Động từ: đi học, đi chơi, đi làm …

màu – màu xanh, màu tím, màu đỏ…

quả - quả cam, quả táo, quả dưa hấu …

hoặc có thể yêu cầu nâng cao mức độ khó của các từ mới để nâng cao khả năng liên tƣởng của học viên bằng cách giáo viên cho nghe một từ và học viên sẽ nói ra các từ ngữ nằm trong nội hàm hoặc có liên quan đến ý nghĩa của từ đó

Ví dụ: mùa đông – lạnh, mưa phùn, rét, áo len, tuyết, gió mùa đông bắc….

thời gian – đồng hồ, giờ, phút, giây, thứ, ngày, tháng, năm…

Đối với số từ, có thể luyện tập theo cách thức nhƣ sau:

- Giáo viên đọc một con số, học viên nghe và nói ra số đứng trƣớc và đứng sau liền kề con số đó

Ví dụ: mƣời tám – mười bảy, mười chín

một trăm – chín mươi chín, một trăm linh một

hoặc giáo viên đọc các chữ số, học viên nghe và nói thành một con số hoàn chỉnh

Ví dụ: một, hai, ba – một trăm hai mươi ba

chín, chín, tám, không – chín nghìn chín trăm tám mươi… 3. Nghe và lựa chọn

- Mục đích: luyện tập kỹ năng phân biệt, phán đoán, phản ứng nhanh và ghi nhớ.

- Cách thức: học viên nghe một dãy từ khoảng 4-5 từ, chọn ra (nói) một từ không có những đặc điểm giống với các từ còn lại

Ví dụ: bác sỹ, kỹ sƣ, nhà báo, nhà hàng, giáo viên – nhà hàng

hoặc giáo viên cung cấp cho học viên một bảng từ, sinh viên nghe cách giải thích ý nghĩa các từ và đánh số thứ tự cho các từ theo thứ tự nghe đƣợc

Ví dụ:

Phần nghe Phần cung cấp cho học viên

Giải nghĩa

Từ

(xem trƣớc khi nghe (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tự (đánh số sau khi nghe)

Số đứng trƣớc số 9 ông nội 4

Ngƣời làm việc ở bệnh viện bác sỹ 2

Trái nghĩa với thích yên tĩnh 5

Bố của bố ghét 3

Trái nghĩa với ồn ào tám 1

4. Nghe và điền thông tin còn thiếu

- Mục đích: luyện tập kỹ năng phân biệt, phản ứng nhanh và ghi nhớ

- Cách thức: học viên nghe và điền từ còn thiếu vào câu cho sẵn hoặc điền thông tin vào những biểu mẫu, bức tranh… Ở mức độ này, học viên không cần nghe hiểu toàn bộ nội dung, chỉ cần nghe và nhặt ra đƣợc những thông tin cần điền.

Ví dụ: nghe và điền thông tin vào bảng sau

Phần nghe: Tôi tên là Trần Tuấn, tôi năm nay 28 tuổi. Tôi là kỹ sư máy tính của công ty FPT. Tôi cao 1.78m và nặng 70kg. Tôi thích chơi tennis và bóng đá. Tôi rất mong được làm quen với các bạn nữ cao từ 1.60m trở lên, không béo và cũng không gầy, tính tình vui vẻ, hiền lành….

Phần cung cấp cho học viên:

Phần cho sẵn Phần điền sau khi nghe

Họ và tên Trần Tuấn

Nghề nghiệp kỹ sư

Sở thích chơi tennis, bóng đá

Chiều cao 1.78m

3.2.3 Các phương thức luyện tập nghe-hiểu câu

1. Nghe và trả lời câu hỏi

- Mục đích: luyện tập kỹ năng ghi nhớ, theo dõi thông tin và phản ứng nhanh - Cách thức: cho học viên nghe câu, giáo viên đặt câu hỏi liên quan đến nội dung của câu vừa nghe, học viên trả lời

Ví dụ: Ông Smith là giáo sƣ tiếng Anh của anh Nam Câu hỏi: Ông Smith làm nghề gì?

Ông ấy là giáo sƣ của ai? Trả lời: Ông Smith là giáo viên Ông ấy là giáo sƣ của anh Nam.

hoặc giáo viên cho học viên một bảng từ rồi đặt câu hỏi, học viên phải dùng từ đã có để trả lời câu hỏi của giáo viên

Ví dụ:

Phần nghe Phần cung cấp cho học viên

Câu hỏi Từ ngữ Trả lời (sau khi nghe)

Hôm qua anh Ben đi đâu? trƣờng học Hôm qua anh Ben đi trường học

Họ bắt đầu học tiếng Việt vào thứ mấy?

thứ hai Họ bắt đầu học tiếng Việt vào thứ hai

Chị Mai nói tiếng Anh thế nào? giỏi Chị Mai nói tiếng Anh giỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nghe và hoàn thành câu

- Cách thức: cho học viên nghe một câu không hoàn chỉnh và yêu cầu sinh viên nói lại câu đó với thông tin bổ sung đúng để hoàn chỉnh câu

Ví dụ: Hôm nay là thứ hai. Ngày mai là…..

- Hôm nay là thứ hai. Ngày mai là thứ ba.

Anh ấy bị ốm nên ………..

- Anh ấy bị ốm nên anh ấy nghỉ học/đi bệnh viện…

3. Nghe và diễn đạt lại câu bằng cách khác

- Mục đích: luyện tập kỹ năng liên tƣởng, ghi nhớ và phản ứng nhanh

- Cách thức: học viên nghe một câu và diễn đạt lại câu đó bằng cách sử dụng các kết cấu ngữ pháp khác hoặc từ đồng nghĩa, trái nghĩa…

Ví dụ: Chị ấy vừa đẹp vừa thông minh.

- Chị ấy không những đẹp lại thông minh.

Hôm nay trời không nóng lắm. - Hôm nay trời mát.

4. Nghe và viết (điền)

- Mục đích: luyện tập kỹ năng nghe và ghi chép, ghi nhớ.

- Cách thức: có thể kết hợp với việc luyện tập nghe và điền từ ở trên tuy nhiên nâng cao mức độ khó và dài của câu cũng nhƣ số lƣợng câu. Ngoài ra, thông tin cần viết (điền) sẽ là những câu, không phải là từ ngữ.

Ví dụ: Nghe và điền thông tin còn thiếu (phần cần điền đã đƣợc in nghiêng)

“Miền Bắc Việt Nam có bốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.

Mùa xuân có mưa phùn. Trời lạnh nhƣng không lạnh nhƣ mùa đông. Mùa hạ trời nóng và nắng, có khi nhiệt độ lên đến 40 độ C. Mùa thu trời mát hơn nhƣng cuối mùa thu cũng hay có bão. Mùa thu ngắn nhƣng đẹp và dễ chịu.

Mùa đông luôn có gió mùa đông bắc nên trời lạnh.” 5. Nghe và sắp xếp các câu theo trật tự

- Mục đích: luyện kỹ năng theo dõi và ghi nhớ thông tin

- Cách thức: học viên nghe một đoạn văn. Phần cung cấp cho học viên là những thông tin chƣa đƣợc sắp xếp theo một trật tự nào. Học viên nghe và sắp xếp lại các câu theo thứ tự thời gian trong bài.

Ví dụ:

Phần nghe: “Hôm nay, chúng tôi đi chùa Hương. Buổi sáng, chúng tôi dậy sớm và xuất phát lúc 7 giờ. Chúng tôi đi ô tô mất 1 tiếng. Ở chùa Hương, chúng tôi ngồi đò, sau đó leo núi để đến thăm các chùa. Chúng tôi ăn trưa lúc 11 giờ và nghỉ ngơi trên chùa Chính. Chúng tôi xuống núi và trở về Hà Nội lúc 5 giờ chiều”.

Phần cung cấp cho sinh viên.

Thông tin

Sắp xếp theo thứ tự thời gian (điền sau khi nghe)

Ăn trƣa 4 Ngồi đò 2 Về Hà Nội 7 Leo núi 3 Nghỉ ngơi 5 Xuất phát 1 Xuống núi 6 6. Nghe và kết nối

- Mục đích: luyện tập kỹ năng theo dõi thông tin, liên tƣởng và phản ứng nhanh

- Cách thức: học viên nghe các câu và nối kết các thông tin hoặc từ ngữ có liên quan với nhau theo nội dung nghe đƣợc

Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần nghe: Giá cả thị trường ngày 30 tháng 6 năm 2012. Rau muống 8.000 đồng một mớ, rau cải 5000 đồng một bó. Thịt lợn 50.000 đồng một cân, thịt bò 80.000 đồng một cân….

Phần cung cấp cho học viên: (sau khi nghe sẽ nối thông tin)

Rau muống 50.000 đồng

Rau cải 5.000 đồng

Thịt lợn 80.000 đồng

Thịt bò 8.000 đồng

7. Nghe và chọn đáp án đúng

- Mục đích: luyện tập kỹ năng phân biệt, liên tƣởng, theo dõi và phán đoán - Cách thức: học viên nghe một tình huống và xác định trong các câu đƣợc cung cấp, câu nào đúng với tình huống

Ví dụ: Lan và Mai cùng đi mua áo dài. Lan nói với Mai “Mai, đẹp quá này!”

A. Mai rất đẹp

B. Áo dài rất đẹp

C. Lan và Mai đều đẹp

Đáp án: B

Anh Jack là ngƣời Ba Lan. Vợ anh Jack là ngƣời Hà Lan. Hiện nay, họ sống ở Mỹ.

A. Jack đang sống ở Mỹ B. Jack đang sống ở Ba Lan C. Jack đang sống ở Hà Lan

Đáp án A 8. Nghe và xác định thông tin đúng/sai

- Mục đích: luyện tập kỹ năng theo dõi thông tin, phán đoán, khái quát nội dung

- Cách thức: học viên nghe một câu và phán đoán thông tin đƣợc cung cấp đúng hay sai so với nội dung nghe đƣợc

Ví dụ

Phần nghe

Phần cung cấp cho học viên

Thông tin cho trƣớc Phán đoán

(sau khi nghe)

Hôm nay trời nắng. Mặc dù gió hơi to nhƣng không lạnh.

Thời tiết hôm nay tốt.

Đúng

Cái áo này đẹp nhƣng đắt nên tôi không mua

Chị ấy không mua vì áo

không đẹp Sai

Ngày thƣờng giá là 300.000 đồng một phòng nhƣng hôm nay là cuối tuần nên giá là 400.000 một phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá ngày thƣờng rẻ hơn

ngày cuối tuần Đúng

3.2.4 Các phương thức luyện tập nghe hiểu đoạn văn và hội thoại

1. Nghe và trả lời câu hỏi

- Mục đích: luyện tập kỹ năng phân tích, ghi nhớ, liên tƣởng, phán đoán, khái quát vấn đề và phản ứng nhanh.

- Cách thức: học viên nghe một đoạn hội thoại hoặc một đoạn văn và trả lời các câu hỏi do giáo viên đƣa ra. Các dạng câu hỏi đƣa ra nhằm mục đích giúp học viên nhớ lại nội dung đã nghe và kiểm tra mức độ nghe-hiểu của học viên cũng nhƣ luyện khả năng phản ứng nhanh.

Ví dụ: Nghe bài khoá bài 24 – GT1. Giáo viên có thể đặt những câu hỏi nhƣ sau:

Phần nghe: “Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Châu Á. Việt Nam là một đất nước dài và hẹp, có hình chữ S. Việt Nam, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía đông và phía nam là biển…”

Câu hỏi: Việt Nam nằm ở đâu? Việt Nam có rộng không?

Phía Bắc Việt Nam giáp nƣớc nào? Phía Tây Việt Nam là biển, phải không? 2. Nghe và tóm tắt/trần thuật nội dung

- Mục đích: luyện tập kỹ năng khái quát, tổng kết, ghi nhớ thông tin, phân tích ngữ đoạn và các từ ngữ then chốt.

- Cách thức: học viên nghe một đoạn văn hoặc hội thoại, vừa nghe vừa ghi chép những thông tin nghe đƣợc. Sau khi nghe xong (một hoặc hai lần) giáo viên sẽ yêu cầu học viên tóm tắt hoặc trần thuật lại nội dung vừa nghe (học viên có thể diễn đạt theo cách của mình mà không cần giống 100% với bài nghe, chỉ yêu cầu đúng về mặt nội dung). Với những bài nghe có chia thành các đoạn, giáo viên nên cho học viên nghe từng đoạn và trần thuật lại. Ở trình độ cơ sở, giáo viên nên chú ý đến độ dài của bài nghe để việc luyện tập không quá nhàm chán và phức tạp.

3. Nghe và phán đoán đúng/sai

- Mục đích: luyện tập kỹ năng phân tích, liên tƣởng, phán đoán.

- Cách thức: cho học viên nghe một đoạn văn hoặc một đoạn hội thoại, cung cấp một bảng các câu có nội dung liên quan đến bài nghe. Học viên nghe và xem xét các câu đó về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, nội dung đúng hay sai so với bài nghe.

Ví dụ:

“- Bố ơi, đi bằng xe đạp đến Hà Nội hơi xa, bố đi bằng xe buýt tiện hơn - Không sao, từ đây đến Hà Nội không xa lắm, bố muốn đi bằng xe đạp”

Phần cung cấp cho học viên

Câu

Đúng ()/Sai (O)

(đánh dấu sau khi nghe)

1. Hai bố con nói chuyện với nhau √

2. Con muốn đi xe đạp O

3. Bố muốn đi xe đạp √

4. Nghe và chọn đáp án đúng

- Mục đích: luyện tập kỹ năng phân tích, lựa chọn thông tin, ghi nhớ các từ, ý trọng tâm

- Cách thức: giáo viên cho học viên nghe và cung cấp một bảng gồm một câu hỏi và nhiều đáp án trả lời, học viên sau khi nghe sẽ chọn một đáp án đúng.

Ví dụ: Nghe hội thoại

“ - Anh về bao giờ thế?

- Tôi mới về thứ sáu tuần trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Anh ở Huế bao lâu?

- Mười ngày, từ ngày 15 đến ngày 25 tháng 6.”

Phần cung cấp cho học viên:

Câu hỏi: Anh ấy đến Huế ngày nào?

A. thứ sáu tuần trƣớc B. Ngày mùng mƣời C. ngày mƣời lăm Đáp án: C

5. Nghe và điền từ/thông tin

- Mục đích: luyện kỹ năng phân biệt, phân tích, ghi nhớ, phản ứng nhanh và kỹ năng ghi chép

- Cách thức: giống nhƣ luyện tập điền từ vào câu nhƣng ở mức độ khó hơn là học viên sẽ nghe một đoạn hội thoại hay đoạn văn liên tục và có độ dài nhất định để điền từ (ngữ) hoặc những thông tin còn thiếu. Ở mức độ khó hơn, học viên không phải nghe và điền trực tiếp vào đoạn văn hay đoạn hội thoại mà có thể là nghe đoạn hội thoại để điền vào đoạn văn với nội dung tƣơng tự hoặc ngƣợc lại.

Ví dụ: Nghe hội thoại và điền vào chỗ trống Phần nghe: Hội thoại

- Chị sắp về nước, phải không, chị Rebecca?

- Ừ, chị định tuần sau nhưng phải thay đổi kế hoạch rồi.

- Vì sao ạ?

- Vì chị phải làm hướng dẫn viên du lịch cho ông giáo sư của chị. Ông ấy mới từ Nhật sang Việt Nam hôm nay.”

Phần cung cấp cho học viên (thông tin cần điền đã đƣợc in nghiêng)

“Chị Rebecca định về nước vào tuần sau nhƣng chị ấy phải thay đổi kế hoạch

giáo sư của chị ấy muốn chị ấy làm hướng dẫn viên du lịch cho ông ấy. Ông ấy mới từ Nhật Bản đến Việt Nam hôm nay.”

6. Nghe và vẽ sơ đồ/vẽ tranh

- mục đích: luyện kỹ năng theo dõi thông tin, phân tích, liên tƣởng và kỹ năng ghi nhớ

- cách thức: học viên nghe và vẽ sơ đồ đƣờng đi, vẽ thêm đồ vật vào bức tranh còn thiếu… theo nội dung nghe đƣợc và theo yêu cầu của bài nghe.

Ví dụ: Nghe đoạn hội thoại và vẽ đƣờng đi đến phòng của anh ấy Phần nghe:

- Xin lỗi, chị cho hỏi thăm, phòng 305 ở đâu ạ?

- Anh đi thẳng rồi rẽ phải, đi lên cầu thang, rẽ trái, phòng 305 là phòng số 5 bên tay phải.

- Xin cảm ơn chị! - Không có gì!

Phần cung cấp cho học viên (học viên vẽ mũi tên chỉ đƣờng đi và tô màu)

7. Nghe-ghi lại nội dung (viết lại nội dung nghe đƣợc)

- Mục đích: luyện tập kỹ năng nghe và viết kết hợp, kỹ năng ghi nhớ, theo dõi thông tin

- Cách thức: áp dụng đối với đoạn văn, học viên nghe và viết lại nội dung, có thể giống bài nghe, có thể dùng ngôn từ của mình để viết lại toàn bộ nội dung.

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức luyện tập kỹ năng nghe hiểu trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bậc cơ sở (Trang 114)